Đền Parthenon
Cách nay đúng 331 năm đền Parthenon bi phá hủy một phần có
giao tranh giữa Venezia và Ottoman
Ngày 26
tháng 09, 1687
·
1687 – Đền Parthenon (hình) tại Athena bị
phá hủy một phần trong một xung đột vũ trang giữa Venezia và Ottoman.
Đền Parthenon
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Parthenon
Παρθενών (tiếng Hy Lạp)
Đền
Parthenon
Thông tin chung
Dạng Đền
Phong cách Cổ điển
Chủ đầu tư Chính phủ Hy Lạp
Xây dựng
Khởi công 447 TCN
Hoàn thành 432 TCN
Phá hủy Một phần vào 26 tháng 9
năm 1687
Kích thước
Kích thước 69,5x30,9 m
Thiết kế
Parthenon (tiếng Hy Lạp: Παρθενών) là một ngôi đền thờ thần Athena, được xây dựng vào thế kỷ 5 trước Công nguyên ở Acropolis.
Tượng Mattei Athena tại bảo tàng Louvre. La
Mã sao chép từ bản gốc Hy Lạp, thế kỷ thứ nhất trước Công Nguyên
Trong thần thoại Hy Lạp, nữ thần Athena (tiếng Hy Lạp: Ἀθηνᾶ, hay Ἀθήνη Athénē;) là vị thần của nghề thủ công
mỹ nghệ, trí tuệ và đồng thời cũng là vị thần chiến
tranh chính nghĩa. Athena là vị thần bảo hộ của thủ đô Athens của Hy Lạp.
Đây là công trình xây dựng nổi tiếng nhất
còn lại của Hy Lạp cổ đại, và đã được ca ngợi như là thành tựu của kiến
trúc Hy Lạp. Các điêu khắc trang trí của ngôi đền bằng từ đá cẩm thạch (marble) trắng, được coi
như là đỉnh cao của nghệ thuật Hy Lạp
cổ đại. Đền
Parthenon là biểu tượng của sự kết thúc Hy Lạp cổ đại và của nền dân chủ Athena, và được đánh giá như là một trong những công
trình văn hóa vĩ đại nhất thế giới.
Tên của đền Parthenon dường như có nguồn
gốc từ tượng đài kỷ niệm Athena
Parthenos ở căn phòng phía Đông công trình[1]. Bức
tượng này do Phidias điêu khắc từ ngà voi và vàng; tên gọi
cho Athena là parthenos (παρθένος, "virgin") có
nghĩa là vị chúa vẫn còn trinh nguyên.
Phidias hoặc Pheidias (/ˈfɪdiəs/; Greek: Φειδίας, Pheidias;
khoảng 480 – 430 TCN) là một nhà điêu khắc, họa sĩ và kiến trúc sư
người Hy Lạp cổ đại. Tượng thần Zeus ở Olympia của ông là một trong Bảy kỳ quan thế giới cổ đại.
Phidias chỉ dẫn bức tượng Frieze trong đền
Parthenon cho các bạn bè (1868), tranh của Sir Lawrence Alma-Tadema
Đền Parthenon được thay thế một đền thờ
Athena cũ hơn đã bị huỷ hoại bởi Đế chế Ba Tư vào năm 480 trước Công nguyên. Giống như phần lớn
các ngôi đền Hy Lạp khác, đền Parthenon đã được sử dụng như là một kho tàng, và đã phục vụ cho liên
minh Delian, liên minh mà sau này trở thành Đế
chế Athena.
Đế quốc
Achaemenes (tiếng Ba Tư: Hakhamanishian) (690 TCN – 328 TCN),
hay Đế quốc Ba Tư thứ nhất, là triều đại đầu tiên của người Ba Tư (nay là Iran) được biết đến trong lịch
sử. Vương triều này còn được biết với cái tên là Nhà Achaemenid.
Vào thế kỷ 6 sau
Công nguyên, đền Parthenon được chuyển sang thành nhà thờ Kitô giáo và
được thiết kế để tôn kính Đức Mẹ Đồng trinh. Sau cuộc xâm chiếm của Thổ Nhĩ Kỳ, công trình lại được chuyển sang thành nhà thờ Hồi giáo. Vào năm 1687, một kho
quân trang đạn dược của Thổ Nhĩ Kỳ có bên trong công trình đã bị bốc cháy; kết
quả của vụ nổ này đã làm hỏng đền Parthenon và những điêu khắc của nó.
Vào thế kỷ 19, Thomas
Bruce đã tháo dỡ một vài điêu khắc còn sót
lại và mang chúng đến Anh. Những tác phẩm điêu khắc này, bây giờ được biết đến
như Elgin
Marbles hay Parthenon Marbles, được trưng bày trong Viện Bảo tàng Anh. Cuộc tranh luận về việc Elgin Marbles cần phải được
mang trả lại Hy Lạp vẫn còn đang tiếp diễn.
Đền Parthenon, cùng với các công trình khác
ở Acropolis, là một trong những địa điểm khảo cổ học có nhiều khách du lịch đến
tham quan nhất. Bộ
Văn hóa Hy Lạp hiện nay đang tiến hành một chương trình bảo tồn
và khôi phục công trình.
Floor plan of the Parthenon
Thiết
kế và xây dựng
Đền Parthenon nhìn từ phía Nam. Cận cảnh là
hình ảnh về sự xây dựng lại
Đền Parthenon được xây dựng theo đề xuất của Pericles, chính
trị gia lãnh đạo Athen trong thế kỉ thứ 5 TCN.
Perikles (còn gọi là Pericles, tạm dịch ra tiếng Việt là bị sự huy hoàng bám lấy) (khoảng 495
– 429 TCN) là một nhà chính trị, nhà hùng biện, tướng
lĩnh tài ba và có nhiều ảnh hưởng của Athena trong Thời
đại Hoàng kim của thị quốc này - đặc biệt là khoảng thời gian giữa
các cuộc chiến tranh Hy
Lạp-Ba Tư và chiến tranh
Peloponnesus. Ông là hậu duệ của gia tộc Alcmaeonid có nhiều quyền lực
và ảnh hưởng trong lịch sử, thông qua người mẹ của mình.
Đền được xây
dựng dưới sự giám sát chung của nhà điêu khắc Phidias, người
cũng đóng vai trò chính trong việc điêu khắc trang trí đền. Các kiến trúc sư là Iktinos và Kallikrates. Việc
xây dựng bắt đầu vào năm 447 TCN, và công trình gần như được hoàn thành vào năm
438 TCN, nhưng việc trang trí trong đền tiếp tục cho đến ít nhất là năm 433
TCN. Một số ghi chép về tài
chính của đền Parthenon vẫn còn sót lại cho thấy chi phí đắt
nhất là việc chuyên chở đá từ núi Pentelicus, cách
Athena khoảng 16 km, đến Acropolis. Số tiền này một phần lấy ra từ ngân khố
của liên minh Delian, đã
được mang từ nhà thờ Panhellenic ở vùng Delos đến
Acropolis vào năm 454 TCN.
Localización de la isla de Delos en Grecia.
Mặc dù đền Hephaestus gần
đó là công trình còn sót lại hầu như nguyên vẹn nhất của loại đền thờ xây dựng
có trang trí thức cột Doric, đền Parthenon, trong thời
gian tồn tại, vẫn được xem như là đền thờ đẹp nhất. John Julius Cooper đã
viết về đền thờ rằng, "có danh tiếng là đền thờ kiểu thức cột Doric hoàn
hảo nhất đã từng được xây dựng. Ngay cả trong thời cổ đại, kiến trúc tinh vi
của nó đã trở thành truyền thuyết, đặc biệt là sự liên hệ tinh tế giữa độ cong
của bệ đỡ hàng cột, các
đường trau chuốt của các bức tường các phòng trong công trình và các đường gờ của
các cột." Các đường gờ này hơi cong lên phía trên một chút theo chiều cao
của cột để làm bù trừ các hiệu ứng quang học khi nhìn lên phía trên đền. Hiệu
ứng của những đường cong tinh tế này làm đền thờ có vẻ cân đối hơn là cách nhìn
thật về nó.
Đo ở bậc cao nhất, kích cỡ của nền đền Parthenon là 69,5 m ×
30,9 m (228,0 × 101,4 ft). Căn phòng bên trong dài 29,8 m và rộng 19,2 m
(97,8 × 63,0 ft), với dãy cột kiểu Doric bên trong theo hai tầng, cấu trúc
cần để chống đỡ mái đền. Ở bên ngoài, các cột Doric có đường kính 1,9 m
(6,2 ft) và cao 10,4 m (34,1 ft). Các cột ở góc có đường kính hơi lớn
hơn một chút. Bệ đỡ hàng cột có độ cong lên phía trên về phía trung tâm
60 mm (2,36 inch) về
đầu phía Đông và phía Tây, và 110 mm (4,33 inch) ở hai bên. Một số
kích thước đã tạo thành hình chữ nhật vàng diễn
tả tỉ lệ vàng, được đề xuất bởi Pythagoras vào
thế kỉ trước đó.
Pythagoras (tiếng Hy Lạp: Πυθαγόρας; sinh khoảng
năm 580 đến 572 TCN - mất khoảng
năm 500 đến 490 TCN) là một nhà triết học người Hy Lạp và là người sáng lập ra phong trào tín ngưỡng có
tên học
thuyết Pythagoras. Ông thường được biết đến như một nhà khoa học và toán học
vĩ đại.
Điêu
khắc trang trí
Chi tiết metope phía Tây, thể hiện
chi tiết tình trạng đền sau 2.500 chiến tranh, ô nhiễm, sự bảo tồn thất thường,
sự cướp bóc và phá hoại
Đền Parthenon, một đền thờ kiểu cột Doric và kiểu Peripteral với các kiến trúc mang
đặc điểm của thức cột Ionic, chứa bức tượng bằng ngà và
vàng của Athena Parthenos được
điêu khắc bởi Pheidias và
hoàn thành khoảng năm 439/438 TCN. Đền thờ được dùng để thờ thần Athena vào thời điểm đó, mặc dù công việc
xây dựng được tiếp tục gần như là đến giai đoạn bắt đầu của cuộc chiến
tranh Peloponnesian vào năm 432 TCN. Cho đến năm 438 TCN, các trang trí điêu
khắc của các metope của cột Doric trên
trụ ngạch phía bên dãy cột bên ngoài, và của trụ ngạch cột Ionic vòng
quanh phần trên các của bức tường của phòng thờ, đã được hoàn thành.
92 metope được
chạm khắc nổi, một công việc mà lúc đó chỉ dành cho các kho tàng (các tòa nhà
dùng để chứa các quà tạ ơn cho các thần linh). Theo như các tài liệu ghi lại về
việc xây dựng, các điêu khắc metope có niên đại khoảng 446-440 TCN. Thiết kế
của chúng được cho là do nhà điêu khắc Kalamis. Các metope về phía
Đông của đền Parthenon, phía trên lối ra vào chính, miêu
tả Gigantomachy (trận
đánh thần thoại giữa các vị thần
trên đỉnh Olympus và các người khổng lồ). Các metope phía
Tây diễn tả Amazonomachy (trận
đánh thần thoại của dân thành Athena chống lại người Amazon). Các
metope phía Nam —với ngoại trừ một số metope 13-20 có
vấn đề, giờ đây thất lạc—miêu tả Thessalian Centauromachy(trận
đánh của người Lapith được giúp bởi Theseus chống
lại nhân mã, một sinh
vật nửa người,
nửa ngựa). Trên mặt phía
Bắc của đền Parthenon các metope không được bảo tồn tốt, nhưng
đề tài có vẻ như là cướp phá Troia.
Theseus (tiếng Hy Lạp: Θησεύς, UK /ˈθiːsjuːs/,
US /ˈθiːsiəs/, Greek: [tʰɛːseú̯s]) là 1 người anh hùng trong thần thoại Hy Lạp. Ông là vị vua trong
huyền thoại sáng lập ra thành Athens. con trai của Aethra và
Aegeus.
Chi tiết các metope phía Tây. Một trong những
điêu khắc chạm nổi đã bị lấy ra từ cuộc thám hiểm của Lord Elgin và hiện nay
đang có ở Bảo
tàng Anh.
Các metope cho thấy các vết tích còn lại của kỹ thuật cao trong
điêu khắc giải
phẫu đầu, trong
giới hạn đường nét của những chuyển động thân thể và những bó cơ, những tĩnh
mạch cũng nhận thấy rõ ở các hình Nhân mã. Một vài metope vẫn
có ở công trình nhưng ngoại trừ những phần ở mặt phía Bắc, chúng hầu như đã bị
hỏng gần hết. Một vài metope hiện có ở Bảo tàng Acropolis, những cái khác thì
có ở bảo tàng Anh và một cái có thể được thấy ở bảo tàng Louvre.
Phần lớn những đặc điểm trong kiến trúc và trang trí đền theo
kiểu cột Ionic có xung quanh tường ngoài của phòng thờ. Các chạm khắc ở phù điêu miêu
tả một phiên bản lý tưởng hóa của đám diễu hành Panathenaic từ
cổng Dipylon ở Kerameikos đến
Acropolis. Đám diễu hành này được tổ chức 4 năm một lần, người dân Athen và
những người nước ngoài bị lôi cuốn vào việc tôn vinh thần Athena. Hệ thống cột còn lại được chạm khắc vào
thời gian khoảng năm 442-438 TCN.
Pausanias, một
người du lịch vào thế kỷ thứ 2, khi đến thăm Acropolis và nhìn thấy
Parthenon, đã miêu tả ngắn gọn cái trán tường của đền. Trán tường phía Đông
miêu tả sự sinh ra của Athena từ
đấu của bố cô, Zeus, trong khi đó trán tường phía Tây cho thấy sự tranh luận của
thần Athena và thần Poseidon về thành phố Athena. Các
công việc tạo dựng trán tường có thời gian từ 438-432 TCN.
Zeús, hay Dzeús, (tiếng Hy Lạp: Ζεύς) hay Dias (tiếng
Hy Lạp: Δίας), còn gọi là thần Dớt, là thần trị vì các vị thần và
là thần của bầu trời cũng như sấm trong thần thoại Hy Lạp. Thần Zeus được coi tương
đương như thần Jupiter trong thần thoại La Mã.
Poseidon (tiếng Hy Lạp: Ποσειδῶν) là một trong
12 vị thần ngự trị trên đỉnh Olympia trong Thần thoại Hy Lạp, là vị thần cai
quản biển cả, và "người rung chuyển Trái Đất", điều khiển các
trận động đất, gây ra bởi các thần mã
của Poseidon. Poseidon được miêu tả với hình ảnh một người đàn ông lớn tuổi với
mái tóc xoăn và bộ râu bạc.
Sự phong phú trong trang trí của đền Parthenon là duy nhất trong
số các ngôi đền Hy Lạp cổ đại. Tuy nhiên, nó cũng phù hợp với chức năng của đền
là nơi cất giữ khi báu. Ở trong opisthodomus (phòng phía sau
phòng thờ) đã lưu giữ rất nhiều tiền bạc thu được của liên minh Delian mà thành
phố Athena là thành viên lãnh đạo.
Kho
tàng hay đền đài
Về mặt kiến trúc, Parthenon rõ ràng là một ngôi đền, gồm
những tranh tượng tôn giáo nổi
tiếng về thần Athena do Phidias làm
và kho chứa những đồ dâng cúng tạ ơn. Những buổi cúng tế thực tế của người Hy
Lạp được tổ chức ở nơi thờ ngoài
trời, và cũng như những luyện tập mang tính tôn giáo của họ, đền Parthenon
không phù hợp với một vài định nghĩa về đền cũng như không có bằng chứng gì
chứng tỏ những việc thờ cúng ngoài trời. Tuy nhiên, có vài nhà nghiên cứu đã
cho rằng đền Parthenon chỉ đã từng là kho báu. Lần đầu tiên có
những ý kiến này là vào thế kỷ
19 và nó ngày càng được củng cố trong những năm gần đây.
Những ý kiến chính của việc nghiên cứu vẫn xem công trình theo thuật ngữ
của Walter Burkert miêu
tả về thánh đường của Hy Lạp, gồm có temenos, altar và
đền với những tranh tượng tôn giáo[2].
Lịch
sử sau này
Parthenon đã tồn tại như một ngôi đền của thần Athena mà đã bị
đóng cửa hàng ngàn năm. Nó chắc chắn vẫn còn nguyên vẹn cho đến thế kỷ
4 sau công nguyên, cùng thời với Nhà thờ Đức Bà ở Paris ngày
nay và lâu đời hơn Nhà thờ Thánh Phêrô ở Roma. Nhưng
vào thời gian đó Athens đã bị chuyển thành một thị trấn của Đế chế Roman, mặc
dù nó đã có một quá khứ huy hoàng. Vào thế kỷ thứ 5, thỉnh thoảng những tranh
tượng tôn giáo lớn của Athena đã bị lấy mất bởi một trong các vị Hoàng đế, và
được mang tới Constantinopolis, và
sau này nó đã bị huỷ hoại tại đó, có thể là vào thời kỳ thành phố bị giảm sút
uy tín trong cuộc thập tự chinh thứ 4 vào
năm 1204.
Một thời gian ngắn sau, Parthenon đã được chuyển sang thành một
nhà thờ Cơ đốc giáo. Vào thời kỳ Đế quốc Byzantine nó trở thành nhà thờ của
Parthena Maria (Mary Đồng trinh), hay còn gọi là nhà thờ Theotokos.
Lãnh thổ Đế quốc Đông La Mã thời cực thịnh dưới
thời trị vì của hoàng đế Justinianus I
Đế quốc Đông La Mã (tiếng Hy Lạp cổ đại: Βασιλεία Ῥωμαίων, phiên âm: Basileia Rhōmaiōn, tiếng Latinh: Imperium Romanum tạm dịch là "Đế
quốc La Mã") còn được gọi Đế quốc Byzantium, Đế quốc
Byzantine, Đế quốc Byzance[2] hay Đế quốc Hy Lạp[3][4] là một đế quốc tồn tại từ năm 330
đến năm 1453, đóng đô ở Constantinopolis. Trước khi thành lập, phạm vi của Đế quốc Đông
La Mã trước đây nằm trong lãnh thổ của Đế quốc La Mã.
Vào thời kỳ đế chế Latin công
trình trở thành nhà thờ Công giáo Rôma của Đức Mẹ đồng trinh. Sự
chuyển đổi từ ngôi đền thành nhà thờ đòi hỏi đến việc di chuyển các hàng cột
bên trong và một vài bức tường phòng thờ và tạo ra một hậu đường ở phần cuối
phía Đông công trình. Điều này chắc chắn sẽ dẫn đến việc di chuyển và phân tán
một vài điêu khắc kiến trúc. Những vị thần được miêu tả cũng được thể hiện lại
theo chủ đề Cơ đốc giáo hoặc bị mang đi chỗ khác và tiêu hủy.
Vào năm 1456, Athena rơi vào tay đế chế Ottoman và Parthenon lại được
chuyển đổi lần nữa, trở thành nhà thờ Hồi giáo. Với một nhận thức đối lập lại
với nhận thức của đế chế cũ, người Ottoman nói chung tôn thờ các công trình cổ
ở trong chủ quyền đất nước họ và không cố tình hủy hoại những công trình cổ xưa
của Athena, mặc dù họ không có một chương trình bảo vệ chúng thực sự.
Đế quốc Ottoman hay Đế quốc Osman (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: دولتِ عَليه عُثمانيه Devlet-i Âliye-i Osmâniyye, dịch
nghĩa "Nhà nước Ottoman Tối cao"; tiếng Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại: Osmanlı İmparatorluğu), cũng
thỉnh thoảng được gọi là Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ, là một quốc hiệu Thổ Nhĩ Kỳ đã tồn tại từ năm 1299 đến 1923.
thỉnh thoảng được gọi là Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ, là một quốc hiệu Thổ Nhĩ Kỳ đã tồn tại từ năm 1299 đến 1923.
Tuy nhiên, trong nhiều thời gian chiến tranh họ đã tự phá hủy
chúng để cung cấp nguyên liệu cho những bức tường và công sự. Một
ngọn tháp đã được xây thêm vào Parthenon, cái mà nền cùng với cầu thang của nó
hiện vẫn còn sử dụng được, đã dẫn trên cao tận architrap và
từ bên ngoài không thể nhìn thấy được chỗ này; ngoài ra, công trình không bị
hủy hoại gì thêm. Các vị khách tham quan châu Âu trong thế kỷ
17, cũng như một vài người đại diện cho Acropolis đã chứng thực
rằng công trình vẫn còn nguyên vẹn.
Mặt phía Nam của đền Parthenon với những hư
hại trong vụ nổ năm 1687
Vào năm 1687, đền Parthenon đã phải chịu một sự hủy hoại lớn nhất khi Cộng hòa Venezia dưới thời Francesco Morosini tấn
công Athena, và người Ottoman đã phải bảo vệ Acropolis và sử dụng công trình
như một kho chứa thuốc
súng. Vào ngày 26
tháng 9, một quả pháo đại bác của
người Venezia bay từ quả đồi của Philopapus, tới và làm nổ kho thuốc súng và
làm cho công trình đã bị phá hủy một phần.
Biển giới của Cộng hòa Venezia vào năm 1796; Quần đảo
Inonia do Venizia chiếm giữa không được minh họa
Những cấu trúc bên trong đã bị phá hủy, những gì còn lại của mái
đã bị sập và một vài cột chống, đặc biệt ở cạnh phía Nam, đã bị chặt gãy. Các
điêu khắc bị hư hỏng nặng. Nhiều thứ đã bị rơi xuống sàn và những kỷ vật sau
này đã được làm từ những mảnh vỡ này. Sau trận chiến, rất nhiều bộ phận của
công trình bị bỏ đi và một nhà thờ Hồi giáo nhỏ hơn đã được xây lên.
Vào cuối thế kỷ
18, có nhiều người châu Âu khác đã tới Athena và phong cảnh về
những hư hại, đổ nát Parthenon đã được vẽ lại rất nhiều, gợi lên những sự cảm
thông của người
Anh và người Pháp cho nền độc lập của Hy Lạp. Vào
năm 1801,
viên đại sứ Anh
ở Constantinople, Thomas Bruce, đã đệ
trình một firman (giấy phép) từ Sultan để
làm ra các bản quy hoạch và bản vẽ về những công trình cổ xưa ở Acropolis, để
phá bỏ những công trình mới xây dựng gần đây nếu chúng làm hỏng sự quan sát các
công trình cổ và để tháo dỡ các điểu khắc từ chúng.
Ông đã lấy giấy phép này để thu thập tất cả những điêu khắc mà
ông có thể tìm thấy. Ông đã cho tuyển dụng những người địa phương để gỡ bỏ chúng
ra khỏi các công trình, một vài thứ thì ông tìm được ở trên các mặt sàn và một
vài mảnh nhỏ hơn thì ông mua từ người dân địa phương.
Ngày nay, những điêu khắc này được nhìn thấy trong Bảo tàng Anh, nơi chúng có tên là Elgin Marbles hay Parthenon Marbles. Những
điêu khắc khác từ Parthenon cũng có ở Bảo tàng Louvre tại Paris và
ở Copenhagen.
Copenhagen (phiên âm tiếng Việt: Cô-pen-ha-ghen; tiếng Đan Mạch: København, IPA: [kʰøb̥m̩ˈhɑʊ̯ˀn]) là thủ đô và là thành phố lớn nhất
của Đan Mạch, đồng thời là thành phố
lớn thứ hai trong khu vực Bắc Âu (chỉ thua thành
phố Stockholm - thủ đô của Thuỵ Điển).
Phần lớn các vật còn lại ở Athena, trong bảo tàng Acropolis và
được đặt ở dưới sàn, cách một vài mét về phía Đông Nam của Parthenon. Một vài
điêu khắc vẫn có thể được quan sát trực tiếp ở công trình. Chính phủ Hy Lạp đã
tiến hành một chiến dịch trong nhiều năm với bảo tàng Anh để có thể mang trả
lại những điêu khắc trên về Hy Lạp. Nhưng bảo tàng Anh đã từ chối thẳng về việc
xem xét điều này và chính phủ Anh đã miễn cưỡng phải ép bảo tàng làm việc như
vậy (cái việc mà có thể đòi hỏi đến pháp chế).
Khi Hy Lạp giành được độc lập và lấy được quyền kiểm soát Athena
vào năm 1832, những
phần nhìn thấy được của ngọn tháp đã bị chuyển đi khỏi Parthenon và tất cả
những công trình thời trung
cổ và thời Ottoman có ở Acropolis cũng đã bị di chuyển đi.
Khu này trở thành một khu vực lịch sử, có rào cấm và do chính phủ Hy Lạp kiểm
soát. Ngày nay, nó là địa điểm hấp dẫn hàng triệu người du lịch mỗi năm, những
người đã du lịch từ phía cuối Tây của Acropolis, qua Propylaea và
lên đường Panathenaic tới Parthenon, nơi được bao vây bởi một hàng rào thấp để
chống sự hư hại.
Xây dựng lại
Công việc xây dựng lại đền
Parthenon vào tháng 2 năm 2004
Đền Parthenon năm 1978
Vào năm 1975, chính phủ Hy Lạp bắt đầu bàn tính đến việc tu bổ đền Parthenon
và những kiến trúc khác ở Acropolis. Dự án sau này đã thu hút được nhiều sự trợ
giúp kỹ thuật và tài chính từ Liên minh châu Âu. Một hội đồng khảo cổ học đã làm báo cáo về các mảnh vỡ còn lại
ở chân công trình và những kiến trúc sư được sự trợ giúp của máy
tính đã dựng nên những mô hình để xác định những vị trí ban đầu
của chúng. Trong một vài trường hợp, những việc tái tạo xây dựng lại trước đây
đã mắc sai lầm. Những điêu khắc đặc biệt quan trọng và dễ vỡ được chuyển đến
bảo tàng Acropolis. Một chiếc cần cẩu đã
được lắp đặt để di chuyển những khối đá cẩm
thạch; chiếc cần cẩu được thiết kế để được xếp lại phía dưới mái khi
không dùng đến. Những phần xây dựng cũ mà không chính xác được tháo dỡ và một
quá trình tu bổ cẩn thận được bắt đầu. Đền Parthenon sẽ không được tái tạo lại
theo tình trạng trước năm 1687, mà những gì còn lại sau vụ nổ sẽ được giữ lại
và làm cho chân thực nhất và đá cẩm thạch mới được lấy từ nơi khai khác cũ và
được hàn gắn vào các khe hở và những cấu trúc bị ảnh hưởng cũng được sửa chữa.
Cuối cùng, tất cả những mảnh đá chính được đặt vào đúng vị trí ban đầu của
chúng và được hỗ trợ bởi những vật
liệu hiện đại nếu thấy cần thiết.
Ban đầu, những khối đá khác nhau được giữ chặt bởi chốt sắt dài
hình chữ H mà sau này được phủ bằng chì, vật
liệu bảo vệ sắt khỏi bị ăn mòn. Những cái chốt được thêm vào từ thế kỷ
19 đã không được phủ chì và đã bị ăn mòn. Khi phần han gỉ bị
rộng một khoảng lớn, nó sẽ gây nguy hiểm hơn và làm vỡ các khối đá. Tất cả các
công việc về kim
loại đều sử dụng titanium, một
vật liệu cứng, nhẹ và chống gỉ.
Mối
nguy hại do ô nhiễm
Từ thập niên 1960, mối đe dọa lớn nhất đối với đền
Parthenon là môi trường. Thành phố Athena đã
phát triển nhanh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai và
đã có vấn đề trong việc tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm không khí. Những miếng đá cẩm thạch bị
ăn mòn bởi mưa axit, được gây ra bởi những loại khí thải ra từ
động cơ ô tô, nó đe dọa các tác phẩm điêu khắc của công trình và bản thân
công trình. Qua 20 năm, chính phủ Hy Lạp và thành phố Athena đã cho tiến hành
một vài chương trình để ngăn chặn việc này, nhưng tương lai của Parthenon vẫn
còn là một vấn đề cần quan tâm.
Xem
thêm
Acropolis
và Parthenon ban đêm
No comments:
Post a Comment