Monday, May 31, 2021

 Chuyện Nước Mỹ Hôm Nay

Memorial Day: ngày 31, tháng 5, 2021. Tưởng nhớ công ơn của các người hy-sinh thân mạng của mình cho những người khác được sống.

Memorial Day (originally known as Decoration Day[1]) is a federal holiday in the United States for honoring and mourning the military personnel who have died in the performance of their military duties while serving in the United States Armed Forces.[2] The holiday is observed on the last Monday of May. The holiday was formerly observed on May 30 from 1868 to 1970.[3]

Observance dates (1971–present)

Year

Memorial Day

1971

1976

1982

1993

1999

2004

2010

2021

2027

May 31 (week 22)

1977

1983

1988

1994

2005

2011

2016

2022

May 30 (week 22)

1972

1978

1989

1995

2000

2006

2017

2023

2028

May 29 (week 22)

1973

1979

1984

1990

2001

2007

2012

2018

2029

May 28 (week 22)

1974

1985

1991

1996

2002

2013

2019

2024

2030

May 27 (common year week 21, leap year week 22)

1975

1980

1986

1997

2003

2008

2014

2025

2031

May 26 (week 21)

1981

1987

1992

1998

2009

2015

2020

2026

May 25 (week 21)


Trong văn hóa của người Việt của chúng ta, có ngày Thanh minh, để tưởng niệm những người đã khuất; ngày này chú trọng về thân bằng, quyến thuộc của người sống.

Chúng ta cũng có ngày vinh danh anh hùng tử sĩ cho quê hương đất nước. Nhưng văn hóa của chúng ta chỉ giới hạn những anh hùng tử sĩ có công với chế độ đương thời. Điển hình sử sách của nhà Nguyễn gọi nhà Tây Sơn là giặc Tây!

Chuyện còn đang nóng hổi là cuộc chiến vừa kết thúc vào ngy 30/4/1975.

Sau là tâm tư của một bạn trẻ sinh sau 1975:

 Tháng Tư (1/2)- Nỗi buồn

http://nuocnha.blog#spot.com/2021/04/thang-tu-12-n-oi-buon-httpswww.html

((Vì trang Blog của tôi bị 'cấm' bởi Facebook; xin quý vị 'copy' đường dẫn trên rồi 'paste' vào 'notepad'; sau đó xoá (#) để có đường dẫn đúng)Xin vui lòng coi từ Blog ca tôi, có thêm hình nh ở những nơi thích hợp)

 Tháng Tư (Phần 2/2): Những gì thuộc về nhau, phải gắn kết với nhau

https://baotiengdan.com/2020/04/28/thang-tu-phan-2-nhung-gi-thuoc-ve-nhau-phai-gan-ket-voi-nhau/

Nhà cầm quyền đương thời lập nhiều nghĩa trang và tưởng niệm các chiến sĩ thuộc phe của họ. Điều oái oăm là chế độ họ dựng lên thì đang dẫn quê hương đất nước thành một phần của kẻ thù truyền kiếp của dân tộc. Còn chế độ bị họ gọi là “Ngụy” thì đã chống trả sự xâm lăng của kẻ thù truyền kiếp khi họ tấn công hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa năm 1974.

Họ còn khoe công lao đối với kẻ thù truyền kiếp của dân tộc.


Họ coi chế độ miền Nam là “Ngụy” nên tàn phá nghĩa trang của các chiến sĩ của miền Nam, bằng cách trồng cây trong nghĩa trang để rễ cây đâm xuyên qua quan tài các tử sĩ!



Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa ước mong sau quê hương Việt-Nam yêu dấu có một ngày:

 “Tưởng nhớ công ơn của những đã hy sinh xương máu để cho chúng ta, được sống”

như ngày nay:


Nghĩa Nguyễn 210528 - Phần 2: Memorial....

https://www.youtube.com/watch?v=OA2C3NhV15A

Sự đối đầu còn được thể hiện ra qua hai lá cờ và hai bản quốc ca!

Cờ của miền Bắc là cờ của chi bộ của Đệ tam quốc tế:

https://nguongoccodosaovang.com

Còn cờ của miền Nam có nguồn gốc như sau:

Về vấn đề quốc ca, cũng có những trở ngại. Không ai chịu ai.

Bàn “Tiến quân ca”, như tên gọi là bài hát để thủc quân khi ra trận, không nên dùng làm quốc ca.

“Tuý ngoạ sa trường, quân mạc tiếu,

Cổ lai chinh chiếy kỷ nhân hôi”.

Chắc ai cũng biết cả bài.

“Đừng cười kẻ say sưa ngoài chiến trường, Những người ra trận, mấy người sống sót trở về!”

Bản quốc ca của miền Nam tuy thích hợp nhưng những người của “Bên Thắng Cuộc” sẽ bị mặc cảm không chịu dù họ đang đi theo chính sách của miền Nam trước 1975!

Tôi có đọc đâu đó về chuyện bản quốc ca của miền Nam. Ông Diệm có mở cuộc thi để lựa chọn quốc ca. Ông ấy định lấy bài “Việtnam, Việtnam” làm quốc ca. Nhưng đảng “Việt Nam Quốc Dân Đảng” đã chọn bản ấy làm đoàn ca của họ; vì vậy Ông Diệm đã chọn bản “Lên Đường” làm quốc ca cho miền Nam.

Anh Ngụy Vũ cũng đang hô hào việc dùng bản “Việtnam, Việtnam” cho quê hương Việt-Nam mến yêu cho cả dải non sông hình chữ S.

Bản nhạc này của nhạc sĩ Phạm Duy; một người đã từng sống qua hai chế độ, với chính kiến như nườc với lửa.

Trước đây tôi ước ao sống đến năm 2020, mong mỏi có sự thay đổi. Nay đã sang 2021, mà quê hương vẫn “vũ như cẩn”

Sau đây mời quý vị nghe bài “Việtnam, Việtnam”, hy vọng có một ngày mai.

Việt Nam, Việt Nam | Phạm Duy | Hợp ca Asia & Ca Đoàn Ngàn Khơi | DVD Đất Nước Tôi

https://www.youtube.com/watch?v=kAXVgbgQtGg&t=122s

Mong lắm thay.

 Ph Lc:

Tâm sự

https://nuocnha.blog#spot.com/2017/12/tam-su-sau-ay-la-nhung-tam-su-cua-toi.html

 

 

 

 

 

 

Sunday, May 30, 2021

 Đảng Dân chủ Mỹ từng ủng hộ chế độ nô lệ?

https://www.luatkhoa.org/2020/08/dang-dan-chu-my-tung-ung-ho-che-do-no-le/

Đảng Dân chủ Mỹ từng ủng hộ chế độ nô lệ?

Trả lời ngắn gọn: Đúng. Nhưng câu chuyện phức tạp hơn thế.

Published 3 weeks ago on 21/08/2020 By Huỳnh Minh Triết

Hai ứng cử viên Joe Biden và Kamala Harris tại Đại hội Quốc gia Đảng Dân chủ ngày 19/8/2020. Ảnh: AFP.Hai ứng cử viên Joe Biden và Kamala Harris tại Đại hội Quốc gia Đảng Dân chủ ngày 19/8/2020. Ảnh: AFP.

Trái với chủ trương bảo vệ quyền của người yếu thế mà họ tuyên b: https://democrats.org theo đuổi ngày nay, Đảng Dân chủ Mỹ có một lịch sử đấu tranh để bảo vệ… chế độ nô lệ.

Đảng Dân chủ do Andrew Jackson sáng lập: https://www.history.com/topics/us-politics/democratic-party năm 1828. Ngay sau đó, ông thắng cử, trở thành tổng thống thứ bảy của Hoa Kỳ (1829 – 1837). Andrew Jackson được cho là nhân vật quyền lực nhất và gây chia rẽ nhất nước Mỹ thời đó.

Lived: Mar 15, 1767 - Jun 08, 1845 (age 78)

Parties: Democratic Party (1828 - 1845) ·

Jacksonian Democratic Party (1825 - 1828) ·

Democratic-Republican Party (- 1825)

Jackson là một chủ nô: https://www.history.com/news/andrew-jackson-presidency-controversial-legacy tàn bạo. Ông tin vào sự thượng đẳng của người da trắng, ủng hộ chế độ nô lệ, và kiên quyết chống lại phong trào đòi quyền của người da đen. Đảng Dân chủ trong thời kỳ đầu dưới sự lãnh đạo của Andrew Jackson và hậu duệ (Jacksonian Democrats) về cơ bản chia sẻ quan điểm của người sáng lập ra nó.

Vụ Scott v. Sandford: https://www.thirteen.org/wnet/supremecourt/antebellum/landmark_dred.html#:~:text=Sandford%20(1857)-,In%20Dred%20Scott%20v.,slavery%20in%20the%20U.S.%20territories. năm 1857 là một bằng chứng rõ ràng. Trong phán quyết cuối cùng của vụ kiện này, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ ra phán quyết với tỷ lệ phiếu 7-2 rằng nô lệ là tài sản chứ không phải là công dân. Toàn bộ bảy thẩm phán bỏ phiếu đồng ý phán quyết này là người được Đảng Dân chủ bổ nhiệm, còn hai người bỏ phiếu chống là Đảng Cộng hòa.

Tranh biếm họa mô tả Andrew Jackson cưỡi lừa. Đối thủ của Jackson thường gọi Đảng Dân chủ là lừa (jackass) để chọc tức ông. Nguồn: Henry R. Robinson/Wikimedia Commons.

Vấn đề nô lệ khiến các liên minh chính trị bị chia rẽ sâu sắc. Năm 1854, một nhóm chống đối thành lập Đảng Cộng hòa với mục tiêu ngăn chế độ nô lệ lan sang phía Tây. Sự chia rẽ trong chính nội bộ Đảng Dân chủ vào lúc này giúp cho Abraham Lincoln thắng cử, trở thành tổng thống đầu tiên của Đảng Cộng hòa vào năm 1861. Lincoln được xem là biểu tượng của việc giải phóng nô lệ.

Nhưng cuộc nội chiến nổ ra ngay sau đó, giữa hai phe Liên bang miền Bắc (Union) ủng hộ Tổng thống Lincoln và Liên minh miền Nam (Confederate States of America) theo chế độ nô lệ. Liên minh miền Nam đầu hàng năm 1865 và chế độ nô lệ bị đặt ra ngoài vòng pháp luật. Nhưng chỉ sáu ngày sau, Lincoln bám sát. Phó Tổng thống Andrew Johnson, một hậu duệ của Andrew Jackson, lên nắm quyền và bác bỏ những cải cách mới chớm của Đảng Cộng hoà.

Andrew Johnson was the 17th president of the United States, serving from 1865 to 1869. He assumed the presidency as he was vice president at the time of the assassination of Abraham Lincoln. Johnson was a Democrat who ran with Lincoln on the National Union ticket, coming to office as the Civil War concluded.

Đảng Dân chủ giành lại sự thống trị ở các bang miền Nam. Bất chấp việc đã có ba tu chính án (13, 14 và 15) xoá bỏ chế độ nô lệ và bảo đảm quyền của người da đen, các bang miền Nam vẫn thông qua luật Jim Crow: https://www.history.com/topics/early-20th-century-us/jim-crow-laws để tiếp tục duy trì bất công chủng tộc.

Có thể dựa vào giai đoạn này để nói rằng Đảng Dân chủ quả là đã ủng hộ chế độ nô lệ hà khắc. Một số thành viên của đảng này còn bị cáo buộc là đã phát động cuộc nội chiến và sáng lập Ku Kux Klan, tổ chức chủ trương sử dụng bạo lực với người da đen. Tuy vậy, tuyên bố này được USA Today và Viện Poynter đánh giá là dễ gây hiểu nhầm.

 

Đảng Dân chủ thay đổi chủ trương

Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa ngày nay vẫn giữ nguyên tên gọi, nhưng quan điểm chính trị thì thay đổi nhiều, sau những biến cố lịch sử phức tạp.

Tera Hunter, Giáo sư Lịch sử thuộc Đại học Princeton nói rằng việc trói buộc Đảng Dân chủ với lịch sử ủng hộ chế độ nô lệ chỉ nhằm hạ uy tín hiện tại của đảng này. Cốt lõi của việc đó là “không chịu thừa nhận sự kiện tái cơ cấu đảng diễn ra vào giữa thế kỷ 20”, bà Hunt nói.

Khi mới thành lập vào đầu thế kỉ 19, Đảng Dân chủ có chủ trương chính phủ tối thiểu và tự do cá nhân tối đa (nghe rất giống Đảng Cộng hòa bây giờ đúng không?). Những người theo Đảng Dân chủ tự hào gọi mình là “những người bảo thủ” (conservatives) muốn bảo vệ nước Mỹ truyền thống, còn Đảng Cộng hòa thì bị coi là những người cấp tiến (radicals) vì đòi thay đổi nguyên trạng.

Tera Hunter is an American scholar of African-American history and gender. She holds the Edwards Professor of American History Endowed Chair at Princeton University. She specializes in the study of gender, race, and labor in the history of the Southern United States.

Tình thế đã thay đổi một cách ngoạn mục. Ngày nay, Đảng Cộng hòa tự xưng là phe bảo thủ, còn Đảng Dân chủ thì mới bị dán nhãn là những kẻ cấp tiến cánh tả.

 

Lịch sử ghi nhận sự thay đổi về chủ trương của hai đảng trên hầu hết các khía cạnh.

 

Quá trình thay đổi này bắt đầu với Tổng thống Franklin D. Roosevelt (thuộc Đảng Dân chủ) và chủ trương New Deal (Chính sách Mới) mà ông khởi xướng. New Deal là một chuỗi chính sách và chương trình của chính phủ nhằm ứng phó với hậu quả của cuộc Đại Suy thoái 1929 – 1933

Phía sau dòng người thất nghiệp là biểu ngữ: Tiêu chuẩn sống cao nhất thế giới. Ảnh: Margaret Bourke-White, 1937.

Có hai thứ ở New Deal khiến các thành viên Đảng Dân chủ thời đó phật lòng: sự can thiệp mạnh mẽ của chính quyền liên bang và sự mở rộng của các nghiệp đoàn lao động. Nhiều người ủng hộ Đảng Dân chủ ở miền Nam bắt đầu chuyển sang Đảng Cộng hoà để phản đối. Ngược lại, những người da đen được New Deal bảo vệ quyền lợi thì chuyển hướng sang Đảng Dân chủ. Xu hướng này ngày càng mạnh lên trong thời kì đầu của Phong trào Dân quyền vào thập kỷ 1950 và 1960.

Những năm 1960 đánh dấu sự thay da đổi thịt của hai đảng. Mặc dù đúng là tỷ lệ ủng hộ Đạo luật Dân quyền 1964 của Đảng Cộng hòa có nhỉnh hơn, biến cố quan trọng này mang đậm dấu ấn của Đảng Dân chủ. Người đề xướng đạo luật từ 1963 là một tổng thống Dân chủ, John F. Kennedy, người không lâu sau đó bám sát. Người ký thông qua đạo luật này năm 1964 cũng như Đạo luật Bỏ phiếu 1965 (Voting Rights Act) cũng là một tổng thống Dân chủ: Lyndon B. Johnson.

Trong khi đó, Đảng Cộng hoà lại thay đổi chiến lược. Theo giáo sư Eric Foner thuộc Đại học Columbia, đảng này coi việc người da đen bỏ phiếu cho mình là đương nhiên, và quyết định chuyển mình về phía Nam để thu hút nhóm cử tri doanh nhân da trắng. Các chiến dịch tranh cử của Barry Goldwater (1964) và Richard Nixon (1969) đánh dấu cuộc hoán đổi vị trí mang tính lịch sử của hai đảng về vấn đề chủng tộc.

Eric Foner is an American historian. He writes extensively on American political history, the history of freedom, the early history of the Republican Party, African-American biography, Reconstruction, and historiography, and has been a member of the faculty at the Columbia University Department of History since 1982.

Một bằng chứng cho thấy rõ sự đảo chiều là trong khi 23 nghị sĩ da đen đầu tiên của Hoa Kỳ là người của Đảng Cộng hòa, có tới 131/140 nghị sĩ da đen tiếp theo là người của Đảng Dân chủ. Đảng Dân chủ hiện đại đã nắm vị thế gần như thống lĩnh đối với lá phiếu của người da đen tại Mỹ.

Nói như giáo sư Foner, ta cần hiểu rằng các đảng phái tiến hoá và thay đổi qua thời gian. Quan điểm của họ ngày nay không giống quan điểm của họ trong thế kỷ trước nữa.

Ngoài ra, việc phán xét cũng cần được đặt trong bối cảnh lịch sử phù hợp. Vào đầu thế kỷ 19, chế độ nô lệ gần như phổ biến trên toàn cầu. Phần lớn những bậc khai quốc công thần của nước Mỹ, bao gồm cả George Washington và Thomas Jefferson, đều là những chủ nô.

 

Nguồn tham khảo chính:

History.com, Democratic Party

https://www.history.com/topics/us-politics/democratic-party

USA Today, Factcheck: Democratic Party Did not found KKK (…)

https://www.history.com/topics/us-politics/democratic-party

Office of the Historian – House of Representative, Party Realignment and The New Deal

https://history.house.gov/Exhibitions-and-Publications/BAIC/Historical-Essays/Keeping-the-Faith/Party-Realignment--New-Deal/