Sunday, January 31, 2021

 Tìm Thấy Kim Cương Trên Đường Bùn

http://www.dslamvien.com/2021/01/101-truyen-thien-2-tim-thay-kim-cuong.html

Tìm Thấy Kim Cương Trên Đường Bùn

 Saturday, January 23, 2021 

Bùi Phạm Thành , ĐSLV , Thiền , Thơ

Thiền sư Gudo là thầy của Thiên hoàng. Dù vậy, ngài thường đi khắp nơi một mình như là một hành khất lang thang. Ngày nọ trên đường đến Edo, trung tâm văn hóa chính trị của Nhật thời đó, Gudo đến một làng nhỏ tên Takenada. Trời đã tối và mưa rất lớn. Gudo ướt sũng cả người. Đôi dép rơm của ngài đã rã nát. Đến một căn nhà ở một nông trại gần làng ngài thấy có bốn năm đôi dép trên cửa sổ và quyết định mua một đôi.

Người đàn bà chủ nhà mang dép ra cho ngài, và khi thấy ngài ướt sũng, bèn mời ngài vào nhà tạm trú qua đêm. Gudo cám ơn và nhận lời. Ngài vào nhà, tụng một bài kinh trước bàn thờ gia đình. Sau đó ngài được giới thiệu đến mẹ và các con của bà ta. Thấy cả nhà có vẻ buồn bã, Gudo hỏi có chuyện gì không ổn.

Người đàn bà nói: “Chồng con là người mê cờ bạc và say sưa, khi anh ấy thắng, anh uống say và trở nên dữ dằn. Khi thua, anh vay tiền của người khác. Đôi khi say quá mức, anh không về nhà luôn. Con không biết phải làm sao bây giờ?”

“Tôi sẽ giúp anh ấy,” Gudo nói. “Tôi có tiền đây. Chị hãy mua dùm tôi một bình rượu lớn và ít đồ ăn ngon. Xong rồi chị có thể đi nghỉ. Tôi sẽ thiền định trước bàn thờ.”

Khi anh chồng về nhà lúc nửa đêm, say mèm, anh rống: "Bà đâu rồi, tôi đã về nhà rồi. Có gì cho tôi ăn không?”

“Tôi có chút ít cho anh,” Gudo nói. “Tôi bị kẹt mưa và vợ anh rất tử tế, mời tôi ở lại đây qua đêm. Để trả ơn, tôi đã mua một ít rượu và cá, mời anh dùng.”

Anh chồng thích chí. Uống một hơi hết hũ rượu rồi nằm lăn xuống sàn. Gudo ngồi thiền cạnh anh ta.

Đến sáng, anh chồng thức dậy và quên mất mọi sự đêm hôm trước. Thấy Gudo dang ngồi thiền, anh ta hỏi  Ông là ai? Ông ở đâu tới đây?”.

Thiền sư trả lời “Tôi là Gudo ở Kyoto và tôi đang trên đường đến Edo.”

Anh chồng cảm thấy rất xấu hổ. Anh lính quýnh xin lỗi vị thầy của Thiên hoàng.

Gudo mỉm cười, “Mọi sự trên đời đều vô thường,” ngài giải thích. “Cuộc đời rất ngắn. Nếu anh cứ tiếp tục đánh bạc và say sưa, anh sẽ chẳng còn tí thời gian nào để làm được việc gì khác, và anh sẽ làm gia đình anh đau khổ thêm nữa.”

Người chồng bỗng bừng tỉnh như vừa qua một giấc mơ. “Thầy nói rất phải,” anh nói. “Làm sao con có thể trả ơn thầy cho những lời dạy tuyệt diệu này! Hãy để con tiễn thầy đi một đoạn và mang đồ cho thầy.”

“Được, nếu anh muốn vậy,” Gudo đồng ý ‎.

Hai người ra đi. Được ba dặm, Gudo bảo anh chồng đi về. “Cho con đưa thầy thêm năm dặm nữa thôi, thưa thầy” anh kèo nài. Và họ đi tiếp.

Sau năm dặm, Gudo đề nghị “Anh về được rồi.”

Anh chồng nài n“Xin thầy thêm mười dặm nữa".

Qua mười dặm, Gudo nói “Đủ rồi, anh hãy về đi.”

Khi đó anh chồng tuyên b“Con sẽ theo thầy cả đời.”

Nhiều thiền sư Nhật ngày nay phát sinh từ dòng của một thiền sư nổi tiếng kế vị Gudo. Đó là thiền sư Mu-nan, người đàn ông không bao giờ quay lại.

 

Finding a Diamond on a Muddy Road

Gudo was the emperor’s teacher of his time. Nevertheless, he used to travel alone as a wandering mendicant. Once when he was on his way to Edo, the cultural and political center of the shogunate, he approached a little village named Takenaka. It was evening and a heavy rain was falling. Gudo was thoroughly wet. His straw sandals were in pieces. At a farmhouse near the village he noticed four or five pairs of sandals in the window and decided to buy some dry ones.

The woman who offered him the sandals, seeing how wet he was, invited him in to remain for the night at her home. Gudo accepted, thanking her. He entered and recited a sutra before the family shrine. He then was introduced to the woman’s mother, and to her children. Observing that the entire family was depressed, Gudo asked what was wrong.

“My husband is a gambler and a drunkard,” the housewife told him. “When he happens to win he drinks and becomes abusive. When he loses he borrows money from others. Sometimes when he becomes thoroughly drunk he does not come home at all. What can I do?”

“I will help him,” said Gudo. “Here is some money. Get me a gallon of fine wine and something good to eat. Then you may retire. I will meditate before the shrine.”

When the man of the house returned about midnight, quite drunk, he bellowed: “Hey, wife, I am home. Have you something for me to eat?”

“I have something for you,” said Gudo. “I happened to get caught in the rain and your wife kindly asked me to remain here for the night. In return I have bought some wine and fish, so you might as well have them.”

The man was delighted. He drank the wine at once and laid himself down on the floor. Gudo sat in meditation beside him.

In the morning when the husband awoke he had forgotten about the previous night. “Who are you? Where do you come from?” he asked Gudo, who still was meditating.

“I am Gudo of Kyoto and I am going on to Edo,” replied the Zen master.

The man was utterly ashamed. He apologized profusely to the teacher of his emperor.

Gudo smiled. “Everything in this life is impermanent,” he explained. “Life is very brief. If you keep on gambling and drinking, you will have no time left to accomplish anything else, and you will cause your family to suffer too.”

The perception of the husband awoke as if from a dream. “You are right,” he declared. “How can I ever repay you for this wonderful teaching! Let me see you off and carry your things a little way.”

“If you wish,” assented Gudo.

The two started out. After they had gone three miles Gudo told him to return. “Just another five miles,” he begged Gudo. They continued on.

“You may return now,” suggested Gudo.

“After another ten miles,” the man replied.

“Return now,” said Gudo, when the ten miles had been passed.

“I am going to follow you all the rest of my life,” declared the man.

Modern Zen teachers in Japan spring from the lineage of a famous master who was the successor of Gudo. His name was Mu-nan, the man who never turned back.

 

Tìm Thấy Kim Cương Trên Đường Bùn

Vị thiền sư Gudo

Là thầy của Thiên Hoàng

Nhưng sống như hành khất

Vẫn thường đi lang thang.

 

Một hôm gặp trời mưa

Đôi dép rơm rã nát

Đến một nông trại kia

Tìm mua đôi dép khác.

 

Người đàn bà chủ nhà

Đưa dép, chắp tay thưa:

“Mời ngài vào tạm trú

Để cho qua cơn mưa.”

 

Thầy bước vào trong nhà

Thấy ai cũng u buồn

Thầy mới lên tiếng hỏi

Cho rõ ra nguồn cơn.

 

Để cho thầy rõ chuyện

Người đàn bà xin thưa

Có người chồng quá t

Cờ bạc và say sưa.

 

Thầy bảo thầy sẽ giúp

Bày cơm, rượu sa-kê

Thầy ngồi thiền chờ đợi

Anh chồng kia trở về.

 

Nửa đêm anh chồng về

Đói bụng và say mèm

Ăn uống xong nằm ngủ

Một mạch qua hết đêm.

 

Sáng giật mình thức dậy

Nhận ra vị thiền sư

Anh lính quýnh xin lỗi

Vì tánh xấu tật hư.

 

Thiền sư mở lời khuyên:

“Mọi sự đều vô thường

Cứ say sưa cờ bạc

Làm khổ lây người thương.”

 

Người chồng chợt thức tỉnh

Hiểu được lẽ vô thường

Cúi xin thầy cho phép

Tiễn thầy một đoạn đường.

 

Đi đã được ba dặm

Thầy khuyên anh trở về

Anh xin thầy đi tiếp

Vì chưa muốn quay về.

 

Năm dặm rồi mười dặm

Theo thầy không muốn rời

Thế rồi anh tâm nguyện

Sẽ theo thầy cả đời.

 

Đây là câu chuyện thiền

Lưu truyền trong dân gian

Người không quay trở lại

Là thiền sư Mu-nan.

 

             oOo

 

Theo chân người giác ng

Thì hiểu được cảnh giới

Theo con đường chính đạo

Là theo cả một đời.

 

Bùi Phạm Thành

(Ngày 14 tháng 6, 2019)

Saturday, January 30, 2021

 Trật Tự Thế Giới Sẽ Đi Về Đâu?

https://baodong00.blogspot.com/2020/12/trat-tu-gioi-se-i-ve-au-pho-lap-mai.html#more

 

Trật Tự Thế Giới Sẽ Đi Về Đâu? * Phổ Lập Mai Thanh Truyết

Suốt hơn một thế kỷ qua, thế giới đã thay đổi bắt đầu từ một trật tự lưỡng cực giữa Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ (United States of America, USA) và Xã Hội Cộng Hoà Liên Bang Sô Viết (Union of Soviet Socialist Republics, USSR).

Tuy nhiên từ ngày Liên Bang Sô Viết tan rã vào năm 1991 để trở thành Liên Sô (Russia, The Russian Federation), thế giới đã bước qua một trật tự mới. Một thế giới đa cực gồm có Hoa Kỳ, Trung Cộng, và Thế Giới Thứ Ba tập trung bao gồm các quốc gia đang phát triển. Năm 1972, Hoa Kỳ và thế giới Tây Phương bắt đầu mở cửa cho TC được tiếp cận và hội nhập vào cộng đồng thế giới, và hơn nữa đã dễ dãi chấp nhận cho TC gia nhập vào Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (World Trade Organization, WTO) năm 2001. Thế giới đã dần trở về một trật tự “lưỡng cực” mới do sự “hấp thụ” khối các quốc gia thứ ba của TC nhằm xâm thực toàn cầu qua chính sách Một Vành Đai Một Con Đường (One Belt One Road, OBOR).

Cho dù dưới bất cứ một trật tự nào cho đến nay, thế giới vẫn còn những bất trật tự do từ những xáo trộn, xung đột xảy ra giữa các quốc gia, xuyên qua các cuộc chiến đối đầu với nhau vì: kinh tế, sắc tộc, hoặc giữa các khối quốc gia dưới danh nghĩa tôn giáo cực đoan v.v…

Mặc khác, các chính sách đề ra do Liên Hiệp Quốc và các Tổ chức quốc tế nhằm tao dựng một thế giới hòa bình trong sự phát triến chung trong môi trường hài hòa, đều không đưa đến một giải pháp tốt đẹp, nhưng trái lại, càng làm cho trật tự thế giới ngày càng phức tạp thêm hơn.

Vì vậy,

Cần phải động não hầu truy tìm một trật tự mới cho thế giới hiện tại ngõ hầu nảy ra một sinh lộ mới cho thế giới sự ổn định và an bình hơn trong những ngày sắp tới…

 

Có thể kết luận:

Hai chính sách và các định chế của Liên HIệp Quốc cho thế giới nhằm tái lập cuộc sống chung trật tự cho thế giới trong 30 năm qua đã có thể cho là đã thất bại.

Đó là:

· Hướng giải quyết hiện tượng hâm nóng toàn cầu (the global warming) và gần đây được thay tên là sự thay đổi khí hậu (the climate change) đã bị thất bại hoàn toàn.

Kể từ khi 172 nguyên thủ quốc gia trên thế giới ký kết tại Thượng đỉnh Rio de Janerio, Brazil năm 1992. Mọi người đã cùng nhau ký kết một minh ước cam kết sẽ phát triển kinh tế trong điều kiện bảo vệ môi trường và các tài nguyên không tái tạo trên trái đất tại thành phố Rio de Janeiro, quốc gia Brazil. Hội nghị này đã được diễn ra trong những ngày từ mùng 3 đến ngày 14 năm 1992.

UNCED- United Nations Conference on Environment and Development/Rio Summit /Earth Summit

Tuy nhiên đến nay, sự biến đổi khí hậu trên địa cầu đang diễn ra ở khắp nơi và được ghi nhận không mang lại hiệu quả tốt mà đang tạo ra thêm các phản ứng ngược, làm ảnh hưởng đến các hiện tượng thay đổi trên trái đất khá bận tâm như:

· Nhiệt độ trung bình trên trái đất  gia tăng  (khoảng 1°C cho mỗi 10 năm, hay khoảng 2°F kể từ năm 1980 theo GISS),

· Băng đá tan chảy nhanh hơn,

· Bão tố mạnh mẽ hơn, và xảy ra thường xuyên hơn,

· Cháy dữ dội hơn,

· Hạn hán nhiều hơn và khắc nghiệt hơn,

· Các động vật thuộc loại hiếm sẽ bị tuyệt chủng, và biến đi mất nhiều hơn.

 

Một khi các hiệu ứng tích lũy trở thành bất kiểm soát, việc chỉnh sửa trái đất sẽ không còn ý nghĩa gì khác!

Một khi các hiện tượng dự phần vào việc thay đổi khí hậu tăng trưởng theo theo thời gian, điều đó có nghĩa là những biện pháp đề ra của Liên hiệp quốc đã thất bại.

 

Nhưng nếu để mọi người nhận ra khả năng những điều trên xảy ra trong một khoảng thời gian sắp tới, hoặc hơn nữa, những điều tệ hại hơn nữa sẽ xảy ra trong 20 hoặc 30 năm tới cho trái đất, có lẽ lúc đó đã muộn rồi.

Vì vậy, ngày hôm nay, và bắt đầu ngay từ bây giờ, kinh nghiệm qua trường hợp đại dịch Coronavirus, cần phải:

a - Tiên liệu cuộc khủng hoảng khí hậu;

b - Hành động nhanh chóng và quyết liệt để giảm thiểu thiệt hại hơn nữa trước khi “các đại nạn” trong tương lai sẽ áp đảo chúng ta.

 

· Hiện tượng toàn cầu hóa xuất hiện từ sự phát triển của các quốc gia thứ ba và nhứt là Trung Cộng đã làm cho thế giới trở nên phức tạp hơn qua những tranh chấp về kinh tế. Vào đầu tháng 2, 2004, Ông Kofi Annan, Tổng Thư Ký LHQ đã chủ tọa một buổi tường trình của Hội đồng Hàn Lâm Viện Liên Quốc (HLVLQ) sau gần 4 năm thành lập.

Kofi Atta Annan was a Ghanaian diplomat who served as the seventh Secretary-General of the United Nations from January 1997 to December 2006. Annan and the UN were the co-recipients of the 2001 Nobel Peace Prize.

Chủ đề của báo cáo là: ” Chiến lược toàn cầu xây dựng kỹ năng khoa học và công nghệ”. Trong đó, báo cáo kêu gọi cần phải có một sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa các khả năng khoa học liên quốc và chia xẻ các thành quả thu lượm được đến tất cả cộng đồng khoa học trên thế giới. Đặc biệt, đối với các quốc gia đang phát triển, ngân sách dự trù cho việc nghiên cứu khoa học và công nghít nhất phải từ 1,0 đến 1,5% tổng sản lượng quốc gia để hy vọng các nước này có thể theo kịp sức cạnh tranh và phát triển giữa các quốc gia toàn cầu. Với mục tiêu trên, Hội đồng khoa học hy vọng sẽ thu ngắn được khoảng cách Giàu và nghèo giữa các quốc gia. Đây cũng chính là một vòng lẫn quẩn đối với các quốc gia đang phát triển. Lý do khách quan chính là các quốc gia nầy không có đủ ngân sách để nghiên cứu và đào tạo, cho nên khoảng cách ngày càng xa hơn so với các quốc gia đã phát triển.

Kết luận của báo cáo nhấn mạnh: ”Các quốc gia đang phát triển phải tận dụng mọi cố gắng của toàn dân cùng với sự giúp đỡ của các quốc gia bạn. Đối với sự thay đổi về tiến bộ nhanh chóng trong hiện tại, sẽ không còn đủ thời gian cho các nước nầy phí phạm thêm nữa nếu muốn hội nhập và thu hẹp khoảng cách giàu-nghèo.”

Rõ ràng, đây là khái niệm rất cao thượng của LHQ. Nhưng đứng về mặt thực tế, các quốc gia trên thế giới đã tiếp nhận và thẩm thấu khái niệm trên trong 20 năm qua như thế nào? Câu trả lời cho thấy có rất nhiều chỉ dấu đậm nét nói lên tính cách tiêu cực hết sức tách bạch của vấn đề là:

a - Trong hiện tại, khoảng cách “giàu-nghèo” giữa các quốc gia Bắc Bán cầu và Nam Bán cầu (giàu - nghèo) dường như đang dài thêm ra. Các nước kỹ nghệ hóa tiếp tục làm chủ thế giới, nắm bắt hầu hết tất cả phát minh, sáng kiến ngay cả những sáng kiến đến từ các quốc gia đã/đang phát triển;

b - Về nhân sự, vẫn còn tình trạng xuất cảng chất xám của các quốc gia nghèo đến những quốc gia đã phát triển;

c - Về tài nguyên và nhân công, các quốc gia nghèo vẫn còn là nơi sản xuất rẻ tiền để phục vụ cho những nước giàu;

d - Chính sách “bế quan tỏa cảng” trong lãnh vực khoa học vẫn được một số quốc gia giàu áp dụng thay vì chia xẻ kiến thức với cộng đồng thế giới;

e - Hiện tại, về phương diện khảo cứu khoa học, Hoa Kỳ vẫn hành xử giống như thời chiến tranh lạnh Mỹ - Nga trước kia. Văn phòng Kiểm soát Tài sản Ngoại quốc vẫn cấm cản việc in ấn các báo cáo khoa học của các quốc gia như Iran, Sudan, và Cuba vào các tạp chí khoa học Hoa Kỳ;

f - Và quan trọng hơn cả là các quốc gia giàu vẫn tiếp tục vi phạm quy định về xuất cảng phế thải độc hại trong đó có phế thải hạt nhân qua các quốc gia nghèo, trái với những điều mà họ đã ký kết trong Thượng Đỉnh toàn cầu hóa tại Rio de Janeiro năm 1992 ở Brasil.

 

· Luật Bảo vệ Nhân quyền của LHQ

Xin trích hai lời mở đầu của Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền năm 1948 nêu bật lên một yếu tố rất cao thượng là nêu lên nhân phẩm của tất cả mọi người trên thế gian nầy như:

 

a - “Xét rằng việc thừa nhận phẩm giá bẩm sinh và những quyền bình đẳng bất khả chuyển nhượng của tất cả các phần tử trong đại gia đình nhân loại là nền tảng của tự do, công lý và hoà bình thế giới.

b - Xét rằng các quốc gia hội viên đã cam kết hợp tác với Liên Hiệp Quốc để phát huy sự tôn trọng và thực thi trên toàn cầu những nhân quyền và những quyền tự do căn bản.”

 

Từ đó, LHQ qua Bản Tuyên ngôn khuyến cáo các quốc gia…” bảo đảm sự thừa nhận và thực thi trên toàn cầu các quyền tự do này cho các dân tộc thuộc các quốc gia hội viên hay thuộc các lãnh thổ bị giám hộ”.

Xin trích:

“Điều 1: Mọi người sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm cách và quyền lợi, có lý trí và lương tri, và phải đối xử với nhau trong tình bác ái.

Điều 2: Ai cũng được hưởng những quyền tự do ghi trong bản Tuyên Ngôn này không phân biệt đối xử vì bất cứ lý do nào, như chủng tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hoặc quan niệm, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản, dòng dõi hay bất cứ tình trạng cá nhân nào khác.”

 

Nhưng vì LHQ không có biện pháp chế tài cho nên dù đã ra đời trên 70 năm qua, vẫn còn rất nhiều quốc gia tiếp tục vi phạm quyền con người nêu trên, và người dân trong các quốc gia đó vẫn còn chịu sự áp bức đôi khi còn khắc nghiệt hơn so với thời phong kiến và quân chủ nữa, nhứt là các quốc gia nằm trong chế độ độc tài toàn trị.

 

· Tuyên ngôn về Quyền của các Dân tộc Bản địa năm 2007

 

Lời nói đầu tiên trong bản tuyên ngôn dưới đây nói lên quyền của người bản địa (thiểu số) được ghi rõ là:

 

a - “Khẳng quyết rằng các dân dộc bản địa bình đẳng với tất cả các dân tộc khác, đồng thời công nhận quyền của tất cả các dân tộc được khác biệt, được xem dân tộc mình là khác biệt, và được tôn trọng với sự khác biệt đó.

b - Khẳng quyết rằng tất cả các dân tộc đóng góp vào sự đa dạng và giàu có của những nền văn minh và văn hóa, tạo nên di sản chung của loài người.

c - Khẳng quyết hơn nữa rằng mọi định chế, chính sách và các hoạt động dựa trên hay cổ vũ cho sự phân biệt giữa các dân tộc hoặc cá nhân trên cơ sở những khác biệt về nguồn gốc quốc gia, chủng tộc, tôn giáo, sắc tộc hay văn hóa là phân biệt chủng tộc, sai lầm về khoa học, không được chấp nhận về pháp lý, sai trái về đạo đức và bất công về xã hội.

d - Khẳng quyết lại rằng các dân tộc bản địa, khi thực hành các quyền của họ, phải được tự do vượt trên sự phân biệt dưới bất kỳ hình thức nào.”

 

Để rồi đi đến kết luận: ”Ghi nhớ rằng không một điều nào trong Tuyên ngôn này được xử dụng để từ chối quyền tự quyết của bất cứ dân tộc nào, tuân thủ theo công pháp quốc tế”.

 

Nhưng sau hơn 13 năm thực thi, các dân tộc bản địa vẫn bị liên tục tước đi các phương thức tồn tại đề ra của LHQ và bị phủ nhận quyền được đền bù một cách công bằng và xứng đáng của họ một khi bị di dời hay bị chiếm đất!

Tất cả lề luật trên của LHQ đều không được các quốc gia tuân thủ cho đến hôm nay vì một nguyên do duy nhứt là LHQ không có biện pháp chế tài thích đáng đối với những quốc gia vi phạm các quyền trên…

 

· Bản Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ

Ngày 4/7/1776, bản Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ được quốc hội công bố. Đây là văn bản chính trị tuyên bố 13 thuộc địa Bắc Mỹ chính thức ly khai khỏi Anh Quốc, hình thành quốc gia độc lập.

Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ do TT Thomas Jefferson soạn thảo, ghi dấu ảnh hưởng của triết học Khai sáng và cả kết quả của Cách mạng Anh năm 1688. Nội dung chính của bản tuyên ngôn được dựa trên tư tưởng của một triết gia người Anh ở thế kỷ 16, John Locke.

Bản tuyên ngôn bắt đầu bằng: ”Trong tiến trình phát triển của nhân loại, khi một dân tộc nào đó cần thiết phải xóa bỏ những mối liên kết chính trị giữa họ với một dân tộc khác và khẳng định trước các lực lượng trên toàn trái đất vị thế độc lập và bình đẳng mà các quy luật của tự nhiên và thượng đế đã ban cho họ, thì sự tôn trọng đầy đủ đối với các quan điểm của nhân loại đòi hỏi họ phải tuyên bố những nguyên do dẫn họ đến sự ly khai đó.

Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền được sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc. Rằng để đảm bảo cho những quyền lợi này, các chính phủ được lập ra trong dân chúng và có được quyền lực chính đáng trên cơ sở sự đồng ý của dân, rằng bất cứ khi nào một thể chế chính quyền nào đó phá vỡ những mục tiêu này, thì người dân có quyền thay đổi hoặc loại bỏ chính quyền đó và lập nên một chính quyền mới, đặt trên nền tảng những nguyên tắc cũng như tổ chức thực thi quyền hành theo một thể chế sao cho có hiệu quả tốt nhất đối với an toàn và hạnh phúc của họ”.

Để rồi chấm dứt Bản tuyên ngôn bằng… “Vững tin vào sự bảo hộ thiêng liêng của thượng đế, chúng ta nguyện cùng hiến dâng tính mạng, tài sản và danh dự thiêng liêng của mình để bảo đảm cho bản tuyên ngôn này”.

Thật rõ ràng và dứt khoát. Vì vậy, Hoa Kỳ với ba quyền phân lập hành pháp - lập pháp - tư pháp và đã đứng vững từ sau ngày 4 tháng 7 năm 1776 cho đến nay với nguyên tắc hành động “check and balance”.

*   *   *

Trở về hiện tại, qua suốt hơn một thế kỷ và nhứt là sau 20 năm điều chỉnh những kế hoạch để tái lập một trật tự điều chỉnh cho toàn cầu của LHQ bất thành, vì vậy cần phải động não để truy tìm một trật tự mới nhằm giải quyết những khuyết điểm thế giới đã vấp phải trong thế kỷ qua.

 

Tóm lại có ba vấn đề cốt lõi cần được giải quyết nhằm tái lập một trật tự mới cho thế giới sống chung trong sự hài hòa là kinh tế, tôn giáo và văn hóa:

 

· Thực tế cho thấy Kinh tế thị trường của Tư bàn chủ nghĩa và kinh tế chỉ huy XHCN đã thất bại trầm trọng, chỉ làm cho thế giới xáo trộn thêm ra và làm tăng khoảng cách giàu-nghèo giữa Bắc bán cầu và Nam bán cầu. Nền kinh tế thị trường không còn là một mô hình phát triển hoàn hảo như dự kiến trong buổi bình minh của chính sách kinh tế và di hại là tạo ra nạn di dân kinh tế, xã hội bất bình đẳng, dân chúng phản kháng khắp nơi làm đảo lộn nền dân chủ tự do. Còn nền kinh tế chỉ huy bùng nổ ở Trung Cộng đang uy hiếp toàn thế giới qua các kế hoạch Một Vành đai - Một Con đường.

· Hiện nay, vấn đề dị biệt tôn giáo đã dấy lên các cuộc nổi loạn của các nhóm tôn giáo cực đoan đang dần tiến đến điểm tới hạn (threshold limit) ở một số quốc gia Âu Châu, Á Rập và Á Châu có thể đưa đến khủng hoảng kinh tế vùng. Trong tình thế bất ổn nầy mọi chính sách đối đầu và tiêu diệt có thể giải quyết được tình trạng trên trong ngắn hạn; nhưng trong dài hạn cuốc chiến tranh tôn giáo sẽ kéo dài vô tận. Kinh nghiệm giữa xung đột Muslim - Thiên Chúa giáo Tây phương hoàn toàn đi đến bế tắc! Cũng như Trung Cộng dùng Khổng giáo để chinh phục thế giới đã bị tẩy chay và bị cô lập.

· Về sự khác biệt văn hóa, đây có thể xem như là một vấn nạn chung giữa các chủng tộc. Chính sự khác biệt nầy đã từng tạo ra những cuốc chiến tranh đẩm máu, không khác gì chiến tranh tôn giáo. Nếu mỗi công dân của thế giới nắm bắt được trách nhiệm trong xã hội, biết khoan dung, và có một nền tảng vững chắc cho đức tính hiếu hoà, biết tiết chế lòng ham muốn, áp dụng tinh thần bất bạo động trong mọi tình huống và biết tôn trọng tha nhân. Tất cả những điều trên là nhắm tới một lý tưởng hoà bình, và bảo vệ môi sinh trong môt thế giới an lành.

Qua các phân tích trên, có thể kết luận như sau:

· Giải pháp Kinh tế: Giải pháp cho các chính sách kinh tế quốc gia tùy thuộc vào việc cải cách các định chế chính trị của từng nước và tạo ra một cung cách uyển chuyển thích hợp cho từng quốc gia và từng chủng tộc. Tôn trọng mỗi định hướng phát triển quốc gia nhằm ứng hợp với việc bảo vệ môi trường chung thế giới trong điều kiện cá biệt của từng nước một chính là giải pháp tối ưu cho toàn cầu, tránh được việc gây ảnh hưởng hay xâm nhập vào nội bộ của nước khác. Điều nầy là một điều kiện tiên quyết trong việc tôn trọng hỗ tương với nhau dù có là nước lớn hay nước nhỏ. Sống chung bình đẳng và an bình là một trật tự cần thiết cho toàn cầu.

 

· Giải pháp Chính trị: Sau khi TC đàn áp bạo lực các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ trên Quảng trường Thiên An Môn vào tháng 6 năm 1989, TT Bush (cha) vừa mới nhậm chức (20/1/1989) đã ban hành ngay một số biện pháp chống lại sự vi phạm nhân quyền của TC. Mỹ đình chỉ trao đổi chính thức cấp quốc gia với CHND Trung Hoa, và áp đặt một số biện pháp trừng phạt kinh tế. Tuy nhiên, Bush đã phản ứng một cách ôn hòa khi cố gắng tránh một sự đổ vỡ lớn vì có ý định dùng TC làm nhân tố chủ chốt để chống lại Liên Sô. Do đó, một số trừng phạt kinh tế đã được hủy bỏ nhưng TC vẫn nằm trong chính sách cấm vận của Hoa kỳ. Sau đó Liên Sô sụp đổ năm 1991.

 

Nhưng khi sang đến thời TT Clinton, mọi sự đổi khác, và đã chấm dứt lịnh cấm vận vào tháng 1, 2001. Chỉ vài tháng sau đó chấp nhận cho TC gia nhập vào WTO với suy nghĩ là: ”một khi TC tiếp cận kinh tế thị trường sẽ lần lần chuyển hóa và xóa bỏ kinh tế chỉ huy”. Đây chính là một sai lầm lớn của Hoa Kỳ và Tây phương, để rồi vô hình chung khi vừa thay thế một thế giới lưỡng cực với Liên Sô năm 1992, trở thành một thế giới lưỡng cực mới với TC, và người anh em thù hận (enemy brother) Nga!

 

Và chính sai lầm chính trị nầy làm cho thế giới đang đứng trước cơn xáo trộn trật tự toàn cầu tệ hại hơn, và đại dịch covid Wuhan hiện nay đã làm tang sự xáo trộn lên đến cực điểm. Trách nhiệm của TT Clinton cùng với sự tiếp tay của TT Obama làm cho tình thế ngày càng trầm trọng thêm và có thể nói, TC đã áp đặt ảnh hưởng chính trị lên hầu hết các quốc gia đang phát triển qua sức mạnh kinh tế của họ là do chính sách ngoại giao-chính trị sai lầm của cả hai đời Tổng thống Hoa Kỳ, tức 16 năm dài, biến TC thành cường quốc kinh tế thứ hai sau Mỹ mà thôi.

 

Vì vậy, việc đánh gục kinh tế của TC, xé tan “lục địa Trung Hoa” để trở về các quốc gia ban đầu như Mông – Hồi – Mãn – Tạng – Hán sẽ là một việc tối cần thiết cho Hoa Kỳ và Tây phương vực dậy trật tự mới cho thế giới. Không còn giải pháp nào khác c

 

· Giải pháp Tôn giáo – Văn hóa: Muốn ổn định thế giới, vấn đề tôn giáo và văn hóa cần phải được cảm thông một cách thoáng đạt hơn:

 

a - Tôn trọng đức tin của từng chủng tộc nhằm tránh xung đột do tính cực đoan của tôn giáo; từ đó, thế giới mới thực sự ổn định. Trên thực tế, mỗi quốc gia cần nên tự chế, không đem sự dị biệt về tôn giáo, không mang tính cực đoan trong tôn giáo vào trong các tranh chấp quốc gia như kinh tế-chính trị-quân sự để cuối cùng giải quyết với nhau bằng sức mạnh. Nên nhớ, trong chiều dài lịch sử, một cuộc chiến tranh tôn giáo có thể kéo dài hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm mà vẫn tiếp tục âm ỉ khó có thể hàn gắn được! Chủ nghĩa dân tộc cực đoan có thể nảy sinh từ quan niệm chỉ có tôn giáo “mình” là “hoàn mỹ” còn tất cả mọi tôn giáo khác đều là…ngoại đaọ! Chính suy nghĩ sau cùng nầy làm cho thế giới luôn xáo trộn hàng thế kỷ qua!

b - Nói đến văn hóa, cần phải có một chính sách giáo dục nhằm hướng dẫn mọi công dân trong một quốc gia có tinh thần yêu quê hương, bảo vệ môi trường, và nhứt là biết yêu thương với nhau dù có những dị biệt về chủng tộc, tôn giáo, hay quan điểm chính trị. Vì chính chính sách văn hóa nầy làm cho con người toàn cầu không còn cực đoan nữa và trở về với bản lai diện mục của chính mình, vì vậy sẽ trờ nên nhân bản hơn trong mọi giao tiếp hỗ tương trong đại gia đình chủng tộc trên thế giới. Nhờ vậy, mọi tranh chấp sẽ dưa trên căn bản đối thoại và đưa đến “win-win situation” cho cả đôi bên hay cho nhiều phía với nhau. Bình đẳng trong đối thoại, tôn trọng trong tranh chấp trong văn hóa chính là kim chỉ nam cho một trật tự thế giới mới ngõ hầu xóa được hình ảnh phân cực giữa các quốc gia chỉ biết đối đầu nhưng không đối thoại trong hiện tại, và kết quả chỉ đưa đến sự hủy diệt lẫn nhau mà thôi.

 

Có được như vậy, hy vọng trong tương lai không xa, thế giới sẽ có một trật tự mới trong đó tất cả người dân khắp nơi đều sống trong…AN LẠC, BÌNH ĐẲNG, và HẠNH PHÚC.

Đây không hẳn là một ước mơ của người viết, mà là những suy nghĩ và trăn trở được ghi ra sau những năm tháng miệt mài qua những biến chuyển lịch sử ở các quốc gia trên thế giới trong một thời gian dài…

Mong rằng những lời trên đây sẽ là một phác thảo cho Bản Tuyên ngôn Thế giới Mới hay một “Manifesto”, hoặc một “Tuyên ngôn cho Toàn cầu”. Mong được ghi nhận sự góp ý tích cực nhằm xây dựng một trật tự mới cho tương lai của toàn cầu.

* Phổ Lập Mai Thanh Truyết

https://petruskyaus.net/tien-sy-mai-thanh-truyet/

Mùa Giáng Sinh 2020

Được đăng bởi baodong00