Norodom
Sihanouk
Cách nay đúng 25 năm, Norodom Sihanouk trở thành vua lần thứ hai của Campuchia
Ngày 24
tháng 09, 1993
·
1993 – Chế độ quân chủ được phục hồi tại Campuchia khi Hiến
pháp mới có hiệu lực, Norodom
Sihanouk (hình) lần thứ hai trở thành quốc vương.
Norodom Sihanouk
Norodom Sihanouk
phát âm tiếng Khmer: /nɔɾoːdɔm siːhanuʔ/
Sihanouk
năm 1983
Tiền nhiệm Bản thân (Quốc trưởng)
Kế nhiệm Bản thân (Vua Campuchia)
Thông tin chung
Hậu duệ Norodom Buppha Devi
Norodom Yuvaneath
Norodom Ranariddh
Norodom Ravivong
Norodom Chakrapong
Norodom Naradipo
Norodom Soriyaraingsey
Norodom Kantha Bopha
Norodom Khemanurakh
Norodom Botumbopha
Norodom Sucheatvateya
Norodom Sihamoni
Norodom Narindrapong
Norodom Arunrasmy
Norodom Yuvaneath
Norodom Ranariddh
Norodom Ravivong
Norodom Chakrapong
Norodom Naradipo
Norodom Soriyaraingsey
Norodom Kantha Bopha
Norodom Khemanurakh
Norodom Botumbopha
Norodom Sucheatvateya
Norodom Sihamoni
Norodom Narindrapong
Norodom Arunrasmy
Tên đầy đủ Preah Karuna Preah Bat
Sâmdech Preah Norodom Sihanouk Preahmâhaviraksat
Norodom Sihanouk
Chức vụ
Tiền nhiệm Chức vụ thành lập
Kế nhiệm Sơn Ngọc Thành
Sisowath Monipong
Penn Nouth
Penn Nouth
Oum Chheang Sun
Khim Tit
Sam Yun
Sim Var
Pho Proeung
Nhiek Tioulong
Sisowath Monipong
Penn Nouth
Penn Nouth
Oum Chheang Sun
Khim Tit
Sam Yun
Sim Var
Pho Proeung
Nhiek Tioulong
Thông tin chung
Norodom Sihanouk (tiếng Khmer: នរោត្តម សីហនុ, phát âm
như "Nô-rô-đôm Xi-ha-núc"; 31 tháng 10 năm 1922 tại Phnôm Pênh – 15 tháng 10 năm 2012 tại Bắc Kinh) là
cựu Quốc
vương, Thái thượng vương của Vương quốc Campuchia.
Ông từng là vua của Campuchia trong nhiều
giai đoạn cho đến ngày thoái vị để nhường ngôi cho quốc vương Norodom Sihamoni (7 tháng 10 năm 2004).
Norodom Suramarit (tiếng Khmer: នរោត្តម សុរាម្រិត, Preah Reach Bat Samdach Preah Norodom Suramarit) (ngày 6 tháng 3 năm
1896-ngày 3 tháng 4 năm 1960) là vua của Campuchia từ năm 1955 cho đến khi ông qua đời năm 1960.
Sihanouk đã đảm nhiệm nhiều chức vụ khác
nhau kể từ 1941, nhiều vị trí đến nỗi Sách Kỷ lục Guinness đã đưa ông vào danh sách các chính khách giữ nhiều
chức vụ nhất, bao gồm 2 lần làm vua, 2 lần thái tử, 1 lần
chủ tịch nước, 2 lần thủ tướng và một lần quốc trưởng Campuchia và nhiều chức
vụ khác nữa của chính phủ lưu vong. Phần lớn là chức vụ hình thức, kể cả lần
cuối làm vua (trị vì nhưng không cai trị). Thời gian trị vì thực sự của ông
hoàng này là từ 9 tháng 11 năm 1953 đến 18 tháng 3 năm 1970 (khi
bị Lon Nol phế truất chức vụ Quốc trưởng).
Thời niên thiếu
Sihanouk học tiểu học tại Phnom
Penh, trường Pháp École François Baudoin, học trung học tại Sài Gòn tại trường Lycée Chasseloup Laubat
(nay là Trường Lê
Quý Đôn, TP. HCM) cho đến khi lên ngôi, sau đó học tại trường binh bị
Saumur, Pháp.
Khi vua Sisowath
Monivong (ông ngoại của Sihanouk) băng hà vào ngày 23 tháng 4 năm
1941, Hội đồng Tôn vương đưa Sihanouk lên ngôi vua.
Sisowath
Monivong (Khmer: ព្រះបាទ ស៊ីសុវត្ថិ៍ មុនីវង្ស, Khmer
pronunciation: [siːsoʔʋat
muʔniːʋoə̯ŋ]) (1875-1941)
Ông đăng quang tháng 11 năm 1941.
Thời kỳ trị vì
Giai đoạn
1941-1945
Trong giai đoạn 1941 - 1945 vua Sihanouk chưa bộc lộ xu hướng
dân tộc chủ nghĩa của mình. Khi người Pháp bắt giữ, khép án chung thân và đày
ra Côn Đảo các trí thức tập hợp xung quanh Viện Phật giáo và báo Khmer
Nagarawatta vì lên kế hoạch bắt giữ các quan chức Pháp và tuyên bố độc lập sau
khi một phần đất ở miền Tây Campuchia bị Thái Lan chiếm, Sihanouk đã không bày
tỏ thái độ phản đối.
Giai đoạn
1945-1953
Tháng 3 năm 1945, sau khi Nhật đảo chính Pháp ở Campuchia, cơ
quan an ninh quân sự Kempeitai khuyên Norodom Sihanouk nên tuyên bố độc lập và
lãnh đạo chính quyền mới của Campuchia.
Sau khi quân đội Đồng minh tái chiếm Đông Dương vào cuối năm
1945, người Pháp trở lại Campuchia, Sihanouk hợp tác trở lại với người Pháp, do
đó người Pháp cho phép chính quyền Sihanouk tổ chức bầu cử Quốc hội năm 1946.
Trong cuộc bầu cử 1946, Đảng Dân chủ được cả người Pháp và Hoàng
gia hậu thuẫn giành được 50 trong số 69 ghế, trong khi Đảng Tự do của Hoàng
thân Norindeth chỉ được 16 ghế.
Sau cuộc bầu cử năm 1951, Đảng dân chủ vẫn giữ 53 ghế còn Đảng
Tự do 18 ghế.
Ngày 15/6/1952, do tình hình chính trị bất ổn Sihanouk đã giải
tán nội các Huy Kanthol và thay ông này làm Thủ tướng.
Ngày 11/1/1953, ông cũng giải tán luôn Quốc hội và cho bắt giữ
17 đảng viên Dân chủ, giam họ 8 tháng mà không hề xét xử.
Cũng trong giai đoạn này Norodom Sihanouk thực hiện chiến dịch
mà ông gọi là 'Thánh chiến cho Độc lập' bằng các cuộc vận động ngoại giao ở Montreal,
Washington và Tokyo.
Ông về nước ngày 9 tháng 11 năm 1953.
Người Pháp trong khi đang thua trận ở miền Bắc
Việt Nam, không còn sức lực đối phó với một tiền tuyến thứ hai nên đồng ý giao
trả chủ quyền lại cho Campuchia vào ngày 9/11/1953, trước khi Việt Nam và Lào
giành được độc lập..
Giai đoạn
1954-1964
Ngày 17/2/1955 Sihanouk cho mở một cuộc trưng cầu dân ý với câu
hỏi:"Người dân có hài lòng với việc Quốc vương thực hiện cam kết Thánh
chiến Hoàng gia của mình hay không?" Kết quả cuộc trưng cầu dân ý là 99,9%
người được hỏi trả lời "Có".
Ngày 2 tháng 3 năm 1955, ông thoái vị nhường ngôi cho cha mình
là Suramarit.
Sau đó ông giữ chức Thủ tướng vài tháng.
Đầu tháng 4/1955, ông tuyên bố thành lập đảng Sangkum Reastr
Niyum (Cộng đồng Xã hội Chủ nghĩa Bình dân) do ông lãnh đạo.
Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 11/9/1955, bằng các biện pháp ép
buộc và dọa dẫm, đảng Sangkum Reastr Niyum giành 83% số phiếu và toàn bộ số ghế
trong Quốc hội.
Từ 18/4/1955 đến 24/4/1955, Sihanouk dẫn đầu một đoàn đại biểu
đi Bandung dự hội nghị của Phong trào Không liên kết.
Từ năm 1956 Sihanouk bắt đầu trở nên thân thiết với Mao Trạch Đông, Chu Ân
Lai và Kim Nhật Thành. Sau này ông vẫn gắn bó với
Trung Quốc đến mức sống những ngày cuối đời ở đất nước này.
Mao Trạch Đông
Chu Ân Lai (giản thể: 周恩来; phồn thể: 周恩來; bính âm: Zhōu Ēnlái; Wade-Giles: Chou En-lai) (5 tháng 3 năm 1898 – 8 tháng 1 năm 1976
Sau khi cha ông mất năm 1960, Sihanouk không đề cử ai làm Quốc
vương mà được Quốc hội bổ nhiệm vào chức Quốc trưởng với danh vị hoàng thân.
Khi Chiến tranh Việt Nam xảy ra, Sihanouk tán
thành chính sách Bên thứ 3 chủ trương Campuchia trung lập, đứng ngoài cuộc
chiến, cùng đồng thời có quan hệ ngoại giao với cả Trung Quốc và Hoa Kỳ. Năm
1963, ông khước từ cứu trợ của Hoa Kỳ.
Tháng 2/1959, cơ quan Tình báo Phủ Tổng thống Việt Nam Cộng hòa
hợp tác với tướng Campuchia Dap Chhoun âm mưu đảo chính lật đổ Sihanouk để đưa
Sơn Ngọc Thành lên làm lãnh đạo Campuchia do Sihanouk có khuynh hướng ngả theo
Bắc Kinh. Khi cuộc đảo chính bùng nổ thì lực lượng Quân khu V và Quân khu II
của Việt Nam Cộng hòa sẽ tiến đến biên giới giúp Dap Chhoun chiếm lĩnh khu vực
Đông - Bắc Campuchia. Tuy nhiên, giờ khởi sự bị đình lại vì Sơn Ngọc Thành qua
Thái Lan để xin viện trợ quân sự cho mặt trận phía Tây.
Chính sự trì hoãn này đã làm cho âm mưu bị bại lộ. Ngay khi phát
hiện âm mưu đảo chính, Sihanouk giao Lon Nol thống lãnh lực lượng lính dù mở
cuộc tấn công chớp nhoáng vào Siem Reap khi Dap Chhoun còn ngủ. Dap Chhoun cải
trang trốn thoát.
Quân Lon Nol chiếm dinh thống đốc Siem Reap và bắt được đầy đủ
tang vật gồm 100 kg vàng, hai điệp viên Việt Nam Cộng hòa và đài vô tuyến
cùng một số vũ khí. Hôm sau, Sihanouk mời tất cả viên chức ngoại giao nước
ngoài, trong đó có ông Ngô Trọng Hiếu, đặc
sứ Việt Nam Cộng hòa tại Campuchia, đến Siem Reap.
Tại dinh thống đốc Siem Reap, Sihanouk không ngớt lời thóa mạ
“kẻ thù dân tộc Khmer” và bọn “tay sai đế quốc" rồi trưng ra tất cả nhân
chứng lẫn vật chứng trong đó có 100 kg vàng đóng dấu ngân khố Việt Nam
Cộng hòa, hệ thống điện đài và hai điệp viên mang thông hành Việt Nam Cộng hòa.
Hai điệp viên Việt Nam Cộng hòa bị kết án tử hình còn Dap Chhoun bị lực lượng lính
dù của Lon Nol bắt và hạ sát.
Báo Nhân dân dẫn theo các báo Campuchia ngày 22-6-1961 cho biết
tòa án Quân sự Campuchia kết án tử hình một điệp viên chính quyền Ngô Đình
Diệm, về tội "mưu sát quốc vương và hoàng hậu Campuchia" và tội
"làm gián điệp cho Mỹ- Diệm phá hoại nền an ninh Campuchia". Người
này là chủ nhiệm tờ Hồn Việt và tờ Tự do xuất bản tại Nông Pênh các năm
1956-1957. Chính phủ Campuchia bắt được nhiều giấy tờ tỏ rõ điệp viên này nhận
lệnh của chính quyền Ngô Đình Diệm "âm mưu phá hoại nền an ninh
Campuchia", trong đó có cả thư khen của ông Diệm gửi cho ông ta. Kế
hoạch ám sát Sihanouk được ông Ngô Đình Nhu và Trần Kim Tuyến thảo luận chi
tiết, sau khi mưu đảo chính tại Campuchia thất bại. Tuy nhiên âm mưu ám sát bất
thành do Sihanouk may mắn thoát chết.. Phạm Trọng Nhơn là
thủ phạm của vụ này. Theo
báo An ninh Thế giới, Sihanouk thoát chết là nhờ một điệp viên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là
Ba Quốc (tên thật là Đặng Trần Đức), phụ tá Phó Giám đốc Sở Nghiên cứu Chính trị Xã
hội Việt Nam Cộng hòa, tham gia vào âm mưu ám sát đã cài đặt
bom lệch giờ.
Giai đoạn
1965-1969
Đến năm 1965, sau khi Mỹ đưa quân vào Việt Nam bảo vệ Việt Nam
Cộng hòa, ông cắt đứt quan hệ ngoại giao với Mỹ và Anh. Mùa xuân
1965, ông thỏa thuận với Trung Quốc và Bắc Việt Nam cho phép sự hiện
diện của các căn cứ của lực lượng cộng sản Việt Nam ở sát biên giới Campuchia -
Việt Nam đồng thời cho phép viện trợ của Trung Quốc cho cộng sản Việt Nam thông
qua các cảng Campuchia. Campuchia được đền bù bằng cách Trung Quốc mua gạo của
Campuchia với giá cao. Ông cũng nhiều lần lên tiếng rằng chiến thắng của
phe cộng sản ở Đông Nam Á là không thể tránh khỏi và cho
rằng chủ nghĩa Mao đáng để mọi người thi
đua. Chính sách hữu hảo với Trung Quốc của ông bị phá sản do thái độ cực đoan
của Trung Quốc vào thời kỳ cao trào của Cách mạng văn hóa.
Trong giai đoạn 1966-1967, Sihanouk đã đàn áp chính trị loại bỏ
các đảng cánh tả ở Campuchia. Ông đàn áp đảng Pracheachon cánh
tả bằng cách buộc tội thành viên của đảng này hoạt động phục vụ Hà Nội nhưng
cũng làm mất lòng phe hữu do ông không nhận thức được tình hình kinh tế suy
thoái do việc thực hiện quốc hữu hóa và độc quyền nhiều ngành công nghiệp, dịch
vụ (bị
trầm trọng thêm bởi việc mất đi nguồn xuất khẩu gạo, do lực lượng Quân đội Nhân
dân Việt Nam thu mua mất) và do sự hiện diện ngày càng tăng của lực lượng quân
sự cộng sản trên đất Campuchia. Việc
đàn áp phe tả và mất tín nhiệm trước phe hữu cùng với những thay đổi trong
chính sách ngoại giao làm cho thái độ cân bằng các bên để giữ thế trung lập khó
duy trì được.
Bị phế truất và hợp
tác với Khmer Đỏ
Ngày 18 tháng
3, 1970, trong lúc ông đang ở nước ngoài, Lon Nol -
thủ tướng chính phủ - cho quân đội bắt giữ chính quyền dân sự ở Phnompenh và bố
trí xe tăng bao vây toà nhà Quốc hội sau đó triệu tập Quốc hội bỏ phiếu phế
truất Sihanouk khỏi vị trí Quốc trưởng và trao quyền lực khẩn cấp cho Lon Nol.
Lon Nol khi là tổng thống cộng
hòa Khmer
Việc đàn áp đối lập và các chính sách kinh tế sai lầm của
Sihanouk, cũng như thái độ xích lại gần Việt Nam và Trung Quốc của ông cùng với
áp lực của Lon Nol khiến Quốc hội bỏ phiếu bãi nhiệm ông. Sihanouk
gọi đây là âm mưu đảo chính của CIA và buộc phải đi an dưỡng ở biệt thự riêng
của gia đình ông tại Riviera một thời gian.
Hoàng thân Sirik Matak – người được chính phủ Pháp loại
bỏ để trao ngôi vị cho Sihanouk - đã được giao chức Phó Thủ tướng. Sau khi mất
quyền lực, Hoàng thân Sihanouk đến Bắc Kinh và
bắt đầu ủng hộ Khmer Đỏ trong
cuộc chiến lật đổ chính phủ Lon Nol ở Phnom Penh. Sihanouk đã đến nhiều nước
trên thế giới để kêu gọi sự ủng hộ cho Khmer Đỏ. Khi nước Cộng hòa Khmer rơi
vào tay Khmer Đỏ vào năm 1975, Hoàng thân Sihanouk trở thành nguyên thủ quốc
gia hình thức của chính phủ mới khi Pol Pot còn
nắm quyền lực.
Saloth Sar (19 tháng 5 năm 1925 – 15 tháng 4 năm 1998), được biết đến dưới cái tên Pol Pot (phiên âm là Pôn Pốt),
là người lãnh đạo Đảng Cộng sản Khmer Đỏ
Ngày 4 tháng 4 năm 1976, Sihanouk từ chức vì sự tàn bạo của
Khmer đỏ và nghỉ hưu. Sihanouk sang tị nạn tại Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Việc
Sihanouk đứng đầu Khmer Đỏ trong suốt 6 năm từ 1971 đến 1976 là điều mà giới
trí thức Campuchia không bao giờ quên được.
Năm 1978, quân đội Việt Nam sang lãnh thổ Campuchia đánh đổ
Khmer Đỏ. Tháng 1/1979, Sihanouk tiếp tục tới Liên Hiệp Quốc ở New York để vận
động cho Khmer Đỏ và kêu gọi Liên Hiệp Quốc gửi quân đến Campuchia tấn công
quân Việt Nam.
Năm 1982, ông trở thành Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp Campuchia
Dân chủ bao gồm: Đảng Funcinpec của
mình, Mặt trận giải phóng Campuchia của Son Sann và
Khmer Đỏ.
Quân Việt Nam rút khỏi Campuchia năm 1989, để lại chính phủ thân
Việt Nam của Thủ tướng Hun Sen lãnh
đạo Nước cộng hòa Nhân dân Campuchia.
Hun Sen (tiếng Khmer: ហ៊ុន សែន, đọc như: hun-xen; tên kèm danh
hiệu đầy đủ là Samdech Akeakmohasenapadey Decho Hun Sen, bí danh tiếng
Việt là "Mai Phúc", sinh ngày 4 tháng 4 năm 1951) là Thủ tướng đương nhiệm của Vương quốc Campuchia.
Lần trị vì cuối
cùng
Các đảng phái ở Campuchia đã đàm phán đến năm 1991 và các bên đã
đồng ý ký thỏa thuận hòa giải toàn diện ở Paris. Ngày
14 tháng 11 năm 1991, Hoàng thân Norodom Sihanouk trở về Campuchia sau 13 năm
lưu vong. Trong cuộc bầu cử 1993, đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia thất cử.
Sihanouk đã can thiệp để buộc con trai là Hoàng thân Ranariddh và đảng FUNCIPEC
của ông này tiếp nhận Hun Sen làm đồng thủ tướng nhằm đổi lấy việc trở lại ngai
vàng.
Năm 1993, Sihanouk lại trở thành quốc vương Campuchia và
con trai ông, thái tử Norodom
Ranariddh làm thủ tướng.
Theo Hiến pháp của Campuchia, quốc vương chỉ "trị vì nhưng
không cai trị". Do bệnh tật, ông phải đi lại chữa trị ở Bắc Kinh nhiều
lần. Thú tiêu khiển của Sihanouk: sáng tác âm nhạc bằng các thứ tiếng khác nhau
(tiếng Khmer, tiếng
Pháp và tiếng Anh), đạo
diễn nhiều bộ phim và chỉ huy dàn nhạc. Ông có website riêng.
Tháng 1 năm 2004, ông tự chuyển sang sống lưu vong tại Bình Nhưỡng, sau đó là Bắc Kinh, lấy
lý do sức khỏe kém, ông tuyên bố thoái vị ngày 7 tháng 10 năm 2004.
Hiến pháp Campuchia không
cho phép tự thoái vị. Chea Sim, Chủ
tịch Thượng viện Campuchia, tạm nắm giữ chức Quyền nguyên
thủ Nhà nước cho đến ngày 14 tháng 10 khi Hội đồng Tôn vương bầu Norodom
Sihamoni – một trong những người con trai của Sihanouk - lên làm
quốc vương mới.
Qua đời
Sihanouk qua đời vì bệnh tim tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc
vào lúc 2 giờ 25 phút ngày 15 tháng 10 năm 2012 theo giờ địa phương. Hai ngày
sau, Quốc vương Norodom
Sihamoni tới Bắc Kinh mang di hài cha mình về Campuchia.
Tang lễ
Sau một tuần tang lễ vào tháng 10 năm 2012, thi hài ông được lưu
giữ trong Cung điện Hoàng gia để người dân tới bày tỏ sự tôn kính cuối cùng.
Vào ngày 4 tháng 2 năm 2013 (sau ba tháng được lưu giữ trong
Cung điện Hoàng gia), Campuchia tiến
hành lễ hỏa thiêu thi hài cựu quốc vương Norodom Sihanouk.
Một nhà sư
bước đi qua trước Cung điện Hoàng gia Campuchia ở Phnôm Pênh
Trong khi phần tro cốt còn lại sẽ được đưa về cung điện hoàng
gia vào ngày 7 tháng 2 năm 2013, nằm cạnh cô con gái Kunthea Buppha, theo
ý nguyện của cựu quốc vương.
Tham khảo
1.
^ a ă â b c d đ e ê g h i k l m n o ô ơ Sihanouk
- vị nguyên thủ 'tình cờ', Henri Locard, BBC Vietnamese
6.
^ a ă Isaacs, Arnold; Hardy, Gordon (1988). Pawns of War:
Cambodia and Laos, page 85. Boston: Boston Publishing Company. ISBN
0-939526-24-7
No comments:
Post a Comment