Giáo-sư TRẦN ĐẠI-SỸ (IFA) phần
2
(Xin quý vị giữ lại bài viết này trong máy. Đề phòng
bản văn bị xoá.)
Bản điều trần của Giáo-sư TRẦN ĐẠI-SỸ (IFA) Về việc
đảng Cộng-sản Việt-Nam, Lãnh đạo nhà nước cắt lãnh thổ, lãnh hải cho
Trung-quốc Ngày 10-11-2001
Bí ẩn về việc đảng Cộng-sản
lãnh đạo nhà
nước Việt-Nam nhượng lãnh thổ, lãnh hải cho Trung-quốc.
Giáo-sư Trần Đại-Sỹ
... (tiếp
theo)
Kính thưa Quý-vị,
Tôi vừa lướt qua vài nét
đơn sơ về biên giới Hoa-Việt, về ngoại giao Hoa-Việt trong thời gian 989 năm.
Bây giờ tôi xin đi thẳng vào đầu đề hôm nay, về việc:
·
Đảng Lao-động Việt-Nam
lãnh đạo nhà nước Việt-Nam Dân-chủ Cộng-hòa (VNDCCH, 1945-1975).
·
Đảng Cộng-sản Việt-Nam
lãnh đạo nhà nước Cộng-hòa Xã-hội Chủ-nghĩa Việt-Nam (CHXHCNVN, 1975-2001)
Nhượng lãnh thổ, lãnh hải
cho Trung-hoa Nhân-dân Cộng-hòa quốc gọi tắt là Trung-quốc.
3. VỤ
VIỆT-NAM DÂN CHỦ CỘNG-HÒA NHƯỢNG LÃNH HẢI CHO TRUNG-QUỐC.
3.1,
Kết quả của văn kiện 14-9-1958.
Ngày 4-9-1958, chính phủ
Trung-quốc tuyên cáo về lãnh hải 12 hải lý kể từ đất liền của họ, có đính kèm
bản đồ rất rõ ràng. Bản tuyên cáo này chỉ có hai nước công nhận đó là
VNDCCH và Bắc Cao (Cộng-hòa Nhân-dân Triều-tiên). Việc VNDCCH công nhận như
sau: Ngay khi nhận được bản tuyên cáo do sứ quán Trung-quốc tại Hà-nội trao,
Chủ-tịch Hồ Chí Minh triệu tập Bộ Chính-trị đảng Lao-động Việt-Nam (tức đảng
Cộng-sản Việt-Nam ẩn danh). Trong buổi họp này toàn thể các thành viên nhất trí
chấp nhận bản tuyên bố của Trung-quốc. Ngày 14-9-1958, Thủ-tướng Phạm Văn-Đồng
tuân lệnh Chủ-tịch Hồ Chí-Minh, gửi văn thư cho Tổng-lý Quốc-vụ viện Trung-quốc
(Thủ-tướng) là Chu Ân-Lai, trong đó có đoạn (Văn thư đính kèm 1):
"Chính-phủ nước
Việt-Nam Dân-chủ Cộng-hòa tôn trọng quyết định ấy, và sẽ chỉ thị cho các cơ
quan có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung-quốc, trong
mọi quan hệ với nước Cộng-hòa Nhân-dân Trung-hoa trên mặt biển".
Ngắt đoạn 3,
Cử tọa thắc mắc, câu
hỏi 3,
Ngoài bản văn này, liệu
chúng ta có thể tìm lại một vài chi tiết khác không?
Gs. TĐS,
Thưa Ngài nhiều lắm,
nhưng tôi chỉ xin cử vài tài liệu mà thôi:
- Bản
tin UPI-AFP ngày 23-9-1958.
- Vụ
việc này báo chí Việt-Hoa đều có đăng tải ngày 23-9-1958, Quý-vị có thể
tìm tại thư viện Paris, London và cả một số thư viện Trung-quốc (Bắc-kinh),
Việt-Nam (Hà-nội). Nội dung UPI- AFP đều đánh đi đại lược:
"Ngày 22 tháng 9 năm 1958, Đại-sứ của VNDCCH tại Trung-quốc là ông Nguyễn Khang, đã trao công hàm cho ông Cơ Bằng Phi, Thứ-trưởng Bộ Ngoại-giao Trung-quốc. Nội dung như sau:
Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, quyết định về hải phận Trung-quốc. Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa trên mặt biển".
- Tháng 5 năm 1976 (chúng tôi quên ghi ngày), nhật báo
Sài-gòn Giải-phóng, cơ quan ngôn luận của Thành-ủy Thành phố Hồ Chí Minh
viết một bài xác nhận quần đảo Hoàng-sa, thuộc Trung-quốc. Nguyên văn có
câu:
"Trung-quốc vĩ đại đối với chúng ta không chỉ là người đồng chí, mà còn là ông thầy tin cẩn, đã cưu mang chúng ta nhiệt tình để chúng ta có được ngày hôm nay, thì chủ quyền Hoàng-sa thuộc Trung-quốc hay thuộc ta cũng vậy thôi. Trung-quốc với là hai nước sông liền sông, núi liền núi. Khi nào chúng ta muốn nhận lại quần đảo này, Trung-quốc sẽ sẵn sàng giao lại".
- Sau trận hải chiến ngày 14 tháng 3 năm 1988 với
Trung-quốc, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng Cộng-sản Việt-Nam, tờ
Nhân-dân, số ra ngày 26 tháng 4 năm 1988, tự biện hộ về việc nộp lãnh hải
của Bộ Chính-trị thời Hồ Chí Minh như sau:
"Đúng là có những lời tuyên bố đó. Cần phải đặt lại những lời tuyên bố này trong bối cảnh lịch sử của nó... Trong cuộc chiến đấu một mất một còn, chống một kẻ thù xâm lược có sức mạnh quân sự lớn hơn mình nhiều, Việt-Nam tranh thủ được Trung-quốc gắn chặt với cục chiến đấu của Việt Nam càng nhiều bao nhiêu và ngăn chận Mỹ sử dụng hai quần đảo cũng như vùng biển Đông chống lại Việt-Nam, thì càng tốt bấy nhiêu".
Kính thưa Quý-vị, tôi xin tiếp tục,
Theo bản tuyên bố này thì những nước liên hệ là:
- Trung-hoa
Dân-quốc (Ðài-loan),
- Nhật-bản,
- Hoa-kỳ
(hạm đội 7),
- Phi-luật-tân,
- Mã-lai,
- Brunei,
- Indonésia,
- VNDCCH
và Việt-Nam Cộng-hòa (VNCH).
Thế nhưng từ hồi đó đến nay các nhà nghiên cứu Âu-Mỹ cho đến các nước
Á-châu Thái-bình-dương (ACTBD) không hề để ý đến văn thư trên. Ngay VNCH, bấy
giờ cơ quan tình báo được gọi là Sở Nghiên-cứu Chính-trị và Xã-hội, được chỉ
đạo bới một trí thức siêu việt, đào tạo tại Pháp là ông Ngô Đình Nhu, mà cũng
không để ý tới. Vì đọc bản tuyên bố lãnh hải kể từ đất liền, là 12 hải lý, đúng
theo công ước Liên-hiệp quốc họp tại San Francisco năm 1951, thì có chi bận
tâm?
Vì sao một người tinh minh, mẫn cán như ông Ngô Đình Nhu mà cũng bị sơ sót?
Bản tuyên bố chỉ đọc trên hệ thống truyền thanh của Trung-quốc, rồi cũng
được các báo Trung-quốc đăng lại, mà không có bản đồ đính kèm. Cả thế giới (kể
cả Hoa-kỳ, Trung Hoa Dân Quốc, VNCH) cứ nhìn trên bản đồ Trung-quốc cũng như
vùng Nam-hải phân định lãnh hải từ 1887 mà cho rằng: theo Quốc-tế
công pháp thì lãnh hải hầu hết các nước đều gồm 12 hải lý, kể từ thềm lục địa.
Vụ Trung-quốc tuyên bố lãnh hải 12 hải lý của họ là một sự bình thường. Cái
tưởng lầm tai hại đó cho đến nay (11-2001), những người chống đối vụ nhường đất
cho Trung-quốc ở trong nội địa Việt-Nam, cũng như hải ngoại chỉ kết tội vu vơ,
không rõ ràng, không chứng cớ vì nguyên do không bản đồ này.
Do kết quả không có bản đồ đính kèm của Trung-quốc tuyên bố lãnh hải của họ
(gần như trọn vẹn vùng biển Nam-hải, đính kèm), Hoa-kỳ cũng như thế giới không
biết (hay không công nhận), nên suốt thời gian 1958-2001:
- Hạm đội 7 của Hoa-kỳ tuần hành trong vùng lãnh hải
tuyên bố này, đầy đe dọa Trung-quốc, mà Trung-quốc vẫn ngậm bồ hòn.
- Chiến hạm của Pháp, Đức, Ý cũng như một số nước Úc,
Âu trong thời gian 1975-1980 vẫn tuần hành, hộ tống những con tầu vớt người
Việt trốn chạy trong vùng, mà Trung-quốc đành im lặng.
Hôm nay tôi cần phải trình bày trước các vị và làm sáng tỏ nội vụ.
Kính thưa Quý-vị,
3.2.
Những bí ẩn.
Cái bí ẩn đó không có gì
lạ cả, rất rõ ràng, rất chi tiết.
- Về phía các nhà nghiên-cứu Âu-Mỹ, ACTBD không có bản
đồ đính kèm bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Trung-quốc, họ cứ nhìn vào bản
đồ đã phân định từ 1887, giữa Pháp và triều Thanh. Họ cũng cứ nhìn bản
đồ của các nước vùng Nam-hải, của Trung-quốc, của Trung-hoa Dân-quốc cũ, rồi
cho rằng lãnh hải 12 hải lý thì đúng công ước quốc tế.
Nhưng nếu họ có bản đồ về lãnh thổ đính kèm bản tuyên bố thì họ sẽ toát mồ
hôi ra. Vì bản đồ này bao gồm toàn bộ các đảo trong vịnh Bắc-Việt, toàn bộ các
đảo ở biển Nam-hải như Tây-sa (Hoàng-sa) và Nam-sa (Trường-sa). Như vậy nếu
tính lãnh hải 12 hải lý, tính từ các đảo này thì:
·
Lãnh hải Trung-quốc ở biển Nam-hải, phía Tây sẽ sát tới bờ biển suốt miền
Trung, Bắc Việt-Nam.
·
Phía Đông sát tới lục địa Phi-luật-tân, Brunei,
·
Phía Nam sát tới Indonésia, Mã-lai.
Trở lại với Chủ-tịch Hồ Chí-Minh, bộ Chính-trị đảng Lao-động (Cộng-sản)
Việt-Nam và chính phủ VNDCCH hồi 1958, khi các vị ấy có bản tuyên bố lãnh hải
của Trung-quốc, thìï cũng có bản đồ chi tiết. Nhưng các vị ấy gửi thư chấp nhận
bản tuyên bố đó thì có nghĩa rằng:
Họ đồng ý nhường cho Trung-quốc toàn bộ:
·
Các đảo của Việt-Nam trên biển Nam-hải.
·
Toàn bộ lãnh hải Việt-Nam cách các đảo đó 12 hải lý, nghĩa là toàn bộ biển
Nam-hải.
Bản đồ tuyên bố lãnh hải 12 hải
lý của Trung-quốc ngày 4-9-1958. Theo bản đồ này thì lãnh hải của họ chiếm
hết biển Nam-hải, cách Phan-thiết, Quảng-Nam Mã-lai, Phi-luật-tân có 50
hải lý. Quyết định này được đảng Cộng-sản VN tán thành.
Kính thưa Quý-vị,
3.3 -
Bí ẩn vụ Trung-quốc chiếm Hoàng-sa (Tây-sa)
Từ trước đến giờ, có nhiều vị hiện diện hôm nay từng đặt câu hỏi với tôi
rằng:
·
Tại sao năm 1974, thình lình Trung-quốc đem quân đánh quần đảo Hoàng-sa
(Tây-sa) từ VNCH. Trận chiến diễn ra ngắn ngủi, phía Trung-quốc bị thiệt hại
gấp ba VNCH (về nhân mạng, về chiến hạm, tài liệu này tôi có từ phía
Trung-quốc). Nhưng VNCH vì quân ít, vũ khí chỉ có đại bác, chiến hạm nhỏ. Trong
khi Trung-quốc có hỏa tiễn địa-địa, chiến hạm lớn đông gấp bội VNCH. VNCH lại
đang có nội chiến, phải đương đầu với quân đội VNDCCH, vì vậy VNCH phải bỏ kế
hoạch tái chiếm Hoàng-sa. Bấy giờ Hoa-kỳ với VNCH có hiệp ước hỗ tương an ninh,
Hoa-kỳ đang tham chiến tại Việt-Nam, hạm đội 7 hùng hậu đang tuần hành gần vùng
giao chiến. Tại sao Hoa-kỳ không can thiệp, không lên tiếng bênh vực
VNCH? Ngay việc thủy thủ VN, tầu bị chìm, mà hạm đội 7 cũng không vớt
theo luật hàng hải Quốc-tế.
Cử tọa hỏi, câu hỏi thứ 4,
- Xin Gs cho biết trong trận hải chiến này, phía Trung-quốc, VNCH, bên
nào nổ súng trước?
Gs TĐS,
- Thưa VNCH. Hải-quân VNCH
rất thiện chiến, tác xạ rất chính xác, các sĩ quan đều được huấn luyện theo
tiêu chuẩn Âu-Mỹ, thêm kinh nghiệm VN. Ngay loạt đạn đầu tiên khiến 4 hạm
trưởng Trung-quốc tử trận.
Tôi xin trở lại đầu đề:
Vì:
Trong-cuộc mật đàm giữa
Hoa-kỳ (Kissinger) và Trung-quốc (Mao Trạch Đông). Phía Trung-quốc trao cho ông
Kissinger bản tuyên bố lãnh hải 4-9-1958 cùng bản đồ. Ông Kissinger đã công
nhận bản tuyên bố đó. Cho nên ông Kissinger vừa rời Trung-quốc hai ngày, thì
ngày 11 tháng 1 năm 1974, Trung-quốc tuyên bố hai quần đảo Tây-sa
(Hoàng-sa) và Nam-sa (Trường-sa) là của Trung-quốc, rồi Trung-quốc đem hạm đội
xuống Hoàng-sa. Bấy giờ Hoàng-sa do VNCH trấn đóng.
Vì:
Văn thư của ông Phạm
Văn-Đồng công nhận quần đảo này là của Trung-quốc. Trung-quốc chiếm Hoàng-sa
chỉ là việc chiếm lại lãnh thổ được văn thư 14-9-1958 công nhận. Nghĩa là
Trung-quốc chiếm lại lãnh thổ đã bị VNCH xâm lăng 16 năm.
Ngắt đoạn 4,
Cử tọa hỏi, câu hỏi 5,
cấm phổ biến.
Về nguồn gốc tài
liệu cuộc mật đàm giữa Chủ-tịch Mao Trạch Đông và Cố-vấn Kissinger. Gs
Trần trình bày chi tiết. Toàn bộ cử tọa chấp nhận; nhưng chúng tôi bị cấm
không được phổ biến.
Sau khi Gs Trần trình
bầy, một trong ba vị chủ tọa phát biểu:
Tôi xin bổ túc những gì Gs
Trần lướt qua. Bấy giờ (1974) là thời điểm chiến tranh Đông-dương đang diễn ra
cực kỳ sôi động, mà tình hình giữa Liên-sô với Trung-quốc cũng căng thẳng cực
kỳ. Qua những cuộc mật đàm giữa Chủ-tịch Mao Trạch Đông với Cố-vấn Kissinger;
Trung-quốc, Hoa-kỳ đã đi đến những thỏa thuận quan trọng. Rồi Tổng-thống
Richard Nixon thăm Trung-quốc.
Chúng ta đều biết sự hiện
diện, của Hoa-kỳ tại Đông-dương là ngăn chặn hai mũi dùi Cộng-sản từ
Afghanistan, Đông-dương nối với nhau. Bây giờ Hoa-kỳ biết chắc Trung-quốc,
Liên-sô không thể hàn gắn lại, khối Cộng bị vỡ làm nhiều mảnh. Vì vậy sự hiện
diện của Hoa-kỳ trở thành vô ích, vừa tốn tiền, vừa tốn máu. Cho nên họ muốn
rút ra khỏi Đông-dương, dùng Đông-dương làm bình xăng tưới vào ngọn lửa đang
thiêu đốt căn nhà ngoại giao Trung-Sô.
Chìa khóa của Đông-dương
là Việt-Nam. Mà tại Việt-Nam, mọi quyết định do Bộ Chính-trị. Chủ-tịch Hồ
Chí Minh chết 5 năm rồi, vấn đề tranh quyền đã ngã ngũ, phe chạy theo Liên-sô
Lê Duẩn, Lê Đức Thọ thắng thế. Trung-quốc biết rất rõ. Suốt bao năm
Trung-quốc cưu mang cho Bắc VN, nay bỗng dưng Trung-quốc mất hết, chỉ còn tay
trắng ư? Trung-quốc phải kiềm chế Bắc VN. Thế nhưng Trung-quốc muốn kiềm chế mà
không được. Mao tìm cách nắm Cambodge mà bấy giờ Cambodge còn nằm trong tay Bắc
VN. Vì vậy Trung-quốc muốn tìm cách dùng Nam VN (VNCH) làm bức tường cản Bắc
Việt-Nam (VNDCCH). Trung-quốc tìm cách gần Nam VN bằng hai ngả:
1.
Ngả thứ
nhất: Mật sứ của Trung-quốc tại
Londre gặp Đại-sứ Nam VN (VNCH) ngỏ ý cho biết Hoa-kỳ đang muốn trao VNCH cho
Bắc VN. Nếu VNCH muốn, Trung-quốc sẽ giúp như sau: Mặt Bắc, chặn con
đường tiếp tế từ đường bộ Liên-sô qua lãnh thổ Trung-quốc. Trung-quốc đem đại
quân ép Bắc biên. Mặt Nam tiếp tế vũ khí cho VNCH. Như vậy bắt buộc Bắc VN
phải rút quân về.
2.
Ngả thứ nhì, Trung-quốc qua mấy nhân vật trí thức VN trong Phong Trào
Liên Bang Đông Nam Á (hội tư luật 1901) tại Paris, trực tiếp nói cho
Tổng-thống, và Bộ Ngoại-giao VNCH biết rằng: Việc Hồng-quân tiến xuống
Trường-sa chỉ là cái cớ để Trung-quốc với VNCH ngồi vào bàn hội nghị. Nhưng
không rõ VNCH quan niệm ra sao, mà lại khai hỏa trước.
Cử tọa hỏi, câu hỏi 6,
- Hồi đầu năm 1974, tôi
có đọc trên một tờ báo Anh-ngữ xuất bản tại Hương-cảng tường thuật về trận đánh
giữa VN (VNCH) và Trung-quốc ngày 19-1-1974 trong vùng quần đảo Hoàng-sa.
Giáo-sư có thể cho biết: Lực lượng tham chiến của hai bên ra sao? (Người đặt
câu hỏi nguyên là Đô-đốc)
Gs TĐS,
- Thưa Ngài tôi xin
chiếu lên màn ảnh để Ngài thấy.
Về phía VNCH, 1, Lực lượng tham chiến: 4 chiến hạm
·
Khu
trục hạm Trần Khánh Dư, ký số HQ4, hạm trưởng là Trung-tá Vũ Hữu San.
·
Tuần
dương hạm Trần Bình Trọng, ký số HQ5, hạm trưởng là Trung-tá Phạm Trọng
Quỳnh.
·
Hộ
tống hạm Nhật-tảo, ký số 10, hạm trưởng là Thiếu-tá Ngụy Văn Thà. Khi chiến
hạm hỏng máy, bị chìm, trong khi tất cả thủy thủ đoàn xuống xuồng chạy, thì
ông cương quyết ở lại, chết với tầu của mình. Tuẫn quốc.
·
Tuần
dương hạm Lý Thường Kiệt, ký số HQ16, hạm trưởng là Trung-tá Lê Văn Thự.
2, Lực lượng trừ bị,
·
Tuần
dương hạm Trần Quốc Toản, ký số HQ6,
·
Hộ
tống hạm Chí-linh, ký số HQ11
·
Không
quân: Phi -đoàn F5-A37.
Nhưng lực lượng trừ bị Hải-quân
ở quá xa chưa kịp can thiệp thì trận chiến đã kết thúc. Không quân thuộc
Quân-khu I, không can thiệp. Vì vậy sau trận đánh, Tư-lệnh Hải-quân ra lệnh
cho các sĩ quan tham dự, không thuyết trình cho Tư lệnh quân khu I là tướng
Ngô Quang Trưởng.Về phía Trung-quốc, 1, Lực lượng tham chiến: 14 chiến hạm
·
Hộ
tống hạm Kronstadt, ký số 271, hạm trưởng là Đại-tá Vương Kỳ Uy, tử thương.
·
Hộ
tống hạm Kronstadt, ký số 274, hạm trưởng là Đại-tá Quan Đức, tử thương. Đây
là soái hạm của chiến dịch. Tư lệnh mặt trận là Đô-đốc Phương Quang Kinh,
Tư-lệnh phó hạm đội Nam-hải của Trung-quốc với bộ tham mưu đi trên chiến
hạm này. Khoảng giữa trận chiến, ông cùng bộ tham mưu tử thương (1
Đô-đốc, 4 Đại-tá, 6 Trung-tá, 2 Thiếu-tá, và 7 sĩ quan cấp úy).
·
Trục
lôi hạm, ký số 389, hạm trưởng là Trung-tá Triệu Quát, tử thương.
·
Trục
lôi hạm, ký số 396, hạm trưởng là Đại-tá Diệp Mạnh Hải, tử thương.
·
Phi
tiễn đỉnh Komar 133, trang bị hỏa tiễn địa-địa Styx hạm trưởng là Thiếu-tá
Tôn Quân Anh,
·
Phi
tiễn đỉnh Komar 137, trang bị hỏa tiễn đĩa địa Styx, hạm trưởng là Thiếu-tá
Mạc Quang Đại,
·
Phi
tiễn đỉnh Komar 139, trang bị hỏa tiễn địa địa Styx, hạm trưởng là Thiếu-tá
Tạ Quỳ,
·
Phi
tiễn đỉnh Komar 145, trang bị hỏa tiễn địa-địa Styx, hạm trưởng là Thiếu-tá
Ngụy Như.
·
6
Hải vận hạm chở quân.
2, Lực lượng trừ bị,
Do chính
Đô-đốc Tư-lệnh hạm đội Nam-hải chỉ huy. Chúng tôi không biết tên ông.
|
Cử tọa hỏi, câu hỏi 7,
- Tổn thất 2 bên
ra sao? (Vẫn vị cựu Đô-đốc trên)
Gs. TĐS,
- Xin mời ngài xem bảng
so sánh, tôi chiếu lên.
Về phía VNCH,
·
3 chiến hạm bị thương
(HQ 4-5-16 bị thương nhẹ, rút về Đà-nẵng, sau khi sửa chữa, lại hoạt
động như cũ.)
·
HQ10 bị chìm.
·
Một hạm trưởng tử
thương.
Về phía Trung-quốc,
·
Tư lệnh mặt trận, bộ
tham mưu (1 Đô-đốc, 4 Đại-tá, 6 Trung-tá, 2 Thiếu-tá, và 7 sĩ quan cấp
úy) và 4 hạm trưởng tử thương,
·
Hộ tống hạm 274 bị
chìm.
·
Hộ tống hạm
271, hai trục lôi hạm 389-396 bị hư hại nặng phải ủi bãi, sau đó
phải phá hủy.
·
4 ngư thuyền chở quân
bị chìm.
|
Cử tọa hỏi, câu hỏi 8,
Cấm phổ biến: Nội dung về nguồn gốc tài liệu tổn thất về phía
Trung-quốc.
Cử tọa hỏi, câu hỏi 9,
- Tôi nghe Hoa-kỳ trang
bị cho VN (VNCH) những vũ khí, cũng như chiến hạm tối tân nhất. Trong khi
Giáo-sư chiếu hình 4 chiến hạm tham chiến đều thuộc loại hạ thủy vào thập niên
1940, quá cũ kỹ. Vũ khí cũng vậy. Tại sao VN (VNCH) không đem những chiến hạm,
vũ khí tối tân ra tham chiến? (Người đặt câu hỏi nguyên là kỹ sư hàng
hải).
Gs TĐS,
- Thưa quả đúng như
Ngài nhận xét. Tất cả chiến hạm Hoa-kỳ viện trợ cho VNCH đều thuộc loại phế
thải. Thay vì Hoa-kỳ phá hủy, họ tân trang lại rồi trao cho VN. Bốn chiến hạm
tham dự trận đánh đều là những chiến hạm tốt nhất mà VN nhận được. HQ4 hạ thủy
năm 1943. (Cử tọa bật cười). HQ5 hạ thủy năm 1944. HQ10 hạ thủy năm 1942. HQ 16
hạ thủy năm 1942. Còn vũ khí, cũng có chiến hạm trang bị loại đại bác bắn liên
thanh. Nhưng khi trao cho VN thì Hoa-kỳ tháo đi. Dường như Hoa-kỳ đoán trước có
cuộc hải chiến này, nên một chiến hạm trang bị loại đại bác trên, tuy đã trao
cho VNCH, nhưng bị tháo đi trước đó mấy tháng. Bằng không phía Trung-quốc bị
thiệt hại còn nặng hơn nhiều.
Quý vị có biết không?
Hộ tống hạm ký số HQ10, giữa trận đánh, máy bị hỏng, do cũ quá chứ không phải bị
trúng đạn, vì vậy không di chuyển được, làm bia lĩnh đạn, sau đó bị chìm.
Cử tọa hỏi,
câu hỏi 10,
- Trong quá
khứ, giữa VN với Trung-quốc đã xẩy ra những trận thủy chiến nào? Kết quả ra sao? (Người hỏi nguyên là giáo sư sử
Đông-Á)
Gs TĐS,
- Thưa
Ngài trong lịch sử 5000 năm của Hoa-Việt, chiến tranh liên miên. Về bộ chiến, kị
chiến thì cả hai bên khi khi thắng khi bại. Duy thủy chiến, bao giờ Việt cũng
thắng.
Cử tọa hỏi câu hỏi 11,
- Xin cho biết những trận nào?
Gs TĐS,
- Trận cổ nhất vào năm 42 sau Tây-lịch. Chiến địa xẩy ra ngoài biển
Đông. Đô-đốc Trung-quốc là Đoàn Chí. Đô-đốc Việt là Trần Quốc, một nữ tướng. (Cử
tọa ồ lên). Kết quả hạm đội Trung-quốc bị đánh chìm hết. Đoàn Chí bị giết.
- Hồi đó người Việt theo chế độ mẫu hệ ư?
- Thưa không. Nhưng vị Hoàng-đế cai trị là một phụ nữ. Trong suốt năm nghìn
năm lịch sử, đời nào VN cũng có những nữ tướng kiệt hiệt.
- Hiện có còn chứng tích nào về vị nữ Đô-đốc này không?
- Nếu Ngài du lịch VN, xin tới Hà-nội, thuê xe, bảo tài xế đưa đến làng
Hoàng-xá, xã Kiêu-kỵ, huyện Gia-lâm là nơi có đền thờ bà. Tôi xin chiếu vidéo về
đền thờ này. (chiếu vidéo 5 phút).
- Thưa Ngài trận thứ nhì do Vua Ngô (938), trận thứ ba do vua Lê
(981), trận thứ tư do Hưng Đạo vương (1288). Cả ba trận sau đều diễn ra trên
sông Bạch-đằng, Trung-quốc đều bị bại. Trận 1288 là trận khủng khiếp nhất, bên
Trung-quốc do vua Mông-cổ là Hốt Tất Liệt chỉ đạo. Kể từ đó cho đến năm 1974, mới
có trận Hoàng-sa.
Đền thờ công chúa Gia-hưng Trần Quốc, đại đô đốc thời Lĩnh-Nam (vua
Trưng), tại làng Hoàng-xá, xã Kiêu-kỵ, huyện Gia-lâm, Hà-nội.
Bốn chữ đại tự trên là VẠN CỔ ANH PHONG. Có 3 câu đối ở mặt tiền, câu thứ 2 nói lên huân nghiệp của ngài:
Bốn chữ đại tự trên là VẠN CỔ ANH PHONG. Có 3 câu đối ở mặt tiền, câu thứ 2 nói lên huân nghiệp của ngài:
Tô khấu tước bình trực bả quần thoa
đương kiếm kích,
Trưng vương dực tải hảo tương cân quắc hộ sơn hà.
Trưng vương dực tải hảo tương cân quắc hộ sơn hà.
(Bình giặc Tô Định, đem quần thoa, chống với kiếm kích. Phò Trưng vương,
đem khăn yếm giữ non sông)
Đền Kiếp-bạc, thờ Hưng Đạo vương. Bốn
chữ đại tự trên là:
DỮ THIÊN VÔ CỰC. Bốn chữ dưới là TRẦN HƯNG ĐẠO VƯƠNG TỪ.
DỮ THIÊN VÔ CỰC. Bốn chữ dưới là TRẦN HƯNG ĐẠO VƯƠNG TỪ.
Cử tọa hỏi, câu hỏi thứ 12,
- Xin cho biết lực lượng hải quân Trung-quốc và Việt-Nam hiện giờ?
Gs TĐS,
- Trình bày chi tiết, cử tọa chấp nhận. Nhưng chúng tôi bị cấm không
được phổ biến.
Tôi xin trở lại với bài điều trần:
- Cũng có vị hỏi tôi rằng: Tại quần đảo Trường-sa (Nam-sa) hiện có
quân của Trung-hoa Dân-quốc (Đài-loan), Phi-luật-tân, Mã-lai, Việt-Nam. Thế sao
hải quân Trung-quốc luôn khai hỏa vào hải quân Việt-Nam. Quan trọng nhất là
trận chiến 14 tháng 3 năm 1988. Việt-Nam chỉ phản đối lấy lệ?
Nay tôi xin thưa:
Do văn thư của ông Phạm
Văn-Đồng công nhận quần đảo này là của Trung-quốc.
Lập luận phía
Trung-quốc là: Thủ-tướng Phạm
Văn-Đồng đã công nhận vùng này là lãnh hải Trung-quốc, tại sao quân đội
Việt-Nam còn hiện diện tại đây? Như thế là Việt-Nam xâm phạm lãnh thổ
Trung-quốc. Quân đội Trung-quốc phải đánh đuổi quân xâm lăng, bảo vệ đất nước
là lẽ thường. Quân đội Đài-loan đóng tại đây, mà Trung-quốc không tấn công vì
quân Đài-loan thì cũng là quân đội Trung-quốc đóng trên lãnh thổ Trung-quốc.
Còn Phi, Mã-lai với Trung-quốc đang tranh chấp trên quần đảo này chưa ngã ngũ;
thì quân đội của họ hiện diện là lẽ thường. Trung-quốc không thể tấn công họ,
vì như vậy là Trung-quốc ỷ lớn hiếp nhỏ.
Đối với vụ việc tranh chấp
Trung-quốc, Việt-Nam trên đảo Trường-sa (Nam-sa) đã giải quyết bằng văn thư của
Việt-Nam ngày 14-9-1958. Chính vì lý do này mà Trung-quốc chỉ chấp nhận đàm
phán về vùng đảo với từng nước, mà không chịu đàm phán chung với tất cả các bên
liên hệ. Có nghĩa họ gạt Việt-Nam ra ngoài, vì Việt-Nam đã công nhận các đảo
này là của Trung-quốc.
Cử tọa hỏi, câu hỏi
thứ 13,
·
Giáo-sư có thể cho biết
chi tiết về trận đánh ngày 14-3-1988 không? Tổn thất hai bên như thế nào?
Gs TĐS,
Về phía Trung-quốc dường
như không có ai tử thương. Cũng không có chiến hạm nào bị chìm. Về phía VN,
thì:
·
1 Chiến hạm Thượng-hải
do Trung-quốc viện trợ cho trước đây, bị chìm.
·
1 Tuần dương hạm của
VNCH để lại, bị chìm.
·
1 Một hải vận hạm do
Nga-sô viện trợ bị chìm.
·
Nhân mạng khoảng trên
300 chết.
Kính thưa
Quý-vị, tôi xin trở lại phần điều trần.
3.4 -
Về hoàn cảnh Mạc Ðăng Ðung năm 1540
Ta có thể hiểu tại sao
giặc Mạc lại làm công việc táng tận lương tâm, ô danh bậc nhất cổ kim trong
lịch sử tộc Việt ấy. Vì:
·
Bấy giờ tuy Dung và con
cháu đang cai trị Đại-Việt. Nhưng tại Thanh-hóa con cháu nhà Lê đã thiết lập
triều đình mới, đang tiến quân về Thăng-long.
·
Phía Bắc bị 22 vạn quân
Minh dàn ra định tràn xuống đánh. Vì tính mạng bản thân và gia đình, họ hàng bị
đe dọa, nên Mạc Đăng-Dung phải đầu hàng Minh triều, rồi cắt đất dâng cho Minh.
3.5 -
Về hoàn cảnh đảng Cộng-sản Việt-Nam năm 1958, và chính phủ VNDCCH.
Tất cả những vị trong bộ
Chính-trị đảng Cộng-sản, trong Chính-phủ đều biết rằng:
·
Kể từ năm 1540, sau khi
dâng đất cho Trung-quốc, giặc Mạc Đăng-Dung bị lịch sử Việt-Nam kết tội, bị
toàn dân nguyền rủa, đến bấy giờ trải 418 năm, chính họ cũng nguyền rủa bọn
Mạc.
·
Giữa VNDCCH và Việt-Nam
Cộng-hòa (VNCH), cả hai bên đều đang lo củng cố xây dựng lại vùng đất của mình
sau chiến tranh (1945-1954). Cả hai bên cùng chưa chính thức gây hấn với nhau.
VNDCCH không có ngoại thù.
·
Trung-quốc không có
chiến tranh với VNCDCH. Không có áp lực ngoại xâm.
·
Năm 1958, là lúc thịnh
thời nhất của Chủ-tịch Hồ Chí Minh, của Đại-tướng Võ Nguyên Giáp. Thời kỳ này,
miền Bắc Việt-Nam vừa trải qua cuộc Cải cách ruộng đất, 246.578 người hầu hết
là phú nông, địa chủ, trung nông, các cựu đảng viên không phải của đảng
Lao-động (Cộng-sản), dân chúng... bị giết. Nghĩa là toàn miền Bắc dân chúng
kinh hoàng, cúi đầu răm rắp tuân lệnh đảng. Không còn kẻ nội thù,
·
Nhất là lúc ấy VNDCCH
đang kéo cao cờ nghĩa đánh Pháp, chống Mỹ cứu nước. Họ kết tội VNCH là
Việt-gian, là Ngụy. Họ phải hết sức giữ gìn để khỏi mất chính nghĩa.
·
Thế sao đảng Cộng-sản
lại làm cái việc thân bại danh liệt, trở thành tội đồ muôn năm của tộc Việt?
·
Bàn về việc ký thỏa ước
với nước ngoài, việc nhận đất, nhượng đất phải thông qua Quốc-hội. Bấy giờ
VNDCCH cũng có Quốc-hội. Nhưng Quốc-hội không được hỏi đến, không được bàn đến
và nhất là không được thông tri. Quốc dân cũng thế. Tất cả thắc mắc này, tôi
xin để Qúy-vị suy đoán và trả lời.
3.6 -
Một câu hỏi được đặt ra:
Vậy thì vì lý do gì
mà đảng Cộng-sản Việt-Nam lãnh đạo Chính-phủ VNDCCH lại nhượng lãnh hải
cho Trung-quốc quá dễ dàng? Cho đến nay, tôi cũng không tìm ra lý do thỏa đáng.
Tôi không tìm ra vì:
- Tất
cả những vị trong bộ Chính-trị đảng Cộng-sản Việt-Nam dự buổi hội quyết định
nhượng lãnh hải, đều đã từ trần. Các vị trong nội các Phạm Văn-Đồng hồi ấy,
không biết nay có ai còn sống hay không? Tôi chỉ biết chắc rằng Đại-tướng
Võ Nguyên-Giáp, vừa là Bộ-trưởng bộ Quốc-phòng, vừa là ủy viên Bộ Chính-trị
là còn tại thế. Đại-tướng là người có học thức cao nhất bộ Chính-trị, từng
là giáo sư Sử-học. Bấy giờ lại là lúc uy tín, quyền hành của Đại-tướng lên
tột đỉnh. Vụ ông Phạm Văn-Đồng ký văn kiện này Đại-tướng phải biết. Nay Đại-tướng
đang đi vào những ngày cuối cùng của đời người. Nếu sĩ khí, dũng khí của Đại-tướng
còn, xin Đại-tướng cho quốc dân biết không? (5)
Chú giải, (5)
Sau cuộc
cải cách ruộng đất. Thấy dân chúng, cán bộ quá bất mãn. Chủ-tịch Hồ Chí-Minh sợ
có biến, vội đưa vụ sửa sai. Nhận thấy bấy giờ duy có Đại-tướng Võ Nguyên Giáp
là có uy tín nhất, Bộ Chính-trị tập hợp dân chúng, cán bộ, rồi mời ông ra thay
Đảng... xin lỗi.
·
Nếu nói rằng khi ký
văn kiện trên, là tự ý Thủ-tướng Phạm Văn-Đồng thì không thể nào tin được. Vì
chính ông Phạm Văn-Đồng từng than rằng: Ông là một Thủ-tướng lâu năm, nhưng
không có quyền hành gì, ngay cả việc muốn thay một Bộ-trưởng cũng không được.
Vậy thì đời nào ông dám ký văn kiện nhượng đất cho Trung-quốc!
·
Ví thử ông Phạm
Văn-Đồng tự ý ký văn kiện trên, thì năm 1977 văn kiện ấy lộ ra ngoài. Người
Việt hải ngoại từng đem đăng báo, ông Phạm Văn-Đồng hãy còn sống, sao Bộ
Chính-trị, Quốc-hội và Chính-phủ không truy tố ông ra tòa về tội phản quốc? Tội
này trong hình luật Việt-Nam phải xử tử hình. Thế mà ông ấy vẫn ung dung sống
thêm bốn chục năm nữa, đầy quyền hành?
·
Liệu những tài liệu,
biên bản về buổi họp này có nằm tại văn phòng Bộ Chính-trị, văn phòng bộ
Ngoại-giao CHXHCNVN không? Các vị trong Bộ Chính-trị hiện thời có thể công bố
cho quốc dân biết không? Nếu quý vị im lặng, thì muôn nghìn năm sau, lịch sử
còn ghi: Đảng Cộng-sản bán nước, mà không cầu vinh, cũng chẳng cầu tài; chứ
không phân biệt rằng Bộ Chính-trị 1958 bán nước, chứ Bộ Chính-trị 2001 không hề
làm việc này.
Chúng tôi xin ngừng lời để
Quý-vị thắc mắc, trước khi điều trần sang phần thứ nhì.
Không có câu hỏi nào.
Kính thưa Quý-vị,
Bây
giờ tôi xin điều trần sang phần thứ nhì, đó là:
4. VỤ
NHƯỢNG LÃNH THỔ MỚI ÐÂY.
·
Hiệp định về biên giới
trên đất liền Việt-Nam, Trung-quốc ngày 30-12-1999, ký tại Hà-nội giữa bộ
trưởng Ngoại-giao Việt-Nam là Nguyễn Mạnh-Cầm với bộ trưởng Ngoại-giao
Trung-quốc là Đường Gia-Truyền.
·
Hiệp định phân định
vịnh Bắc-bộ giữa Việt-Nam, Trung-quốc ngày 25-12-2000, ký tại Bắc-kinh giữa bộ
trưởng Ngoại-giao Việt-Nam là Nguyễn Dy Niên và bộ trưởng Ngoại-giao Trung-quốc
là Đường Gia Truyền, dưới sự chứng kiến của Chủ-tịch Việt-Nam Trần Đức Lương và
Chủ-tịch Trung-quốc Giang Trạch Dân.
4.1 -
Ai chịu trách nhiệm về hai hiệp định.
Hai hiệp định này đều ký
trong thời gian 1999-2000. Vào thời kỳ này tại Việt-Nam thì:
- Ông
Lê Khả-Phiêu làm Tổng Bí-thư đảng Cộng-sản ViệtNam,
Ông Trần Ðức-Lương làm Chủ-tịch nhà nước,
Ông Nông Ðức-Mạnh làm Chủ-tịch Quốc-hội,
Ông Phan Văn-Khải làm Thủ-tướng.
Ông Nguyễn Mạnh Cầm làm Bộ trương Ngoại-giao.
Ai chịu trách nhiệm khi ký hai hiệp định trên? Cá nhân thì
tôi không biết, nhưng có một điều tập thể thì ai cũng khẳng định là Bộ Chính-trị
của đảng Cộng-sản Việt-Nam.
Không cần biết người ký là Chủ-tịch Trần Đức-Lương, Thủ-tướng
Phan Văn-Khải hay Bộ-trưởng Ngoại-giao Nguyễn Mạnh-Cầm, Nguyễn Dy Niên. Tôi xin
khẳng định: Ai ký cũng chỉ là người tuân lệnh Bộ Chính-trị đảng Cộng-sản
Việt-Nam.
Những người quyết định là ai?
Ông Phan Văn-Khải, Nguyễn Mạnh-Cầm ư? Hai ông này không có
quyền, dù có quyền các ông ấy cũng không dám quyết định. Ông Lê Khả-Phiêu quá yếu,
không thể quyết định một mình. Ông Trần Đức-Lương, Nông Đức-Mạnh càng không có
quyền gì.
Vì vậy tôi mới quyết đoán rằng vụ này do Bộ Chính-tri đảng Cộng-sản
chủ trương. Hiện tất cả các ông trong Bộ Chính-trị thời Lê Khả-Phiêu vẫn còn sống,
rất khỏe mạnh. Khi quyết định nhượng đất, biển cho Trung-quốc các ông ấy đều biết
rất rõ rằng:
Tinh thần dân chúng bây giờ không phải như dân chúng hồi
1540. Trình độ dân chủ, phương tiện thông tin của đảng viên, của dân chúng vượt
xa hồi 1958. Uy tín của Tổng Bí-thư Lê Khả-Phiêu không thể so sánh với Chủ-tịch
Hồ Chí-Minh năm 1958. Mỗi vị trong Bộ Chính-trị bây giờ là một mảng, chứ không
thể là một khối như Bộ Chính-trị hồi 1958. Các vị trong Bộ Chính-trị thời Lê Khả-Phiêu
điều biết trước rằng: Ký hiệp ước nhượng lãnh thổ trong lúc này không thể bịt
miệng, dấu diếm đảng viên cũng như dân chúng. Thế nhưng các ông ấy vẫn làm! Vì
vậy phải có nguyên do gì trọng đại lắm. Liệu các ông có thể công bố cho quốc
dân biết không?
Đến đây một cử tọa nói bâng
quơ, câu hỏi 14
- Không lẽ trong Bộ Chính-trị, mà tìm chẳng ra một người
yêu nước ư?
Gs TĐS đáp:
- Tôi tin rằng có rất nhiều người đầy tâm huyết. Song họ
không thể bơi ngược dòng thác đổ. Nếu như ở Tây-phương, người nào không đồng ý,
có thể từ chức. Nhưng ở các nước Cộng-sản thái độ này bị coi là phản động, tính
mệnh khó toàn. Chính những vị này đã tiết lộ tin tức vụ nhượng đất ra ngoài.
Kể từ khi ký, dân chúng, đảng viên không được biết nội dung
Hiệp-ước nói gì.
Mãi tới tháng 2-2001, Thứ-trưởng Ngoại-giao Lê Công-Phụng,
người trực tiếp vụ này mới công bố trên Tạp chí Cộng-sản, Quý-vị có thể tìm thấy
bài này trên Internet.
- Tạp-chí
Tư-tưởng Văn-hóa số 3-2001 cũng tóm lược sự kiện. Quý vị có thể tìm trên
Internet.
( http://www.cpv.org.vn/anpham/tutuong/032001/13-kyhiepdinh.htm ) (Phụ-bản 2) (5)
Ghi chú (5) của IFA, dành cho bản Việt-Ngữ
Sau
khi bài điều trần của chúng tôi bị tiết lộ, báo chí, Internet bình luận
sôi sục, thì hai bài này bị xóa bỏ).
·
Thời gian ấy
(1999-2000) đảng Cộng-sản lấn át Chủ-tịch Nhà-nước, cũng như Thủ-tướng nhất.
Đến nỗi Chánh-văn phòng Thủ-tướng chỉ vì nói một câu không mấy lịch sự với
người đàn bà có thế lực trong đảng, mà bị bắt giam không lý do, Thủ-tướng không
thể can thiệp cho ông ta tại ngoại.
·
Quyền gần như nằm trong
tay ba ông Cố-vấn là cựu Tổng Bí-thư Đỗ Mười, cựu Chủ-tịch nhà nước Lê Đức-Anh
và cựu Thủ-tướng Võ Văn-Kiệt. Ba ông này như ba Thái-thượng hoàng thời phong
kiến. Tuy mang danh Cố-vấn, nhưng ba ông vẫn còn uy quyền tuyệt đối. Chắc
Quý-vị còn nhớ bản điều trần của tôi vào tháng 9-1997, về vụ Tổng-bí thư Đỗ
Mười và Thủ-tướng Võ Văn Kiệt mật đàm với Chủ-tịch Giang Trạch Dân. (Xin xem
phụ bản 3).
·
Cũng trong thời gian
ấy, cả thế giới (trừ Trung-quốc) đều có chính sách ngoại giao rất đẹp với
Việt-Nam: Hoa-kỳ (Tổng-thống Bill Clinton), Liên-Âu, các nước ASEAN đang theo
đuổi chính sách ngoại giao rất mềm dẻo với Việt-Nam. Nhất là Tổng-thống Clinton
ký sắc lệnh bỏ cấm vận Việt-Nam, mở cửa cho sinh viên Việt-Nam sang du học
Hoa-kỳ, mở cửa cho hàng Việt-Nam được nhập vào Hoa-kỳ. Nói tóm lại thời gian từ
nửa năm 1999 cho đến cuối năm 2000, Việt-Nam không bị một áp lực quốc tế nguy
hiểm nào, đến độ phải nhượng đất, nhượng biển cho Trung-quốc để được viện trợ
vũ khí, để được che chở.
·
Cũng thời gian trên,
Trung-quốc, Việt-Nam không có tranh chấp lãnh thổ, không có đụng chạm biên
giới, không có căng thẳng chính trị, không có chiến tranh.
Vậy
vì lý do nào mà các ông ấy cắt đất, cắt biển cho Trung-quốc?
4.2 -
Chi tiết vụ cắt đất.
Vụ cắt đất ký ngày
30-12-1999, thì tôi được biết tin chi tiết, do hai ký giả Trung-quốc là bạn với
tôi thông báo vào ngày 9-1-2000. Nghĩa là 10 ngày sau. Nhưng mãi đến ngày
14-2-2000, tôi mới có bản hiệp ước bằng cả hai thứ tiếng Việt, Hoa. Theo tinh
thần bản hiệp định thì:
- Việt-Nam
nhường cho Trung-quốc dọc theo biên giới, 789 cây số vuông (chứ không phải
720 như tin lộ ra trong nươc), quan trọng nhất là vùng thuộc hai tỉnh
Cao-bằng, Lạng-sơn.
- Có
mấy hiệp định thư (Photocol) đính kèm về việc thi hành. Quan trọng nhất
là:
- Nhượng
vùng Cao-bằng, sát tới hang Pak-bó, nơi Chủ-tịch Hồ Chí Minh ẩn thân lãnh
đạo cuộc kháng chiến. Hang này trở thánh địa của đảng Cộng-sản Việt-Nam.
Trước kia nằm rất xa biên giới (khoảng 50 km), nay nằm sát biên giới.
- Nhượng
vùng đất bằng phẳng thuộc tỉnh Lạng-sơn nơi có cửa ải Nam-quan. (6)
Ghi chú, (6) của
IFA.
IFA chúng tôi có nguyên văn hai bản Hiệp-định này bằng
Hoa-văn, Việt-văn. Hiện đảng Cộng-sản cũng như nhà nước VN, giữ kín 2 bản văn
này, đến nỗi cấp Bộ-trưởng, Đại-sứ, Ủy-viên Trung-ương đảng bộ cũng không có,
nhiều vị không biết gì cả. Nhiều người Hoa-Việt gửi thư xin hai bản Hiệp-định
này, chúng tôi cũng như Gs. Trần không thể thỏa mãn, vì cho thì vi phạm tác
quyền. Chúng tôi không muốn gây hấn với đảng Cộng-sản của Trung-quốc và
Việt-Nam. Vậy Quý-vị muốn có, xin hỏi tác giả là bộ Chính-trị đảng CS, bộ
Ngoại-giao Trung-quốc cũng như bộ Chính-trị và bộ Ngoại-giao Việt-Nam.
Đây là
cuộc điều trần rất vô tư, Gs Trần giữ đúng ngôn từ ngoại giao, không hề có lời
lẽ công kích, hay nhục mạ đối với đảng Cộng-sản và nhà nước Trung-quốc cũng như
Việt-Nam. Mục đích của cuộc điều trần chỉ để thính chúng hiểu uyên nguyên sự
thực mà thôi. Đường lối ngoại giao của Liên-Âu và của chính phủ Pháp đối,
Việt-Nam rất mềm dẻo, chưa từng có hành động hay ý tưởng gây khó khăn cho nước
Pháp thoại này. Chúng tôi (IFA), và Gs. Trần cũng phải tuân hành nghiêm chỉnh.
Về
con số lãnh thổ
Ngày
1-2-2002, Ngài Lê Công Phụng, Thứ trưởng Ngoại-giao VN, đặc trách vụ việc
đàm phán với Trung-quốc có lên tiếng với báo chí qua cuộc phỏng vấn của nữ ký
giả xinh đẹp Thu-Uyên (trên Web. Vasc Orient, http://www.Vnn.Vn ) rằng giữa Hoa-Việt có 227 km2 cần giải quyết
tranh chấp. Chúng tôi hiểu là Ngài Lê Công-Phụng muốn nói 227 km2 hiện phải
thảo luận. Còn những vùng mà Trung-quốc đóng quân, được nhượng dần dần từ 1947
đến giờ thì không tính. Nay hiệp định ký chỉ để hợp thức hóa truyện đã xẩy ra
mà thôi. Có lẽ cách tính này của Ngài Lê Công-Phụng cao minh hơn, giản dị hơn
chúng tôi. Vì chúng tôi tính theo hiệp ước Pháp-Thanh 1887 và 1895, cho nên con
số của chúng tôi là 789 km2. Sai biệt tới 562 km2. Khi công bố con số này, sở
Kỹ-thuật của chúng tôi đã phải tính toán chi li, kiểm đi kiểm lại. Cách tính
căn cứ vào ba bản đồ:
·
Ngay khi có bản hiệp định 30-12-1999 Hoa-Việt, sở Kỹ-thuật của chúng tôi đã
căn cứ vào bản đồ mới nhất của Trung-quốc đính kèm Hiệp-định. Xin nói thêm là
bản đồ của Trung-quốc, Việt-Nam (cs), và các nước Cộng-sản theo hệ thống khác.
Chúng tôi phải đổi, thành hệ thống UTMû lệ xích 1/25000.
·
Lại so sánh với bản đồ của Sở địa chánh thời Pháp (1900-1955) (service
géographique de l'Indohine) đã đổi ra tỷ lệ xích 1/25000 hệ UTM. Tức là bản đồ
theo hiệp ước Pháp-Thanh 1887 và 1895, sau đó được thi hành nghiêm túc suốt
thời gian 1987-1955. Bản đồ này rất đúng, bằng cớ là trong chiến tranh
Đông-dương, quân đội Pháp và Quốc-gia Việt-Nam đã dùng cho Pháo-binh,
Không-quân tác xạ, rất chính xác.
·
Trong chiến tranh 1960-1970, VNCH có hẳn một Nha Địa-dư Quốc-gia tại
Đà-lạt. Cơ quan này căn cứ vào đường phân ranh của Pháp, rồi sửa đổi
những biến đổi do thời gian, do khí hậu, được vệ tinh Hoa-kỳ chụp không ảnh
trao cho để vẽ lại. Hồi trước 1975 quân đội VNCH, Hoa-kỳ, Đại-hàn, Thái-lan,
Úc-đại-lợi, Tân-tây-lan; đã dùng cho Pháo-binh tác xạ, Không-quân oanh tạc rất
chính xác.
Sau khi đo, chúng tôi tìm thấy có 789 Km2 trước kia
thuộc lãnh thổ Việt, nay theo hiệp ước 30-12-1999 thuộc Trung-quốc. Trong khi
những bài công kích của đối lập ở trong nội địa VN gửi ra là 720 km2, sai
biệt với con số của chúng tôi là 69 km2. Còn theo Đại-tá Quân-đội
CHXHCNVN Bùi Tín thì con số là 900 km2. Phải hiểu rằng Đại-tá Bùi Tín là người
từng qua lại biên giới Hoa-Việt nhiều lần, ông lại lớn tuổi, không thể đưa ra
con số hàm hồ. Nhưng tại sao lại có sự sai biệt:
·
Con số của Ngài Lê Công-Phụng và Đại-tá Bùi Tín 673 km2 (227-900).
·
Con số của Ngài Lê Công-Phụng và đối lập trong nước 493 km2 (227-720).
·
Của chúng Ngài Lê Công Phụng với chúng tôi (IFA) 562 km2 (227-789).
Chúng tôi xin giải đoán:
·
Về con số của đối lập trong nước, hẳn họ căn cứ vào bản đồ hiệp định trên
bộ như chúng tôi, rồi so sánh với bản đồ thời Pháp dùng cho học sinh, nhưng họ
đo bằng lối ước tính trên giấy, kém chính xác một chút, bản đồ ấy theo hệ
thống UTM, trong khi bản đồ của hiệp định theo hệ thống CS.
·
Về con số của Đại-tá Bùi Tín chúng tôi giải đoán: giữa biên giới Hoa-Việt
có 5 khu đất 29,300km2, 26,750 km2, 17,400km2, 21,003 km2, 16.547km2, vào thời
Nguyễn; Nguyễn-Thanh coi như của chung, để cho hai bên dân chúng trao đổi hàng
hóa (như vùng Andora của Pháp-Tây Ban Nha, không thuộc nước nào). Sau hiệp ước
1887 và 1895 tình trạng vẫn không thay đổi. Nhưng trên thực tế, Hoa coi là của
Hoa, Việt bảo rằng của Việt. Trong chiến tranh 1945-1954 cac khu này thuộc
Trung-quốc, nhưng trên pháp lý vẫn là của chung. Nay đảng Cộng-sản VN nhượng
cho Trung-quốc, nên Đai-tá Bùi coi như VN mất đứt khu này.
Về hang Pakbo
Hình chụp cửa hang Pak-bo. Hồi chiến tranh Hoa-Việt (1979) Hồng-quân Trung-quốc
đã phá hủy tất cả di vật, cũng như cửa hang này.
Về hang Pak-bó, sở Kỹ-thuật của chúng tôi đo, kể từ biên
giới cũ, đến cửa hang là: 50.035 m. Nay biên giới mới chỉ còn cách cửa hang có
1.511 m. Bản tin của Câu-lạc-bộ sinh viên (http://dungday.tripod.com) công bố
ngày 5-2-2002 thì khoảng cách: Cũ là 48.900 m nay là 1.500 m. Hai con số gần
với nhau.
Vậy chúng tôi ghi ra đây. Dù sao thì vấn đề này
quan trọng đối với người Việt, người Hoa. Còn đối với IFA chúng tôi thì sự việc
đã xong. Sổ sách đã khép lại. Chúng tôi (IFA) và Gs Trần Đại-Sỹ không dám
có ý tưởng tranh cãi với Ngài Thứ-trưởng Lê Công Phụng. Hơn nữa chúng tôi không
cần, không có thời giờ tranh cãi một vụ việc đã qua với bất cứ ai. IFA chúng
tôi rất thông cảm nỗi khổ tâm của Ngài Lê Công Phụng, vì ngài tuân lệnh trên mà
làm, nếu chống thì e tính mạng khó toàn. Sau khi hai hiệp định ký, Ngài Lê
Công-Phụng được trao cho chức vụ đầy uy quyền là Trưởng-ban Biên-giới. Độc giả
đừng coi thường từ Trưởng-ban. Chức vụ này rất lớn. Bởi với chức vụ này Ngài Lê
ngồi cao hơn các Vụ-trưởng trong bộ Ngoại-giao. Trước kia ban này thuộc phủ
Thủ-tướng, mới đây đưa xuống bộ Ngoại-giao. Từ nay Ngài Lê là người phác họa,
quyết định đường lối về biên giới Việt-Nam, mà không phải trình lại thượng cấp
(Bộ-trưởng) như đã trả lời cuộc phỏng vấn của nữ ký giả Thu-Uyên.
Khi vụ việc nhượng đất-biển bùng nổ, Ngài Lê Công- Phụng
còn trẻ, tuổi đảng thấp, cũng chẳng là Ủy-viên Trung-ương; chỉ có công lao,
thành tích là đảm trách đàm phán với Trung-quốc, nhượng lãnh hải, lãnh thổ cho
Trung-quốc, mà được trao cho chức Trưởng-ban Biên-giới. Không chừng tương lai
được lên làm Bộ-trưởng Ngoại-giao nữa.
Về thác Bản-giốc
Thác Bản-giốc thuộc tỉnh Cao-bằng. Suốt năm nghìn năm lịch sử, thuộc lãnh
thổ Việt. Nay cưa đôi, Trung-quốc, Việt-Nam mỗi nước một nửa.
Thác Bản-giốc, theo Ngài Thứ-trưởng Lê Công Phụng thì
trước hiệp định 30-12-1999, địa danh này chỉ nằm về ranh giới VN có 1/3, còn
2/3 thuộc Trung-quốc. Nay thì Trung-quốc, Việt-Nam cưa đôi. Điều này
làm chúng tôi hơi ngạc nhiên. Vì suốt thời gian 1887-1955 trong thời Pháp
thuộc, thác này nằm khá xa biên giới Hoa-Việt. Năm 1993, 1995, 1997 chúng
tôi có giúp đỡ cho ba công ty nước khoáng châu Âu thăm dò lưu lượng nước,
thăm dò thành phần nước để khai thác thương mại. Các chuyên viên xin visa vào
Việt-Nam:
·
1993 Kỹ-sư J.P. Renault,
·
1995, Bác-sĩ Trần Đại-Sỹ, kỹ sư F. Puririer,
·
1997 Dược-sĩ Marie Christine Le.
Dưới hình thức du lịch, rồi tới Bản-giốc. Như vậy
rõ ràng trước 1997 thác này còn nằm trên lãnh thổ Việt-Nam. Chứ nếu nằm
trên lãnh thổ Trung-quốc thì phải xin visa vào Quảng-Tây, rồi tới Bản-giốc! Vả
địa danh Bản-giốc đã in sâu vào tiềm thức giới trẻ VN vì họ từng đi cắm trại,
sinh hoạt tại đây. Một số sách Việt-ngữ dành cho tuổi trẻ đã nói nhiều về thác
này. Nay Ngài Thứ-trưởng bảo thác đó nằm trên lãnh thổ Trung-quốc từ thời
Pháp-Thanh, chúng tôi e tuổi trẻ nay thành tuổi nhỡ, tuổi già VN, cũng không ai
chịu. Chúng tôi theo dõi rất kỹ, từ lâu cuộc đàm phán Hoa-Việt về biên giới,
nên rất thông cảm với Ngài Thứ-trưởng.
Chúng tôi cũng xin thưa rằng: sau khi vụ việc ký hai hiệp
định nhượng đất, dư luận người Việt trong và ngoài nước sôi sục căm hờn, thì Bộ
Chính Trị cũng như Chính-phủ Việt-Nam tuyên dương bộ Ngoại-giao là bộ "Năng
động, hữu hiệu toàn diện nhất năm 2001". Như vậy đủ tỏ rằng bộ
Chính-trị hiện thời với bộ Chính-trị thời Lê Khả Phiêu nhất trí với nhau trong
vấn đề nhượng đất, biển.
Thưa Quý-vị,
4.3 -
Ảnh hương vụ cắt đất.
4.3.1 -
Mất biểu tượng năm nghìn năm của tộc Việt.
Khu Ải Nam-quan này là vùng đất thiêng, là Thánh-địa trong mấy nghìn năm
của người Việt. Bất cứ người Việt nào từ 6 tuổi trở lên đều biết rằng phía Nam
Ải Nam-quan là vùng đất tượng trưng biên giới phía Bắc, tượng trưng cho lãnh
thổ, cho tinh thần tự chủ, cho niềm niềm tự hào của họ. Đây là vùng đất đi sâu
vào lịch-sử, văn-học và tâm tư toàn thể người Việt.
Trở về quá khứ, trong lần mạn đàm giữa Chủ-tịch Mao Trạch-Đông và Chủ-tịch
Hồ Chí Minh. Chủ-tịch Mao Trạch-Đông đã nói:
"Cái tên Ải Nam-quan, nhắc nhở đến cuộc chiến do bọn phong kiến Hoa,
Việt làm xấu tình hữu nghị nhân dân. Tôi xin đổi thành Mục Nam-quan. Mục là
mắt, coi như nhân dân Trung-quốc luôn hướng mắt nhìn về nhân dân Việt ở phương
Nam. Ngược lại coi như mắt của nhân dân Việt luôn nhìn về Bắc với tình hữu nghị".
Chủ-tịch Hồ Chí-Minh vui vẻ chấp thuận. Nhưng trên thực
tế, chỉ có phía Trung-quốc in trên bản đồ địa danh Mục Nam-quan mà thôi. Còn
phía Việt-Nam trên bản đồ hành chính, trên báo chí, văn học, vẫn dùng từ
cửa Hữu-nghị.
No comments:
Post a Comment