Giáo-sư TRẦN ĐẠI-SỸ (IFA) phần
3
(Xin quý vị giữ lại bài viết này trong máy. Đề phòng
bản văn bị xoá.)
Bản
điều trần của Giáo-sư TRẦN ĐẠI-SỸ (IFA)Về việc đảng Cộng-sản
Việt-Nam, Lãnh đạo nhà nước cắt lãnh thổ, lãnh hải cho Trung-quốc Ngày
10-11-2001
Bí ẩn về việc đảng Cộng-sản lãnh đạo nhà nước
Việt-Nam nhượng lãnh thổ, lãnh hải cho Trung-quốc.
Giáo-sư
Trần Đại-Sỹ
Ghi chú đặc biệt của Trần
Đại-Sỹ
Sau khi bài lày lộ ra, có 71 bài
nghiên cứu cãi nhau về cái tên Nam-quan, xếp bắt tôi phải im lặng, mặc cho họ
cãi nhau, kệ họ là thầy bói xem voi. Người thì bảo Nam-quan của Trung-quốc, kẻ
thì bảo của Việt-Nam. Rồi họ cãi nhau lung tung về vị trí đích thực của
Nam-quan.
Tháng 8-2002 nhân tôi sang Hoa-kỳ
(California) thăm thân hữu, bị mấy nữ ký giả truyền hình quay như chong chóng,
tôi đã buột miệng nói ra, thôi thì sự đã rồi, bây giờ tôi xin trình bầy ở đây
(tôi vốn yếu bóng vía trước các người đẹp).
Có tất
cả có 5 "Nam-quan".
NAM QUAN THỨ
NHẤT, của Trung-quốc (1558-1885)
Hình ải
Nam-quan 1558-1885.
Vua Gia-Tĩnh, triều Minh ban chỉ kiến
tạo năm 1558, mang tên Trấn Nam-quan, nhưng thường gọi bằng danh tự Nam-quan.
Trấn Này nằm giữa hai ngọn núi nhỏ, chặn ngang đường từ Lạng-sơn đi Ung-châu
(Nam-ninh). Nằm về phía Nam trấn này 2 dặm là ải Phả-lũy của Việt-Nam. Biên
giới Hoa-Việt được kể từ chân ải Nam-quan. Tháng 6 năm Đinh Hợi 1406, tại phía
Nam ải này có cuộc tiễn đưa lịch sử giữa Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi, rồi
có suối Phi-Khanh.
Năm 1884, triều đình Nguyễn ký hiệp
ước chịu sự bảo hộ của Pháp. Thiếu-tướng Francois Oscar De Négrier được cử làm
tư lệnh vùng biên giới phía Đông của Hoa-Việt. Trong lúc giao thời
Pháp-Việt, ải Phả-lũy bỏ không. Quân Thanh tràn sang phá ải, rồi cướp phá vùng
Đồng-đăng. Ngày 24 tháng 3 năm 1884, Thiếu-tướng De Négrier tổ chức cuộc hành
quân đánh đuổi quân Thanh. Quân Thanh đại bại, Tổng-binh Sầm Quang Anh bị
giết. Ngày đầu năm 1985, Tổng-binh Nùng Mặc Sơn, đem một trung đoàn Thanh tấn
công, chiếm đồn Phả-lũy rồi tràn vào Lạng-sơn cướp phá. Tướng De Négrier đem 3
tiểu đoàn (2 tiểu đoàn Pháo-thủ, một Tiểu-đoàn bộ binh thuộc địa), đánh đuổi
quân Thanh, giết Nùng Mặc Sơn. Ngày 5-1-1885, chiếm ải Nam-quan, đặt chất nổ
san bằng.
NAM QUAN THỨ
NHÌ, của Trung-quốc, Việt-Nam (1886-1952)
Sau khi thỏa ước Pháp-Thanh ký,
Nam-quan được xây lại bằng ngân sách của chính phủ Đông-dương và Thanh-triều.
Ải xây bằng đá mài, mái cong rất đẹp. Trong ải một nửa thuộc Pháp, một nửa
thuộc Thanh. Mỗi bên đều có cơ quan Cảnh-sát, lính biên phòng, quan thuế. Tiền
tu bổ hằng năm, do ngân sách tỉnh Quảng-Tây và Lạng-sơn đài thọ.
Biên giới Hoa-Việt được kể từ giữa ải:
Nam của Việt, Bắc của Hoa. Thời gian này VN soạn thảo sách giáo khoa Việt-ngữ,
bởi vậy mới có câu:
"Nước
Việt-Nam hình chữ S chạy từ ải Nam-quan đến mũi Cà-mâu"
Trong chiến
tranh Quốc-Cộng 1949, ải này bị phá hủy.
NAM QUAN THỨ
BA, (Mục Nam-quan) của Trung-quốc (1952-2001)
Hồi chiến tranh Việt-Pháp (1946-2001),
sau chiến dịch Cao-Bắc-Lạng, Chủ-tịch đảng Cộng-sản Việt-Nam là Hồ Chí Minh
sang Trung-quốc cầu viện với Chủ-tịch đảng Cộng-sản Trung-quốc. Hai bên thỏa
thuận bằng những hiệp ước mật. Trung-quốc cho xây Mục Nam-quan, lùi vào lãnh
địa Việt-Nam. Hình trên, không thấy hai ngọn núi và suối Phi-Khanh đâu. Mục
đích việc lùi biên giới này như sau: Vùng phía Bắc Mục Nam-quan tuy là lãnh thổ
Việt-Nam, nhưng bây giờ là của Trung-quốc. Như vậy Pháp không dám dùng không
quân oanh tạc. Đó là vùng an ninh để Hồng-quân lập các trung tâm huấn luyện
quân Việt-Minh. Sau chiến tranh (1954) Trung-quốc giữ luôn. Trong chiến tranh
1960-1975, không quân Hoa-kỳ cũng ê càng không dám oanh tạc khu này.
NAM-QUAN THỨ TƯ, (1952-1979)
Phía Nam Mục Nam-quan mấy trăm thước,
chính phủ Việt-Nam Dân-chủ Cộng-hòa cũng cho xây một cửa ải nữa, mang tên cửa
Hữu-nghị. Tại đây có đầy đủ các cơ quan như: Công-an biên phòng, Hải-quan,
Bưu-điện v.v. Trong chiến tranh 1979, Trung-quốc san bằng cái cửa Hữu-nghị này.
Chúng tôi không còn lưu trữ được hình ảnh.
Sau chiến tranh, VN cho xây lại một cữa Hữu-nghị khác. Nhưng từ
khi ký hiệp định 1999, thì cái Hữu-nghị này phá bỏ. ViệtNam xây cửa Hữu-nghị
mới lùi lại sau mấy trăm thước nữa.
NAM-QUAN THỨ NĂM (2001- ?).
Cửa Hữu-nghị mới xây lại năm 2001.
Ảnh chụp tháng 8-2001, cửa Nam-quan cũ lùi lại sau,Cửa Hữu-nghị
mới!!!
4.3.2
- Mất cửa ngõ giao thông lịch sử giữa tộc Hoa, tộc Việt.
Tôi đã nhiều lần từ Việt-Nam sang Trung-quốc bằng
cửa ải này và ngược lại. Lãnh thổ Hoa-Việt được phân chia bởi một con
sông nhỏ. Đây là cửa họng giao thông của Trung-quốc, Việt-Nam bằng đường bộ.
Suốt hơn mấy nghìn năm qua, dân Hoa-Việt giao thương đều qua đây. Chính vì vậy
mà con đường quốc lộ xuyên Việt mang tên Quốc-lộ 1, được đánh số cây số Zéro từ
đầu cây cầu Nam-quan. Tất cả thư tịch Việt-Nam đều chép rằng:
"Con đường
Bắc-Nam khởi từ ải Nam-quan".
Hoặc:
"Lãnh thổ
Việt-Nam Bắc giáp Trung-hoa, khởi từ ải Nam-quan đến mũi Cà-mâu, theo hình chữ
S".
Bây giờ nếu Quý-vị vào Website của Bộ Ngoại-giao Việt-Nam,
Quý-vị sẽ không thấy hàng chữ trên, mà chỉ thấy câu:
"Lãnh thổ Việt-Nam khởi từ
cây số không ở phía Bắc".
Thưa Quý-vị,
Cái cây số không đó là cây số 1,5 cũ đấy. Cột cây số Zéro bây giờ ở nằm giửa Mục Nam-quan và cửa Hữu-nghị mới. Từ cây số Zéro đến cây số 1, nay thuộc Trung-quốc.
Sát Mục Nam-quan, phía bên Trung-quốc cũng như
Việt-Nam, đều có nhiều cơ sở:
·
Cơ sở
Hải-quan,
·
Bãi
đậu cho hằng trăm xe tải, để chờ kiểm soát, chờ làm thủ tục nộp thuế.
·
Cơ sở
di trú của Công-an để kiểm soát Passeport,
·
Đồn
của quân đội để tuần phòng, bảo vệ lãnh thổ,
·
Hằng
chục cơ quan, khác như Bưu-điện, Ngân-hàng, công ty điện, nước.
·
Về
phía dân chúng, hằng trăm cửa hàng ăn, nhà ngủ, khách sạn.
Các cơ sở phía Nam thuộc
Việt-Nam, trong chiến tranh Hoa-Việt 1979, quân đội Trung-quốc đã san bằng hết.
Kể cả cây cột biên giới.Tuy vậy sau chiến tranh, đã xây dựng lại hoàn toàn. Từ khi có phong trào mở cửa, đổi mới chính trị, dân chúng cả hai bên đã xây dựng lại khang trang hơn cũ, rộng lớn hơn cũ, và hiện đại hơn cũ. Nhưng từ khi hiệp định 30-12-1999 ký thì toàn bộ khu này thuộc Trung-quốc. Những cơ sở đó bây giờ được thay bằng một tòa nhà duy nhất. (Hình đính kèm)
Hình chụp từ phía
lãnh thổ Trung-quốc mới (VN cũ) sang, căn nhà này là Nam-quan thứ 5, trong nước
gọi là cửa khẩu Hữu-nghị của VN (mới)
4.3.3,
Mất dân, mất di tích lịch sử.
Đi sâu
vào khu vực phía Nam của Nam-quan ít cây số nữa là quận lỵ Đồng-đăng, rồi tới
tỉnh lỵ Lạng-sơn. Đây cũng là đất thiêng, khu có di tích văn hóa lịch sử của
tộc Việt: Động Tam-thanh, tượng núi Tô-thị, thành của bọn giặc Mạc trên núi.
Vùng Lạng-sơn xưa là Thủ-đô của con cháu giặc Mạc Đăng-Dung, mà năm 1540 đã
dâng đất cho Trung-quốc, để được bao che cát cứ quân phiệt một thời gian. Trong
chiến tranh Hoa-Việt 1979, hầu như toàn bộ các cơ sở kỹ nghệ, cầu cống,
dinh thự, di tích tôn giáo, lịch sử, cơ sở hành chính, thương mại, kể cả nhà
cửa của dân chúng bị san bằng. Chắc Quý-vị cho rằng tôi dùng từ Coventry có
đôi chút quá đáng. Thưa Quý-vị từ Coventry cũng chưa đủ để chỉ
việc quân đội Trung-quốc đã làm ở Lạng-sơn. Kinh khiếp nhất là động Nhất-thanh,
Nhị-thanh, Tam-thanh, họ cũng dùng đại bác bắn vào làm hư hại rất nhiều.
Đi sâu
về phía Nam ít cây số nữa là Ải Chi-lăng, nơi mà quân Trung-quốc vượt qua không
biết bao nhiêu lần để tiến về thủ đô Thăng-long của Việt-Nam xưa. Tại đây đã
diễn ra những trận chiến ác liệt, khiến ít nhất 73 vạn quân của các triều đại
Tống, Mông-cổ, Minh, Thanh bị giết. Và cũng tại đây, có không biết bao nhiều
tướng của các triều đại trên bị tử trận. Khi quân Việt giết những tướng, dù vào
thời kỳ nào chăng nữa thì đầu vẫn bêu tại một mỏm núi, gọi là núi Đầu-quỷ.
Tại ải Chi-lăng,
núi Đầu-quỷ đều khắc bia đá ghi lại di tích lịch sử.
Hồi
chiến tranh Hoa-Việt 1979, khi các tướng Hồng-quân cho quân tiến đến đây, nghe
nhắc chuyện cũ thì họ toát mồ hôi lạnh, phải ngừng lại. May mắn thay khu này
vẫn còn thuộc lãnh thổ Việt. (2 hình đính kèm)
Bia lưu niệm Ải Chi-lăng
Cửa Ải Chi-lăng, yết hầu biên giới vào đồng bằng Bắc-bộ
Trở lại vùng đất
mà đảng Cộng-sản Việt-Nam đã nhượng cho Trung-quốc, dĩ nhiên họ nhượng cả dân
chúng nữa. Trong năm nghìn năm lịch sử chiến tranh Hoa-Việt, dân chúng, chiến
sĩ tại vùng này là lực lượng đầu tiên chống quân Trung-quốc. Họ phải hy sinh
tính mạng, tài sản đầu tiên, khi quân Trung-quốc đánh sang. Có không biết bao
nhiêu di tích, huyền sử về núi non, về sông ngòi, về cuộc chiến, về gương anh
hùng. Chính quyền các triều đại đều tuyên dương công lao của họ, họ từng hãnh
diện đời nọ sang đời kia. Bây giờ vùng này trao cho Trung-quốc, kẻ thù năm
nghìn năm của họ. Họ bị mất mát quá nhiều về tinh thần. Họ phải cúi mặt chịu sự
cai trị của kẻ thù. Bao nhiêu di tích lịch sử, huyền sử phải phá bỏ, không được
nhắc tới. Thương tổn tinh thần quá lớn.
Gần đây
nhất, trong chiến tranh 1979, phía Việt cũng như Trung-quốc, chôn trên lãnh thổ
mình, dọc theo biên giới mấy chục vạn quả mìn. Sau chiến tranh mới đào lên.
Phía Việt lập rất nhiều đồn, hầm, công-sự chiến đấu dọc biên giới thành 4 vòng
đai. Mấy chục nghìn chiến sĩ Việt tử trận tại đây. Hiện những cơ sở đó vẫn còn.
Trong khu vực này dân chúng, gia đình liệt sĩ đã ghi dấu tưởng niệm thân hân
họ. Nay trao cho Trung-quốc, dĩ nhiên các di tích này bị phá hủy. Dân chúng
đang là lực lượng chong mặt với kẻ thù, bảo vệ lãnh thổ, nay họ bỗng trở thành
những người Trung-quốc bất đắc dĩ. Các vòng đai phòng thủ bị mất. Dân
tộc Việt-Nam mất mát về an ninh quá nhiều.
Ghi chú của IFA
Chúng tôi xin sao nguyên văn bản hiệp ước
Pháp-Thanh ngày 26-6-1887 tại văn khố Pháp.
Les Commissaires nommés par:
- Le Président
de la République Française,
- et par
S.M l'Empereur de Chine,
en exécution de l'article 3 du Traité du 9
Juin 1885 pour reconnaitre la frontière entre la Chine et le Tonkin ayant
terminé leur travaux,
Monsieur. Ernest Constans, député, ancien Ministre
de l'intérieur et des cultes, commissaire du Gouvernement, envoyé
extraordinaire de la République Française,
d'une part, Et S.A.le Prince K'ing, prince du
second rang, président du Tsoung-li-Yamen, assisté de S.Exc. Souen-Yu Quen,
membre du Tsoung-li-Yamen, premier vice-président du ministère des travaux
publics;
Agissant au nom de leurs gouvernement
respectifs;
Ont décidé de consigner dans le présent Acte
les dispositions suivantes destinées a régler définitivement la délimitation de
ladite frontière:
- 1° Les
procès-verbaux et les cartes y annexées qui ont été dressées et signés par les
Commissaires Français et Chinois sont et demeurent approuvés;
- 2° les
points sur lesquels l'accord n'avait pu se faire entre les deux commissions, et
les rectifications visées par le deuxième paragraphe de l'article 3 du Traité
du 9 Juin 1885 sont réglés ainsi qui suit:
Au Kouang-tong, il est entendu que les points
contestés qui sont situes a l'est et au nord-est de Monkạ, au-delà de la
frontière telle qu 'elle a été fixée par la Commission de délimitation, sont
attribués à la Chine.
Les ỵles qui sont à l'est du méridien de Paris
105° 43' de longitude est, c'est à dire la ligne nord-sud passant par la pointe
orientale de l'ỵle de Tch’a Kou ou Ouanchan (Tra-co) et formant la frontière
,sont également attribuées a la Chine. Les ỵles Go-tho et les autres ỵles qui
sont à l'ouest de ce méridien appartiennent à l'Annam. Les Chinois coupables ou
inculpés de crimes ou de délits qui chercheraient refuge dans ces ỵles ,
seront, conformément au stipulations de l'article 27 du Traité du 25 Avril
1886, recherchés , arrêtés et extradiés par les Autorités Françaises.
Sur la frontière du Yun-Nan, il est entendu
que la démarcation suivra le tracé suivant: De Keou-teou-tchai (Cao-dao-trai)
sur la rive gauche du Siao-tou-tcheou-ho (Tien-do-chu-ha), point M de la carte
de la deuxième section , elle se dirige pendant 50 lis (20 km) directement de
l'ouest vers l'est en laissant à la Chine les endroits de Tsui-kiang-cho ou
Tsui-y-cho (Tu-nghia-xa), Tsui-mei-cho (Tu-mi-xa) Kiang-fei-cho ou Y-fei-cho
(Nghia-fi-xa), qui sont au nord de cette ligne, à l'Annam celui de
Yeou-p'ong-cho (Hu-bang-xa) qui en est au sud, jusqu'aux points marqués Pet Q
sur la carte annexe ou elle coupe les deux branches du second affluent de
droite de Hoi-ho (Hac-ha) ou Tou-cheou-ho (Do chu-ha).A partir du point Q, elle
s'infléchit vers le sud-est d'environ 15 lis(6 km),jusqu'au point R, laissant à
la Chine le territoire de Nan-ian (Nam-don) au nord de ce point R; puis à partir
de ce dit point remonte vers le nord-est jusqu'au point S,en suivant la
direction traçée sur la carte par la ligne R-S,le cours de Nan-teng-ho
(Nam-dang-ha) et les territoires de Manmẹ (Man-mi),de Mong-tong-chang-s'oun
(Muang-dong-troung-then), de Mong-tuong-chan (Muong-dong-son), de
Mong-tuong-tchoung-ts’uon (Muong-dong-truong-thon) et de Meng-tuong-chia-ts'ou
(Muong-dong-ha-thon) restant a l'Annam. A partir du point S
(Meng-tuong-chia-ts’ou ou Muong-dong-ha-thon), le milieu du Ts'ing-chouei ho
(Than thuy ha ) indique jusqu'à son confluent , en T, avec la rivière Claire ,
la frontière adoptée. Du point T, son tracé est marqué par le milieu de
la rivière Claire jusqu'au point X, à hauteur de Tch'ouan-teou (Thuyen-dan. Du
point X, elle remonte jusqu'au point Y, en passant par Paiche-yai
(Bach-thach-giai) et Lao-ai-k'an (Lao-hai-kan), la moitié de chacun de ces deux
endroits appartenant a la Chine et à l'Annam;ce qui est à l'est appartient à
l'Annam, ce qui est a l'ouest à la Chine. A partir du point Y ,elle longe, dans
la direction du nord, la rive droite du petit affluent de gauche de la rivière
Claire, qui la reçoit entre Pien-pao-kia (Bien-bao-kha) et Pei-pao (Bac-bao) et
gagne ensuite Kao-ma-pai (Cao-mabach),point Z ou elle se raccorde avec le tracé
de la troisième section.A partir de Long-po-tchai (cinquième section), la
frontière commun du Yun Nan et de l'Annam remonte le cours du Long-po-ho
jusqu'à son influent avec le Ts'ing-chouei-ho ,marqué A sur la carte; du point
A , elle suit la direction générale du nord-est au sud-ouest jusqu'au point B
indiqué sur la carte ,endroit ou le Sai-kiang-po reçoit le Mien-chouei-ouan;
dans ce parcours ,la frontière laisse à la Chine le cours du Ts'ing-chouei-ho.
Du point B, la frontière, la direction est-ouest jusqu'au point C ó elle
rencontre le point Teng-tiao-tchiang au dessous de Ta-chou-tchio ; Ce qui est
sud de cette ligne appartient à l'Annam, ce qui est au nord ,à la Chine. Du
point C, elle descend vers le sud en suivant le milieu de la rivière
Teng-tiao-Tchiang jusqu'à son confluent au point D avec le Tsin-tse-ho. Elle
suit ensuite le Tsin-tse-ho pendant environ 30 lis et continue dans la
direction est-ouest jusqu'au point D ou elle rencontre le petit ruisseau qui se
jette dans la rivière Noire (Hei-tciang ou Hac-giang) à l'est du bac de
Meng-pang.Le milieu de ce ruisseau sert de frontière du point E au point F.A
partir du point F, le milieu de la rivière Noire sert de frontière à l'ouest.
Les Autorités locales Chinoises et les Agents
désignés par le Résident générale de la République Française en Annam et au
Tonkin seront chargés de procéder a l'abornement, conformément aux cartes
dressées et signées par la Commission de délimitation et au tracé ci-dessus.
Aux présent actes sont annexées trois cartes en deux exemplaires, signées et
scellées par les deux parties. Sur ces cartes, la nouvelle frontière est tracé
par un trait rouge et indiquez sur la carte de Yun Nan par les lettres de
l'alphabet française et les caractères cycliques Chinois.
Fait a Pékin, en double expédition, le 26 Juin
1887. (Signature et cachet du Plénipotentiaire
Chinois)
Signé:Constans
(Cachet de la légation de France à Pékin)
Phụ đính 1
Bản đồ biên giới vùng Nam-quan theo hiệp ước Pháp-Thanh 26 tháng 6 năm 1887
4.4
- Vụ cắt lãnh hải.
Hiệp định phân định lãnh hải Việt-Nam, Trung-quốc ngày 25-12-2000.
Từ giữa
thế kỷ thứ 19 về trước, chưa từng có việc ấn định rõ lãnh hải Việt-Hoa. Tuy
nhiên vào thế kỷ thứ 15, Việt-Nam đã định lãnh hải qua vụ nhà vua sai vẽ
Hồng-đức bản đồ. Theo bản đồ này thì các quần đảo Hoàng-sa (Tây-sa) và
Trường-sa (Nam-sa) thuộc Đại-Việt. Và hai quần đảo đó đều thuộc Việt-Nam cho
đến khi Bộ Chính-trị thời 1958 trao cho Trung-quốc (trên lý thuyết).
Vào
những thời kỳ ấy (1500-1887), Thủy-quân cũng như thương thuyền, tầu đánh cá của
cả Hoa lẫn Việt chỉ là những thuyền nhỏ, không ra xa bờ biển làm bao, nên chưa
có những đụng chạm.
Sau khi
triều Nguyễn của Việt-Nam ký hòa ước năm 1884, công nhận quyền bảo hộ của Pháp;
thì người Pháp mới định rõ lãnh hải. Nước Pháp với tư cách bảo hộ Việt-Nam, đã
ký với Thanh-triều hòa ước 1887, định rõ lãnh hải trong vùng vịnh Bắc-Việt. Đối
với hòa ước này, Việt-Nam đã chịu khá nhiều thiệt hại, vì mất một số đảo, mà
dân chúng là người Việt, nói tiếng Việt, mặc y phục Việt, sống trong văn hóa
Việt. Cho đến nay (2001), dân trên các đảo này vẫn còn nói tiếng Việt, ẩm thực
theo Việt, và dùng y phục Việt. (Chúng tôi đã từng thăm vùng này hồi 1983).
Tuy
nhiên với hòa ước 1887, lãnh hải vịnh Bắc-Việt được phân chia như sau:
·
Trung-quốc
38 %
·
Việt-Nam
62%
Đối với
người Pháp, thời đó họ chưa hiểu rõ tình trạng giữa Trung-hoa và Việt-Nam, họ
thấy Thanh-triều chấp nhận 38%, thì cho rằng mình thắng thế. Còn Thanh-triều
khi đạt được 38%, họ coi như một món quà trên trời rơi xuống. Vì trong quá
trình lịch sử, Trung-quốc vẫn coi vịnh Bắc-Việt là của Việt-Nam.
Chứng
cớ:
·
Vùng
đất Hợp-phố là đất cực Nam của Trung-quốc, thế nhưng lại có hải cảng Bắc-hải.
Bắc đây chỉ có thể là Bắc đối với Việt-Nam. Nếu là đất của Trung-quốc họ phải
gọi là thị xã Nam-hải chứ? Rõ ràng vùng này là đất cũ của Việt-Nam.
·
Vùng
vịnh nằm ở phía Nam Trung-quốc, phía Tây đảo Hải-Nam, phía Đông Bắc Việt-Nam mà
Pháp-Hoa ký hòa ước 1887 đó, Việt-Nam gọi là vịnh Bắc-Việt. Trung-quốc cũng gọi
là vịnh Bắc-bộ. Cho đến nay (2001), họ cũng vẫn dùng tên đó. Vậy thì rõ ràng
vịnh này của Việt-Nam. Nếu của Trung-quốc thì họ phải gọi là vịnh Nam-bộ chứ?
Cử tọa hỏi, câu hỏi thứ 15,
Có
sách Tây-phương nào viết về vấn đề này không?
Gs TĐS,
Nhiều
lắm, tôi xin cử ra vài tài liệu mới đây:
·
Edward H.H, Schafer trong Shore
of Pears (châu Nhai) (Berkley-London 1970),
Tác giả căn cứ vào khai quật, cũng như khảo cổ đã kết luận rằng:
Vào thời Hán, đảo Hải-Nam không có đường thông thương với Trung-quốc. Đảo này thuộc Giao-chỉ. Tất cả thương thuyền đều từ Giao-chỉ tới. (TĐS ghi chú dành riêng cho người Việt: Tôi đã tới Hải-Nam nghiên cứu 2 lần. Tại đây tôi tìm ra nhiều di tích thời vua Trưng, nên trong bộ "Cẩm-khê di hận" tôi đã thuật lại trận chiến giữa Hán-Việt. Nhiều "học giả" ngu dốt, công kích tôi, thấy họ ngu quá tôi không trả lời.)
Tác giả căn cứ vào khai quật, cũng như khảo cổ đã kết luận rằng:
Vào thời Hán, đảo Hải-Nam không có đường thông thương với Trung-quốc. Đảo này thuộc Giao-chỉ. Tất cả thương thuyền đều từ Giao-chỉ tới. (TĐS ghi chú dành riêng cho người Việt: Tôi đã tới Hải-Nam nghiên cứu 2 lần. Tại đây tôi tìm ra nhiều di tích thời vua Trưng, nên trong bộ "Cẩm-khê di hận" tôi đã thuật lại trận chiến giữa Hán-Việt. Nhiều "học giả" ngu dốt, công kích tôi, thấy họ ngu quá tôi không trả lời.)
Cử tọa hỏi câu hỏi thứ
16,
- Xin cho biết việc phân chia lãnh hải Hoa-Việt
theo hiệp ước 1887?
Gs TĐS,
Tôi xin chiếu lên để Ngài thấy.
Đảo
Hải-Nam, lãnh thổ thời Lĩnh-Nam (vua Trưng) về trước. Hình vẽ trong sách
của E.H. Schefer.( Xem tiếp phần IV )
No comments:
Post a Comment