Người chết oan chuyển sinh đến nhà người ta trả nợ, có ấn ký làm chứng
Mạng người bị hại chết hay bị chết oan đời trước, chuyển
sinh sang kiếp sau làm
súc sinh trả nghiệp (Ảnh: pixabay)
Người chết oan chuyển sinh đến nhà người ta trả nợ, có
ấn ký làm chứng
Lam Sơn • 19:00, 07/04/21
Mười năm sau, vào năm 1956, một con bò của Vưu Vạn Kim, anh trai của Vưu Vạn
Đạt, sinh ra một con bê nhỏ, và đường vân lông trên lưng bò thực sự có dòng chữ "Lâm Tân Giáo".
Vào thời điểm đó, con trai của Lâm Tân Giáo là Lâm Vinh Quan (khi đó 23 tuổi), biết được sự việc và lập tức thông qua hàng xóm thương
lượng với Vưu Vạn Kim,
muốn lấy 1 vạn 500 nghìn đồng mua con bê về nuôi.
Có một số câu chuyện nghe giống như Thần thoại,
chẳng hạn như câu chuyện về Mục Kiền Liên và mẹ của ông. Tương truyền rằng mẹ của vị La Hán Mục Kiền Liên đã làm rất nhiều điều xấu, sau khi chết trở thành quỷ đói, Mục Kiền Liên thông qua thần thông của mình nhìn thấy, ông vô cùng thương tâm, nên đã dùng pháp
lực để đưa một chút đồ ăn cho mẹ. Thế nhưng ngay sau khi thức ăn đến miệng mẹ liền hóa thành tro, Mục Kiền Liên liền khóc lớn cầu xin Đức Phật Thích Ca giúp đỡ...
Còn có một số câu chuyện, chúng rất gần gũi với chúng ta, xảy ra trong thời hiện đại:
Sự việc xảy ra tại thị trấn Hằng Xuân, huyện Bình Đông, Đài Loan rằng, một con bò trong nhà của Vưu Vạn Kim đã sinh ra một con bê, trên lưng con bê xuất hiện chữ "Lâm Tân Giáo".
Ngay khi Vưu Vạn Kim nhìn thấy ba chữ "Lâm Tân
Giáo" trên lưng con bò, ký ức bi thương được cất giữ trong lòng hơn mười năm qua lại hiện lên trong tâm trí anh.
Lâm Tân Giáo, người mà Vưu Vạn Kim biết, là một bác sĩ ở thị trấn Hằng Xuân hơn mười năm trước. Trước khi Đài Loan khôi phục vào ngày 25 tháng 10 năm 1945, em trai của Vưu Vạn Kim là Vưu Vạn Đạt, vì hoàn cảnh gia đình nghèo khó nên làm thuê cho nhà Lâm Tân Giáo.
Có một lần nhà họ Lâm bị mất trộm hơn 2.000 cân thóc, dẫn đến một sự kiện bất hạnh
lớn. Lâm Tân Giáo vì không biết rõ sự thật, thiếu bằng chứng mà đã đổ oan cho Vưu Vạn Đạt, đồng
thời báo cảnh sát bắt giữ Vưu Vạn Đạt. Lúc đó, cảnh sát hình sự thụ ý vụ án Vưu Vạn Đạt đã tra tấn bằng hình phạt nặng nề, vu oan giá hoạ; Vưu Vạn Đạt ôm hận trong lòng, kết quả đã tự sát để tỏ lòng trong sạch. Không lâu sau khi xảy ra sự việc, Lâm Tân Giáo cũng
qua đời.
Mười năm sau, vào năm 1956, một con bò của Vưu Vạn Kim, anh trai của Vưu Vạn
Đạt, sinh ra một con bê nhỏ, và đường vân lông trên lưng bò thực sự có dòng chữ "Lâm Tân Giáo". Vào thời điểm đó, con trai của Lâm Tân Giáo là Lâm Vinh Quan (khi đó 23
tuổi), biết được sự việc
và lập tức thông qua hàng xóm thương lượng với Vưu Vạn Kim, muốn lấy
1 vạn 500 nghìn đồng mua con bê về nuôi. Sau khi tin tức này truyền ra, được báo chí đưa
tin, đã gây chấn động gần xa, ai nghe thấy cũng đều cảm thán
"Nhân quả báo ứng quả không sai"!
Mạng người bị hại chết hay bị chết oan đời trước, chuyển sinh sang kiếp sau
làm súc sinh trả nghiệp, được ông Trời khéo léo “thụ ký”, chuyển sinh vẫn còn dấu vết, có thể là bằng chứng cho việc hoàn nghiệp trong lục đạo luân hồi. Vũ trụ mênh mang, thiên địa trường cửu, nhưng ông Trời có mắt, có Thần nhãn ở khắp mọi nơi, thời thời khắc
khắc đang ghi lại nhất ngôn nhất hành của con người trên thế gian, và quyết định vận mệnh tương lai của con người.
Điều đáng để chúng ta suy
nghĩ là, nhục thể con người chết đi không phải là kết cục của quả báo mà là bắt đầu quả báo cho kiếp sau, nguyên thần mang theo đức và nghiệp, rồi tiếp tục chuyển sinh
ở kiếp sau, trong khi luân hồi chuyển sinh mà hưởng phúc từ đức, hoặc trong lúc chịu khổ chịu nạn mà hoàn trả nợ nghiệp, triển hiện cho chúng ta thấy đạo nhân quả báo ứng khi luân hồi chuyển kiếp.
Lam Sơn
Theo Ngô Vĩnh Kiện - SOH
Xem thêm:
Bé gái Ấn Độ hé lộ sự thật về tiền kiếp và quá trình luân hồi chuyển thế
Luân hồi thực sự tồn tại: Người phụ nữ thoát khỏi trầm cảm sau khi thấy tiền kiếp của mình
Những câu chuyện kỳ lạ về ký ức luân hồi của những đứa trẻ nhỏ
Chứng kiến luân hồi chuyển sinh: Người mang móng heo, heo có tay người
Trường hợp thực tế: Luân hồi chuyển thế, oan gia trở
thành mẹ con
Một người Mỹ gốc Đài gặp chuyện ly kỳ 5 thế hệ bị
luân hồi báo oán
No comments:
Post a Comment