Chủ nghĩa tư bản – Tầm quan trọng của Công sản
http://www.caidinh.com/trangluu/vanhoaxahoi/xahoi/chunghiatuban.htm
Chủ nghĩa tư bản
– Tầm
quan trọng của Công sản
Nhờ những phương tiện thông tin
toàn cầu, trong thế giới hôm nay, chúng ta có
cảm tưởng thế giới của
chúng ta nhỏ lại như cái làng,
cái xã thủa nào. Vì mỗi ngày, chúng
ta chỉ cần dành ra tối thiểu từ 15 đến 30 phút, ngồi trước cái tivi nhỏ bé đặt trong căn nhà ấm cúng, chúng ta có thể biết được tin tức khắp thế giới. Nhân họa như chiến tranh. Thiên họa như lũ lụt, động đất, sóng thần, hoả hoạn. Và thật nhiều các tin tức khác trên toàn thế giới. So với trên một thế kỷ trước, hay hiện
nay trong các chế độ độc tài, thì nhiều những biến cố xẩy ra ở
trong một làng, xã, quận, tỉnh hay trong một quốc gia, chúng ta cũng không biết, vì không được thông tin,
hay chưa có những phương tiện để tiếp nhận thông tin như
xã hội hôm nay.
Theo Peter Barnes viết trong Chủ Nghĩa tư bản phiên bản 3.0. Hướng dẫn cách giành lại Công sản. Cho biết, hiện nay trên hành tinh chúng ta đang sống có trên 6 tỷ người, trong số trên sáu tỷ người, chỉ được con số lẻ của sáu tỷ, khoảng từ 5 đến 7 trăm triệu được sống trong bầu khí tự do, theo chủ nghĩa tư bản, được hưởng một số quyền tương đối về con người, được làm chủ một số tài sản. Nhưng như Mỹ Quốc có trên ba trăm triệu dân, thì tổng sản lượng tài sản chung của cả quốc gia, chỉ nằm trong tay một thiểu số có 5% dân số. Tổng sản lượng của 5% này nắm trong tay 95% Công sản cả nước. Còn 95% dân số chỉ làm chủ vỏn vẹn 5% tài sản của cả quốc gia. Mức chênh lệch, bất công quá cách biệt. Nên chủ nghĩa tư bản cũng còn có giai cấp chiếu trên, chiếu dưới. Tương tự như giai cấp thượng lưu và giai cấp cùng đinh trong các chế độ phong kiến thủa xưa; nay là giai cấp giầu có, có quyền lực, và giai cấp vô sản. Ngoài ra, có những Công sản mà đáng ra mỗi con người khi đã sinh ra đều được có quyền hưởng, nhưng vì không biết, đã bị giới có nhiều quyền, nhiều tiền, tước đoạt một cách mặc nhiên.
Peter Barnes is an American entrepreneur, environmentalist, and journalist.
Chủ Nghĩa tư bản phiên bản 3.0
Chúng ta nên biết về Công Sản, vì đây là quyền lợi thiết thân của mỗi người được hưởng từ
khi sinh ra cho đến lúc lìa đời, vì không biết, ta đã bị tước đoạt mất. Giới tước đoạt là một thiểu số 5 phần trăm các công ty, ngân hàng đang nắm vận mệnh tài chánh trên toàn cầu. Dưới đây là những Công Sản thuộc về quyền của mỗi người:
– Thiên nhiên như: không
khí, nước, DNA, quang hợp, hạt giống, đất trồng, sóng radio, khoáng sản, động vật, thực vật, chất kháng sinh, đại dương, ngư trường, nước ngầm, sự
yên tĩnh, đầm lầy, rừng,
sông, hồ, năng lượng
mặt trời, năng lượng gió.
– Cộng đồng: đường phố,
sân chơi,
lịch, lễ nghi, đại học, thư viện, nhà bảo tàng,
bảo hiểm xã
hội, luật, tiền, tiêu chuẩn kế toán, thị trường vốn, thể chế chính trị, thị trường của nhà nông, chợ đen, mạng rao vặt.
– Văn hóa: ngôn
ngữ, triết học, tôn giáo, vật lý, hóa học, nhạc cụ, nhạc cổ điển, Jazz, ba
lê, hip-hop, thiên văn học, internet,
tần số truyền thông,
truyền hình,
y khoa, sinh học, toán
học, phần mềm.
Chỉ cần đề cập đến thứ Công Sản tự nhiên khi con người chưa có thì Tạo Hóa đã ban sẵn cho con người như: không khí để thở, nước sạch để dùng, năng lượng mặt trời, gió, và vô vàn những tài nguyên có sẵn trên đất, hay nằm sâu trong
lòng đất, giữa biển khơi,
con người dần dà tìm kiếm và khám phá
ra. Ta mới cảm nhận được những
kỳ công của Tạo Hóa. Nhưng
những kỳ công này cũng đòi hỏi con người phải xử dụng hợp lý, vun bồi, tô điểm thêm vào những kỳ công đã được tạo dựng, không sử dụng thái quá, và tệ hại hơn nữa là, phá hủy những cái đẹp của công trình tạo dựng cho con người và các sinh vật.
Dưới đây chúng ta nên nhìn lại chủ nghĩa tư bản đã lần lượt diễn tiến qua những giai đoạn như thế nào?
1.- Tạm gọi là chủ nghĩa tư bản phiên bản 1.0
Từ chủ nghĩa tư bản khan hiếm đến chủ nghĩa tư bản thặng
dư.
Vào khoảng năm 1950, chủ nghĩa tư bản bước vào một gia đoạn mới. Trước đó nạn nghèo đói rất phổ biến ở Mỹ. Tiền công thấp, công việc vất vả, và sự thất nghiệp chực chờ ập xuống hầu hết các gia
đình. Vào những năm 1930, tỷ lệ thất nghiệp lên đến 25%.
Tình hình này đã thay đổi trong thời kỳ tiếp theo
sau thế chiến thứ II. Năm 1958, nhà kinh tế học John Kenneth Galbraith
viết một cuốn sách bán rất chạy nhan đề The Affluent Society (xã hội sung túc) trong đó ông cho thấy đối với hầu hết người Mỹ,
sự khan hiếm hàng hóa nay đã lui về quá khứ. Ông nhận xét.
“người dân thường nay đã hưởng được những tiện nghi, thực phẩm, các phương tiện giải trí, phương tiện đi lại cá nhân và nước máy tư gia, mà cách đây một thế kỷ, thậm chí người giầu cũng không có”. “Sự thay đổi này lớn đến nỗi có nhiều thứ, người ta thậm chí không nhận ra đó chính là nhu cầu cá nhân của mình. Người ta chỉ bắt đầu ý thức khi những nhu cầu đó được tổng hợp, giải thích, và khuyến khích bởi ngành quảng cáo và bán hàng, và nhờ vậy mà hai ngành này trở thành những nghề quan trọng và tài năng nhất của chúng ta”. (Trích chủ nghiã tư bản Phiên bản 3.0 của Peter Barnes).
John Kenneth Galbraith OC, also known as Ken Galbraith, was a Canadian-American economist, public official and diplomat, and a leading proponent of 20th-century American liberalism.
The Affluent Society
Trước năm 1950, nền kinh tế không cung ứng được đầy đủ những thứ người
ta cần. Nói cách khác, cầu vượt cung, và có thể gọi giai đoạn đó là chủ nghĩa tư bản khan hiếm. Và có thể đặt cho nó là chủ nghĩa tư bản phiên bản 1.0
2.- Chủ nghĩa tư bản phiên bản 2.0
Sau thay đổi này, chúng ta chuyển qua chủ nghĩa tư bản thặng dư.
Trong phiên bản này, các
công ty sản xuất hàng hóa không hạn chế; vấn đề của họ là tìm được người mua. Phải tiêu tốn một khoảng GDP lớn để làm cho người ta muốn mua những sản phẩm
họ không cần. Và thời hạn trả chậm được kéo dài thoải mái, để có thể bán được những sản phẩm đó.
Có thể mô tả bước chuyển biến lịch sử này một cách khác. Cách đây một thế kỷ, cái chúng ta
thiếu nhất chính là hàng hóa. Vì vậy cũng dễ hiểu khi người ta hy sinh hết mọi thứ để làm ra hàng hóa cho được, và chủ nghĩa tư bản rất sành sõi việc này. Ngày nay chúng ta đã thừa mứa với những sản phẩm
cho nhiều nhu cầu, và những cái chúng ta thiếu cũng đã khác trước. Theo tôi, trong
các tầng lớp trung lưu,
những thứ khan hiếm nhất là thời gian, quan hệ, và cộng đồng. Đối với người nghèo hàng hóa vẫn thiếu, nhưng không phải thiếu vì sản xuất không đủ, thiếu là do người nghèo không có đủ tiền để mua. Nói cách khác, cái
thiếu quan trọng nhất
chính là thu nhập.
Cũng vậy, trong thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản, đất đai, tài nguyên, và điểm đổ chất thải đầy rẫy; cái thiếu nhất chính là vốn huy động được. Vì vậy người ta đã đặt ra những luật và lệ để dành ưu tiên nhất cho vốn. Tuy nhiên, sang thế kỷ 21, tình hình đã khác đi. Như nhà kinh tế học Joshua Farley đã nhận định,
“Nếu chúng ta cần thêm cá trong bữa ăn, thì cái thiếu không phải là thuyền đánh cá, mà chính là cá. Nếu chúng ta cần thêm gỗ, cái thiếu không phải là xưởng cưa, mà chính là cây”. Chúng ta coi, hay đặt tên cho thời kỳ này là phiên bản 2.0.
Joshua Farley
Ecological economics, development economics, economic
globalization
3.- Sẽ chuyển đến chủ nghĩa tư bản
phiên
bản 3.0 trong tương lai.
Hiểu qua chủ nghĩa tư bản từ khởi đầu đến cuối thế kỷ 20,
có nhiều bất cập, bất
công, qúa lạm dụng Công Sản; tận dụng khai thác
công sản thiên
nhiên, và thải quá
nhiều khí thải Carbon vào
khí quyển, đổ xuống dòng
sông những chất cặn bã
làm ô nhiễm dòng
nước, ô nhiễm nguồn nước ngầm, hủy diệt môi trường. Chủ Nghĩa kinh tế tư bản Phiên bản 1.0 từ đầu đến giữa thế kỷ thứ 19. Bước sang chủ nghĩa
kinh tế tư bản phiên bản 2.0 cho đến
ngày nay, đã làm thay đổi diện mạo và cơ cấu của trái
đất. Mặc
dầu đã được cảnh báo rằng, trái
đất
đang gặp nguy hiểm, nó vẫn tiếp tục như
cũ, tựa như một động cơ hơi nước bất kham không có bộ điều tốc. Nó
đã xây nên hàng núi của, nhưng rất nhiều của cải đó được lấy ra từ Công
Sản mà chúng ta chưa nhận biết ra, và phần lớn trong số đó
cũng chẳng giúp
chúng ta có thêm hạnh phúc.
Những tác nhân chính của chủ nghĩa tư bản, là do các công ty chuyên tối đa hóa lợi nhuận, thực chất đã vượt ngoài
tầm kiểm
soát, và thành quả từ nỗ lực của
các công ty này.
Tại sao chủ nghĩa
tư bản thặng dư lại hành xử như vậy?
Có thể là do chúng
ta cứ toàn thuê những giám đốc điều hành xấu, nhưng tôi lại không nghĩ như vậy. Lỗi chính là do hệ điều hành, mà cũng còn do lỗi của các cơ quan công quyền không quan
tâm đủ về địa hạt luân lý đạo đức của xã hội. Tạo lý cớ cho các giám đốc điều hành phải hành động, không nghĩ gì đến thế hệ tiếp theo, mà chỉ nghĩ đến lời lỗ trong quý sau. Điều này cho thấy, nếu chúng ta muốn thay đổi những kết quả của chủ nghĩa tư bản
phiên bản 2.0, chúng ta phải nâng cấp hệ điều hành giữa các công ty
và công quyền.
Trên
hành tinh nhỏ bé có
sự sống
của chúng ta hôm nay, có nhiều chủng loại,
có những loài đã bị tận diệt vì
con người, và
con người thì
sinh sôi nẩy nở đến con số trên
6 tỷ. Nếu
chúng ta, những nhà tư bản, những đại công
ty, những ngân
hàng lớn, không
nghĩ đến hậu vận của các
thế hệ
sau, hậu vận của trái đất, mà chúng ta chỉ nghĩ đến lợi nhuận. Chắc chắn trái đất này
sẽ bị lâm nguy, các thế hệ sau của chúng ta sẽ gặp khốn đốn. Vì
càng ngày, các nước có
công nghiệp lớn càng
thải nhiều
khí thải vào bầu trời, nhiệt độ trái
đất nóng dần, băng tan, mực nước biển dâng lên, khí hậu thay đổi bất thường gây hạn hán
và bão lụt. Càng
thải nhiều
chất cặn bã xuống các dòng sông, càng hủy diệt nhiều môi trường sống của các
sinh vật khác,
và cũng hủy diệt chính
môi trường sống của con người.
Công Sản là
chi?
Công Sản là tài sản Tạo Hóa
đã ban sẵn cho con người cùng
muôn loài được hưởng từ khi vũ trụ được tạo thành, ngày nay con người khai thác và xử dụng thái
quá, không tôn trọng nhau mà
chỉ nghĩ
đến lợi nhuận của một thiểu số, của công
ty mà quên đi số đông
chiếm đến
95% dân số của thế giới,
nhất là số dân đông đảo này
lại nằm
ở chiếu dưới, hạng ba trên địa cầu. Không khí, nước sạch, trái
đất là của chung mọi người, các công ty và những người giầu có không được quyền tước đoạt của họ. Trả cho họ bầu trời trong lành, có mưa thuận gió hòa, đừng vắt cạn kiện dòng
nước.
Khai thác rừng có kế hoạch và
phải gây lại rừng để tránh
mưa lũ và lụt lội. Không
bao giờ thải các
chất thải
gây ô nhiễm xuống các dòng sông, các công ty phải xử lý các chất cặn bã
hợp lý, không vì lợi nhuận mà gây hại cho các
thế hệ về
sau.
Mỗi người cần một nơi ở trên địa cầu, vì
đất đai
Tạo Hóa đã dành sẵn cho họ, phải
cho họ một chỗ để ở. Không
vì quyền lợi của các
công ty, vì đô thị hóa mà
tước đoạt
nơi ở của họ.
Chế độ phong kiến cổ xưa, rồi chế độ Cộng Sản không đem lại công bằng cho xã hội, ấm no hạnh phúc cho con người.
Nhưng chế độ Tư Bản có đem lại công bằng và hạnh phúc ấm no, cho chính những người dân của đất nước họ hay không?
Đây cũng là những vấn đề vô cùng nan
giải và phức tạp trong chế độ Tư Bản hôm nay, sau cuộc khủng hoảng tài chánh thế giới vừa qua.
Chỉ có
một thiểu
số khoảng 5% các
nhà tỷ phú,
các công ty cổ phần lớn, các
ngân hàng đã nắm đến 95% tài
sản của
nước Mỹ. Chính họ đã tạo ra cuộc khủng hoảng tài chánh thế giới, làm
cho giới cầm quyền phải điên
đầu, vận
động quốc hội biểu quyết, dùng
công quỹ quốc gia, mà
công quỹ của quốc gia là
do người dân
nghèo phải đóng
thuế, để
bù lỗ cho các công ty, ngân hàng, hầu vực dậy nền kinh tế. Lời bạc tỷ
thì người giầu bỏ vào túi riêng, lỗ bạc tỷ thì chính quyền huy động dân
đóng thuế bù lỗ.
Đó là chưa kể tài nguyên
thiên nhiên Trời đã ban sẵn cho con người từ khi tạo nên vũ trụ, như bầu trời, không khí, các tần số phát thanh, truyền hình; nguồn nước ngầm, biển khơi, rừng. Những Công
Sản thiên nhiên trên đã bị những đại công ty, những nhà
tỷ phú khai thác không trả tiền, không nghĩ đến những tác
hại và trách nhiệm trong hiện tại, và
còn di lụy đến các
thế hệ về
sau như: thải bừa bãi
khí CO2 vào khí quyển, làm
cho địa cầu nóng
lên, băng đá ở miền bắc cực tan dần, mực nước biển dâng cao, gây cho nhiều phần đất trên thế giới bị ngập lụt.
Các
nhà máy lớn thuộc loại đại kỹ nghệ, của các đại công
ty, ngoài việc thải khí
thải lên bầu trời, còn
thải các chất cặn bã
xuống các dòng sông, gây ô nhiễm dòng nước, làm
cho các sinh vật sống dưới nước, có
những
sinh vật đã bị tuyệt chủng.
Những động vật sống trên cạn gần các dòng sông bị bệnh tật. Và cuối cùng
đến cộng
đồng dân cư sống gần khu vực
các nhà máy, dòng sông ở chung quanh,
cũng bị nhiều biến chứng như ung thư, thế hệ trẻ khi sinh ra mang những dị tật.
Nạn khai thác
rừng bừa bãi vì lợi nhuận, không
nghĩ đến bảo vệ rừng có
kế hoạch,
trồng rừng, gây nên cảnh khi mưa lũ bị
bào mòn các chất màu mỡ ở mặt đất, gây
cảnh sa mạc
hóa, đồi trọc, đồng không. Tận diệt nhiều thứ động vật hiếm quý.
Khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, thải quá nhiều khí thải vào bầu trời (người ta tính chỉ một mình nước Mỹ thôi, đã thải ra 35% khí thải lên bầu trời). Thử tính xem, các nước kỹ nghệ khác ở Âu Châu, Nhật Bản, Đại Hàn, Ấn Độ, và cường quốc kỹ nghệ mới Trung Cộng, phun khói từng giây phút lên không gian, thì thử hỏi, bầu khí quyển chúng ta đang sống rồi sẽ bị ngột ngạt đến chừng nào.
Lượng khí CO2, mà Tàu cộng được phép thải so với thế-giới
(Hiệp ước Paris do Obama ký)
Công sản Trời ban
cho nhân loại, đã bị những người ở chiếu trên, những nhà
tỷ phú, các công ty xử dụng độc quyền, xử dụng bừa bãi, xử dụng mà
không hề nghĩ đến các
thế hệ
sau chúng ta. Đây thật là một tai họa, nếu ở trong chế độ tự do tư bản không sớm nghĩ đến và
đưa ra được một quy luật để bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn những kho tàng
Trời ban
cho loài người, không phân biệt ranh giới giầu nghèo, thì thế giới chúng
ta đang sống sẽ tự bị hủy diệt, dù cho ngày gọi là tận thế chưa đến
Bùi Văn Đỗ
Cái Đình - 2009
No comments:
Post a Comment