Tuesday, January 12, 2021

 Những Trang Sử Việt U Ám

http://www.dslamvien.com/2020/09/nhung-trang-su-viet-u-am.html

Những Trang Sử Việt U Ám

 Saturday, September 05, 2020  ĐSLV , Thơ

1. Tôi sẽ không ngạc nhiên chút gì

Nếu 20, 30 năm nữa

Việt Nam trở thành thuộc địa của Tàu

Với lá cờ đỏ một sao

Treo dưới lá cờ Tàu cộng

Và một ngôi sao trong đó

Là cho chủng tộc Việt Nam.

 

2. Bạn có biết không:

Đất đai nước Việt giờ đang sang lại dần dần

Qua hình thức cho Tàu cộng thuê bảy mươi năm.

Chỉ cần vài ba thế hệ

Là người Tàu mọc gốc, mọc rễ,

Sinh con đẻ cái

Khắp quê hương nổi lên như nấm những khu phố “chợ lớn”

Với những con đường, trường học, nhà thương

Đều treo bảng hiệu tiếng Trung.

Một quốc gia khác trong một quốc gia.

Và người Việt trở thành người khách l

Ngay trong lòng đất Mẹ thân thương !

 

3. Bạn cũng đừng lấy làm kinh ngạc

Nếu một mai tiếng Tàu trở thành quốc ngữ

Cho dù lối viết tượng hình của họ cổ lỗ sĩ, lạc hậu

Khó học hơn tiếng Việt cả trăm lần

Đấy là công lao của Bộ Giáo Dục Việt Nam

Tôi không biết trong đầu họ chứa những thứ gì nữa !

Khi đưa ra dự án cải cách của phó giáo sư tiến sĩ Bùi Hiền
Sau đ
ây là một dòng thơ  truyện Kiều viết theo kiểu đó:

Bùi Hiền (sinh năm 1935, quê ở huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, Việt Nam)[1][2] là một giảng viên tiếng Nga, nhà nghiên cứu ngôn ngữ tiếng Nga và nhà quản lý giáo dục người Việt Nam. Ông có học vị phó tiến sĩ chuyên ngành tiếng Nga, học hàm phó giáo sư Việt Nam, từng là Phó Hiệu trưởng của Trường Đại học Sư phạm ngoại ngữ (nay là Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội). Năm 2017, ông được biết đến với đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ gây tranh cãi.
"Căm năm cow kõi wư
ời ta,”

Cho dù là đứa trẻ mới mười hai, mười ba

Chỉ nhìn thoáng qua

Cũng thấy là dị hợm và ngu ngốc !

Sao nỡ đem tiếng Việt đang tốt lành làm cho què quặt !

Để gò ép theo lối viết pinyin.

Hẳn họ Bùi tôn thờ Tàu cộng như tổ tiên

Mà quên đi mình là dân Lạc Việt.

Ôi! Kẻ này vong bản, mặt dầy hơn tấm thớt

Vẫn nhơn nhơn tự đắc nghe người người mắng chửi

Còn nói là “tôi thấy vui vui”.

Một người không biết tự trọng không đáng nhắc tới

Tôi nêu ra vì thấy kỳ lạ Bộ Giáo Dục Việt Nam

Khi nhìn lối viết dốt nát và dơ bẩn như ruồi nhặng

Còn không mau mau vứt vào sọt rác

Lại đem ra trưng bày bao ngày tháng

Ôi Bộ Giáo Dục Việt Nam nếu là như thế

Thì những văn bằng do họ phát

Bạn tự hỏi xem: Liệu có bao nhiêu giá trị chăng ?


4. Năm xưa, t
ôi nghe kể rằng:

Cuối tháng tư năm 75

Khi bộ đội miền Bắc vào “giải phóng” miền Nam

Để cứu vớt người dân thoát khỏi bọn Mỹ ngụy tham tàn

Họ đã sững sờ, bàng hoàng

Trước cảnh phồn hoa đô hội

Của Sài Gòn, Hòn Ngọc Viễn Đông !

Ôi! Bao nhiêu năm dài kháng chiến

Vì lý tưởng hão huyền !

Để rồi mộng tưởng vỡ tan !

Những lời Đảng nói có phải chỉ là giả dối ?

Vì miền Nam nào có đói nghèo chi !

 

5. Những năm tháng đó nhiều sự việc điên rồ, quái d

Biết bao nhiêu điều bị gắn nhãn hiệu đồi trụy

Bạn đừng để tóc dài,

đừng nghe nhạc vàng,

đừng ăn mặc diện sang…

Khi ra đường phải coi chừng bộ đội, côn an

Họ sẽ rất đường hoàng lột đi trang sức,

và cắt tóc dài của bạn thành đầu húi cua.

Bao sách vở, tiểu thuyết đều bị tịch thu, đem đốt

Vì chúng là sản phẩm đồi trụy của miền Nam

Tiếng Việt bị sửa nghe khá buồn cười, kỳ cục

Nhà bảo sinh đổi thành “xưởng đẻ”

“máy bay lên thẳng” thay thế trực thăng

Nữ quân nhân gọi là “lính gái”

Còn rất nhiều những cụm từ quê mùa, thoái hóa

Và nhiều điều thay đổi quái l

Nhưng người dân ai lại dám kêu ca

Vì sợ bị gắn trên đầu chiếc mũ “Thành Phần Phản Động”

Thì nhà tù sẽ trở thành chỗ ở

Hay bị đưa đi những vùng kinh tế mới

Hay những trại cải tạo chốn đèo heo hút gió nơi biên giới,

Làm tù nhân lao động không lương

Với mỗi bữa ăn chỉ cho lót d

“Cho chúng bay ăn no, để chúng bay phản động hay sao.”
 

 

6. Sau những ngày “giải phóng miền Nam”

Là những trại giam khổng lồ mở ra chào đón

Những quân nhân miền Nam sa cơ thất thế

Bị nhốt vào những trại tù cải tạo biết bao năm

Còn những nhà báo, nhà thơ, nghệ sĩ, nhà văn

Kẻ thì vào tù, ra khám,
K
ẻ bị cấm đoán hành ngh

Đều trở thành những người khốn khổ.

Ngay đến thi hào họ Vũ

Cũng bị bắt giam vào nhà khám Chí Hòa

Để rồi khi gần chết mới được thả về nhà

Để chờ chết.

Vũ Hoàng Chương (5 tháng 5 năm 1916 – 6 tháng 9 năm 1976) là một nhà thơ người Việt Nam. Ông sinh tại Nam Định, nguyên quán tại làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, nay là xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.

Văn phong của ông được cho là sang trọng, có dư vị hoài cổ, giàu chất nhạc, với nhiều sắc thái Đông phương.

Vì không chịu làm thơ ca ngợi Bác và Đảng

Như nhà thơ Xuân Diệu hay là Tố Hữu

Ôi ! Những tên bồi bút, kể ra cũng là tài hoa

Nhưng đã bán mất lương tâm cho Đảng. 

Ngô Xuân Diệu was a Vietnamese poet, journalist, short story writer, and literary critic, best known as one of the prominent figures of the twentieth-century Thơ Mới Movement.

Tố Hữu was a Vietnamese revolutionary poet and politician. He published seven collections of poems, the first of which was the 1946 collection entitled Từ ấy, which included many of his most popular and influential works that were written between 1937 and 1946.

7. Trong trang sử “Cải Cách Ruộng Đất” đầy bi thảm

Tôi thấy những hình ảnh vô cùng man r

Người người bị chôn sống xuống đất chỉ chừa ra cái c

Dưới nắng trưa hè muốn cháy cả thịt da

Rồi những máy cầy cho chạy ngang qua !!!

Những ngày tháng lo sợ, hoang mang, kinh hoàng

Con đấu tố cha, anh đấu tố em, vợ đấu tố chồng !!!

Luân thường đạo lý hỏi có còn không

Đấy là do Đảng hô hào và sách động

Giết hại hơn mấy trăm ngàn đồng bào miền Bắc

Ôi! Một trang sử đau thương, đẫm máu, hãi hùng !

 

Có những nhà thơ được Đảng tôn vinh, ca ngợi

Phát cho giải thưởng văn chương
L
à những tên khát máu điên cuồng

Đây lời nhà thơ đồ tể Xuân Diệu:

“Thắp đuốc cho sáng đình làng đêm nay

Lôi cổ bọn nó ra đây

Bắt quỳ gục xuống, đọa đày chết thôi”

 

Đây lời nhà thơ đồ tể Tố Hữu:

“Giết, giết nữa bàn tay không phút ngh

Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong

Cho đảng bền lâu cùng rập bước chung lòng

Thờ Mao chủ tịch, thờ Sít-ta-lin… bất diệt”

 

Ôi! Thảm họa man rợ “Cải Cách Ruộng Đất”

Biết ai gánh trách nhiệm đây

Chương trình này vốn do Đảng và Hồ Chí Minh đưa ra

Được thực hành sau khi xin phép bố Tàu và mẹ Nga

Dân chúng hãi hùng, triệu người than oán

Lãnh tụ họ Hồ rốt cuộc cũng đứng ra

Nói lời xin lỗi với người dân
Nhưng máu hàng trăm ngàn ngư
ời đã đỏ tràn mặt đất

Bao nỗi oan khiên dâng ngút tận trời xanh

Ôi! Đôi bàn tay của nhà lãnh đạo cộng sản

Có phải là đã nhuộm đầy máu hôi tanh !

Chỉ vì Đảng học theo bố Tàu cộng và Mẹ Nga sô

Bắt chước “Cải Cách Văn Hóa” của họ Mao

Đã làm chết đói  gần ba chục triệu người dân  

Và vị lãnh tụ đồ tể Stalin

Joseph Vissarionovich Stalin was a Georgian revolutionary and Soviet politician who ruled the Soviet Union from the mid-1920s until his death in 1953. During his years in power, he served as both General Secretary of the Communist Party of the Soviet Union and Chairman of the Council of Ministers of the Soviet Union.

Đã hại chết hơn 20 triệu người sau khi lên cầm quyền

Nếu đem xác người gom lại

Không biết chất đầy biết bao nhiêu ngọn núi ,

và máu người chảy đầy bao nhiêu dòng sông !

 

8. Trở lại trang sử Việt

sau khi miền Nam bị "giải phóng"

Nhà nhà lo sợ,

Lấy tượng Phật và tranh ảnh tổ tiên xuống

Đem hình Hồ và Stalin để lên bàn th

Để khi cán bộ bất chợt vào thăm hỏi

Sẽ cho rằng mình là kẻ dễ dạy và “ngoan đạo”

Đạo của Hồ, Đạo của Stalin !

Ôi! Thế giới đảo điên !

Khi những kẻ, tay nhuộm đầy máu
C
ủa đồng bào vô tội bị chết oan

Lại được tôn thờ, thay hình Phật, Chúa !

Nơi trường học, những chương trình nhồi sọ

Dạy thiếu nhi tôn thờ Marx và Stalin

Đây lời thơ Tố Hữu, từng làm phó thủ tướng và bí thư Đảng:

“Yêu biết mấy nghe con tập nói

Tiếng đầu lòng con gọi Sta-lin !

Thương cha, thương mẹ, thương chồng

Thương mình thương một, thương Ông thương mười”

Là loại thơ gì đây thiệt không hiểu nữa

Nghe đầy mùi nịnh bợ, giả dối, thối tha
Stalin, t
ên lãnh tụ đồ tể nước Nga

Tay dính đầy máu hàng chục triệu người vô tội

Mà Đảng cộng lại dạy thiếu nhi ca ngợi

Phải thương hơn cả mẹ và cha

Ôi ! Thiệt là nực cười và xót xa

Hỡi dòng giống con Rồng, cháu Tiên !

Sao quên đi những anh hùng nước Việt

Lại đi tôn thờ người ngoại quốc Stalin !

 

9. Ngẫm lại cũng không lấy gì làm quái l

Khi chúng ta nghe chuyện xót xa này:

Trường Chinh,

Chủ tịch quốc hội năm 60 tới năm 81

Chủ tịch nước Việt năm 81 tới năm 87

Đã từng đấu tố cha mẹ ông ta cho đến chết

Trong  chương trình Cải Cách Ruộng Đất,

Một chương trình man rợ từ năm 1953 tới 1956.

Đây những lời hắn nói với mẹ hắn ở nơi đấu tố:

“Tao với mi không mẹ không con mà chỉ là kẻ thù giai cấp của nhau.

Tao có phận sự tiêu diệt mi mà mi thì sẽ nhất định chống lại”.

Bà mẹ cắn lưỡi tự sát nhưng không chết.

Sau, lại nhảy xuống giếng tự vận.

Trường Chinh was a Vietnamese communist political leader and theoretician. He was one of the key figures of Vietnamese politics. He played a major role in the anti-French colonialism movement and finally after decades of protracted war in Vietnam, the Vietnamese defeated the colonial power.

10. Khi những nhà lãnh đạo bộ giáo dục, văn hóa

Là những nhà thơ đồ tể khát máu

Và chủ tịch quốc hội từng hại chết mẹ cha

Thì dưới chế độ đó

Người dân làm sao mà không khiếp sợ.

Sợ nói, sợ làm điều gì không hợp ý Đảng

Thì bị gán cho là kẻ làm phản !

Kinh tế miền Nam suy xụp

Biết bao gia đình đói kh

Vì bố quân nhân, công chức đi tù mãi không v

Nhiều nhà báo, nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ và công chức

Nếu may mắn không bị bắt đi trại cải tạo
Th
ì bị cấm hành ngh

Hàng triệu người thất nghiệp

Sống lây lất từng ngày

Sống hôm nay không biết đến ngày mai !

Nhiều gia đình bép đi vùng Kinh Tế Mới

Khai khẩn những vùng đất hoang

nơi chốn đèo heo hút gió

hay vùng biên giới xa xôi !

 

11. Sau vài ba năm dưới chế độ mới

Dân chúng không còn chịu nổi nữa

Năm 78, 79, hơn nửa triệu người vượt biên

Cho tới đầu thập niên 90 mới hết

Gần 800 ngàn người thoát đến bờ Tự Do

Hẳn là nhiều hơn phân nửa chết ngoài biển cả

Vùi thây trong bụng cá !!!

Họ ra đi trên những chiếc tàu đánh cá không bao lớn

Và trên những chiếc thuyền nhỏ chỉ chứa khoảng 5,7 người

Thật nhỏ nhoi trước sóng gió đại dương !

Họ ra đi, lìa bỏ gia đình, quê hương
lìa xa ngư
ời yêu,

lìa xa bố mẹ, anh em,

Để đi tìm TỰ DO và HẠNH PHÚC .

Nếu tàu họ may mắn thoát khỏi cuồng phong, bão t

Tàu có thể bị hư, lênh đênh trên biển biết bao ngày…

Thiếu thức ăn, nước uống, người thì sinh bệnh,

Hay xui xẻo gặp bọn hải tặc Thái Lan !

Đàn bà bị hãm hiếp, bắt đi, nam thì bị giết !

Ngay cả khi may mắn đến bờ biển nước tự do

Nhiều khi không được phép cho vào cập bến.

Thế giới tự do dù có lòng thương xót

Cứu vớt dân Việt vượt biên họ gọi là Thuyền Nhân

Nhưng sự giúp đỡ chẳng thể vô giới hạn 

Vì những trại tỵ nạn đã quá đông người !

Thế đủ thấy chế độ cộng sản là tàn bạo

Khiến hàng triệu người liều chết vượt biển tìm Tự Do

Những lý thuyết “tài sản là của chung” chỉ là hư ảo

Vì thiên đường cộng sản

được xây trên bao triệu xác người !!!

 

12. Quay nhanh dòng thời gian đến tháng tư năm 2016

Vài trăm tấn cá chết, phơi xác trên những bờ biển miền Trung

Dọc theo Hà Tĩnh, Thừa Thiên, Quảng Trị, Quảng Bình

Vì xưởng thép Formosa của Đài Loan

Thải chất độc bừa bãi và bất hợp pháp

Qua những đường tháo nước vào trong lòng biển.

Hãng Formosa ban đầu mặt dầy từ chối trách nhiệm

Về sau cũng gượng gạo nhận lỗi

Khi hàng ngàn người Việt biểu tình trong nước

Trên mạng và khắp nơi trên thế giới.

Người dân Việt đeo biểu ngữ yêu cầu bảo vệ môi sinh

Và chờ mong chánh phủ cho công đạo.

Nhưng hãng thép Formosa thật là khốn nạn !

Họ đề nghị bồi thường 500 triệu đô la

Giá như thảm trạng này xảy ra

Ở các nước Âu, M

Sự bồi thường ắt phải gấp trăm lần

Nhưng chánh phủ Việt Nam mau chóng gật đầu chấp nhận

Có phải chăng rất là ngu xuẩn ?

Nhưng chuyện đời lắm nỗi đắng cay !

Nước Việt khốn khổ vì tệ nạn tham nhũng xưa nay !

Với những dân biểu tình, ai hung hăng lớn tiếng chống đối

Thì được cho vào tù nằm,

Có người bị án tới 20 năm.

 

13.  Đạo Phật bây giờ trong thời mạt pháp

Nhà sư quốc doanh nhan nhản khắp nơi

Ngày mặc cà sa vào chùa giảng Pháp

Tối  đội tóc giả vào quán bia ôm

Đấy những nhà sư làm việc cho nhà nước

Công việc mà thôi !

Phật pháp chỉ ở trên môi !

 

14. Nước Việt bây gi

Những nhà lãnh đạo

Thường hay bày ra

Những công trình xây dựng khổng lồ

Những tượng đài tốn hàng ngàn t

Trong khi dân chúng nhiều nơi

Hãy còn đói khổ !

Những công trình này

Hẳn không ít tiền chảy vào túi riêng

của những vị quan nhà nước cầm quyền.

 

15. Sài Gòn bây giờ, đã khác xưa xa

Dù nam hay nữ, trẻ hay già

Đều thích nhậu nhẹt,

Tụ họp bè bạn la cà

Nơi quán ăn, quán rượu, nghe ca hát.

Vui chơi hưởng thụ sống qua ngày.

Nam nữ ham mê đá bóng, theo đuổi thời trang.

Nhiều cô xinh đẹp ăn mặc hở hang

Nhong nhong ngoài ph

Là chuyện vui mắt

Không cần bắt bớ như xưa.

Thuần phong mỹ tục là cái chi chi !

Lý tưởng giúp nước, yêu dân bỏ đi

Vui chơi, tiền bạc là trên hết

Đất nước cho dù có mất vào tay Tàu cộng sản

Dân tộc có bị đồng hóa

Thì cũng là chuyện của thế hệ sau

Tự do ngôn luận là cái chi đâu

Muốn nói điều chi thì nói

miễn sao không ngược ý Đảng.

 

16. Nước Việt bây gi

Tương lai u ám

Nhiều chuyện đau lòng,

Chướng tai, gai mắt

Nói sao cho hết

Thôi, thơ cũng đã dài

Xin chào tạm biệt.  

 

Người Việt Tha Hương

8/31/2020

Download (PDF):

https://drive.google.com/file/d/1mqWHsZGtK4Zczkf2mgwVwh5PBWmOT7Kk/view?usp=sharing

No comments:

Post a Comment