Monday, January 11, 2021

 Nhìn lại những thành tựu phi thường của TT Trump - Ngẫm về niềm chua xót cho nước Mỹ

https://www.ntdvn.com/kinh-te/nhin-lai-nhung-thanh-tuu-phi-thuong-cua-tt-trump-ngam-ve-niem-chua-xot-cho-nuoc-my-125888.html

Không giống như cách các Tổng thống tiền nhiệm rời khỏi Washington một cách tầm thường kể từ thời Bill Clinton, George Bush Jr. và Barack Obama, Trump khác biệt với các thành tựu nổi bật đến mức nhiều người không thể chấp nhận sự thật ấy, họ thà “nhầm lẫn” những thành công của ông với thất bại. (Ảnh của JIM WATSON / AFP qua Getty Images)

Nhìn lại những thành tựu phi thường của TT Trump - Ngẫm về niềm chua xót cho nước Mỹ

Tâm Minh • 16:09, 06/01/21• 2487 lượt xem  

(B d ứng với TQ: nước ở giữa, bn ở chung quanh là lũ man di, mi rợ. Tôi đã đổi TQ thành Trung Hoa. ĐCSTH -> ĐCSTH)

Có vẻ như Trung Hoa đã đạt được điều họ muốn - Tổng thống Trump bị đâm sau lưng; ông Biden thì được nâng lên làm “tổng thống truyền thông”. Và đánh lừa được mọi người rằng người Nga rất giỏi trong việc can thiệp bầu cử!

Góc nhìn về những thành tựu phi thường của Trump từ một nhà báo Canada kỳ cựu. Liệu Canada có thể sản sinh ra một nhà lãnh đạo nổi bật như Donald Trump hay không? Khó lắm...

Những thành tựu của Tổng thống Donald J. Trump thực sự rất nổi bật trước những mối hiểm nguy thực tế, hiện hữu mà Hoa Kỳ đang đối mặt. Không giống như cách các Tổng thống tiền nhiệm rời khỏi Washington một cách tầm thường kể từ thời Bill Clinton, George Bush Jr. và Barack Obama, ông Trump khác biệt với các thành tựu nổi bật - đến mức nhiều người không thể chấp nhận sự thật ấy, họ thà “nhầm lẫn” những thành công của ông với thất bại.

                1/ Việc ngăn chặn nhập cư bất hợp pháp không phải là sự từ chối quyền của người dân, mà là một hành động đúng đắn để thực thi các luật hiện hành.

                2/ Việc từ bỏ Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu không phải là một sự từ bỏ vai trò lãnh                 đạo của Hoa Kỳ trên thế giới, mà là một sự khẳng định mạnh mẽ về nó và là sự thật            hơn là ảo tưởng.

                3/ Việc Tổng thống khiển trách các đồng minh của Hoa Kỳ vì không gánh vác được          phần chi phí phòng thủ quân sự của họ - đã không làm chia rẽ và gây thiệt hại cho NATO, mà nó đã giúp khôi phục lại tính chính trực của khối này bằng cách sửa chữa lại những sai lầm có từ lâu.

                4/ Và khác xa với sự bài ngoại và phân biệt chủng tộc, việc sớm đóng cửa khẩu đối với vận tải hàng không Trung Hoa trong thời kỳ đại dịch là một hành động đúng đắn và có trách nhiệm, giúp cứu lấy mạng sống của người dân Hoa Kỳ.

Tại sao điều này không được chấp nhận rộng rãi hơn? Điều này thật khó hiểu và đáng lo ngại. Có phải truyền thông khiến con người thiếu suy nghĩ độc lập về những điều rõ ràng hiển nhiên? Phải chăng rất nhiều người đang dần mất đi khả năng phân biệt và cân nhắc giá trị của các ý kiến. Thay vào đó, các nhà phê bình tổng thống sử dụng sự cảm tính của họ (chứ không phải là nhìn vào kết quả mà ông đạt được, con đường hoà bình mà ông thiết lập để đạt được kết quả đó) để tố cáo ông và các chính sách của ông.

Trong 4 năm ngắn ngủi, những thành tựu của Tổng thống Trump vượt xa và vĩ đại hơn nhiều so với của những người tiền nhiệm - mà hành động hoặc sự không hành động của họ đã tạo ra hoặc lưu lại nhiều vấn đề khiến ông phải giải quyết. Đó là lý do tại sao, không đến mức khó hiểu, một con số kỷ lục là 74 triệu người Mỹ ủng hộ ông trong cuộc bầu cử vào tháng 11 vừa qua.

Lễ ký Hiệp định Abraham tại Bãi cỏ phía Nam của Nhà Trắng ngày 15 tháng 9 năm 2020 tại Washington, DC. Trước sự chứng kiến của Tổng thống Trump, Thủ tướng Netanyahu đã ký một thỏa thuận hòa bình với UAE và tuyên bố có ý định hòa bình với Bahrain. (Ảnh của Alex Wong / Getty Images)

Như những người khác đã nhận thấy, truyền thông Hoa Kỳ đã bỏ qua trách nhiệm, từ bỏ tính khách quan chỉ để cố gắng loại bỏ “kẻ đương nhiệm đáng ghét” - người mà họ cho rằng đã làm tổn thương tình cảm tập thể của họ.

Mặc khác. một phương tiện truyền thông trung thực và có trách nhiệm thực sự đã có thể thông báo cho mọi người về quan điểm thỏa hiệp của ông Joe Biden với Trung Hoa (bởi các hoạt động của ông Biden và con trai ông ta) và nhìn vào tình trạng suy nhược tinh thần rõ ràng của ông ta.

Truyền thông cũng đã có thể báo cáo một cách công bằng về lời nói dối của đảng Dân chủ - liên quan đến việc ông Trump không hành động ngăn chặn đại dịch viêm phổi Vũ Hán. Họ cũng cần làm rõ những nỗ lực quả cảm của ông trong việc giữ cho các doanh nghiệp mở cửa để các việc làm được bảo lưu, trong khi những kỹ năng điều hành của ông đã khiến vaccine có thể có được trong thời gian ngắn kỷ lục.

Một kênh báo chí trung thực đã có thể đưa tin rộng rãi về những nỗ lực thắng lợi của ông trong việc chấm dứt nhiều thập kỷ thù địch giữa Israel và các nước Ả Rập - bằng các hiệp ước hợp tác, điều mà lẽ ra đã có thể mang lại cho ông giải Nobel Hòa bình.

Tất cả điều này sẽ làm tăng tổng số cử tri bầu cho ông Trump, mang lại một lợi thế chiến thắng để chống lại tham nhũng - được tiếp tay bởi sự ngu ngốc (hay là những âm mưu?) của những người khăng khăng đòi thay đổi các quy định và sử dụng các lá phiếu gửi qua thư.

Đúng, ông Trump có thể thiếu sự khéo léo, tinh tế và khiêm tốn, nhưng ở đây chúng ta đang nói về một tổng thống Hoa Kỳ, một người với tất cả các nhiệm vụ nặng nề của Chính phủ, chứ không phải là hiệu trưởng của một trường nam sinh.

ĐCSTH có nhiều cách tác động tới kết quả cuộc bầu cử Mỹ, trong đó vũ khí tối thượng của chính quyền độc tài này chính là làm “chủ” mọi thực thể truyền thông dòng chính tại Mỹ. (Tổng hợp)

John F. Kennedy và Lyndon Johnson là những người đàn ông cứng đầu có những lời thô tục - chắc chắn làm bong tróc được cả lớp sơn trên các bức tường Nhà Trắng, nhưng bất chấp sự thô lỗ của họ, theo những cách ông Trump chưa bao giờ làm, họ vẫn được đón nhận. Tại sao? Bởi vì họ là những người trong cuộc đã làm theo cách của họ ở Washington trong nhiều năm, để leo lên tới vị trí cao nhất của quốc gia. Họ chơi những chiêu trò với các đồng nghiệp và phóng viên theo cách mà ông Trump chưa bao giờ làm, bởi vì ông ấy đã và đang là một người ngoài cuộc.

John Fitzgerald Kennedy, often referred to by his initials JFK, was an American politician who served as the 35th president of the United States from January 1961 until his assassination in November 1963.

Lyndon Baines Johnson, often referred to by his initials LBJ, was an American politician who served as the 36th president of the United States from 1963 to 1969, and previously as 37th vice president from 1961 to 1963. He assumed the presidency following the assassination of President John F. Kennedy.

Như Rhett Butler nói với Scarlett O'Hara trong cuốn tiểu thuyết “Cuốn theo chiều gió”: “Mọi người không thích những người khác biệt, Scarlett. Những người khác biệt đó tự chọn một con đường khó khăn. Em thì rất khác biệt, em yêu, nên em cứ tiếp tục thôi”.

Rhett Butler is a fictional character in the 1936 novel Gone with the Wind by Margaret Mitchell and in the 1939 film adaptation of the same name.

Katie Scarlett O'Hara is a fictional character and the protagonist in Margaret Mitchell's 1936 novel Gone with the Wind and in the 1939 film of the same name, where she is portrayed by Vivien Leigh.

Ông Trump đang tiếp tục cố gắng. Khi tính toàn vẹn của bầu cử đang bị rủi ro, ông có mọi quyền, nghĩa vụ trước những bất thường của việc bỏ phiếu và kiểm phiếu trong hoặc sau hôm 03/11/2020, đã được chứng kiến ​​và tuyên thệ bởi nhiều người.

Là một người Canada, tôi hoan nghênh ông ấy vì sự trung thực và hành động của ông trên nhiều mặt: những ý định về hạt nhân của Iran; bắt chính quyền Trung Hoa chịu trách nhiệm đối với virus Corona Vũ Hán và các hành vi thương mại không công bằng của quốc gia này; chống lại các mối đe dọa khác đối với Hoa Kỳ và thế giới tự do; đưa sản xuất quay về Hoa Kỳ; đối mặt với sự vô nghĩa của Đảng Dân chủ và mối đe dọa đối với nền dân chủ thực sự của Mỹ.

Trong những năm 1930, Winston Churchill đã bị lạm dụng nhiều và bị coi thường vì đã nói ra những niềm tin khác thường của ông, cũng như ông Trump bây giờ.

Sir Winston Leonard Spencer Churchill, KG, OM, CH, TD, DL, FRS, RA was a British statesman, army officer, and writer. He was Prime Minister of the United Kingdom from 1940 to 1945, during the Second World War, and again from 1951 to 1955.

Liệu Canada có thể tạo ra một nhà lãnh đạo kiên cường và dũng cảm như thế? Tôi nghi ngờ điều đó, bởi vì hầu hết chúng ta đều quá lịch sự, bao biện và bị làm hỏng bởi sự tỉnh táo và sự đúng đắn chính trị - để có thể dám nhận thấy và dám đấu tranh cho sự thật.

Bằng cách gạt bỏ các vấn đề phù phiếm hoặc hoang tưởng về chính trị giới, biến đổi khí hậu và việc xây dựng một nền kinh tế “xanh”, ông Trump đã tiết kiệm cho đất nước của ông hàng tỷ USD cho những nỗ lực cứu chữa ngu xuẩn - vốn chỉ làm chảy mạch máu công nghiệp của đất nước, làm tổn hại hàng triệu sinh mạng, và làm suy yếu nước Mỹ hơn nữa khi đối mặt với mối đe dọa đang gia tăng từ Trung Hoa.

Thực tế là, ông Joe Biden chưa bao giờ chứng tỏ bản lĩnh hay niềm tin có nguyên tắc để chống lại những kẻ chuyên quyền của chính quyền Trung Hoa (Ảnh: Getty)

GDP của Trung Hoa gần bằng 80% của Hoa Kỳ và đang tiến gần sát hơn; trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Liên Xô chỉ đạt được khoảng 30%. Ngoài ra, Trung Hoa có khoảng 1,4 tỷ người so với 330 triệu của Hoa Kỳ.

Giai đoạn này, ngay bây giờ, là một trong những giai đoạn nguy hiểm nhất đối với thế giới kể từ khi Liên Xô sụp đổ. Điều này một phần là do những nhận thức và một phần là do thực tế: một nhận thức chính là Hoa Kỳ quá suy yếu và bị phân tán bởi sự lây lan COVID-19, và một cuộc bầu cử gây tranh cãi.

Thực tế là, ông Joe Biden chưa bao giờ chứng tỏ bản lĩnh hay niềm tin có nguyên tắc để chống lại những kẻ chuyên quyền của chính quyền Trung Hoa và ông ta có thể sẽ không làm điều đó, nếu bị đặt vào tình thế cấp bách.

Có vẻ như là một sự trùng hợp tuyệt vời khi con virus từ Trung Hoa đã làm tê liệt nền kinh tế Hoa Kỳ và tấn công cuộc bầu cử, vào đúng thời điểm gây phá hoại lớn nhất đối với nỗ lực của ông Trump cho nhiệm kỳ thứ hai.

Có vẻ như Trung Hoa đã đạt được điều họ muốn - Tổng thống Trump bị đâm sau lưng; ông Biden thì được nâng lên làm “tổng thống truyền thông”. Và đánh lừa được mọi người rằng người Nga rất giỏi trong việc can thiệp bầu cử!

Tác giả:

Brad Bird là một phóng viên và biên tập viên từng đoạt giải thưởng có trụ sở tại British Columbia. Ông đã viết năm cuốn sách và báo cáo về các khu vực xung đột khác nhau, bao gồm Tây Sahara vào năm 1987, Kosovo năm 1999 và miền đông Ukraine vào năm 2014-15.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.

Tâm Minh

No comments:

Post a Comment