Những chuyến dạo chơi chết chóc trên bầu trời Afghanistan
https://baomoi.com/nhung-chuyen-dao-choi-chet-choc-tren-bau-troi-afghanistan/c/40129295.epi
Những chuyến dạo chơi chết chóc trên bầu trời Afghanistan
Vũ Cao | 07/09/2021 16:20
Sau khi Chính phủ Mỹ rút hết quân ra khỏi Kabul, Afghanistan, tờ Atlantic đã cho đăng tải bài viết của một cựu phi công Mỹ dưới cái tên Stalker, nói
về công việc bí mật của ông ở Afghanistan mà ông gọi là “những chuyến dạo
chơi chết chóc”.
Đó là nhiệm vụ thám không vô
tuyến điện để phát hiện các ổ nhóm hay chuẩn bị tấn công của Taliban nhằm vào lính Mỹ và dân thường Afghanistan hợp tác với người Mỹ.
Qua những tình tiết trong bài, có thể đoán Stalker là người Afghanistan hoặc là người Mỹ nhưng rất am hiểu về
quốc gia này.
1. Tôi (Stalker) bắt đầu nhận nhiệm vụ ở Afghanistan vào tháng
6-2011 sau 6 tuần huấn luyện tại một căn cứ bí mật ở sa mạc bang Nevada, Mỹ.
Công việc của tôi là bay trên chiếc trực thăng OH-6 Loach mà cánh phi công vẫn gọi đùa là “quả trứng bay” vì hình dạng của nó nhìn y như một quả trứng . Đây là loại trực thăng dành cho những nhiệm vụ đặc biệt nhưng chiếc OH-6 của tôi còn “đặc biệt hơn cả đặc biệt”.
Để giảm tiếng ồn, kỹ sư của Hãng
McDonnell Douglas - là nơi chế tạo ra chiếc OH-6 đã thay đổi kết cấu ống xả. Điều này làm cho nó chậm đi, thay vì vận tốc tối đa 240km/giờ thì nay chỉ còn 215km nhưng bù lại, khi bay ở độ cao từ 1km trở lên, dưới đất hầu như không nghe thấy tiếng nổ động cơ.
Ở khoang hành khách, toàn bộ đều được phủ kín bằng vải cách âm, ngay cả hai tấm kính ở hai bên cửa cũng được bịt bằng hai tấm
thép. Ghế ngồi chỉ còn lại 1 chiếc để nhường chỗ cho bộ thiết bị nghe lén, có thể nghe được tất cả mọi cuộc điện thoại vô tuyến ở dưới đất - kể cả điện
thoại vệ tinh trong bán kính 1,5km.
Tuy nhiên, người điều khiển có thể thu hẹp bán kính này xuống còn 100m nhằm xác định chính xác tọa độ nơi phát ra cuộc điện đàm.
Ngay phía dưới thiết bị nghe lén là một khối thuốc nổ TNT nặng 1,5kg. Trong trường hợp bị bắn rơi, tôi (Stalker) hoặc 1 trong 2 phi công chỉ cần gạt một cái nút màu đỏ từ vị trí OFF (tắt) sang vị trí ON (mở) thì chỉ 10 phút, nó sẽ nổ tung, xóa tan mọi thứ. 10 phút ấy đủ để phi hành đoàn thoát ra ngoài nếu còn sống!
Trực thăng OH-6 với thiết bị nghe lén ở Afghanistan.
Nhiệm vụ của tôi theo lý thuyết là “cảnh báo
mọi mối
đe dọa từ dưới đất cho các lực lượng đồng
minh”. Nếu cần, chúng tôi cũng có thể tấn công bởi chiếc OH-6 được trang bị 2 ống phóng tên lửa ở hai bên hông, nằm cạnh khối cảm ứng nghe lén hình chữ nhật, mỗi ống 8 quả.
Thú thật là tôi hơi
căng thẳng khi nghe cấp chỉ
huy nói rằng tôi sẽ “thấy những điều khủng khiếp”; nhưng về
sau, khi đã nghe lén hàng nghìn cuộc điện đàm của những kẻ đang cố giết những đồng đội của tôi, tôi cảm thấy điều đó trở nên bình thường bởi lẽ ngay trong phi vụ đầu tiên, tôi đã đối diện với nó.
Đó là một buổi sáng tháng
11 ở miền bắc
Afghanistan, nơi có độ cao trung bình 2.300m so với mực nước biển. Bầu trời trong xanh khi chiếc
OH-6 của chúng tôi bay dọc theo con đường đất uốn lượn qua những dãy núi dẫn đến căn cứ tiền đồn Lima do một đại đội thủy quân lục chiến Mỹ trấn đóng thì trong tai
nghe vang lên một giọng đàn ông, tạm gọi là A, nói bằng tiếng Pasto mà tôi ghi lại nguyên văn.
A: “Hãy đặt IED (Improvised Explosive Device - thiết bị nổ
tự chế) ở ngay khúc cua đó. Bọn chúng (lính Mỹ) sẽ không nhìn thấy đâu”.
Một giọng khác - tôi gọi là B - trả lời: “Có thể đợi một chút nữa để tôi quan sát
thêm”.
Nhưng A nói như gắt: “Không, không!
Bọn chúng có thể đến sớm hơn. Ta cần giết càng nhiều càng tốt”.
B: “Theo tôi nên đặt cách khúc
cua 100m vì khi đến nơi, bọn chúng sẽ thận trọng dò xét. Lúc
qua khỏi khúc cua mà không thấy gì, chúng sẽ chủ quan…”.
A: “Đúng! Làm ngay đi”.
Tôi báo tọa độ của cuộc điện đàm cho phi công qua máy truyền tin nội bộ. Như thường lệ, phi công sẽ gọi về sở chỉ huy để nơi đây có những hành động thích hợp nhưng trong trường hợp này, anh ta quyết định tấn công mà mục tiêu là bọn đang định đặt IED.
Chiếc OH-6 lượn vòng rồi chúi xuống, tôi thấy trực thăng rung lên khi 2 quả tên lửa thoát ra khỏi ống phóng rồi gần như ngay lập tức, tôi cảm nhận 2 tiếng nổ đi liền
nhau rồi tiếp theo trong tai nghe là sự im lặng lạnh lùng.
Gần 30 phút sau, máy bộ đàm trên một chiếc xe bọc thép vũ trang Humvee của đội tuần tra tiền đồn Lima cho biết 3 gã Taliban chết ngay tại chỗ. Tôi cho họ thêm tọa độ của bọn chỉ huy vụ đặt IED mặc dù tôi nghĩ chúng đã cao chạy xa bay nhưng lúc hạ cánh xuống căn cứ, nghe nói đội tuần tra bắn chết thêm 1 tên trong nhóm này.
Những cuộc điện thoại vệ tinh của Taliban là mục tiêu
nghe lén.
2. Vào thời điểm năm 2011, khi tôi bắt đầu tham gia nhiệm vụ
nghe lén những cuộc điện đàm của Taliban, đơn vị của tôi chỉ có 20 người đến từ nhiều nơi trên thế giới làm công việc như tôi. Ngoại trừ vài người là dân bản xứ, còn thì tất cả đều phải học 2 ngôn ngữ chính ở Afghanistan là tiếng Dari và tiếng Pasto.
Những chiếc OH-6 của chúng tôi và khoảng 10 loại máy bay khác được đặt dưới sự điều hành trực tiếp của Bộ Chỉ huy hoạt
động đặc biệt thuộc Lực lượng không quân Air Force
Special Operations Command (AFSOC).
Tuy khác nhau về chủng loại nhưng tất cả các máy bay AFSOC đều được trang bị những vũ khí có khả năng hủy diệt. Nó có thể bắn tan tành một chiếc xe hơi, làm nổ tung một tòa nhà, khoan thủng hầm ngầm hoặc những công sự kiên cố.
Vài ngày trước sinh nhật lần thứ 22 của mình, tôi đã thấy phi công trên chiếc OH-6 của chúng tôi bắn một quả tên lửa nhiệt áp vào một nhóm Taliban
đang tập trung trong một hẻm
núi. 20 người trong số họ tan vào cát bụi.
Có lần trong một phi vụ nghe lén, tôi thấy kẻ ở dưới đất lặp đi lặp
lại những từ vô nghĩa: “Kalima! Kaliiiiiiima.
Kalimaaaaaaa. Kalima, Kalima…” nhưng tôi không hiểu gã đó nói gì
bởi lẽ ngôn ngữ Pasto và Dari có nhiều nghĩa kép. Lần ấy tôi không báo cho phi công bắn anh ta với ý định sẽ tìm hiểu cặn kẽ về từ này.
Đến khi nghe giải thích của một đồng nghiệp người
Pasto, tôi mới hiểu kẻ đã kêu lên từng tràng “Kalima” là muốn các đồng đội của anh ta giải thoát cho anh ta khỏi nỗi thống khổ. Tôi đoán chắc anh ta đã chết vì những lần sau, khi bay qua tọa độ ấy, tôi không bao giờ còn nghe thấy giọng nói của anh ta nữa.
Một lần khác, qua hệ thống nghe lén, tôi
phát hiện một nhóm Taliban đang ở trong một hang núi. Sau khi tôi báo
cáo và khi không tìm thấy miệng hang vì Taliban ngụy trang quá khéo léo, phi công OH-6 quyết định gọi chi viện vì loại tên lửa trang bị trên OH-6 không thể khoan thủng hang đá này.
Khi 2 trực thăng chở quân Chinook
CH-47 xuất hiện, tôi nghe một gã Taliban gào lên trong máy truyền tin: “Abdullah, bắn đi”.
Chỉ trong tích tắc, từ hẻm núi phía bên
trái tôi, 2 súng phòng không 12,8mm khạc ra từng luồng lửa dài. Thì ra ngoài bọn ở trong hang, vẫn có một nhóm khác gần đó làm nhiệm vụ cảnh giới. Một chiếc
Chinook CH-47 trúng đạn vào thân nên
vội vã bốc lên còn chiếc kia cố bay vòng qua hẻm núi để tránh đạn.
Trong tai nghe, tôi thấy gã Taliban hét lớn: “Bắn đi, bắn nữa đi. Các anh em, chúng ta
đang chiến thắng. Bọn Mỹ sẽ
phải bỏ chạy. Đây là ngày vinh quang của chúng ta”. Tôi đã thắc mắc tại sao AFSOC không gửi loại trực thăng tấn công King Cobra mà lại gửi những chiếc Chinook CH-47 nặng nề này?
Có lẽ họ nghĩ rằng chỉ cần đổ hai trung đội xuống, vây chặt cửa hang rồi tiêu diệt bọn Taliban là xong? Khi thấy chiếc Chinook trúng đạn, tôi nghe gã Taliban gào lên: “Waaaaallahu akbar - Chúng tiêu rồi”. Lúc hạ cánh xuống căn cứ, một sĩ quan cho biết 6 lính Mỹ trên chiếc Chinook CH-47 chết, vài người nữa bị thương.
Thời gian trôi qua, tôi học thêm được nhiều từ mã hóa của Taliban. Mùa xuân năm 2014, tôi thực hiện nhiệm vụ nghe lén để hỗ trợ một đội Lực lượng đặc biệt Mỹ làm công tác
dân vận tại một ngôi làng ở miền bắc Afghanistan.
Chiếc OH-6 bay theo vòng tròn trong nhiều giờ, còn tôi cố gắng tìm kiếm những tín hiệu vô tuyến trên mặt đất. Và khi đội Lực lượng đặc biệt kết thúc cuộc bàn bạc với hội đồng làng về kế hoạch xây dựng một giếng nước, họ quay ra những chiếc xe chở quân thì lúc ấy Taliban mới mở máy bộ đàm ra lệnh tấn công. Trong tai nghe, vang lên giọng nói của một gã dường như là chỉ huy: “Chúng nó đã ra đến con mương phía đông. Tiến lên tiêu diệt chúng!”.
Giây lát, các loại súng đồng loạt nổ. Vẫn trong tai
nghe, gã Taliban ra lệnh: “Bắn vào chiếc máy bay kia (OH-6 của chúng tôi) chứ không thì nó
sẽ gọi quân tiếp viện”. Tôi báo cho phi công biết để anh ấy tìm cách né tránh và bắn trả. Lúc vừa bắn hết 8 quả tên lửa thì cũng là lúc hai chiếc phản lực cường kích A-10 xuất hiện. Vẫn trong tai nghe,
một giọng gào lên: “Tụi mày ở đâu. Tao bị thương rồi”.
Cuộc tấn công thất bại. Trong những lần như vậy, tôi chẳng hiểu Taliban có biết là tôi ở trên cao, theo dõi mọi lời nói của họ trên các tần số vô tuyến mà họ đang sử dụng hay không?
Họ có biết rằng tôi nghe thấy họ khoe khoang về việc họ
đã giết được bao nhiêu người Mỹ, hoặc họ sẽ đặt IED ở
đâu và khi nào, hoặc cuộc tấn công vào một doanh trại lính Mỹ sẽ bắt đầu lúc mấy giờ, thậm chí là cả những vụ đánh bom tự sát được tiến hành ra sao.
Nếu họ biết, tôi nghĩ họ sẽ không chấm dứt mà họ sẽ có cách thay đổi phương pháp liên lạc và chúng tôi lại tiếp tục chạy theo họ.
Tên
lửa từ chiếc A-10 bắn xuống một vị trí của Taliban theo chỉ điểm của người nghe lén.
3. Kết thúc 2 hợp đồng với AFSOC sau 10 năm ở Afghanistan, tôi đã bay hơn
600 phi vụ với tổng số 2.748
giờ. Có khoảng 150 chuyến bay trong số đó chúng tôi phải chiến đấu, còn lại là chỉ nghe và nghe.
Bên cạnh những bàn bạc của Taliban về phục kích, đặt mìn, tấn công, ám
sát, thu thuế nông dân trồng cây thuốc phiện, còn thì tôi cũng phải nghe những điều tương tự như những người hàng xóm nói
chuyện với nhau về lương
thực, gia súc, ăn uống, những lời phàn nàn về thời tiết, đường sá. Thỉnh thoảng vài kẻ có vẻ là chỉ huy cao cấp của Taliban còn bàn bạc về ngày lính Mỹ rút đi và kế hoạch của họ trong việc lấy lại đất nước.
Khi nghe họ nói, tâm trạng tôi mơ hồ lẫn lộn. Họ chỉ có súng tiểu liên AK và súng chống tăng RPG đã 30 năm tuổi trong khi chúng tôi có những chiếc máy bay trị giá 100 triệu USD nhưng họ vẫn tiếp tục
chiến đấu. Lúc chúng tôi rời khỏi một ngôi làng sau
khi tin rằng đã bình định được, họ quay lại.
Cuộc đào tẩu của phi công F-15
sang Sudan: Nga-Trung lỡ "cơ hội vàng" chiếm bí mật quân sự Mỹ
Bất kể chúng tôi đã làm gì, chúng tôi đã đi đâu
hay chúng tôi đã giết bao nhiêu người trong số họ, họ vẫn quay trở lại. Những cuộc
nghe lén cho tôi biết chính xác
cách họ sẽ hoàn thành những mục tiêu này và không gì có thể ngăn cản họ.
Ngay cả khi họ chết, họ vẫn tin rằng những mục tiêu ấy sẽ đạt được bởi những người anh em của họ vì “Afghanistan là của chúng tôi”. Tuy nhiên vấn đề là cái “của chúng tôi” ấy sẽ được họ hành xử như thế nào, hay lại là những bi kịch thảm khốc thời họ cầm quyền ở
Afghanistan cách đây hơn 20 năm về trước!
Phi vụ cuối cùng của tôi trước khi rời khỏi Afghanistan
vẫn là một chuyến nghe lén. Họ nói với nhau kết quả đàm phán với chính quyền Tổng thống Trump về việc quân Mỹ rút khỏi Afghanistan và lệnh của chỉ huy tối cao “không bắn vào người Mỹ nữa”.
Lúc nghe tôi báo lại, phi công OH-6 bảo tôi rằng hãy để cho anh ta “hốt cú hụi chót” vì có lẽ đó là những chỉ huy cao cấp của Taliban. Nhưng tôi lắc đầu. Tôi đã nhận được lệnh không tấn công Taliban nếu họ không ra tay trước.
Tôi lên máy bay rời khỏi Kabul chỉ 6 ngày trước khi Taliban kiểm soát hầu như toàn bộ đất nước này. Lúc người phi công chỉ cho tôi chỗ treo chiếc tai nghe để giúp tôi giảm tiếng ồn của động cơ máy bay C-130, tôi lắc đầu cảm ơn bởi lẽ tôi đã đeo nó suốt 10 năm rồi. Bây giờ tôi không còn muốn thấy nó một chút nào nữa…
No comments:
Post a Comment