Thursday, May 13, 2021

 Đã đến lúc người Mỹ chống lại nạn trộm cắp công nghệ của Trung Hoa

 

https://binhtrung.org/p200a61085/da-den-luc-nguoi-my-chong-lai-nan-trom-cap-cong-nghe-cua-trung-quoc

Đã đến lúc người Mỹ chống lại nạn trộm cắp công nghệ của Trung Hoa

22 Tháng Tư 2021 4:15 SA (Xem: 595)

Bình luận: Đã đến lúc người Mỹ chống lại nạn trộm cắp công nghệ của Trung Hoa

Ngọc Mai | DKN

(B d ứng với TQ: nước ở giữa, bn ở chung quanh là lũ man di, mi rợ. Tôi đã đổi TQ thành Trung Hoa. ĐCSTQ -> ĐCSTH)

Tác giả Pingping Yu đã có bài bình luận với tiêu đề “Đã đến lúc người Mỹ chống lại nạn trộm cắp công nghệ của Trung Hoa”, đăng tải trên Epochtimes ngày 15/4. Dưới đây là nội dung bài viết

30 năm trước, Hoa Kỳ bắt đầu mở cửa với Trung Hoa theo chính sách “can dự mang tính xây dựng”, với hy vọng giúp Trung Hoa tự do hóa và hướng nước này trở thành một quốc gia “ổn định, cởi mở và không hiếu chiến”, như cựu Tổng thống Bill Clinton đã hình dung.

William Jefferson Clinton is an American lawyer and politician who served as the 42nd president of the United States from 1993 to 2001. Prior to his presidency, he served as governor of Arkansas and as attorney general of Arkansas.

Vào thời điểm đó, công nghệ của Trung Hoa tụt hậu so với Hoa Kỳ. Không thể tưởng tượng được, một ngày nào đó, Trung Hoa sẽ trở thành một đối thủ cạnh tranh về công nghệ [với nước Mỹ]. Sau ba thập kỷ mở cửa thương mại, bây giờ Trung Hoa dường chỉ “cách gang tấc” là có thể thay thế nước Mỹ trở thành nhà cung cấp công nghệ hàng đầu thế giới.

Chuyện này xảy ra như thế nào?

Tất nhiên, một trong những lý do rõ ràng là sự cần cù và thông minh của người Trung Hoa. Tuy nhiên, điều thực sự thúc đẩy tăng trưởng công nghệ của Trung Hoa là việc nhà nước đã lãnh đạo và toàn lực mua lại công nghệ, sở hữu trí tuệ (IP) và bí quyết của Hoa Kỳ một cách có hệ thống. Trên thực tế, hành vi trộm cắp công nghệ từ Trung Hoa hiện khiến Mỹ thiệt hại từ 225 tỷ đến 600 tỷ USD mỗi năm. Nói cách khác, con số này chiếm tới 38% tổng doanh thu của ngành công nghệ thông tin Hoa Kỳ.

Vì sao điều này có thể xảy ra? Trung Hoa đã hoàn thành nhiệm vụ khổng lồ này như thế nào? Chúng ta hãy đi sâu vào các chiến thuật mà Đảng Cộng sản Trung Hoa sử dụng để có được công nghệ của Hoa Kỳ.

Chiến thuật trộm cắp của Trung Hoa

Ngay từ đầu, mối quan hệ thương mại Mỹ-Trung đã bị cản trở bởi hành vi trộm cắp sở hữu trí tuệ. Từ ví tiền giả và đĩa VCD vi phạm bản quyền trong những ngày đầu cho đến [trộm] các phần mềm máy tính, Trung Hoa chưa bao giờ ngừng ăn cắp.

Nhưng tham vọng của Trung Hoa đã vượt ra ngoài việc bắt chước các sản phẩm tiêu dùng. Một mục tiêu quan trọng trong “Giấc mơ Trung Hoa” của nhà lãnh đạo Trung Hoa Tập Cận Bình là đạt được thống trị thế giới về công nghệ tiên tiến như công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo (AI) và 5G, và thực hiện điều này với tốc độ cực nhanh. Như tuyên truyền mà Đảng Cộng sản Trung Hoa thường khoe khoang, phương Tây mất vài trăm năm để thực hiện tiến bộ công nghệ thì ở Trung Hoa chỉ mất vài thập kỷ.

Xi Jinping is a Chinese politician who has served as General Secretary of the Chinese Communist Party and Chairman of the Central Military Commission since 2012, and President of the People's Republic of China since 2013.

Ảnh Shutterstock.

[Đương nhiên], tốc độ phi thường đòi hỏi cách tiếp cận phi thường. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng của ông Tập, ĐCSTH đã phát triển nhiều chiến thuật khác nhau để tiếp cận những “viên ngọc quý” của công nghệ Mỹ. Một số chiến thuật này là bất chính hoặc bất hợp pháp, nhưng một số chiến thuật thực sự hợp pháp hoặc rơi vào các “vùng xám”, vốn được quản lý lỏng lẻo hơn. Các chiến thuật có thể được áp dụng hầu như ở cả Hoa Kỳ và Trung Hoa.

Tất nhiên, gián điệp trên mạng và ngoài đời của Trung Hoa là một phương pháp cũ rích mà nhiều người đã biết tới. Chỉ có điều, ngày nay, hoạt động này ngày càng lan rộng hơn: Khoảng 80% các vụ truy tố gián điệp kinh tế liên bang trong những năm gần đây được cho là có liên quan đến việc làm lợi cho ĐCSTH và khoảng 60% các vụ trộm cắp bí mật thương mại đều có liên quan đến Trung Hoa.

Nhưng thiệt hại của hoạt động gián điệp vẫn không là gì khi so sánh với các biện pháp hợp pháp. Các công ty Mỹ cố gắng thâm nhập vào [thị trường] Trung Hoa thường phát hiện họ bị buộc phải chuyển giao toàn bộ bí quyết.

 

Trộm công nghệ trên lãnh thổ Trung Hoa

Theo báo cáo năm 2019 của Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ-Trung: “Trong nhiều ngành công nghiệp, các công ty nước ngoài phải liên doanh để đầu tư hoặc hoạt động tại Trung Hoa. Các liên doanh thường là nguồn cung cấp những sản phẩm và quy trình công nghệ tiên tiến và hiện đại nhất cho các công ty Trung Hoa. Các sản phẩm và quy trình này có được thông qua chuyển giao công nghệ từ đối tác liên doanh nước ngoài”.

Các công ty liên doanh Trung Hoa này lại thường chia sẻ công nghệ của đối tác Hoa Kỳ với các công ty Trung Hoa khác cùng ngành. Vì vậy, việc chuyển giao công nghệ như vậy mang lại lợi ích cho tất cả các công ty Trung Hoa trong ngành đó.

Báo cáo cho biết: “Do đó, việc chuyển giao công nghệ làm cho tất cả các công ty Trung Hoa năng suất và cạnh tranh hơn, đặt khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Mỹ và lợi ích an ninh quốc gia vào rủi ro”.

 

Trung Hoa có được công nghệ đường sắt cao tốc như thế nào?

Năm 2004, Trung Hoa đã mời thầu các công ty nước ngoài để đóng 200 bộ tàu cao tốc. Đơn hàng trị giá 2,4 tỷ USD này chỉ là bước khởi đầu trong kế hoạch dài hạn của Trung Hoa. Các điều khoản trong hợp đồng đường sắt này buộc các công ty lớn nhất thị trường đường sắt toàn cầu phải chuyển giao công nghệ cho Trung Hoa. Các công ty nước ngoài không được phép đấu thầu trừ khi họ liên doanh với một công ty Trung Hoa và chỉ có hai công ty Trung Hoa được phép làm việc với các công ty nước ngoài.

Công ty nước ngoài được trao thầu trước tiên phải hoàn thành chuyển giao công nghệ cho đối tác Trung Hoa và công ty này sẽ chỉ nhận được khoản thanh toán sau khi đối tác Trung Hoa đã thông qua “bản đánh giá thực hiện chuyển giao công nghệ”. Các sản phẩm cuối cùng cần phải có thương hiệu Trung Hoa.

Công nhân lắp ráp xe Ford tại Nhà máy lắp ráp Chicago (ảnh chụp màn hình Epochtimes).

Truyền thông Trung Hoa sau đó đã hả hê về cách mà nước này đùa bỡn với bốn nhà thầu nước ngoài về dự án này đáp đặt các điều khoản khắc nghiệt. [Điều nực cười là] Trung Hoa cuối cùng đã làm việc với cả bốn nhà thầu này trong những năm tiếp theo và bởi vậy, đã “hấp thụ” công nghệ từ tất cả các công ty đầu ngành này.

Nhưng điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến. Khi đã được trang bị đầy đủ công nghệ, Trung Hoa bắt đầu tích cực thúc đẩy các dán đường sắt cao tốc ở nước ngoài như nền tảng của sáng kiến ​​Một vành đai Một con đường (BRI: Belt and Road Initiative). Nhật Bản và các nước khác khó cạnh tranh với Trung Hoa do chi phí thấp hơn, nguồn cung lao động cao và tốc độ xây dựng nhanh. Hiện tại, Trung Hoa là nhà sản xuất đường sắt cao tốc hàng đầu thế giới, với 70% thị phần.

Transportation routes in the Belt and Road Initiative

Đánh cắp công nghệ trên lãnh thổ Hoa Kỳ

Thật tồi tệ khi Trung Hoa đánh cắp công nghệ trên chính lãnh thổ của một quốc gia khác. Trong những năm gần đây, Trung Hoa đã đẩy chiến tuyến [đánh cắp công nghệ] vào sâu trong lãnh thổ Mỹ thông qua việc mua lại các khoản đầu tư vào các công ty Mỹ.

Theo Cơ sở dữ liệu Đầu tư Doanh nghiệp Trung Hoa của Public Citizen “[Các thực thể] lợi ích tài chính của Trung Hoa đã mua được hơn 120 tỷ USD tài sản của nền kinh tế Mỹ kể từ năm 2002. 15 cơ quan chính phủ Trung Hoa và các công ty thuộc khu vực tư nhân có kết nối với chính phủ chiếm gần 60% hoạt động này”.

Bạn có thể không nhận ra tiền Trung Hoa phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của người Mỹ như thế nào. Nhưng sau đây là một số thương hiệu hoặc công ty đã được các công ty Trung Hoa mua lại hoặc được Trung Hoa đầu tư mạnh như: Snap, Airbnb, Universal Music Group, Warner Music, IBM, Hilton Hotels, và những thương hiệu khác.

Đây chỉ là một số cái tên được nhiều người biết đến hơn. Trung Hoa cũng đầu tư mạnh vào các công ty công nghệ cao của Mỹ trong lĩnh vực công nghệ sinh học, xe tự động, thực tế ảo, AI và truyền thông. Hầu hết các công nghệ này có thể cung cấp khả năng quân sự và dân sự kép.

 

Đánh cắp tài năng nước Mỹ

Đánh cắp tài năng của Mỹ là một mục tiêu khác của ĐCSTH

 

Sean O’Connor, nhà phân tích chính sách, đã viết trong báo cáo của mình gửi đến Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Hoa Kỳ-Trung Hoa vào ngày 6/5/2019

“Ví dụ, Dự án 111 được chính phủ Trung Hoa khởi động vào năm 2006 nhằm tuyển dụng 1.000 chuyên gia nước ngoài trong các lĩnh vực chiến lược từ 100 trường đại học và viện nghiên cứu hàng đầu thế giới. Đến năm 2009, dự án 111 đã tuyển mộ 39 người đoạt giải Nobel và 591 học giả.

Tương tự, Chương trình Ngàn nhân tài được khởi động vào tháng 12/2008 và đến giữa năm 2014 đã đưa hơn 4.000 người nước ngoài vào các phòng thí nghiệm, công ty và trung tâm nghiên cứu khoa học của Trung Hoa. Tài trợ về nghiên cứu và khởi nghiệp được cung cấp theo các chương trình này và các chương trình tương tự được dùng để khuyến khích các chuyên gia và doanh nhân nước ngoài phân chia thời gian giữa làm việc ở nước ngoài và ở Trung Hoa hoặc làm việc hoàn toàn ở Trung Hoa”.

Ảnh minh họa chụp màn hình Tạp chí Việt kiều.

Có rất nhiều dự án tương tự khác ở Trung Hoa ở cấp chính quyền trung ương và địa phương. Không thể biết được có bao nhiêu tài năng Hoa Kỳ đã được Trung Hoa thu nhận thông qua các chương trình này.

Những lợi ích ngắn hạn có thể làm người ta mù quáng, như một hợp đồng hàng tỷ USD hoặc một khoản tiền lớn từ quỹ nghiên cứu. Nhưng điều quan trọng là người Mỹ phải hiểu rằng ĐCSTH đã phát động một cuộc chiến tranh bí mật chống lại Hoa Kỳ từ nhiều thập kỷ trước.

Với sự trợ giúp của công nghệ Hoa Kỳ, Đảng Cộng sản Trung Hoa đã giành được quyền lực hơn bao giờ hết và ngày càng hung hăng hơn qua mỗi năm. “Giấc mơ Trung Hoa” của Tập Cận Bình không phải về tự do, nhân loại và hòa bình – mà là giấc mơ thống trị thế giới của một nhà độc tài.

Cựu Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ William Barr đã nói rất rõ điều đó trong một bài phát biểu: “Trong 100 năm, Mỹ là nhà sản xuất lớn nhất thế giới – cho phép chúng tôi đóng vai trò là ‘kho vũ khí dân chủ’ của thế giới.” … [và] Cộng hòa nhân dân Trung Hoa hiện là ‘kho vũ khí của chế độ độc tài’”.

William Pelham Barr is an American attorney who served as the 77th and 85th United States Attorney General in the administrations of Presidents George H. W. Bush and Donald Trump. From 1973 to 1977, Barr was employed by the Central Intelligence Agency during his schooling years.

Vì vậy, đã đến lúc người Mỹ phải hành động.

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất định phản ánh quan điểm của DKN.

No comments:

Post a Comment