Con đường để người lính Trầm Kim Thạnh trở thành nhà sư Phật Giáo Mật Tông ̣(2/2)
Con đường để người lính Trầm Kim Thạnh trở thành nhà sư Phật Giáo Mật Tông
May 30, 2020 cập nhật lần cuối May 30, 2020
Chư tăng trong lễ thiết lập Mạn Đà La Văn Thù tại chùa Bảo Quang, Santa Ana, miền Nam California năm 2018. Tu sĩ
Jangchup Tharchin Trầm Kim Thạnh (trái), Hòa Thượng Chứng Minh Thích Quảng Thanh (thứ ba, từ phải). (Hình: Trầm Kim Thạnh cung cấp)
Văn Lan/Người Việt
HUNTINGTON BEACH, California (NV) – Sau năm 1975, như bao người lính Việt Nam Cộng Hòa còn kẹt lại trong chế độ Cộng Sản, ông Trầm Kim Thạnh vượt biên
ba lần nhưng đều không
thành công. May mắn lần thứ tư, ông thoát được. Cuối năm 1981 ông Thạnh vô trại Songkhla, đầu năm 1982 vô trại Sikiew, Thái Lan.
Ở trại Sikiew, ông Thạnh được Giáo Sư Bùi Tuyết Hồng giao cho việc giúp những người trong trại, khi biết
những người nào không có thân nhân, chẳng hạn những trẻ nhỏ đi
trong chuyến vượt biên mà cha mẹ bị chết, thì báo cho bà biết, để xin Hoàng Gia Thái Lan giúp đỡ.
Với ông, bà Bùi Tuyết Hồng vốn là giáo sư
các trường Petrus Ký, Gia Long, Võ Trường Toản trước năm 1975, và là phu nhân của vị đại sứ lỗi lạc của Vương
Quốc Hòa Lan, ông Frans van Dongen phụ trách khu vực Đông Nam Á, chính là người “thể hiện được Tâm Bồ Đề, Hạnh Bồ Tát của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, luôn cứu khổ cứu nạn trên Biển Đông.”
Tấm lòng, tình thương của bà khiến ông giác ngộ đạo Phật hồi nào không hay.
Tu sửa ngôi chùa nhỏ ở trại Sikiew
Ông Thạnh kể: “Năm 1983, mùa Vu Lan báo hiếu trong trại tị nạn Sikiew rộn rịp khác thường. Có 13,000 người tị nạn trong trại, sống chen chúc thiếu thốn mọi thứ với hai phần
ba là Phật tử, đã cùng nhau
quyên góp, tu sửa ngôi chùa nhỏ dưới sự hướng dẫn của ba thầy tỳ kheo Việt Nam,
cùng dựng một tượng Quán Thế Âm lộ thiên.”
Ngôi chùa này là nơi ông Thạnh thường lui tới hằng ngày để tìm những giây phút tĩnh
lặng sau cơn giông tố cuộc đời, trong tâm trạng chán chường mệt mỏi tuyệt vọng của kẻ mất nước, cô đơn nơi xứ lạ quê người khi mẹ già, vợ con và các em đã
ngìn trùng xa cách!
Ông thường dõi mắt về bên kia bờ đại dương xa thăm thẳm, nơi quê hương
đang mọc lên những “trại cải tạo,” nơi đã chôn vùi bao cuộc đời trai trẻ đầy nhựa sống
các em của ông và biết bao thế hệ tinh hoa của miền Nam Việt Nam.
“Phần tôi, khi hồi tưởng lại những hãi hùng trong chuyến vượt biển đầy gian truân, tôi nghẹn ngào thương xót cho Việt Nam, một dân tộc hiền hòa với hơn 4,000 năm văn hiến,
phút chốc phải chịu đựng bao cảnh đày ải tang thương, chết chóc, đói khát, gia đình ly tán. Biết bao nhiêu cô gái
trong trắng ngây thơ bị lũ hải tặc, bọn cướp biển man rợ đầy thú tính, dày
vò thân thể cho đến chết rồi
quăng xác xuống biển,” ông đau xót
nói.
“Trong cơn khủng hoảng trước những tai biến quá lớn và đau khổ đang xảy ra cho dân tộc nói chung và gia đình tôi nói riêng, trong bơ vơ tuyệt vọng tôi chỉ còn một cách duy nhất là bám víu vào niềm tin tôn giáo an ủi để sống còn. Mỗi buổi chiều, sau khi cơm nước xong, tôi thường lên chùa, lắng lòng thành tâm khấn nguyện, cầu xin chư Phật, chư Đại Bồ Tát từ bi gia hộ cho gia đình được bằng an, sớm đoàn tụ,” ông nhớ lại.
Ông
Trầm Kim Thạnh trao quà cho các em tại trại Minor Center Sikiew, Thái Lan, ngày 20 Tháng Chín, 1983. (Hình: Trầm Kim Thạnh
cung cấp)
Đức Quán
Thế Âm hiển linh trong trại tị nạn Sikiew
Một hôm, có cậu thanh niên tuổi độ khoảng 15, đến bảo ông Thạnh: “Thưa chú, chiều nay chú mang
nhang đèn đến gặp con ở building số 5, phòng số… con sẽ giúp chú.”
Ông Thạnh vô cùng ngạc nhiên vì ông và cậu ấy không hề quen biết. “Làm sao cậu ấy biết được hoàn cảnh của tôi, và những ước nguyện thầm kín trong tim tôi? Nhưng tôi vẫn nghe theo, tìm đến cậu ta ở nơi đã hẹn. Đó là một trong những phòng dùng để giam người phạm kỷ luật,
chung quanh đầy những song sắt, tối tăm, chật hẹp,” ông kể.
Sau khi trao đổi vài lời, ông thắp nhang đèn rồi khấn nguyện. Sau vài phút yên lặng, toàn thân cậu ấy bỗng chuyển động lạ lùng, với giọng người nữ, cậu ta nói: “Ta là Quán Thế Âm tầm thinh cứu khổ cứu nạn ở Biển Đông, thấy con thường đến chùa thành tâm khấn nguyện, hằng ngày lại tham gia vào các công tác phước thiện trong trại nên ta mượn thân cậu nhỏ này mà đến đây giúp
con. Nay ta cho con hai lá bùa để hộ thân, hãy gởi về cho vợ con, khi nào sum họp hãy mang nhang đèn đến cúng trước cửa rồi đốt hai lá bùa đi.”
“Nói xong, cậu viết trên hai mảnh giấy những dòng chữ ngoằn ngoèo như chữ Thái rồi trao cho tôi, sau đó cậu rùng mình một cái rồi trở lại bình thường. Tôi hỏi về ý nghĩa những dòng chữ, cậu nhỏ thật tình bảo rằng cậu cũng chẳng hiểu
và không nhớ những gì vừa xảy ra. Tôi vội chạy lên chùa thắp một nén hương để cảm tạ Đức Quán Thế Âm đã ứng hiện,” ông Thạnh kể.
Sau khi gởi hai lá bùa hộ thân về cho gia đình, ông thường tự hỏi chính mình
còn nợ hai cây vàng, vợ con lấy đâu ra tiền để vượt biển, và trong thời buổi khó khăn này ai mà lại có lòng tốt ứng tiền cho đi trước rồi trả sau? Cả chục câu hỏi hiện lên trong đầu mà ông không
sao giải đáp được, chỉ biết một lòng thành tâm cầu xin Đức Quán Thế Âm gia hộ.
Ông Thạnh nói điều lạ là bức thư ông gởi về cùng hai lá
bùa, vợ con ông đều nhận đủ cả, trong khi đó lá thư của người bà con cũng gởi về cùng lúc cùng một địa chỉ thì lại lạc mất. Đó là điều linh ứng đầu tiên mà ông cảm nhận.
“Tháng Mười, 1983, tôi được phái đoàn Mỹ nhận nên được chuyển trại qua trại Galang 2, Indonesia, để học Anh Văn, vừa khi ấy tôi cũng nhận được tin báo là vợ và ba đứa con tôi đã đến đảo Pulau Bidong bình yên. Một năm sau, gia đình tôi đoàn tụ tại Nam California, lúc ấy vợ tôi mới kể lại từng chi tiết cuộc vượt biển cho tôi nghe,” ông Thạnh nói.
Tiếp đón Giáo Sư Bùi Tuyết Hồng (thứ tư, từ trái) tại phi trường John Wayne năm 1992.
Cựu học sinh Trầm Kim Thạnh (thứ ba, từ phải). (Hình: Trầm Kim Thạnh cung cấp)
Đức Quán
Thế Âm cứu nạn trên
Biển Đông
Trong ký ức, chuyến vượt biển của vợ con ông Thạnh là cả một câu chuyện hãi hùng, bi
thương thống khổ khi bị hải tặc
Thái Lan vây bắt trên biển, sau khi lục soát lấy hết vàng bạc nữ trang, chúng bắt đầu hãm hiếp phụ nữ.
“Đầu tiên là tất cả những cô gái trẻ, sau đó đến những phụ nữ lớn tuổi. Vợ tôi quá khiếp đảm, sực nhớ đến hai lá bùa hộ thân nên lấy ra để trước ngực. Một tên mặt mày dữ tợn, hung hăng xông đến túm áo vợ tôi đang co rúm sợ hãi, nhưng
nó khựng lại khi thấy hai
lá bùa, bèn giật lấy đem đến cho một tên to lớn dữ dằn hơn xem, có lẽ là thuyền trưởng,” ông Thạnh nhớ lại.
“Xem xong lá bùa, bọn chúng kéo đến chỗ vợ con tôi đang ngồi, lúc đó vợ tôi nghĩ thầm ‘Hết hy vọng rồi, thôi đành nhắm mắt mà chịu thôi!’Thật ngoài sức tuởng tượng khi cả đám cướp biển hung hãn bỗng kéo nhau đến quỳ xuống sụp lạy vợ tôi, còn đem thuốc đến cho con trai nhỏ của tôi đang bệnh, sau đó chỉ cho chiếc ghe hướng để chạy vào đất liền Thái Lan trước khi bỏ đi. Mọi người trên ghe đều trách móc sao không đem lá bùa ra trước đó để các cô gái khỏi bị hại. Thật ra vợ tôi có biết ý nghĩa của những chữ trên lá bùa đó là gì
đâu!” ông giãi bày.
“Thêm một lần nữa, tôi cảm nhận được sự linh hiển của
Bồ Tát Quán Thế Âm khi đã cứu khổ cứu nạn cho vợ tôi thoát khỏi tay hải tặc,” ông Thạnh xúc động kể lại.
Câu chuyện này được Hòa Thượng Thích Quảng Thanh, viện chủ chùa Bảo Quang, Santa Ana, khuyên ông Thạnh kể ra cho Phật tử nghe, như một nhân chứng sống về sự màu nhiệm của Mẹ Hiền Quán Thế Âm, và câu chuyện “Sự Màu Nhiệm Trên Biển Đông” trong quyển “Quán Âm Quảng Trần” được Ni Sư Thích Nữ Giới Hương, viện chủ chùa Hương Sen, Perris, Nam California, ấn tống và phát hành.
Ông
Trầm Kim Thạnh tại mô hình Bức Tường Đá Đen, trong Lễ Chiến Sĩ Trận Vong tại California
năm 2019. (Hình:
Trầm Kim Thạnh cung cấp)
Trở thành
nhà sư Phật Giáo
Mật Tông khi duyên lành đến
Những nhân duyên đã có từ trước, nay đã đủ thuận duyên để tiến bước trên đường tu tập. Từ những chết chóc trên chiến trường qua những cuộc nhảy toán, rồi đến những trải nghiệm đau
khổ cuộc đời, người chiến sĩ Trầm Kim Thạnh năm xưa giờ đây đã đủ duyên lành để trở thành tu sĩ
Phật Giáo Mật Tông.
Từ những trải nghiệm đau thương sau ngày mất nước, rồi những ngày tháng vượt biển tìm tự do, sống trong trại tị nạn, cho đến khi sang Mỹ,
ông Thạnh bồi hồi tự hỏi, qua hai biến cố trọng đại của thế kỷ 20, Tây Tạng (1959) và miền Nam Việt Nam (30 Tháng Tư, 1975), cả hai dân tộc đều hiền hòa và hiếu đạo, vì sao phải trải qua một cuộc đổi đời đầy thống khổ điêu linh, hứng chịu nhiều khổ nạn đắng
cay.
Theo ông, Đức Đạt Lai Lạt Ma, chư tăng ni và người dân Tây Tạng đã trốn chạy dưới sự đàn áp dã man tàn bạo của Trung Quốc, sang lánh nạn tại Ấn Độ. Và người dân miền Nam Việt Nam phải gạt nước mắt bỏ xứ, trốn chạy
Cộng Sản, tìm đường vuợt biên bằng đường bộ và đường biển.
Vì vậy, ông kể: “Một buổi sáng cuối tuần, khi ghé chùa Dược Sư, Garden Grove, tôi bỗng nghe tiếng nói trên không trung ‘Ráng tu tập nghe con!’ Tôi bàng hoàng chạy lên chánh điện lễ bái và nguyện sẽ cố gắng tu tập. Hai năm sau, 1996, tôi bị tai nạn trong sở làm, phải qua giải phẫu thay cổ xương
đùi tại bệnh viện Long Beach. Cuộc đời tôi bắt đầu thay đổi, bỏ uống rượu,
hút thuốc, lánh xa những tiệc tùng, hội họp cưới hỏi, những nơi ồn
ào…”
Thật tình cờ khi một sư cô muốn nhờ ông đưa đến chùa Tây Tạng Long Beach, ông Thạnh vui vẻ nhận lời. Từ đó ông để tâm tìm hiểu về Phật Giáo Mật Tông Tây Tạng.
“Khi đọc quyển ‘Tự Do Trong Lưu Đày’ nói về Đức Đạt Lai Lạt Ma, ngài nói ‘Tôi chỉ là một tu sĩ bình thường, tình cờ sanh ra trên đất Tây Tạng,’ tôi liền trực nhận ra đây là câu nói của một vị Bồ Tát. Sau đó tôi được biết người Tây Tạng tôn kính Đức Đạt Lai Lạt Ma là hóa thân của Đức Quán Thế Âm, và câu thần chú linh
thiêng ‘Om Mani Padme Hum,’ Ni Sư Trí Hải nói rõ đó là ‘Thần chú của Đại Bi Tâm,’ dịch trong quyển ‘Tạng Thư Sống Chết’ của Sogyal Rinpoche. Sau đó tôi bắt đầu chuyên chú tìm hiểu thêm và luôn
quán tưởng đến ngài,” ông Thạnh nói trong niềm an lạc vô biên.
Con đường của một tu sĩ, với ông, đang rộng mở, và Đức Quán Âm Bồ Tát luôn là
bậc thầy soi sáng trên hành trình trở về bổn tâm thanh tịnh.
Ngồi một mình trong căn phòng tu tập, trước bàn thờ trang nghiêm thanh tịnh, chiến sĩ Trầm Kim Thạnh, nay là tu sĩ Jangchup Tharchin thắp nén hương lòng nhớ đến các chiến hữu năm xưa tại căn cứ xuất
phát Mai Lộc, Thượng Sĩ Đức, Đại Úy Nguyễn Cao Vỹ, Hồ Văn Kỳ Tuệ, cùng các bạn Khóa 26 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, Thiếu Tá Đức… đã bỏ mình trên đường di tản chiến thuật, bảo vệ cho dân từ Pleiku rút về Nha Trang, Đà Nẵng… cùng rất nhiều anh em Biệt Kích Vô Danh đã hy
sinh vì tổ quốc thân yêu. (Văn Lan) [qd]
Xem lại kỳ trước: Trầm Kim Thạnh, người lính VNCH, lấy tình thương hóa giải hận thù
Trầm Kim Thạnh, cựu học sinh Trung Học Petrus Trương Vĩnh Ký Sài Gòn.
Khóa 26 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức năm 1968.
Ra trường, nhận nhiệm vụ tại căn cứ Mai Lộc, Phú Bài, Đà Nẵng.
Sau 1975, vượt biển tìm tự do, đến trại Sikiew Thái Lan, ở đó ba năm, từ 1981-1983.
Đoàn tụ gia đình tại Hoa Kỳ năm 1984.
Thọ Bồ Tát Giới với Đức Đạt Lai Lạt Ma 14 năm 2007 tại
Dharamshala, Ấn Độ. Trước đó, năm 2010 được ngài Lati Rinpoche xuống tóc tại tu viện Gaden Shartse, Nam Ấn Độ.
Tháng Hai, 2013, xuất gia tại Tu Viện Gaden Shartse, Long Beach,
California, được ban pháp danh là Jangchup
Tharchin (Thành Tựu Trí Tuệ Viên Mãn).
No comments:
Post a Comment