Đất nước Ba-Lan
Cách nay đúng 79 năm, Liên Xô xâm chiếm Ba-Lan từ phía Đông,
trong khi Đức đánh từ phía Tây!
Ngày 17
tháng 09, 1939
·
1939 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Quân
đội Liên Xô xâm chiếm Ba
Lan từ phía đông, 16 ngày sau khi Đức Quốc xã tấn công nước này từ
phía tây.
Liên Xô tấn công Ba Lan
Bài này viết
về cuộc tấn công Ba Lan của Liên Xô 1939. Đối với bài về Hậu quả của nó,
xem Liên Xô chiếm đóng Đông Ba Lan.
Liên Xô tấn công
Ba Lan
Quân
đội Liên Xô tiến vào Ba Lan năm 1939.
Kết quả Thắng lợi quyết định của Liên Xô; Lãnh thổ tây Ucraina và tây Belarus được
thu hồi từ Ba Lan
Tham
Chiến
Chỉ Huy
Lực lượng
20
tiểu đoàn không đủ lực lượng của 33+
sư đoàn,
Quân biên phòng 11+
lữ đoàn
Hàng
trăm ngàn binh sĩ thuộc các đội quân
chuẩn
bị lâm thời (improvised) của
Tổn thất
Con
số ước tính từ 3.000 người chết và 20.000 Số liệu của Liên Xô:
Liên Xô tấn
công Ba Lan
Lwów (17-22 tháng 9) • Wilno (18-19 tháng 9) •Grodno (21-24 tháng 9) • Szack (28 tháng 9) •Wytyczno (1 tháng 10)
Liên Xô tấn công Ba Lan năm 1939, hoặc Chiến dịch giải phóng Tây Belarus và Tây
Ukraina là một chiến dịch quân sự bắt đầu diễn ra từ
ngày 17 tháng 9 năm 1939, trong
thời kỳ đầu của Thế chiến
II, 16 ngày sau cuộc tấn công
Ba Lan của Đức Quốc xã. Nó kết thúc bằng một chiến thắng quyết định của Hồng quân Liên Xô.
Đầu năm 1939, Liên Xô đã cố tạo lập một
liên minh với Anh
quốc, Pháp, Ba Lan, và România để chống lại Đức Quốc xã, nhưng đã có nhiều khó khăn nảy sinh, bao gồm việc Ba
Lan và Romania từ chối cho quân Liên Xô quyền trung chuyển qua lãnh thổ của họ
như một phần của an
ninh chung.
Ba Lan (tiếng Ba Lan: Polska), tên chính thức là Cộng
hòa Ba Lan (tiếng Ba Lan: Rzeczpospolita
Polska), là một quốc gia ở Trung Âu, tiếp giáp
với các nước Đức, Slovakia, Cộng hòa Séc, Ukraina, Belarus, Litva, Nga và biển Baltic; diện tích
312.685 km², dân số 38,56 triệu gần như thuần chủng người Ba Lan, đa phần (95%) theo đạo Công giáo Rôma được truyền bá vào đây khi nhà nước Ba Lan đầu tiên hình
thành vào thế kỷ thứ X.
România (tiếng România: România,
trong tiếng Việt thường được gọi là Rumani theo tiếng Pháp: Roumanie), là một quốc gia tại đông
nam châu Âu, với diện
tích 238.391 km².
Với sự thất bại của các cuộc thương thảo, Liên
Xô đã thay đổi lập trường chống Đức và vào ngày 23 tháng 8 năm 1939 đã
ký Hiệp ước Molotov-Ribbentrop với Đức Quốc xã. Kết quả là, vào ngày 1 tháng 9 năm 1939, Đức xâm
lược Ba Lan từ phía tây; và vào ngày 17 tháng 9 năm 1939, Hồng Quân tấn
công Ba Lan từ phía đông sau khi Đức đã có nhiều lời kêu gọi Liên Xô làm như
thế. Chính quyền Liên Xô đã thông báo rằng chiến dịch của họ là nhằm bảo vệ
người Ukraina và Belarus (những
dân tộc này vốn là người Đông Slav, họ có quan hệ gần gũi với người Nga và xem chính phủ Ba
Lan như kẻ chiếm đóng) sống ở vùng Kresy, bởi vì nhà nước Ba Lan đã sụp đổ trước cuộc tấn công
của người Đức và không còn có khả năng đảm bảo an ninh cho công dân của mình
nữa. Một lý do thực dụng hơn là những vùng đất phía Đông
này vốn do Ba Lan chiếm của Nga trong Chiến
tranh Nga-Ba Lan (1919-1921), Liên Xô
muốn nhân cơ hội Ba Lan sắp bị Đức đánh bại để thu hồi lại những vùng đất này
mà không cần phải đổ nhiều máu.
Biên giới Ba Lan và Nga theo kết quả chiến tranh
Hồng quân đã nhanh chóng giành được các mục
tiêu của mình, họ có quân số đông hơn hẳn lực lượng Ba Lan và ít gặp phải kháng
cự. Dù chính phủ Ba Lan đã ra lệnh giảm thiểu giao tranh quân sự với Hồng quân, một vài cuộc chiến đã nổ ra với thương vong lên đến
từ 6.000 đến 7.000 cho phía Ba Lan và khoảng 737 tử trận và khoảng 2.000 bị
thương cho phía Liên Xô. Khoảng 230.000 lính Ba Lan hoặc nhiều hơn đã bị bắt
làm tù binh.
Cuộc tấn công của Liên Xô, mà Bộ Chính trị và
nhân dân Liên Xô gọi là "Chiến dịch giải phóng Tây Ucraina và
Belarus", đã dẫn đến việc tái hợp nhất hàng triệu người Ba Lan cũng
như Ukraina và phía tây Belarusia vào thành các nước cộng
hòa Ukraina và Byelorussia. Cho tới nay, sự kiện này vẫn được người dân Belarus kỷ
niệm hàng năm và được coi là ngày quốc lễ với tên gọi "Ngày Tổ
quốc thống nhất".
Sự
kiện mở đầu
Các lãnh thổ mà Ba Lan chiếm của Nga năm 1921
được tô màu hồng. Màu xanh lá là đường
Curzon, đường biên giới truyền thống giữa Đế chế
Nga và Ba Lan
Quan hệ giữa Ba Lan và Nga vô cùng xấu kể từ Chiến tranh Nga-Ba Lan
(1919-1921), trong đó Ba Lan đã chiếm nhiều vùng đất rộng lớn thuộc Nga và
có khoảng 6 triệu dân Belarusia và Ukraina (là người dân thuộc Nga) đã nằm dưới
sự chiếm đóng của Ba Lan. Sau cái chết của Jozef Pilsudski, chính
sách của Ba Lan tiếp tục với lập trường đối đầu với Liên Xô, thậm chí Ba Lan
còn nuôi ý định sẽ tiếp tục tấn công Liên Xô, chiếm trọn cả Belarus và Ucraina
để vươn lên thành cường quốc châu Âu.
Józef Klemens Piłsudski[a] (5 tháng 12 năm 1867 – 12 tháng 5 năm 1935) là một Nguyên soái người Ba Lan. Từ
giữa Chiến tranh thế giới thứ nhất, ông đã có ảnh hưởng lớn
lên nền chính trị Ba Lan và nền chính trị châu Âu nói chung. Vào đầu thời kỳ
chính trị của mình, Piłsudski trở thành nhà lãnh đạo của Đảng Xã hội Ba Lan.
Phía Liên Xô thì luôn nung nấu ý định thu hồi lại những đất đai
mà Ba Lan đã chiếm của họ. Người Ukraina và Belarus (khi đó được gọi là vùng
Đông Ba Lan) luôn mong chờ cuộc tấn công của Hồng quân để giúp họ thoát khỏi sự
chiếm đóng của Ba Lan và trở về với "Đất mẹ Nga".
Cuối thập niên 1930, Liên Xô đã cố tạo một liên minh chống Đức
với Anh quốc, Pháp và Ba Lan.[h] Tuy
nhiên các cuộc thương thảo lại tỏ ra khó khăn. Những người Liên Xô đòi một phạm
vi ảnh hưởng trải dài từ Phần
Lan đến România và
đã đòi hỏi hỗ trợ quân sự để chống lại không chỉ bất cứ ai tấn công họ một cách
trực tiếp mà còn cả các quốc gia nằm trong phạm vi ảnh hưởng theo đề xuất của
họ. Những
người Liên Xô cũng yêu cầu quyền đi vào Ba Lan, România và
các Quốc gia Baltic khi
nào họ cảm thấy an ninh của mình bị đe dọa bởi Đức.
Chính phủ các nước trên đã
phản đối các đề nghị này của Liên Xô bởi vì, như Bộ
trưởng Ngoại giao Ba Lan Józef Beck đã
chỉ ra, họ sợ rằng một khi Hồng quân đã vào lãnh thổ của họ, thì đoàn quân này
sẽ có thể không bao giờ rời đi.
(Cái này sao giống đất nước mình quá!!!)
Những
người Xô Viết thì không tin người Anh và người Pháp tôn trọng lời hứa an ninh chung, do họ
đã bị thất bại trong việc giúp đỡ Tây Ban Nha chống lại những người ủng
hộ chủ nghĩa phát xít hay bảo vệ Czechoslovakiakhỏi Đức Quốc xã. Họ cũng hoài
nghi rằng liệu các Đồng minh phương Tây sẽ
thích Liên Xô tự mình đánh Đức hơn không, trong khi họ đứng nhìn từ bên ngoài
cuộc chiến tranh.
“Trong thập niên 1930, Ba Lan đóng vai trò của kẻ phá bĩnh.
Đó là một chính thể cực hữu rất giống kiểu độc tài, bài Do
Thái và có cảm tình với chủ nghĩa phát xít. Năm 1934, khi Liên Xô cảnh
báo về Hitler, Ba Lan đã ký ngay một hiệp ước không xâm lược lẫn nhau với Đức ở
Berlin. Vậy ai đâm sau lưng ai?".
Ông nhấn mạnh: "Cho
đến năm 1939, Ba Lan đã làm tất cả những gì có thể để phá hoại các nỗ lực của
Liên Xô trong việc xây dựng một liên minh chống chủ nghĩa Quốc xã, dựa trên
liên minh chống Đức từ thời Thế chiến thứ 1, bao gồm Pháp, Anh, Italy và vào
năm 1917 có cả Mỹ... Trong các năm 1934-1935, khi Liên Xô tìm kiếm một hiệp ước
tương trợ với Pháp thì Ba Lan lại cố công cản trở điều này"
Sau những nỗ lực đàm phán không có kết quả, Liên Xô đã từ bỏ các
cuộc đàm phán với các quốc gia phương Tây và quay sang thương lượng với Đức.
Theo giáo sư Robert C. Grogin (tác
giả cuốn Kẻ thù tự nhiên), kể từ năm 1936, tuy cả hai bên Đức và
Liên Xô đều công kích gay gắt lẫn nhau về mặt ngoại giao, Stalin đã tìm cách
đàm phán để có một thỏa thuận hòa bình với Đức thông qua các sứ giả của cá nhân
ông.
Ngày 23 tháng 8năm 1939, Liên
Xô đã ký Hiệp ước Molotov-Ribbentrop với Đức Quốc xã,
làm cho Anh và Pháp ngạc nhiên. Cả hai chính phủ đều tuyên bố hiệp định này chỉ
là một hiệp
định không xâm lược nhau. Tuy nhiên, như một phụ lục cho
thấy, hai bên đã thực sự thỏa thuận về lãnh thổ Ba Lan với nhau và chia Đông Âu làm
hai phạm vi ảnh hưởng của
Liên Xô và Đức.[d] Hiệp
ước Molotov-Ribbentrop, được mô tả như một giấy phép chiến tranh, là một nhân
tố chính trong quyết định của Hitler xâm lược Ba Lan.
Hiệp định cung cấp cho Liên Xô thêm không gian phòng thủ ở phía
tây. Nó
cũng cho Liên Xô một cơ hội lấy lại các lãnh thổ đã bị Ba Lan chiếm mất vào 20 năm
trước và thống nhất các dân tộc tây Ukraina và Belarusia dưới
một chính quyền Xô Viết, lần đầu tiên trong một nhà nước. Mục
tiêu chính của Liên Xô là tìm cách tái khôi phục tầm ảnh hưởng tại Đông Âu, lấy
đó làm vùng đệm an ninh cho cuộc chiến sắp xảy ra với Đức. Lãnh đạo Liên
Xô Joseph Stalin nhìn
thấy các lợi thế trong một cuộc chiến với Tây Âu, mà có thể làm yếu đi các kẻ
thù ý thức hệ của ông và mở ra các khu vực mới cho sự tiến ra của chủ nghĩa cộng sản.[f]
Iosif Vissarionovich Stalin (phát âm:ˈjosʲɪf vʲɪsɐˈrʲonəvʲɪt͡ɕ ˈstalʲɪntrợ giúpchi tiết, tiếng Nga: Иосиф Сталин, thường gọi tắt là Stalin) (21/12/1879 – 5/3/1953) là lãnh đạo tối cao
của Liên
bang Xô viết từ giữa thập niên 1920 cho đến khi qua đời năm 1953.
Ngay sau khi Đức xâm lược Ba Lan ngày 1 tháng
9 năm 1939, các
lãnh đạo Đức Quốc xã bắt đầu thúc giục Liên Xô thực hiện phần cam kết của mình
trong Hiệp định và tấn công Ba Lan từ phía đông. Đại sứ Đức tại Moskva, Friedrich
Werner von der Schulenburg, và bộ
trưởng ngoại giao Liên Xô, Vyacheslav Molotov, đã
trao đổi một loạt tuyên bố chung ngoại giao về vấn đề này. Liên
Xô đã trì hoãn sự can thiệp của họ vì nhiều lý do. Họ đã bị làm rối trí bởi các
sự kiện trong các
xung đột biên giới với Nhật Bản khiến họ phải đem quân hỗ
trợ Mông Cổ chống Nhật; họ cần thời gian để huy động Hồng quân; và họ đã nhìn
thấy lợi thế ngoại giao trong việc đợi chờ cho đến khi Ba Lan đã bị làm tan rã
trước khi Liên Xô tiến quân vào.[21][22]
Vyacheslav Mikhailovich Molotov (tiếng Nga: Вячесла́в Миха́йлович Мо́лотов, Vjačeslav
Michajlovič Molotov; 9 tháng 3 [cũ 25 tháng 2] năm 1890 – 8 tháng 11 năm 1986) là một chính trị gia và nhà ngoại giao Liên xô, một nhân vật nổi bật
trong Chính phủ Liên xô từ thập niên 1920, khi ông nổi lên trở thành người được bảo hộ của Joseph Stalin, đến năm 1957, khi ông bị loại khỏi Đoàn chủ tịch (Bộ
chính trị) Uỷ ban Trung ương bởi Nikita Khrushchev.
Ngày 17
tháng 9 năm 1939, sau
khi chính phủ Ba Lan đã bỏ chạy ra nước ngoài, Molotov đã tuyên bố trên đài
phát thanh rằng tất cả các hiệp ước ký giữa Liên Xô và Ba Lan bây giờ đã vô
hiệu,[g] do
chính phủ Ba Lan đã từ bỏ nhân dân của mình và trên thực tế đã không tồn tại.[23] Cùng
ngày, Hồng quân đã vượt biên giới vào Ba Lan.[24]
Chiến
dịch quân sự
Bố trí các sư đoàn Ba Lan vào ngày 1 tháng 9 năm 1939. Đa số các lực lượng Ba Lan được tập trung ở biên giới
Đức; biên giới với Liên Xô có lực lượng phòng thủ ít hơn nhiều.
Hồng quân đã tiến vào các vùng phía đông của Ba Lan với
7 Phương diện quân và giữa khoảng 450.000 và
1.000.000 quân.Các đội
quân này đã được bố trí trên hai mặt
trận: Mặt
trận Belarusia dưới sự chỉ huy của Mikhail Kovalyov,
và Mặt trận Ukraina dưới
sự chỉ huy của Semyon Timoshenko. Trước
đó, người Ba Lan đã thất bại trong việc bảo vệ các biên giới phía
tây của họ, và để đáp lại các cuộc xâm nhập của quân Đức, trước đó đã tiến
hành một trận phản công lớn ở trong Trận
Bzura. Quân đội Ba Lan ban đầu đã có một kế hoạch phòng thủ phát triển
cao để đối phó với đe dọa của Liên Xô, nhưng họ đã không sẵn sàng
đối phó với hai cuộc tấn công cùng lúc.[25] Đến
thời điểm Liên Xô tấn công, những người chỉ huy Ba Lan đã phái phần lớn quân
sang phía tây để đối mặt với quân Đức, khiến cho phía đông chỉ được bảo vệ bằng
20 tiểu đoàn không đủ sức mạnh. Các tiểu đoàn này bao gồm 20.000 quân thuộc
quân đoàn biên phòng (Korpus
Ochrony Pogranicza), dưới sự chỉ huy của tướng Wilhelm Orlik-Rueckemann.
Ban đầu, tổng tư lệnh Ba Lan, Thống chế Ba Lan Edward Rydz-Śmigły, đã ra
lệnh các lực lượng biên phòng chống cự lại quân Liên Xô. Sau đó ông đã đổi ý
sau khi đã hội ý với Thủ tướng Felicjan
Sławoj Składkowskivà đã ra lệnh cho quân biên phòng rút lui và chỉ giao chiến với
quân Liên Xô để tự vệ. Hai
mệnh lệnh mâu thuẫn nhau đã dẫn đến sự hỗn loạn, và
khi Hồng quân tấn công các đơn vị Ba Lan, các bất đồng và các trận tranh luận
nhỏ đã nổ ra không thể tránh được.
Phản ứng của những người Ba Lan thuộc các nhóm sắc tộc khác nhau
đối với tình hình đã tạo thêm sự rắc rối. Những người Ukraina,[m] người Belarusia[26] và Do
Tháis[27], những
sắc tộc có nguồn gốc từ Đế quốc Nga, đã hoan nghênh các đoàn quân Liên Xô và
xem họ như quân giải phóng. Tổ chức
những người dân tộc Ukraina đã nổi dậy chống lại quân đội Ba Lan,
và những người ủng hộ đảng cộng sản đã tổ chức các cuộc nổi dậy địa phương, ví
dụ như ở Skidel.[j] Chính
quyền Liên Xô đã tuyên bố lãnh thổ vừa mới thuộc kiểm soát của mình và tháng 11
đã tuyên bố rằng 13,5 triệu công dân Ba Lan sống ở đây giờ là các công dân Liên
Xô. Một số nhóm dân tộc chủ nghĩa Ba Lan hoặc cựu quân lính Bạch vệ đã
chống lại, và Liên Xô đã trấn áp những nhóm chống đối bằng các vụ xử bắn và
bắt giữ hàng ngàn người.[28] Họ
đã đưa hàng trăm ngàn (ước tính) người tới Siberia và
những nơi xa xôi khác của Liên Xô trong bốn đợt di cư giữa giai đoạn 1939 và
1941.[b]
Quân Đức và Liên Xô gặp nhau sau chiến thắng
Kế hoạch rút lui ban đầu của quân đội Ba Lan là rút lui và tập
hợp lại dọc theo Đầu cầu Romania, một
khu vực ở đông-nam Ba Lan gần biên giới với Romania. Ý tưởng này là để chọn các
vị trí phòng thủ ở đó và chờ đợi một cuộc tấn công từ phía tây của Anh và Pháp
như đã hứa. Kế hoạch đã đưa ra giả thiết rằng Đức sẽ phải giảm các chiến dịch ở
Ba Lan để chiến đấu trên một mặt trận thứ hai. Các
nước Đồng minh mong đợi các lực lượng Ba Lan cầm cự khoảng vài tháng nhưng cuộc
tấn công của Liên Xô đã khiến cho chiến lược này lỗi thời.
Các lãnh đạo quân sự và chính trị Ba Lan đã biết rằng họ đang
thua trong cuộc chiến chống quân Đức thậm chí ngay trước khi cuộc xâm lăng của
Liên Xô đã xử lý vấn đề này. Tuy
nhiên, họ đã từ chối đầu hàng hay đàm phán hòa bình với Đức. Thay vào đó, chính
phủ Ba Lan đã ra lệnh tất cả các đơn vị quân đội di tản khỏi Ba Lan và tập hợp
lại ở Pháp. Ngay
chính phủ Ba Lan đã chạy qua România khoảng
nửa đêm 17 tháng 9 năm 1939. Các
đơn vị quân Ba Lan đã tiến về khu vực đầu cầu Romania, chống đỡ các cuộc tấn
công của Đức bên sườn và thỉnh thoảng đụng độ với quân Liên Xô bên kia. Trong
những ngày sau lệnh di tản, Đức đã đánh bại Quân Kraków của
Ba Lan và Lublin tại Trận Tomaszów Lubelski, kéo
dài từ ngày 17 tháng 9 đến 20
tháng 9.[29]
Các đơn vị Liên Xô thường gặp đối tác Đức tiến từ phía đối diện.
Nhiều ví dụ nổi bật về sự hợp tác đã diễn ra giữa hai đội quân này trên chiến
trường. Wehrmacht vượt qua Pháo đài Brest, một địa điểm đã bị Lữ đoàn
tăng 29 của Liên Xô chiếm sau Trận Brześć Litewski vào
ngày 17 tháng 9.[30]
Wehrmacht (nghe)trợ giúpchi
tiết (viết bằng tiếng Đức, tạm dịch: Lực
lượng Vệ quốc[N 2]) là tên thống nhất của
các lực lượng vũ trang quân đội Đức Quốc xã từ năm 1935 đến năm 1945.
Tướng Đức Heinz
Guderian và Lữ đoàn trưởng Liên Xô Semyon Krivoshein lúc
đó đã tổ chức một cuộc diễu binh chiến thắng chung
ở thị xã.[31]
Heinz Wilhelm Guderian (17 tháng 6 năm 1888 tại Tây Phổ – 14 tháng 5 năm 1954 tại Bayern) là Đại tướng Lục quân Đức thời Đệ tam Đế chế. Ông là một trong những người góp phần xây dựng và phát
triển binh chủng Tăng-Thiết giáp Đức cùng học thuyết Blitzkrieg, tức Chiến tranh Chớp nhoáng – theo đó các
binh đoàn thiết giáp-cơ giới được tập trung để xuyên phá phòng tuyến rồi vây,
diệt đối phương dưới sự yểm trợ tối đa của không quân.
Lwów (Lviv) đã đầu hàng ngày 22
tháng 9, vài ngày sau khi Đức giao các chiến dịch bao vây cho Liên Xô.[32][33] Các
lực lượng Liên Xô trước đó đã chiếm Wilno vào ngày 19
tháng 9 sau trận chiến một ngày, và họ
đã chiếm Grodno vào ngày 24
tháng 9 sau một cuộc chiến kéo dài bốn ngày. Đến
ngày 28 tháng 9, Hồng quân đã tiến đến tuyến sông Narew,
Western Bug, Vistula và San—biên giới được Liên Xô đồng ý trước với Đức.
Đánh
giá
"Giải phóng những người anh em ở Tây
Ucraina và Tây Belorussia, ngày 17/9/1939" Tem thư Liên Xô năm 1940
Tem thư năm 1999 do Belarus phát hành, dòng
chữ ghi "kỷ niệm 60 năm thống nhất đất nước Belarus"
Trong cuộc tấn công, nhiều người Ukraina, Belarus và người Do Thái đã
chào đón Hồng quân như những người giải phóng[34]Những người cộng sản địa phương
tập hợp mọi người chào đón binh sĩ Hồng quân theo cách truyền thống của Nga
bằng cách tặng bánh mì và muối trong các vùng ngoại ô phía đông của Brest. Một
loại vòm khải hoàn được làm bằng hai cọc, được trang hoàng với cành lá và hoa
vân sam. Một biểu ngữ, một dải khăn dài màu đỏ với một khẩu hiệu bằng tiếng
Nga, nội dung tôn vinh Liên Xô và chào đón Hồng quân, được treo trên vòm.[35] Phản ứng của dân địa
phương đã được đề cập bởi Lev
Mekhlis, người đã nói với Stalin rằng người dân Tây Ucraina đã thực sự
chào đón Hồng quân Liên Xô như người giải phóng.
Lev Zakharovich Mekhlis (January 13, 1889 – February 13, 1953) was a Soviet politician, one of the
main Stavka representatives during World War II who was
responsible for five to seven Soviet fronts.
Hưởng ứng theo cuộc tấn công của Liên Xô, các Tổ chức dân quân
Ucraina nổi dậy chống lại sự chiếm đóng của người Ba Lan, và các đảng cộng sản
địa phương đã tổ chức các cuộc nổi dậy lật đổ bộ máy chính trị của Ba Lan,
chẳng hạn như ở Skidel.
Trong và sau chiến tranh thế giới thứ 2, phương Tây ít nói về
cuộc tấn công của Liên Xô vào Ba Lan, phần vì họ coi việc Liên Xô thu hồi lại
lãnh thổ là việc chính đáng, phần vì họ không muốn nhắc lại việc Anh-Pháp đã bỏ
mặc không giúp đỡ đồng minh Ba Lan. Sau cuộc họp ngày 18 Tháng 9 năm 1939, tức
là một ngày sau khi Liên Xô tấn công Ba Lan, Chính phủ Anh đã quyết định sẽ
không phản đối hành động của Liên Xô. Ngày 01 tháng 10 năm 1939, Winston
Churchill, qua các đài phát thanh Anh đã phát biểu[36]:
Sir Winston Leonard
Spencer-Churchill (30 tháng 11 năm 1874- 24 tháng 1 năm 1965) là một nhà chính trị người Anh, nổi tiếng nhất với
cương vị Thủ tướng Anh trong thời Chiến tranh thế giới
thứ hai.
"...Việc quân đội Nga
đứng chân tại vùng này (chỉ cuộc tấn công) là cần thiết cho sự an toàn của Nga
chống lại các mối đe dọa của Đức Quốc xã. Ở mức độ nào đó, một mặt trận phía
Đông đã được tạo ra và phát xít Đức đã không dám tấn công. Khi Herr
von Ribbentrop được cử đến Moscow vào tuần
trước đó để tìm hiểu thực tế, ông ta đã chấp nhận sự thật, rằng ý đồ của Đức Quốc
xã nhằm vào các nước vùng Baltic và Ucraina đã phải đi đến điểm dừng."
Đến thời kỳ Chiến tranh Lạnh, cuộc tấn công bắt đầu được
nhắc tới nhiều như một phương cách tuyên truyền làm chia rẽ khối Đông Âu. Ngày
nay, phần lớn truyền thông phương Tây và Ba Lan coi cuộc tấn công của Liên Xô
là sự xâm chiếm. Về vấn đề này, giáo sư Michael Jabara Carley của Đại học Montreal (Canada)
nhận xét:
“Trong khi kết tội phía Liên Xô đưa quân vào "lãnh thổ của
Ba Lan", một số sử gia phương Tây bắt đầu mắc chứng “mất trí nhớ”, và quên
rằng chính các lãnh thổ này - Tây Ukraine và Tây Belarus -
đã bị Ba Lan chiếm của Nga trong cuộc Chiến tranh Nga-Ba Lan từ
năm 1919-1921. Cuộc chiến này do Ba Lan đơn phương phát động để chống lại nước
Nga Xô viết - lúc đó đã tan hoang vì nội chiến”.
Thực tế chính Ba Lan cũng đã ký một hiệp
ước không xâm lược lẫn nhau với Đức Quốc xã vào ngày 26/1/1934,
và khi Đức xâm lược Tiệp Khắc năm 1938, Ba Lan cũng hùa theo Đức để chiếm vùng Teschen của
Tiệp Khắc. Tuy nhiên, truyền thông phương Tây ngày nay thường lờ đi chuyện này
mà chỉ tập trung vào quan hệ giữa Đức và Liên Xô.
[b][color=red]Cần lưu ý rằng các hành động của Liên Xô trong năm
1939 tại Ba Lan không phải là cá biệt, cả Anh và Hoa Kỳ cũng
hành động tương tự trong tình huống giống như vậy. Nước Anh, vào năm 1939 cũng
đã chiếm kênh đào Suez để ngăn chặn tàu bè của
Đức đi qua đây, bỏ qua các cuộc biểu tình phản đối của chính phủ Ai Cập. Hoa Kỳ
vào năm 1942 cũng đã chiếm Maroc (để
kiểm soát eo biển Gibraltar) mà không cần sự đồng ý của Quốc
vương Morocco và chính phủ Vichy
Pháp. Có nhiều ví dụ khác về hành động của Vương quốc Anh và Hoa Kỳ
tương tự như Liên Xô để đảm bảo sự an toàn của chính quốc gia họ.[/color][/b]
Trong khi đó, tài liệu Nga, Ucraina và Belarus thì mô tả chiến
dịch ở Ba Lan là sự giải phóng hàng triệu người Nga khỏi ách chiếm đóng của Ba
Lan. Ví dụ như sách "Lịch sử của cuộc chiến tranh thế giới thứ
hai, 1939-1945" của Nga đã mô tả cuộc tấn công là "Chiến
dịch giải phóng của quân đội Liên Xô" nhằm giành lại những lãnh thổ bị mất
của Nước Mẹ, đồng thời chặn đà tiến của quân Đức tiến và ngăn chặn Đức khả năng
sử dụng lãnh thổ của Tây Ucraina và Belarus Tây như một bàn đạp cho sự xâm lăng
về phía Đông[37]
No comments:
Post a Comment