Con Ve và đàn Kiến
https://baomai.blogspot.com/2021/09/con-ve-va-kien.html
Friday, September 3, 2021
Con Ve và đàn Kiến
Những ngày ở tiểu học, thập niên 50, mỗi học sinh đều phải thuộc lòng câu chuyện ngụ ngôn của Lafontaine về "Con Ve và Đàn Kiến".
Chuyện kể là con ve chỉ thích ca hát
suốt các ngày hè tươi đẹp còn đàn kiến cần cù lo chuyển chỗ dự trữ lương thực và xây tổ đề phòng cho những ngày đông lạnh giá. Con ve thật sự tỉnh ngộ và cay đắng sau khi phải đến tổ kiến
để xin ăn và chỗ ở. Câu chuyện này là một mô hình luận lý của tính khôn ngoan, ham làm việc và biết lo xa của đàn kiến so với những thói hư tật xấu của loài ve ham chơi.
Gần đây, kinh tế gia Martin Wolf nhắc lại câu chuyện ve kiến này và lái đến chủ đề về các nền kinh tế toàn cầu. Theo ông, "kinh tế con kiến" được thể hiện bởi các quốc gia chăm chỉ sản xuất và biết tiết kiệm như Đức, Nhật, Trung cộng; trong khi "kinh tế con ve" tượng trưng cho sự tiêu thụ, nợ nần và hoang phí của các quốc gia như Mỹ, Anh và Hy Lạp.
Martin Harry Wolf CBE is a British journalist who
focuses on economics. He is the associate editor and chief economics
commentator at the Financial Times.
Nhưng liên quan giữa kiến và ve có một hệ số mới của thời hiện đại: để tiếp tục tăng trưởng và tạo công ăn việc làm cho đàn kiến, các kinh tế "kiến" đã phải cho các quốc gia "ve" vay nợ rất
nhiều để ve tiếp tục tiêu thụ hàng hóa của kiến. Đến lúc này, ve không còn nhiều khả năng trả nợ và đàn kiến lại thực sự có vấn đề. Tiếp tục cho vay thì tờ giấy nợ sau này sẽ bị mất giá trầm trọng; mà không cho vay, thì nền kinh tế của mình bị suy sụp thảm hại vì không xuất khẩu được.
Chuyện con ve và đàn kiến không những chỉ biểu hiện qua các nền kinh tế thế giới mà còn hiện diện ở khắp các tương quan trong các tầng lớp của từng nền kinh tế hay ngay cả trong nhiều gia đình và xã hội.
Trong một bài viết trước đây về Tư bản và Dân chủ, tôi đã phân tích về những con kiến tư bản cần cù làm việc đầu tắt mặt tối ở Mỹ để đóng thuế. Sau đó, chính phủ lại phân phối các khoản tiền thuế này cho các thành phần nghèo kém. Mức thuế ở Mỹ cao đến nỗi một
người đi làm phải đóng thuế chỉ để nuôi một người Mỹ khác không đóng góp gì cho ngân sách quốc gia.
Cơ chế chính trị đã tạo nên một tầng lớp ve giàu có, đầy quyền lực và tham lam trong việc rút tỉa mòn cạn các của cải tài nguyên đã do sức lao động của đàn kiến nghèo, thua kém từ các vùng quê tạo nên.
Không những sử dụng nhân công giá
rẻ từ các huyện xã nghèo, các con ve Trung cộng còn lợi dụng bộ máy hành chính để trưng dụng đất đai thôn quê, tàn phá môi
trường sinh sống của người
dân khắp nơi, cũng như mượn trọn số tiền tiết kiệm
của đàn kiến bằng cách giữ lãi suất huy động của mỗi ngân hàng dưới 2% trong suốt 30 năm qua.
Tôi không bàn về khía cạnh đạo đức, nhưng việc lạm dụng các phúc lộc xã hội của các thành phần ăn không ngồi rồi quả là một hiện tượng về ký sinh trùng của kinh tế Mỹ.
Số lượng các con ve hay ký sinh trùng này, kể cả các quan chức nhà nước và các chính
trị gia, tăng trưởng rất
nhanh chóng (vì ai cũng tham lam);
cho nên, số lượng cũng như
tinh thần năng động của đàn kiến Mỹ càng ngày càng suy sụp. Thu thuế không đủ để tiêu xài, chính phủ Mỹ còn đi vay mượn khắp nơi, nhất là Nhật và Trung cộng, để sự thâm hụt ngân sách và cán cân
thương mại trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết.
Trong khi nền kinh tế tư bản Mỹ bị các thành phần nghèo kém, hưởng phúc lộc xã hội, không sản xuất lợi dụng tạo nên suy thoái dựa trên chủ nghĩa dân chủ; thì tại Trung cộng, cơ chế chính trị đã tạo nên
một tầng lớp ve giàu có, đầy quyền lực và tham lam trong việc rút tỉa mòn
cạn các
của cải tài
nguyên đã do
sức lao động của đàn kiến nghèo, thua kém từ các vùng quê tạo nên.
Không những sử dụng nhân công giá rẻ từ các huyện xã nghèo, các con ve Trung cộng còn lợi dụng bộ máy hành chính để trưng dụng đất đai thôn quê, tàn phá môi trường sinh sống của người dân khắp nơi, cũng như mượn trọn số tiền tiết kiệm của đàn kiến bằng cách giữ lãi suất huy động của mỗi ngân hàng dưới 2% trong suốt 30 năm qua.
Và trong tất cả các thiên
tai, khủng hoảng nhân tạo hay biến động xã hội, đàn kiến Trung cộng là những người phải hứng chịu mọi
thua lỗ. Các con ve Trung cộng luôn luôn được bao bọc và nhiều khi hưởng thêm phúc lộc của chính phủ.
Năm 1978, tôi đi công tác nhiều lần tại Bắc Kinh và có quen anh Liu Shan Dong, một viên chức trẻ tại Bộ Ngoại Thương Trung cộng. Một hôm, anh mời tôi về nhà dùng cơm.
Gia đình anh có 4 người (vợ, con và mẹ già), được cấp 1 căn hộ rộng khoảng 20m2 sau 10 năm làm việc cho chính phủ. Anh đạp xe đi về hơn 28
km mỗi ngày vì phải về nhà ăn cơm trưa để tiết kiệm tiền. Anh há hốc miệng khi nghe tôi nói tiền gửi xe hàng ngày của tôi ở Manhattan (NYC) mất khoảng 30USD, tương đương với số lương
hàng tháng của anh. Anh là một con kiến chăm chỉ hiền lành gương mẫu như cả tỷ con kiến khác ở Trung cộng.
Mười hai năm sau, tôi quay lại Bắc Kinh, tìm anh và cuộc đời anh đã thay đổi nhiều. Nhờ một dự án khu công nghiệp có sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính quyền địa phương ở Thiên Tân (cách Bắc Kinh khoảng 70km về phía Nam), anh đã trở thành một con ve ấn tượng của Bắc Kinh. Gia đình anh bây giờ đã ở một biệt thự rộng hơn 600m2 ngay gần khu Đại học Thanh Hoa. Anh và vợ đều có tài xế riêng cho hai chiếc Mercedes và BMW đời mới nhất, và nhân công phục vụ tại nhà riêng của anh đã lên đến 6 người (2 người osin, 1 người làm vườn, 2 người tài xế và 1 người nấu bếp).
Nhưng cái
thay đổi lớn nhất là
con ve này, kể cả bà
vợ và bà mẹ, đã
quên hẳn cái
quá khứ làm kiến của mình và theo nhận xét của tôi,
đối xử
khá tàn tệ với người làm trong nhà. Hiện tượng con ve Liu Shan Dong thực
ra rất phổ biến ở mọi tỉnh thành
Trung cộng và
Việt
Nam.
Thời đại mới, suy tư mới và chuẩn mực đạo đức văn hóa cũng thay đổi nhiều. Một thống kê của Đại học Boston về những tập quán của thế hệ 2014 tại Mỹ (mới vào đại học năm nay) cho thấy các bạn trẻ bây giờ gần như không bao giờ đeo đồng hồ ở cổ tay nữa. Ngày xưa, tôi say mê sưu tầm những chiếc đồng hồ Thụy Sĩ cổ điển và bỏ cả ngày nhìn thời gian đóng băng trong những tác phẩm nghệ thuật này. Tôi đã từng mơ đến ngày giao lại bộ sưu tập quý báu này cho con cháu.
Sự thừa thãi của chiếc đồng hồ đeo tay trong bối cảnh hiện tại
cũng không khác gì sự thừa thãi của câu chuyện ngụ ngôn về con ve và đàn kiến. Những nguyên lý đạo đức đã thay đổi và đây có lẽ là thời đại của con các ve. Một ngày gần đây, không ai còn muốn làm kiến nữa. Tính
kiên nhẫn để cúi
đầu chấp nhận một số phận thiệt thòi sẽ chấm dứt và
biến thái
thành một hiện tượng xã hội nào
mới? Vì
có ai nghĩ rằng mùa
đông sẽ không
bao giờ đến và
cả thế giới sẽ tiếp tục ca hát trong một mùa hè bất tận?
TS. Alan Phan
No comments:
Post a Comment