Tín ngưỡng đối với Thần có phải là phong kiến mê tín không (P-1)
Từ khi tạo ra trời đất đến nay, năng lực vĩnh cửu của Thần
và Thần tính vẫn hiển rõ, nhưng mắt thường không thấy được, nhưng dựa vào những vật đã được (Thần) tạo ra thì có thể biết được, khiến con người không thể chối bỏ được. (Ảnh minh họa).
Tín ngưỡng đối với Thần
có phải là phong kiến mê
tín không (P-1)
Trung Hòa • 16:30, 03/07/20 • 1330 lượt xem
Có thể thấy khoa học tuy không chứng thực được sự không tồn tại của Thần, nhưng những
phát hiện khoa học từ xưa đến nay đã cung cấp cho chúng ta rất nhiều chứng cứ liên quan đến sự tồn tại chân thực của Thần.
Tín ngưỡng truyền thống
“Sự việc của Thần thì con người có thể biết được, nó vốn hiển hiện rõ trong tâm con người vậy, bởi vì Thần đã hiển hiện rõ cho họ. Từ khi tạo ra trời đất đến
nay, năng lực vĩnh cửu của Thần và Thần tính vẫn hiển rõ, nhưng mắt thường không thấy được, nhưng dựa vào những vật đã được (Thần) tạo ra thì có thể biết được, khiến con người
không thể chối bỏ được” (Kinh Thánh - Rô-ma
1: 19-20)
Từ xưa đến nay con người đều có tín ngưỡng thành kính đối với Thần.
Theo các tài liệu văn hiến lịch sử, sớm nhất là sách Thượng Thư đã ghi chép rằng, vua quan các triều đại Hạ, Thương, Chu hễ mở
miệng là nói đến Trời, Mệnh Trời. Còn chữ Thượng Đế thì tìm thấy rất nhiều trong chữ Giáp cốt.
Trời là gì? Thượng Đế là gì? Thời thượng cổ hai chữ này thực tế là cùng một nghĩa, là chỉ vị Thần cao nhất, cũng là vị Thần tối cao làm chủ tất cả. Ngoài Trời và Thượng Đế ra, thời thượng cổ còn thờ rất nhiều như Thiên Thần, Thần Đất, Thần Núi, Thần Sông và quỷ (người chết)... Dần dần xuất hiện Đạo giáo, Phật giáo, Đạo Cơ Đốc, Đạo Thiên Chúa, Đạo Hồi, Đạo Cao Đài…
Tất cả những tín ngưỡng trên đều là tín ngưỡng đối với Thần, mỗi loại đều tín ngưỡng vào vị Thần riêng của mình. Thực ra Thần cũng không phải là điều gì quá huyền bí, chẳng qua họ chỉ là những sinh mệnh có trí huệ to lớn hơn con người, tức là sinh mệnh cao cấp mà thôi.
Thần không phải là điều gì
quá huyền bí,
chẳng qua họ chỉ là những sinh mệnh có trí huệ to lớn hơn con người, tức là sinh mệnh cao cấp mà thôi. (Ảnh: Shutterstock).
Cũng có những người không tin Thần, nhưng phần lớn vẫn giữ
thái độ tôn trọng đối với Thần và tín ngưỡng của những người khác. Tuy nhiên cũng có một số chính quyền cực đoan, họ coi bất kể người theo tín ngưỡng với Thần nào cũng là kẻ thù không đội trời chung. Tàn độc hơn là họ đưa Thuyết vô Thần thành hình
thái ý thức của toàn quốc và dùng trăm phương ngàn kế, chụp cho cái mũ “phong kiến mê tín” để đàn áp tín ngưỡng, đập phá các cơ sở thờ tự. Họ dùng bộ máy tuyên truyền Thuyết vô Thần cho con người ngay khi còn thơ ấu.
Ở các nước văn minh, người dân công khai giới thiệu mình theo tín ngưỡng gì, tin theo
Thần nào. Nhưng ở một số nước khác rất gần chúng ta, nếu bạn công khai tín ngưỡng của mình thì ắt sẽ có người chê cười rằng: “Anh vẫn
còn
phong kiến mê
tín như thế này
sao?”, hay: “Thời buổi công nghệ 4.0 rồi mà còn mê tín vậy ư?”...
Về công nghệ, văn minh hay trình độ khoa học kỹ thuật thì các nước phương Tây vượt trên các nước châu Á khá xa, vậy mà phần lớn họ đều có tín ngưỡng, đều tín Thần. Như vậy một vấn đề quan trọng đặt ra là:
Tín ngưỡng đối với Thần có phải là phong kiến mê tín không?
Thế nào là
‘phong kiến mê
tín’.
Từ ‘phong kiến’ vốn có nghĩa là “phong bang kiến quốc”, tức là phong đất đai và tước vị vương, đứng đầu một vùng lãnh thổ. Về bản thân khái niệm mà nói thì cụm từ ‘phong kiến mê tín’ là
không khoa học và không ăn nhập với nhau. Từ ‘phong kiến’ xuất hiện sớm nhất
trong sử sách là trong “Tả truyện” rằng: “Xưa
Chu Công
đau buồn vì
Nhị thúc
không quy phục, nên
đã phong kiến (phong đất, dựng lãnh địa) cho thân thích để làm phên giậu che chắn cho nhà Chu”.
Còn từ ‘mê tín’ có nghĩa là sùng tín mù quáng, không lý trí, và tin một cách say mê. Hai từ này ghép lại thành ‘phong
kiến mê tín’ đúng là râu ông nọ cắm cằm bà kia.
Thế nhưng ngày nay ‘phong kiến mê tín’ lại được dùng với nghĩa là “ngu dốt, lạc hậu, mê muội”. Dưới con mắt của họ thì những gì mù quáng, mê muội, lạc hậu của các xã hội trước, của các nền sản xuất kém phát triển đều là ‘phong kiến mê tín’. Một trong số đó là tín ngưỡng đối với Thần.
Với nhiều người vô Thần thì họ coi là bất kỳ cái gì không hợp với khoa học kỹ thuật hoặc khoa học không chứng minh được thì đều là ngu muội, hoang đường, lạc hậu, là phong kiến mê tín.
Lẽ nào những gì chưa được khoa học chứng minh thì đều coi là ngu muội, mù quáng, hoang đường, lạc hậu sao? đều là thứ hư ảo không tồn tại sao? Những thứ như sùng bái tín phụng đều là ngu muội, mù quáng, hoang đường, lạc hậu sao?
Lẽ nào những gì chưa được khoa học chứng minh thì đều coi là
ngu muội, mù
quáng, hoang đường, lạc hậu sao? Những thứ như sùng bái tín phụng đều là ngu muội, mù quáng, hoang đường, lạc hậu sao? (Ảnh qua
thietkegiapha.vn).
Nếu như vậy thì tất cả những gì chúng ta dùng hôm nay như điện thoại di động, mạng
internet, công nghệ 3G, 4G, 5G… , đối với nhân loại trên 100 năm trước, thậm chí chỉ 40, 50 năm trước mà nói, đều là thứ hư ảo không tồn tại. Người nào nói về những thứ này thì đều bị coi là ngu muội, mù quáng, hoang đường, lạc hậu, là ‘phong kiến mê tín’ cả.
Nhân loại đang không ngừng nhận thức, phát hiện ra những cái mới. Những thứ đó không phải vì chúng không tồn tại mà trí tuệ con người chưa phát triển đến mức nhận biết ra được
mà thôi.
Phương pháp nhận thức tự nhiên, sinh mệnh và vũ trụ thì ngoài khoa học thực chứng còn có nhiều phương pháp khoa học khác, đơn cử như lý thuyết kinh mạch và âm dương ngũ hành đã được chứng thực trong Đông y, cũng được các nước phương Tây áp dụng.
Thần là hư
cấu hay chân thực?
Rõ ràng rằng, khoa học thực chứng không thể chứng thực được sự tồn tại hay không tồn tại của Thần, đây là điều ai ai cũng thấy. Nhưng Khoa học thực chứng không chứng thực được sự tồn tại của Thần thì có nghĩa
là Thần không tồn tại chăng?
Thứ nhất, khoa học hiện nay không chứng thực được sự tồn tại của Thần không có nghĩa là vĩnh viễn không chứng thực được. Khoa học đang phát triển và luôn luôn chứng thực, phát hiện ra những thứ trước đây chưa chứng thực được. Cũng giống như với kinh lạc trong Đông y, khoa học hiện nay chưa chứng thực được, nhưng biết đâu trong tương lai sẽ làm được điều đó. Cũng có thể khi đó nó sẽ chứng thực được sự tồn tại của Thần.
Khoa học đang phát triển và luôn chứng thực, phát hiện ra những thứ trước đây chưa chứng thực được. Kinh lạc trong Đông y, khoa học hiện nay chưa chứng thực được,
nhưng biết đâu
trong tương lai sẽ làm
được điều đó.
(Ảnh qua nhattruongkontum.com).
Thứ hai, Kant - nhà triết học nổi tiếng của Đức đã từng nói:
“Muốn chứng minh
sự tồn tại của Thần thì
rất khó.
Muốn chứng minh sự không tồn tại của Thần càng khó hơn”.
Như vậy những người theo Thuyết vô Thần bản thân họ cũng không thể chứng minh được là vô Thần, thế nên nó vĩnh viễn chỉ là giả Thuyết mà thôi, bởi vì:
a/ Thuyết vô Thần cho rằng vũ trụ là vô biên (nếu có biên thì bên ngoài cái biên đó là gì? Ở đó có sinh mệnh cao cấp hơn con người không?). Đã là vô biên thì làm thế nào tìm tòi
hết được vũ trụ, từ đó rút ra kết luận vũ trụ không có Thần chăng?
b/ Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các phương pháp thăm dò cũng ngày một tiên
tiến. Vậy những nơi đã thăm dò trước kia có nên thăm dò lại không? Tất nhiên là cần thăm dò lại rồi. Kỹ thuật thăm dò không ngừng phát triển, thế nên việc thăm dò lại này
bản thân
cũng là vô cùng vô tận rồi.
c/ Nếu có tồn tại sinh mệnh cao cấp hơn con người thì trình độ khoa học kỹ thuật của họ hoàn toàn có thể khiến cho chúng ta không thăm dò ra họ được. Họ có thể thấy chúng ta nhưng chúng ta không thấy họ được. Việc
này cũng giống như hệ thống
ra- đa thế hệ cũ không thể dò tìm ra máy bay tàng hình thế hệ mới được.
d/ Khoa học thực
chứng nghiên cứu đối tượng
thì cần điều kiện cần
và đủ là đối tượng lặp đi lặp lại, nghĩa là nghiên cứu một đối tượng lặp đi lặp lại nhiều
lần từ đó quy nạp rút ra kết luận. Nhưng sự khởi nguồn của vũ
trụ, sinh mệnh, nhân loại là sự việc đã hoàn thành rồi, không thể nào lặp lại để nghiên cứu được. Đây
chính là hạn chế lớn nhất của khoa học thực chứng.
Như vậy có thể thấy việc nghiên cứu thăm dò vũ trụ, từ độ rộng, độ sâu, khả năng và giới hạn của khoa học thực chứng mà nói thì
Thuyết vô Thần không chỉ không có tính
khoa học, mà cũng không có tính khả thi. Vì thế mà ngay cả Huxley, người đi đầu truyền
bá chủ nghĩa Darwin cũng phải thừa nhận: “Từ lập
trường triết học thuần túy
thì Thuyết Vô
thần không
đứng vững được”.
Thứ ba, con người tuy không thể dùng các phương pháp khoa học thực chứng để nhìn thấy, sờ thấy hoặc cảm nhận được về Thần, nhưng từ xưa đến nay những sự việc Thần hiển linh ở nhân gian thì đã được nhiều người nhìn thấy. Chỉ có điều những sự việc này không lặp lại theo ý muốn con người nên những người theo Thuyết vô Thần vẫn không tin mà thôi.
Rất nhiều học
giả trên thế giới tin rằng
Chúa Jesus là có thật, những bức
vẽ trong nhà thờ và các câu chuyện được kể trong Kinh Thánh đều tái hiện một cách chân thực sống động về cuộc đời của Ông. Phải chăng chúng chỉ là kết quả từ trí
tưởng tượng của con người? (Ảnh: Wikipedia).
Như thế có thể nói, nếu chỉ dựa vào trình độ khoa học kỹ thuật hiện nay với những hạn chế như nói trên mà kết luận Thần không tồn tại, là hư giả, kết luận tín ngưỡng đối với Thần là ngu muội, mù quáng, hoang đường, lạc hậu, là ‘phong kiến mê tín’, thì về lý luận và logic đều không đứng vững.
Vậy dựa vào
đâu để nhận biết Thần tồn tại hay không?
Mặc dù Thần không trực tiếp hiển hiện trước mặt
mọi người nhưng Thần đã để lại rất nhiều dấu tích ở thế gian để chúng ta có thể từ những dấu tích đó phán đoán về sự tồn tại của Thần. Việc này cũng giống như quan tòa xét xử vụ án, không thể nào lặp lại vụ án để xem nghi phạm là có tội hay vô tội, nhưng có thể căn cứ vào các dấu tích, chứng cứ hiện trường, nhân chứng, rồi thông qua phân tích logic để phán xử nghi phạm có tội hay vô tội. Những dấu tích Thần hiển lộ ở thế gian thì hoàn toàn có liên quan chặt chẽ đến những thành quả phát hiện khoa học.
Chúng ta đều biết, trong cuộc sống từ những đồ vật nhỏ
trong gia đình đến vật lớn như những tòa nhà chọc trời, từ quản lý hệ thống giao thông đến toàn bộ kết cấu xã hội, tất cả đều có trật tự và phép tắc. Mà những trật tự và phép tắc này đều không thể tách rời khỏi thiết kế và trí tuệ của con người được, không thể tự nhiên mà thành được.
Cũng giống như thế, giới tự nhiên cũng có
trật tự và phép tắc tương tự. Không những thế, nó còn tinh vi và cao cấp hơn trật tự và phép tắc xã hội con người. Một trong những thành quả lớn nhất của khoa học đem
lại cho con người là khiến chúng ta ngày càng nhận thức rõ ràng và sâu sắc hơn về tất cả trong thế giới này đều trật tự rành mạch, đều có quy luật.
Thử nghĩ, trật tự và phép tắc của xã hội loài người đều không tách rời được trí tuệ và ý chí con người, vậy thì trật tự và phép tắc của giới tự nhiên tinh vi hơn, cao
cấp hơn sao có thể tự nhiên hình thành được? Nó chỉ có thể đến từ sinh mệnh cao cấp có trí tuệ lớn hơn con người, cũng chính là sự sáng tạo của Thần.
Nhà vật lý nổi tiếng Đại học Cambridge là John Polkinghorne có nói: “Khi bạn nhận thức được những quy luật giới tự nhiên đều hài hòa với nhau tinh vi không thể tưởng tượng nổi, từ đó tạo ra vũ trụ mà chúng ta nhìn thấy thì bạn sẽ có ý nghĩ rằng: Vũ trụ này không phải là ngẫu nhiên tồn tại, mà là sự sáng tạo hữu ý”.
Nếu như xem sự sống trên Trái Đất là
kết quả
ngẫu nhiên từ vụ nổ Big
Bang. Vậy lý giải làm sao khi một loạt sự trùng hợp xảy ra vừa đủ để khiến con người và sinh vật tồn tại, một năm có 4 mùa, v.v... (Ảnh: Shutterstock).
Ví dụ trái đất chúng ta cách
mặt trời 1.15 tỷ km. Ở
vị trí này trái đất nhận được đủ ánh sáng và
nhiệt nhưng không bị thiêu đốt. Trái đất quay với vận tốc 11 km/s
quanh mặt trời, với tốc độ này không bị thoát xa khỏi mặt trời cũng không bị mặt trời hút vào. Khoảng cách, tốc độ này như dùng
dùng máy tính tính toán ra vậy. Hỏi ai có khả năng này thì người đó chỉ có thể là Thần.
Chúng ta thấy kính viễn vọng và máy ảnh ngày nay rất tinh vi, nhưng mắt động vật còn tinh vi hơn chúng hàng trăm triệu lần. Kính viễn vọng ma trận SKA (Square
Kilometre Array) lớn nhất thế giới hiện nay là dựa trên nguyên lý cấu tạo của mắt ruồi mà chế tạo ra. Vậy con mắt tinh
vi như thế này thì ai thiết kế và chế tạo ra? Con người ư? Tất
nhiên là không phải. Vậy từ một vụ nổ vũ trụ ngẫu nhiên hình thành ra ư? Cũng không thể có khả năng. Đó chỉ có thể là kiệt tác của sinh mệnh cao cấp.
Vậy thân thể con người thì sao? Kết cấu của cơ thể con người
có thể nói là vô cùng kỳ diệu, có hệ thống thần kinh, tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, miễn dịch, nội tiết, cơ năng vận động, bài tiết… Có cái hoàn toàn tự động, có cái bán tự động, có cái chịu sự khống chế của tư tưởng, có cái cần nghỉ ngơi, có cái cần làm việc không ngừng nghỉ từng phút giây, từ đó phối hợp thành một con người sống. Nếu chỉ hơi
có một tí xíu sai lầm thì sẽ gây ra sự kết thúc của sinh mệnh. Những hệ thống đó có thể tự phát hình thành được chăng? Không thể nào. Chỉ có Thần mới có thể sáng tạo ra vật kỳ diệu như thế này.
Những ví dụ như thế này thì vô cùng vô tận. Có thể thấy khoa học tuy không chứng thực được sự tồn tại của Thần, nhưng những phát hiện khoa học từ xưa đến nay đã cung cấp cho chúng ta rất nhiều chứng cứ liên quan đến sự tồn tại chân thực của Thần.
(còn tiếp)
Trung Hòa (biên dịch)
(Theo Viên Bân - epochtimes.com)
Xem thêm:
Những điểm sơ hở trong thuyết tiến hoá của Darwin (Phần 1)
Những điểm sơ hở trong thuyết tiến hoá của Darwin (Phần 2): Con gà hay quả trứng có trước?
Cổ cầm, tuyệt phẩm kết nối giữa Thần và người
Những điểm sơ hở trong thuyết tiến hoá của Darwin (Phần 3): Lý thuyết Darwin sẽ sụp đổ hoàn toàn?
Những điểm sơ hở trong thuyết tiến hoá của Darwin (Phần 4): “Chọn lọc
tự nhiên” không thuyết phục
1 Comment
Duncan Levan Đứctrung
Chữ THẦN tính chất là tâm linh
(Spirit), chữ này không đúng để nói Thần là Thượng Đế.
Tiếng Việt có Danh xưng Đấng Tạo Hóa mới đúng là THƯỢNG ĐẾ là TRỜI (GOD).
Kinh Thánh có ghi rằng trên các tầng trời có nhiều vị thần., vậy trên các vị thần ấy là TRỜI.
TRỜI chỉ có một và là duy nhất. Danh xưng Đấng Tạo Hóa bao gồm thể hiện thần tánh (Spirit) cùng sự hiện thực (Realistic).
Đấng Tạo Hóa (TRỜI) hiện hữu, hằng hữu và linh thiêng.
ĐẤNG ấy nhân loại đã được phước thấy qua cuộc đời
GIÊSU cách đây 2020 năm.
Nhân loại (trên địa cầu) lấy năm sanh CHÚA GIESU làm lịch cho toàn thế giới. Đây là 1 chứng tích khoa học tin có TRỜI.
No comments:
Post a Comment