Thursday, September 2, 2021

 ‘Quá lớn để bị sụp đổ’: Hậu quả quyền lực của phố Wall (phần 2/2)

 

https://www.ntdvn.com/kinh-te/qua-lon-de-bi-sup-do-hau-qua-quyen-luc-cua-pho-wall-phan-2-154895.html

Người dân đi ngang qua Sở giao dịch chứng khoán New York trên Phố Wall ở Thành phố New York vào ngày 3/8/2020. (ANGELA WEISS / AFP qua Getty Images)

‘Quá lớn để bị sụp đổ’: Hậu quả quyền lực của phố Wall (phần 2)

Thủy Tiên - Tâm An • 12:58, 17/03/21  

 

Phố Wall là gì? Câu trả lời cho câu hỏi này càng lúc càng “phong phú”, nhưng về tổng quan, giới tài chính cho rằng “Phố Wall có thể xóa sổ bạn. Họ là những người thiết lập quy tắc”. Phố Wall rất “gắn bó” với các cơ quan điều chỉnh, giám sát nó - đến mức những người dân Washington gọi chung họ là “Khối”. Phố Wall quá lớn để có thể bị sụp đổ? Liệu họ có th“đứng trên pháp luật”?

 

Phần 1: https://www.ntdvn.com/kinh-te/qua-lon-de-bi-sup-do-lieu-pho-wall-co-dung-tren-phap-luat-phan-1-151065.html

 

Dường như không có nền kinh tế hiện đại nào có thể tồn tại nếu không có ngân hàng, nhưng khi nó phát triển quá lớn, nó có xu hướng làm chậm tăng trưởng kinh tế, gia tăng bất bình đẳng và góp phần vào các cuộc khủng hoảng gây thiệt hại lớn cho xã hội. Chẳng hạn như cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 khiến chính phủ Mỹ thiệt hại hơn 2 nghìn tỷ USD doanh thu thuế và làm tăng chi tiêu.

Bất chấp những nhược điểm đó, lĩnh vực này có ảnh hưởng lớn đối với phần còn lại của nền kinh tế, mặc dù nhiều nhà quản lý biết rằng những đòi hỏi của nó làm tổn hại đến công ty của họ.

Vì vậy, chúng ta trở lại câu hỏi ban đầu. Tại sao xã hội (và người dân) lại hành động chống lại lợi ích của chính họ?

Câu trả lời có thể được đưa ra trong cụm từ: Sức mạnh không cân bằng.

Hậu quả của quyền lực

Giống như lực hấp dẫn của lỗ đen đang dịch chuyển quỹ đạo của các ngôi sao cách xa nhiều năm ánh sáng, sức mạnh và uy tín lớn làm thay đổi hành vi của mọi người xung quanh, cả trực tiếp và gián tiếp:

Cách trực tiếp là ép buộc và xúi giục: Hãy làm những gì tôi muốn, và anh sẽ được thưởng; nếu không vâng lời tôi, anh sẽ bị trừng phạt. Quyền lực trực tiếp xuất hiện mỗi khi các khoản đóng góp làm ảnh hưởng đến phiếu bầu của một chính trị gia.

Cách gián tiếp ít rõ ràng hơn nhiều nhưng thậm chí lại quan trọng hơn. Nguồn lực thực sự không phải đến từ việc buộc người dân phải làm những điều bạn muốn, mà từ việc thay đổi cách mọi người nghĩ - để họ muốn làm những gì bạn muốn.

 

Acton có câu nói nổi tiếng: “Quyền lực có xu hướng tha hóa, và quyền lực tuyệt đối sẽ làm băng hoại hoàn toàn”.

Thực ra Acton đang nói về ảnh hưởng của quyền lực lên sự đánh giá của chúng ta về kẻ mạnh. Có một xu hướng rất tự nhiên để tin rằng những người có quyền lực là những người tốt, công bằng và làm điều đúng đắn. Quyền lực và uy tín có thể làm cho hành động của những người sở hữu chúng trông có vẻ nhân từ hơn rất nhiều so với thực tế.  

Một nhóm quyền lực có khả năng thưởng cho những người đồng ý với họ và trừng phạt những người bất đồng ý kiến - cũng làm biến dạng thị trường của những ý tưởng.

 

Như Upton Sinclair đã nói: "Rất khó để khiến một người hiểu điều gì đó, khi mức lương của anh ta phụ thuộc vào việc... không [nên] hiểu nó".

Upton Beall Sinclair Jr. was an American writer, political activist and the 1934 Democratic Party nominee for Governor of California who wrote nearly 100 books and other works in several genres.

Kết quả có thể là cả một xã hội bị bóp méo để phục vụ lợi ích của nhóm quyền lực nhất của nó, trong khi càng làm tăng quyền lực của nhóm đó trong một vòng luẩn quẩn.

Sự can thiệp ngày càng mở rộng của chính quyền khiến nền kinh tế mất đi sự cân bằng, khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ Mỹ diễn ra ngày một lớn, tần suất ngày một nhiều. (Pixabay)

Nền kinh tế Mỹ đang phải chịu một “trái tim phình to”

Ở Hoa Kỳ, không phải quân đội mà là lĩnh vực tài chính - đặc biệt là Phố Wall - có quyền lực không tương xứng. Một khu vực tài chính mạnh là rất quan trọng đối với đất nước. Hệ thống tài chính là hệ thống tuần hoàn của nền kinh tế. Không có nó, vốn không thể chảy đến nơi cần. Các ngân hàng lớn thúc đẩy sự tăng trưởng đáng kinh ngạc của nền tài chính, và là trung tâm của hệ thống tài chính.

                Tuy nhiên, một trái tim có thể phát triển quá lớn đến mức làm suy yếu cơ thể mà nó có   nhiệm vụ duy trì, và thậm chí không thể thực hiện các chức năng cơ bản của nó. Nền           kinh tế Mỹ đang phải chịu một “trái tim phình to”.

Chúng ta cần đưa hệ thống trở lại trạng thái cân bằng. Bởi vì quyền lực và uy tín của khu vực tài chính là sản phẩm của quy mô và lợi nhuận phi thường của nó, chúng ta cần cải cách để giảm những điều này xuống mức lành mạnh - mà không hạn chế các chức năng quan trọng của ngành này.

Chìa khóa là chọn những cải cách chống lại những biến dạng do sức mạnh tài chính tạo ra - những cải cách đáng giá vì lý do kinh tế thuần túy. Chúng sẽ làm giảm lợi nhuận và quyền lực của một số người trong lĩnh vực tài chính. Nhưng đó là vấn đề. Những cải cách không làm được điều đó sẽ không hiệu quả.

Quay trở lại nội các đầu tiên của Washington và sự kình địch giữa các chính trị gia Jefferson và Hamilton. Hai người có quan điểm khác nhau về việc nền kinh tế Mỹ nên phát triển như thế nào, nhưng những quan điểm đó được định hình phần lớn bởi niềm tin của họ về “điều gì sẽ thúc đẩy nền dân chủ cũng như điều gì sẽ tạo ra của cải”.

Vào thế kỷ 20, tư duy chống độc quyền của Louis Brandeis - đã bắt nguồn từ sự e ngại của ông về ảnh hưởng và quyền lực mà các công ty tài chính lớn có thể giành được - đối với cả ngành công nghiệp và chính phủ.

Louis Dembitz Brandeis was an American lawyer and associate justice on the Supreme Court of the United States from 1916 to 1939. He was born in Louisville, Kentucky, to Jewish immigrant parents from Bohemia, who raised him in a secular home.

 

Dưới đây là một số cách tiếp cận tiềm năng đối với loại cải cách này:

 

1/ Hạn chế quy mô và đòn bẩy của ngân hàng: Các ngân hàng lớn nhất của Mỹ đã tăng trưởng nhanh chóng sau khi bãi bỏ quy định tài chính và đã thu được lợi nhuận thậm chí còn lớn hơn sau các cuộc khủng hoảng. Năm 1995, tài sản của 6 ngân hàng lớn nhất Hoa Kỳ tương đương 17% GDP của cả nước. Đến năm 2006, con số đó đã tăng lên 55%. Đến năm 2013 là 58%.

Các ngân hàng lớn trích một khoản trợ cấp gián tiếp khổng lồ từ chính phủ. Thị trường tin rằng các khoản nợ của họ được chính phủ bảo đảm ngầm, điều này làm giảm chi phí đi vay của họ. Năm 2012, khoản trợ cấp này trị giá tới 70 tỷ USD - tương đương 2,5% tổng thu nhập từ thuế liên bang - đối với 8 ngân hàng lớn nhất của Hoa Kỳ.

Nếu các ngân hàng được giữ “đủ nhỏ”, thì điều đó sẽ giảm thiểu cả quyền lực của họ và sự trợ cấp này. Các học giả Simon Johnson và James Kwak đề xuất rằng tài sản của các ngân hàng đa năng (kết hợp cả ngân hàng thương mại và đầu tư) không bao giờ được tăng quá 4% GDP, và mức trần cho các ngân hàng đầu tư nên được đặt ở mức 2%.

Simon H. Johnson is a British American economist. He is the Ronald A. Kurtz Professor of Entrepreneurship at the MIT Sloan School of Management and a senior fellow at the Peterson Institute for International Economics.

James Kwak is a Professor of Law at the University of Connecticut School of Law, best known as co-founder, with Simon Johnson, in September 2008, of the economics blog "The Baseline Scenario", a commentary on developments in the global economy, law, and public policy, mostly focused on the situation in the USA.

 

2/ Tăng đòn bẩy tài chính: đó là cách thứ hai mà các ngân hàng tăng cường sức mạnh của mình. Điều này làm tăng lợi nhuận của họ, cũng làm tăng rủi ro của họ. Nhưng rủi ro này được chuyển sang công chúng khi các ngân hàng có thể trông cậy vào một gói cứu trợ.

Các vấn đề của một hệ thống - nơi các rủi ro lan rộng khắp xã hội nhưng lợi ích lại tập trung trong tay một số ít người - là điều hiển nhiên, chỉ có điều quyền lực chính trị của các ngân hàng đã ngăn cản các chính phủ hành động.

Các văn phòng tài chính của các ngân hàng, bao gồm JPMorgan Chase, Citi, HSBC và các tổ chức khác trong khu tài chính của Canary Wharf, được chụp từ Công viên Greenwich ở London vào ngày 21 tháng 10 năm 2017. (Ảnh: Getty Images)

Trong cuốn “Những bộ quần áo mới của các Chủ ngân hàng”, các nhà kinh tế học Anat Admati và Martin Hellwig đã chỉ ra rằng nếu đòn bẩy ngân hàng được giới hạn ở mức 3:1 - nghĩa là, nếu vốn chủ sở hữu của cổ đông chiếm ít nhất 1/4 tổng nợ của các ngân hàng - thì điều đó sẽ không ảnh hưởng gì về khả năng cho vay của các ngân hàng, trong khi lại cải thiện đáng kể sự ổn định của hệ thống tài chính.

 

3/ Đặt nợ và vốn chủ sở hữu trên một sân chơi bình đẳng: Thị trường nợ lớn hơn nhiều so với thị trường vốn chủ sở hữu, và nợ tạo ra rủi ro mà vốn chủ sở hữu không có.

Một công ty càng mắc nợ nhiều thì càng phải chịu sự thay đổi bất ngờ của thị trường tài chính. Trong cuốn sách “Cam kết cao, Hiệu suất cao” của mình, Mike Beer đã mô tả cách các CEO tận tâm xây dựng các “đại công ty tránh nợ” vì lý do này.

With 40 years of experience helping senior executives transform their companies into high performing, people-centric businesses, Michael Beer is a true leadership guru. Today, some of the world’s most innovative companies and their leaders turn to Beer and his colleagues to address the increasingly complex challenges they face and drive long term business performance.

Tuy nhiên, thuế của Hoa Kỳ cho phép "các khoản thanh toán lãi vay được khấu trừ thuế". Khi kết hợp việc ưu đãi thuế đó với thuế suất doanh nghiệp rất cao của Hoa Kỳ, các công ty sẽ có động cơ vay mượn mạnh mẽ.

 

4/ Thuế giao dịch tài chính: Một nguồn khác của cả quyền lực và lợi nhuận cho lĩnh vực tài chính là khối lượng giao dịch tài chính khổng lồ trên thị trường vốn ngày nay.

Tuy nhiên, những giá trị này có thể có giá trị riêng lẻ, về tổng thể, chúng đặt ra những chi phí đáng kể cho phần còn lại của xã hội (như tăng trưởng chậm hơn và các gói cứu trợ định kỳ) mà những người tham gia chúng không phải chịu.

Một cách để đối phó với những thứ tạo ra tác động tiêu cực cho xã hội là đánh thuế chúng.

Ngoài ra, chi phí giao dịch cổ phiếu thấp khuyến khích các nhà đầu tư xem chúng như công cụ tài chính ngắn hạn chứ không phải đầu tư dài hạn. Thuế đánh vào các giao dịch tài chính sẽ làm giảm sự biến động, chuyển các nhà đầu tư sang các tiêu điểm dài hạn hơn, và làm suy yếu một nguồn sức mạnh khác trong lĩnh vực tài chính.

Có 40 quốc gia áp dụng mức thuế như vậy, và Hoa Kỳ đã có một loại thuế từ năm 1914 đến năm 1966.

 

5/ Đối xử với thu nhập đầu tư giống như thu nhập thông thường: Một khoản trợ cấp hiệu quả khác đối với nhiều người trong lĩnh vực tài chính bắt nguồn từ việc giảm thuế suất đối với lãi vốn. Về lý thuyết, điều này khuyến khích đầu tư và do đó, tăng trưởng kinh tế. Trên thực tế, mối liên kết này không được giữ.

Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phát biểu về luật cải cách thuế mới được thông qua trong một sự kiện ngày 20 tháng 12 năm 2017 tại Nhà Trắng ở Washington, DC (Ảnh: BRENDAN SMIALOWSKI / AFP qua Getty Images)

Nhà kinh tế học Leonard Burman và Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội phi đảng phái cho rằng: Sự khác biệt về thuế suất có nghĩa là những người có thu nhập từ các khoản đầu tư - về cơ bản giữ nhiều hơn những người sống bằng sức lao động của họ.

Leonard "Len" E. Burman is an American economist, tax policy expert, and author. He is currently an Institute Fellow at the Urban Institute, the Paul Volcker Chair in Behavioral Economics at the Maxwell ...

Điều này làm tăng đáng kể thu nhập sau thuế của nhiều người trong ngành tài chính (và thu nhập sau thuế của các giám đốc điều hành được trả chủ yếu thông qua quyền chọn mua cổ phiếu). Tất nhiên, điều đó làm tăng quyền lực và uy tín của họ.

Tại sao chính phủ phải trợ cấp cho các nhà tài chính và giám đốc điều hành cấp cao? Điều này trên thực tế đang mang đến lợi thế cho một nhóm tinh hoa - là một ví dụ kinh điển về tư duy méo mó do sự mất cân bằng quyền lực gây ra.

Trong một thế hệ, lĩnh vực tài chính của Hoa Kỳ đã phát triển vượt bậc, làm giàu lớn cho các thành viên quyền lực nhất của mình.

Các doanh nghiệp phi tài chính cần ưu tiên khôi phục sự cân bằng. Quyền lực chỉ có thể dựa vào quyền lực; và dù Phố Wall có mạnh đến đâu, các doanh nghiệp tạo nên phần còn lại của nền kinh tế cũng mạnh hơn rất nhiều.

Các doanh nghiệp phi tài chính đã bắt đầu phản đối. Năm ngoái, tờ New York Times đưa tin rằng các tổ chức tài chính lớn đã sử dụng quyền sở hữu của họ đối với các kho lưu trữ nhôm (riêng Goldman sở hữu các cơ sở nắm giữ 70% lượng nhôm tồn kho ở Bắc Mỹ) để đẩy giá nhôm lên, khiến người tiêu dùng Mỹ phải trả giá đắt đến 5 tỷ USD, kể từ năm 2010.

Các công ty sử dụng nhôm đã phàn nàn, dẫn đến một phiên điều trần của Thượng viện và Cục Dự trữ Liên bang để xem xét lại phán quyết năm 2003 - cho phép các ngân hàng giao dịch hàng hóa vật chất. 

 

6/ Việc lãnh đạo là điều quan trọng. Trong cuốn “Không thể thiếu: Khi các nhà lãnh đạo thực sự quan trọng”, mô tả rằng việc “đúng người, đúng chỗ, đúng lúc” có thể biến đổi các công ty, quân đội và thậm chí toàn bộ quốc gia như thế nào.

Tổng thống Abraham Lincoln đã tôi luyện Hoa Kỳ trong ngọn lửa của cuộc nội chiến. Franklin Roosevelt đã mang đến cho người dân Mỹ một Thỏa thuận mới - từ trong sâu thẳm của cuộc Đại suy thoái. Các nhà lãnh đạo - đặc biệt là các tổng thống - có thể định hình lại cuộc tranh luận chính trị và chuyển toàn bộ đất nước sang một trạng thái cân bằng chính trị mới và tốt hơn.

Phản ứng của Tổng thống Roosevelt đối với lời đề nghị "sửa chữa” hệ thống tài chính rất rõ ràng. Tổng chưởng lý của ông đã giải thích: “Chúng tôi không muốn sửa chữa nó. Chúng tôi muốn ngừng nó”. Hai năm sau, chính quyền của Roosevelt đã phá vỡ kế hoạch của Morgan.

Franklin Delano Roosevelt, often referred to by his initials FDR, was an American lawyer and politician who served as the 32nd president of the United States from 1933 until his death in 1945.

Morgan có quyền lực lớn hơn bất kỳ nhà tài chính nào ngày nay. Ông ta có thể đã kiểm soát tới 40% tổng số vốn ở Hoa Kỳ. Nhưng điều đó không ngăn cản Roosevelt chống lại ông ta.

 

Tác giả: Gautam Mukunda là nghiên cứu viên tại Trung tâm Lãnh đạo Công tại Trường Harvard Kennedy. Trước đây, ông là giảng viên của Trường Kinh doanh Harvard, và ông đã nhận bằng Tiến sĩ tại MIT về Khoa học Chính trị. Ông là tác giả của cuốn sách ”Không thể thiếu: Khi các nhà lãnh đạo thực sự quan trọng”.

Gautam Mukunda is an assistant professor in the Organizational Behavior Unit at Harvard Business School. Before joining the HBS faculty, he was the National Science Foundation's SynBERC Postdoctoral Fellow at MIT's Center for International Studies. ..

 

Thủy Tiên - Tâm An

Xem thêm:

 

Lực lượng ‘mật vụ Gestapo’ của Trung Quốc có quyền lực tối cao trong việc đàn áp tín ngưỡng

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/luc-luong-mat-vu-gestapo-cua-trung-quoc-co-quyen-luc-toi-cao-trong-viec-dan-ap-tin-nguong-45008.html

Không chỉ ‘rước sói vào nhà’, tài phiệt phố Wall nỗ lực biến Mỹ thành ‘con tin tài chính của Trung Quốc’

https://www.ntdvn.com/kinh-te/khong-chi-ruoc-soi-vao-nha-tai-phiet-pho-wall-no-luc-bien-my-thanh-con-tin-tai-chinh-cua-trung-quoc-69942.html

Hối lộ hợp pháp: Bộ trưởng tài chính tương lai của Biden nhận 7,3 triệu USD ‘phí phát biểu’ trong 2 năm qua từ phố Wall

https://www.ntdvn.com/kinh-te/hoi-lo-hop-phap-bo-truong-tai-chinh-tuong-lai-cua-biden-nhan-73-trieu-usd-phi-phat-bieu-trong-2-nam-qua-tu-pho-wall-124326.html

Chiêu bài cao tay của TT Trump: Chặn đứng việc phố Wall đổ tiền vào doanh nghiệp Trung Quốc có mối quan hệ với quân đội

https://www.ntdvn.com/kinh-te/tu-hom-nay-pho-wall-bi-cam-do-tien-vao-doanh-nghiep-trung-quoc-co-moi-quan-he-voi-quan-doi-128708.html

 

No comments:

Post a Comment