Giáo-sư TRẦN ĐẠI-SỸ (IFA) phần
1
(Xin quý vị giữ lại bài viết này trong máy. Đề phòng
bản văn bị xoá.)
Bản điều
trần của Giáo-sư TRẦN ĐẠI-SỸ (IFA)
Về việc đảng Cộng-sản Việt-Nam, Lãnh đạo nhà nước cắt lãnh thổ, lãnh hải cho Trung-quốc
Ngày 10-11-2001
Về việc đảng Cộng-sản Việt-Nam, Lãnh đạo nhà nước cắt lãnh thổ, lãnh hải cho Trung-quốc
Ngày 10-11-2001
Bí ẩn về việc đảng Cộng-sản
lãnh đạo nhà
nước Việt-Nam nhượng lãnh thổ,
lãnh hải cho Trung-quốc.
lãnh hải cho Trung-quốc.
Giáo-sư Trần Đại-Sỹ
Dr. Trần Ðại-Sỹ, 5,
place Félix Éboué 75012 PARIS, FRANCE,
Tél. 33.1.43 07 51 46 hay 33.6 63 79 92 16.
E-mail1= Trandaisy@yahoo.fr
E-mail2= Ifa532@yahoo.fr
Tél. 33.1.43 07 51 46 hay 33.6 63 79 92 16.
E-mail1= Trandaisy@yahoo.fr
E-mail2= Ifa532@yahoo.fr
Đôi lời của IFA với
người Việt.
Trong mấy tháng giữa năm 2001, nội địa Việt-Nam cũng như
hải ngoại đều rúng động vì tin nhà nước hay nói đúng hơn là đảng Cộng-sản
Việt-Nam đã nhượng lãnh thổ, lãnh hải cho Trung-quốc. Đau đớn nhất cho người
Việt là địa danh lịch sử, đi vào tâm tư, là niềm tự hào của họ là cửa Nam-quan,
suối Thiên-tuyền (Phi Khanh) nay đã ở trong lãnh thổ Trung-quốc. Ngay cả hang
Pak-bo, là thánh địa của đảng Cộng-sản, trước kia ở rất xa biên giới
Hoa-Việt trên 50 km, nay đứng ở sát lãnh thổ Trung-quốc.
Trong suốt 25 năm qua Bác-sĩ Trần Đại-Sỹ, vì ký khế ước
làm việc với:
·
Liên-hiệp các viện bào chế châu Âu (CEP)
·
Ủy-ban trao đổi y học Pháp-hoa (Comité médical Franco-Chinois=CMFC),
Trong đó có điều căn bản là:
·
"Không được viết, được thuật những gì với báo chí về Trung-quốc, Việt-Nam
hiện tại. Không được tham gia các đoàn thể chính trị chống đối Trung-quốc,
Việt-Nam"
Nên không bao giờ ông tiết lộ bất cứ điều gì mắt thấy tai
nghe trong những lần công tác tại Trung-quốc hay Việt-Nam. Tuy nhiên ông đã bị
một cơ quan X (chúng tôi dấu tên) triệu hồi để điều trần về vụ này ngày
10-11-2001. Theo luật lệ hiện hành, mà Bác-sĩ Trần phải tuân theo. Rất
mong các vị đứng đầu CEP-CMFC thông cảm với chúng tôi.
Lập trường của chúng tôi (IFA):
Dù theo cổ sử, dù theo khảo cổ, dù theo Quốc-tế công pháp
thì hai quần đảo Hoàng-sa (Tây-sa), Trường-sa (Nam-sa) đều thuộc Việt-Nam.
Trung-quốc chỉ mới nhảy vào vòng tranh chấp khi được Thủ-tướng Phạm Văn Đồng
của nước VNDCCH ký văn kiện nhượng cho năm 1958 mà thôi. Còn Phi-luật-tân,
Mã-lai càng không có một chút lý nào để đòi chủ quyền tại đây. Vấn đề quá rõ
ràng, không cần bàn tới. Trong khi điều trần, Bác-sĩ Trần Đại-Sỹ đã đứng trên
quan điểm này.
Cuộc điều trần khá dài, nên Bác-sĩ Trần ngắt ra thành
từng đoạn, để cử tọa đặt câu hỏi. Vì cử tọa là những người có kiến thức rất
rộng, rất cao về vùng Á-châu, do thế Bác-sĩ Trần không đi vào chi tiết. Sau
cuộc điều trần, vô tình một vài yếu nhân trong cử tọa làm tiết lộ. Vì các bản
bị lộ không thống nhất, nên độc giả rất dễ hiểu làm. Mãi tới hôm nay (10-1-2002)
chúng tôi mới được phép phổ biến toàn văn, cũng như những câu hỏi, câu trả lời
(trừ một vài câu hỏi)
Kể từ hôm Gs Trần Đại-Sỹ, điều trần (10-11-2001) cho đến
hôm nay (10-1-2002) chúng tôi đã nhận được:
·
1723 thư do Bưu-điện
chuyển.
·
còn lại về TQJV.
Đa số
bằng Việt-ngữ, còn lại bằng Anh-ngữ, Pháp-ngữ, Hoa-ngữ. Nội dung thư chia ra:
·
Nhiều nhất là xin
hình, tài liệu bổ túc.
·
Thắc mắc.
·
Công kích.
·
Thảo luận.
·
Xin bản Hiệp-ước:
Pháp ký với Thanh-triều 1887, và Hoa-Việt(1999 và 2000).
Chúng
tôi xin nhắc lại, đây là một bài điều trần mật. Đánh giá về độ chính xác của
bản điều trần là các vị cử tọa hôm đó, và IFA chịu trách nhiệm trước cơ
quan X.
·
Sự việc đã chấm dứt,
chúng tôi không thể tái thảo luận. Xin ngừng gửi ý kiến tới.
·
Chúng tôi cũng không
cần nghe, đọc bất cứ sự công kích nào.
·
Chúng tôi không thể
cung cấp tài liệu, hình ảnh cho bất cứ đòi hỏi nào.
Chúng
tôi đã yêu cầu Gs. Trần Đại-Sỹ cũng phải nghiêm chỉnh tuân theo nguyên tắc này.
Xin nhắc
lại, bài viết của Gs. Trần Đại-Sỹ bằng tiếng Pháp. Văn phòng của chúng tôi dịch
sang các tiếng của CE: Anh, Đức, Ý, Na-uy, Thụy-điển, Đan-mạch, Hòa-lan,
Tây-ban-nha, Bồ-đào-nha để chuyển cho tất cả các vị cử tọa. Gs. Trần Đại-Sỹ e
rằng những bản dịch không đúng ý của mình, nên đã cẩn thận đính kèm các bản
dịch trên bằng một bản tiếng Việt. Ông ghi chú:
"Thưa ngài...
Dưới đây là bản dịch từ tiếng Pháp sang tiếng của Ngài về
bài điều trần của tôi. Tôi sợ rằng bản dịch có đôi điều không đúng ý. Vì vậy
tôi xin đính kèm một bản tiếng Việt. Hiện khắp châu Âu, nơi nào cũng có trí
thức gốc người Việt định cư. Vậy nếu Ngài có điều gì thắc mắc, xin trao bản
tiếng Việt và tiếng nước Ngài, cho một người Việt, tại nước Ngài để so sánh.
Như vậy sẽ không sợ bị hiểu lầm".
Nhưng khi một vài vị cử tọa, nhờ người Việt so sánh. Các
vị (gốc VN) ấy, vẫn còn chút lòng son với đất nước, bèn sao lấy một bản, rồi
chuồn cho báo chí, cho Internet. Do đó có rất nhiều sai lạc, hoặc bị cắt, hoặc
bị thêm vào nhiều đoạn.
Sau khi biết rằng bản điều trần mật bị lộ, chúng tôi xin
cơ quan X. cho phổ biến toàn văn. Chúng tôi không thể gửi đến từng cá nhân, mà
chỉ gửi đến các cơ quan truyền thông Việt-Hoa. Nếu Quý-vị phổ biến xin:
·
Giữ nguyên bản, không thêm bớt.
·
Phổ biến toàn bộ hình đính kèm.
Trân trọng
(IFA)
(IFA)
Kính thưa
Ngài ...
Kính thưa Quý Ngài ...
Kính thưa ông Giám-đốc ...
Kính thưa Quý-liệt-vị,
Kính thưa Quý Ngài ...
Kính thưa ông Giám-đốc ...
Kính thưa Quý-liệt-vị,
Thực là hân hạnh, khi mới ngày 17-3 vừa qua, chúng tôi được cử đến đây để
trình bầy những vụ việc đang diễn ra tại vùng Á-châu Thái-bình dương. Hôm nay
chúng tôi lại được gửi tới trình bầy về diễn biến trong vụ việc chính phủ
Cộng-hòa Xã-hội Chủ-nghĩa Việt-Nam (CHXHCNVN) cắt nhượng lãnh thổ, lãnh hải cho
Trung-hoa Nhân-dân Cộng-hòa quốc (THNDCHQ), gọi tắt là Trung-quốc. Đây là một
việc cực kỳ tế nhị, cực kỳ khó khăn cho tôi, làm thế nào giữ được tính chất vô
tư. Vì:
- Thứ nhất, tôi gốc là người
Việt, hơn nữa thuộc giòng dõi một vị Vương đứng hàng đầu trong lịch sử Việt,
vì ngài thắng Mông-cổ liên tiếp trong ba lần, vào thế kỷ thứ 13. Mà nay
tôi phải nói về những người đem lãnh thổ Việt nhượng cho Trung-quốc, khó
mà diễn tả lời lẽ vô tư cho được.
- Thứ nhì, ngoài chức vụ
giáo-sư Y-khoa ra, tôi là một tiểu thuyết gia, đã viết trên mười bốn nghìn
trang, thuật huân công của các anh hùng tộc Việt trong việc dựng nước, giữ
nước. Mà suốt trong năm nghìn năm lịch sử, chỉ duy năm 1540, giặc Mạc
Dăng-Dung cắt đất dâng cho triều Minh của Trung-quốc; bị tộc Việt đời đời
nguyền rủa. Vậy mà nay phải chứng kiến tận mắt lãnh thổ Việt bị cắt cho
Trung-quốc.
- Thứ ba, các sinh viên Việt-Nam
muốn du học Pháp, thường bị vài tổ chức đòi phí khoản 20 nghìn USD mỗi
đầu người. Một vị Đại-sứ của Việt-Nam tại châu Âu, mời tôi về nước, (tất cả
chi phí do tiền của IFA) để giúp sinh viên Việt-Nam du học Pháp. Với sự hướng
dẫn của tôi, từ nay sinh viên muốn du học Pháp, họ đã biết rất rõ những gì
phải làm, những gì phải chứng minh. Họ không phải tốn một đồng nào cả. Thế
nhưng khi trở về Pháp, lúc lên phi cơ tại phi trường Tân-sơn-nhất, tôi bị
ba sĩ quan cao cấp của Công-an chờ sẵn, hạch sách, khám xét trong hoảng 98
phút, bằng những câu hỏi có tính cách nhục mạ, ngớ ngẩn, lời lẽ cục súc.
Tôi cho đây là một hình thức khủng bố, khủng bố tôi, và khủng bố cả người
bạn tôi đang là một Đại-sứ của VN, đã mời tôi. Ông Đại-sứ này được Quý-vị
kính trọng về tư cách và về kiến thức. Thưa Quý-vị, hôm đó tôi chỉ cười nhạt,
khinh rẻ, vì tôi biết rất rõ kiến thức, mục đích của họ. Trong khi họ
không đủ khả năng bịa ra bất cứ tội gì để kết tội tôi. Hơn nữa tôi
giữ trong tay một ủy nhiệm thư, theo Công-pháp Quốc-tế, họ không thể công
khai vị phạm. (1)
Chú giải, (1)
(1), Trong lần về Việt-Nam này,
chúng tôi thuê xe đi Lạng-sơn. Khi tới trạm biên giới mới, chúng tôi xin sang
lãnh thổ Trung-quốc mới (Nam-quan cũ) thì bị Công-an Việt-Nam từ chối. Chúng
tôi đặt vấn đề: Chúng tôi mang thông hành Liên Âu, có visa hợp pháp vào
Việt-Nam, thì chúng tôi có quyền ra khỏi Việt-Nam chứ? Công-an cửa
khẩu trả lời rằng: Ông có visa ra vào cửa khẩu Tân-sơn-nhất, Nội-bài,
chứ không có quyền rời Việt-Nam bằng cửa Hữu-nghị. Chúng tôi xin chụp hình
cửa khẩu mới, thì họ không cho. Chúng tôi đành trở về, rời Tân-sơn-nhất, đi
Quảng-châu. Từ Quảng-châu đi Nam-ninh. Từ Nam-ninh thuê xe tới Bằng-tường là
đất Trung-quốc với ải Nam-quan. Rồi vào Nam-quan cũ. Đứng trước vùng đất thiêng
của tổ tiên, nay vĩnh viễn trở thành đất của người. Tự nhiên tôi bật lên tiếng
khóc như trẻ con. Viên sĩ quan Công-an Trung-quốc tưởng tôi là người Hoa. Anh
ta hỏi:
- Tiên sinh có thân nhân tử
trận trong dịp mình dạy bọn Nam-man bài học à?
Tôi lắc đầu, khóc tiếp. Anh an ủi:
- Thôi, người thân của
Tiên-sinh đã hy sinh dưới cờ thực, nhưng nay bọn Nam-man đã dâng đất này tạ tội
rồi. Tiên sinh chẳng nên thương tâm nhiều.
Tôi kiếm tảng đá ngồi ôm đầu khóc.
Anh Công-an bỏ mặc tôi. Khóc chán, tôi trở sang Bằng-tường, kiếm một cơ sở mai
táng (xây mộ, làm mộ chí). Tôi mượn họ khắc trên một miếng đá bóng nhân tạo
(granite) bài thơ bằng chữ Hán xin phiên âm như sau:
TRƯỜNG
HẬN NAM QUAN
1. Thử địa cựu Nam-quan,
2. Biên địa ngã cố hương.
3. Kim thuộc Trung-quốc thổ,
4. Khấp, khốc, ký đoạn trường.
5. Lê Hoàn bại Quang-Nghĩa,
6. Thường Kiệt truy Bắc phương,
7. Hưng Ðạo đại sát Ðát,
8. Lê Lợi trảm Vương Thông.
9. Nam xâm, Càn-Long nhục,
10. Gươm hồng Bắc-bình vương.
11. Ngũ thiên niên dĩ tải,
12. Hoa, Việt lập dịch trường.
2. Biên địa ngã cố hương.
3. Kim thuộc Trung-quốc thổ,
4. Khấp, khốc, ký đoạn trường.
5. Lê Hoàn bại Quang-Nghĩa,
6. Thường Kiệt truy Bắc phương,
7. Hưng Ðạo đại sát Ðát,
8. Lê Lợi trảm Vương Thông.
9. Nam xâm, Càn-Long nhục,
10. Gươm hồng Bắc-bình vương.
11. Ngũ thiên niên dĩ tải,
12. Hoa, Việt lập dịch trường.
Nam-quan thứ
3 của Trung-quốc, xây sau 1953,
13. Mao, Hồ tình hữu nghị,
14. Nam, Bắc thần xỉ thương,
15. Huyết lệ vạn dân cốt,
16. Hồng-kỳ thích ô hoang.
Ðại-Việt
vong quốc nhân Trần Ðại-Sỹ
Khốc đề lục nhật, cửu nguyệt, niên đại 2001
Khốc đề lục nhật, cửu nguyệt, niên đại 2001
Tôi đem
tảng đá này, gắn vào một vách núi ngay cạnh đường, chỗ núi Kẹp, trên độ cao
khoảng 2-3m. Công-an, cán bộ Trung-quốc xúm lại xem. Nhưng họ chỉ hiểu lơ mơ ý
trong thơ mà thôi. Xin tạm dịch:
1. Ðất này xưa gọi Nam-quan,
2. Vốn là biên địa cố hương của mình.
3. Hiện nay là đất Trung-nguyên,
4. Khóc chảy máu mắt, đoạn trường ai hay?
5. Vua Lê thắng Tống chỗ này,
6. Thường Kiệt rượt Tiết cả ngày lẫn đêm,
7. Thánh Trần sát Ðát liên miên,
8. Lê Lợi giết bọn Thành-sơn bên đồi,
9. Càn-Long chinh tiễu than ôi,
10. Quang-Trung truy sát muôn đời khó quên.
11. Năm nghìn năm cũ qua rồi,
12. Chợ biên giới lập, đời đời Việt-Hoa.
13. Ông Hồ kết bạn ông Mao,
14. Sao răng lại cắn, máu trào môi sưng.
15. Vạn dân xương trắng đầy đồng,
16. Ðể lại trên lá cờ Hồng vết nhơ.
2. Vốn là biên địa cố hương của mình.
3. Hiện nay là đất Trung-nguyên,
4. Khóc chảy máu mắt, đoạn trường ai hay?
5. Vua Lê thắng Tống chỗ này,
6. Thường Kiệt rượt Tiết cả ngày lẫn đêm,
7. Thánh Trần sát Ðát liên miên,
8. Lê Lợi giết bọn Thành-sơn bên đồi,
9. Càn-Long chinh tiễu than ôi,
10. Quang-Trung truy sát muôn đời khó quên.
11. Năm nghìn năm cũ qua rồi,
12. Chợ biên giới lập, đời đời Việt-Hoa.
13. Ông Hồ kết bạn ông Mao,
14. Sao răng lại cắn, máu trào môi sưng.
15. Vạn dân xương trắng đầy đồng,
16. Ðể lại trên lá cờ Hồng vết nhơ.
(Người
nước Ðại-Việt vong quốc tên Trần Ðại-Sỹ,
khóc đề thơ ngày 6 tháng 9 năm 2001)
khóc đề thơ ngày 6 tháng 9 năm 2001)
Câu
5, Vua Tống Triệu Quang-Nghĩa sai
Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng sang đanh VN, bị vua Lê (Hoàn) đánh bại.
Câu 6, Năm 1076, vua Tống Thần-tông sai bọn Quách Quỳ, Triệu
Tiết mang quân sang đánh Đại-Việt, bị Thái-úy Lý Thường Kiệt đánh đuổi.
Câu
8, Tước của Vương Thông là Thánh-sơn
hầu.
Câu
10, Vua Quang-Trung còn có tước
phong là Bắc-bình vương.
Câu
14, Hồi 1947-1969 Chủ-tịch
Trung-quốc là Mao Trạch Đông, Chủ-tịch Việt-Nam là Hồ Chí Minh kết thân với
nhau. Việt-Hoa ví như răng với môi. Vì sợ môi hở răng lạnh nên ông Mao phải
giúp ông Hồ. Năm 1979, Đặng Tiểu Bình đem quân tàn phá các tỉnh biên giới phía
Bắc Việt-Nam, nên người ta đổi câu trên thành: Răng cắn môi máu chảy
ròng ròng.
Tôi chợt
nhớ một chuyện, mấy năm trước, mỗi khi qua đây tôi đều tìm đến suối Phi-Khanh.
Tôi lò mò đến suối Phi-Khanh. Ngọn suối Phi-Khanh này không xa Nam-quan làm
bao, không nổi tiếng bằng Ải Nam-quan, nhưng đối với dân địa phương thì lại là
một vùng đất linh của lịch sử. Nhìn thấy suối Phi-Khanh bây giờ thuộc
Trung-quốc, tôi khóc như một người điên. Anh sĩ quan Công-an nói với nhân viên
phụ trách quan thuế:
- Tội nghiệp cho vị tiên sinh này! Chắc con của ông
ấy tử trận trong lần mình dạy tụi Nam-man bài học! Ông ấy thương tâm quá rồi.
Tôi nghe
anh ta nói, lại khóc to hơn. Cái suối Phi-Khanh này ra sao?
Câu chuyện suối Phi-Khanh như thế này:
Nhà Minh
lấy cớ giặc Hồ Quý Ly cướp ngôi vua Trần (1400), sai bọn Trương Phụ, Mộc Thạnh
sang đánh (1406). Thăng-long (Đông-đô) thất thủ, rồi Tây-đô (Thanh-hóa) cũng
thất thủ. Cha con giặc Hồ chạy đến cửa biển Ky-la. Có một lão ông ra bái
yết nói:
"Chỗ này tên Ky Lê, trên núi có động Thiên-cầm; đều
là điềm không tốt, xin đừng lưu ở đây".
Hai cha
con họ Hồ giết ông lão ấy, rồi quả nhiên bị bắt.
Chữ Ky có
nghĩa là trói, buộc. Nguyên tổ tiên Hồ Quý Ly là con nuôi ông Lê Huấn, mới đổi
ra họ Lê. Nay gặp cửa Ky Lê nghĩa là trói bọn Lê. Còn
hang Thiên-cầm thì Thiên là trời, cầm là
đàn. Cái hang này khi gió thổi vào tạo thành âm thanh như tiếng đàn.
Nhưng ông lão đó khuyên Hồ Quý Ly rời đi vì cầm tuy viết khác,
nhưng cùng âm với cầm là bắt. Hang Thiên-cầm nghĩa là hang
trời bắt.
Tháng 6
năm Đinh Hợi, 1407, Trương Phụ sai Hoành-hải tướng quân Lỗ Bân, Đô-đốc thiêm-sự
Liễu Thăng bắt giải Quý-Ly, Hán Thương, Nguyên Trừng, Triệt, Uông, cháu là
Nhuế, Mỗ, Phạm, em là Quý-Tỳ; con Quý-Tỳ là Vô Cữu, ngụy tướng quân Hồ Đỗ, Đoàn
Bồng; ngụy Hành-khiển Nguyễn Nghiện Quang, Lê Cảnh Kỳ, Nguyễn Phi Khanh sang
Kim-lăng.
(Thời còn niên thiếu, nho sinh Nguyễn Phi Khanh được quan
Tư-đồ Trần Nguyên-Đán tuyển làm gia sư cho các con. Trong các con của quan
Tư-đồ có cô Trần Thị Thái đang tuổi dậy thì. Lửa Phi-Khanh gần rơm Thái thì
phải bén là lẽ thường. Thế rồi cô Trần Thị Thái mang bầu. Nho sinh Phi-Khanh sợ
tội bỏ trốn. Quan Tư-đồ sai người đi bắt về, rồi gả con gái cho. Bà Thái ông
Khanh sinh ra Nguyễn Trải. Thời thơ ấu Nguyễn Trãi được ông ngoại yêu thương
dạy dỗ tận tình hơn tất cả các cháu. Sau khi giặc Hồ Quý-Ly cướp ngôi nhà
Trần, Nguyễn Phi Khanh ứng thí, rồi được bổ làm quan).
Nguyễn
Trãi thương xót cha, đi theo đoàn tù binh để phụng dưỡng. Lúc tới Nam-quan thì
quan nhà Minh đuổi những người theo tiễn sang Trung-quốc trở lại. Cha con khóc
lóc tiễn biệt nhau, Phi-Khanh khuyên con hãy trở về lo phục quốc. Tương truyền,
bình nước Nguyễn Trãi mang theo để cho cha uống đã hết, tại cửa ải không tìm
đâu ra nước, ông lang thang vào bãi cỏ bên đường, ngửa mặt nhìn trời, rồi khấn:
"Nếu trời xanh chưa nỡ hại nước Việt tôi, cho tôi
đuổi được giặc, phục hồi cố thổ thì xin cho tôi bầu nước tiễn cha".
Uất khí
bốc lên ông dậm chân, thì dưới chân vọt ra một nguồn nước. Ông uống nước đó,
rồi hứng đầy bầu dâng cho cha. Từ đấy dân Nam-quan gọi suối ấy là suối
Phi-Khanh. Khi vụ án Lệ-chi viên xẩy ra, Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc, thì
suối ấy đổi tên là Thiên-tuyền. Rồi khi vụ án được vua Lê Thánh-tông giải oan,
suối ấy lại mang tên Phi-Khanh truyền đến nay.
Suối vẫn còn đây! Phi-Khanh ở đâu? Nguyễn Trãi ở đâu?
Trên không mây vẫn bay, sương mờ vẫn giăng trên núi, nước vẫn chảy. Nhưng đất
đã đổi chủ. Tôi cảm ứng cầm bút vạch trên tảng đá bài thơ cổ phong (quá
buồn tôi làm thơ, để bầy tỏ sự đau đớn, chứ tôi không phải là thi sĩ), rồi
lại trở sang Bằng-tường khắc bài thơ lên mảnh granite, và gắn lên tảng đá trong
vách núi gần suối. Bài thơ như sau:
PHI-KHANH TUYỀN
1. Ngụy Hồ thất nhân tâm,
2. Minh xử Trương Phụ xâm.
3. Nhị đô giai thất thủ,
4. Quân, thần nhục Thiên-cầm.
2. Minh xử Trương Phụ xâm.
3. Nhị đô giai thất thủ,
4. Quân, thần nhục Thiên-cầm.
5. Thử địa Ức Trai thệ,
6. Uất khí biệt phụ thân,
7 Nam-quan khốc tống biệt,
8. Thiên tứ nhất linh tuyền.
6. Uất khí biệt phụ thân,
7 Nam-quan khốc tống biệt,
8. Thiên tứ nhất linh tuyền.
9. Lục bách niên vân tải,
10. Việt Dân tưởng anh huân,
11. Kim thuộc Trung-quốc thổ,
12. Ẩm thủy thương ngã tâm.
10. Việt Dân tưởng anh huân,
11. Kim thuộc Trung-quốc thổ,
12. Ẩm thủy thương ngã tâm.
Đại-Việt, vong quốc nhân Trần
Đại-Sỹ,
Khốc đề lục nhật, cửu nguyệt, niên đại 2001.
Khốc đề lục nhật, cửu nguyệt, niên đại 2001.
Tạm dịch:
Giặc Hồ làm mất dân tâm,
Minh sai Trương Phụ đem quân đánh mình,
Quân thua thất thủ hai kinh,
Vua tôi bị bắt ở quanh Thiên-cầm.
Ức-Trai hiếu tử tiễn cha,
Nam-quan thề quyết không tha giặc trời.
Hay đâu linh khí muôn đời,
Phun ra ngọn suối, tuôn hoài nước thiêng.
Sáu trăm năm cũ ai quên,
Đại công quét sạch giặc Minh chỗ này.
Bây giờ, suối vẫn còn đây,
Đau lòng vì suối đã thay chủ rồi.
Minh sai Trương Phụ đem quân đánh mình,
Quân thua thất thủ hai kinh,
Vua tôi bị bắt ở quanh Thiên-cầm.
Ức-Trai hiếu tử tiễn cha,
Nam-quan thề quyết không tha giặc trời.
Hay đâu linh khí muôn đời,
Phun ra ngọn suối, tuôn hoài nước thiêng.
Sáu trăm năm cũ ai quên,
Đại công quét sạch giặc Minh chỗ này.
Bây giờ, suối vẫn còn đây,
Đau lòng vì suối đã thay chủ rồi.
(Người nước Đại-Việt vong quốc tên Trần Đại-Sỹ,
khóc đề ngày 6 tháng 9 năm 2001)
khóc đề ngày 6 tháng 9 năm 2001)
Hết chú giải 1, trở lại bản điều trần
- Tháng
9 vừa qua (2001), Đảng Cộng-sản Việt-Nam liệt tôi vào danh sách 80 người
phản động nhất, vì năm 1997 tôi đã viết một bài tiết lộ những chi tiết tuyệt
mật về cuộc viếng thăm Trung-quốc của Tổng Bí-thư Đỗ Mười, Thủ-tướng Võ
Văn-Kiệt. Nhất là cuộc họp mật của hai nhân vật này với Chủ-tịch Trung-quốc
Giang Trạch Dân. Tôi viết dưới hình thức hai hước cho tờ báo Văn-nghệ Tiền-phong
ở Virginia, USA, số Xuân 1998. Nội dung của bài đó là một phần bài thuyết
trình của tôi với Quý-vị cuối năm 1997 (Phụ bản 3 đính kèm). Như Quý-vị biết
về Cộng-sản, khi họ kết tội ai phản động, có nghĩa là toàn đảng phải dùng
hết khả năng tiêu trừ người ấy. (2)
Chú giải, (2)
Tôi
không tin chỉ với bài này mà họ kết tội tôi nặng như vậy. Tôi biết rất rõ ai
chủ trương, ai kết tội tôi. Nhưng tôi chưa muốn nói ra. Trong bài viết trên,
tôi đã tiết lộ những điều tuyệt mật về cuộc hội đàm, khiến họ sợ hãi mà thôi.
Điều tuyệt mật đó là vụ: ông Lê Đức-Anh bị Trung-quốc đánh thuốc độc, bị bán
thân bất toại. Rồi cũng do Trung-quốc trị cho. Nay tôi tiết lộ thêm, những vụ
đầu độc cùng một phương pháp:
·
Một ký giả Việt
tên Tô Văn, thuộc loại nghiện hút, vô tư cách, thường được gọi là Cậu-chó. Ông
ta từ Hoa-kỳ sang Pháp, theo tên Trương Như Tảng, cùng kéo nhau sang Bắc-kinh,
định dâng Việt-Nam cho Trung-quốc (Nhưng Tảng không cho ông đi). Trung-quốc
biết là bọn lưu manh không nhận, bọn họ trở về nói láo được Trung-quốc chi
4 tỷ đô la để đánh VC! Ít lâu sau Tô Văn được bán thân bất toại để bảo
mật.
·
Ông Lê QT, một
lãnh tụ kháng chiến có thực lực. Lực lượng kháng chiến này do Trung-quốc yểm
trợ. Sau ông có ý ly khai Trung-quốc. Ông đang ở tuổi trẻ, không bệnh tật, (ông
không hề bị huyết áp cao, đái đường cũng như mỡ cao trong máu), ông cũng bị đột
quỵ, tai biến mạch máu não, rồi được Trung-quốc trị khỏi. Sau đo ít lâu, ông từ
trần đột ngột khi ăn cơm tại một nhà hàng nhỏ ở ngoại ô Paris.
·
Trong kỳ đại hội
8, giữa đại hội, ông Lê Mai, Thứ-trưởng Ngoại-giao, ông Đào Duy-Tùng ứng viên
Tổng Bí-thư đảng Cộng-sản cũng bị hạ độc bằng cùng một phương thức. Nhưng tôi
không biết ai đã làm công việc đó.
·
Gần đây nhất một
Bác-sĩ Việt-Nam, tỵ nạn tại Pháp, từng dính dáng với nhóm Trương Như Tảng. Sau
đó đã tỵ nạn lần thứ nhì sang Canada, năm trước đây (2000), nghe tin Bác-sĩ
Dương Quỳnh-Hoa từ Việt-Nam qua Pháp. Ông lén từ Canada sang Paris gặp bà này,
mưu kiếm ít xôi thịt từ Bắc-kinh. Khi trở về Canada, ông cũng bị đột quỵ và
tiêu dao miền Cực-lạc.
Tôi chỉ
cử mấy tỷ dụ, nếu tính tất cả những người Việt bị giết bằng phương pháp này,
lên tới con số 37!
Ngắt đoạn 1,
Có 2 câu đánh số 1-2, hỏi về những nhân vật bị đầu độc,
loại thuốc đầu độc. Không phổ biến.
Kính thưa Quý-vị:
Tuy tôi đã tuyên thệ tại
đây hồi tháng ba vừa qua (3-2001). Nhưng hôm nay tôi xin tuyên thệ một lần nữa:
"Tôi
xin tuyên thệ với tất cả danh dự của tôi rằng: Tôi không thù, không ghét những
người tại Việt-Nam họ đã nộp lãnh hải, lãnh thổ cho Trung-quốc. Tôi cũng không
vì lòng yêu nước Việt mà oán ghét họ. Tôi không hận những người Việt chủ trương
khủng bố tôi khi họ mời tôi về Việt-Nam giúp đỡ họ. Những lời tôi trình bày hôm
nay hoàn toàn vô tư".
1. NHỮNG
TRANH CHẤP BIÊN GIỚI TRONG QUÁ KHỨ..
Trước hết tôi xin trình
bày một vài nét về tranh chấp lãnh thổ Việt-Hoa trong quá khứ gần đây nhất:
- Trong
thời gian từ 1010 đến 1225, dưới triều Lý, bên Trung-quốc là triều Tống. Đại-Việt
là nước nhỏ, hằng năm phải tiến cống Trung-quốc một số sản vật tượng
trưng: Voi, ngà voi, hương liệu, đôi khi một vài vật dụng bằng vàng, bạc.
Trong thời gian trên, trước sau có 18 lần đụng độ, tranh chấp biên giới.
Trong 18 lần đó, có sáu lần quân Việt vượt biên đánh sang Trung-quốc. Quan
trọng nhất là cuộc tiến quân năm 1075-1076, quân Việt tiến tới vùng thuộc
Quảng-Đông, Quảng-Tây, Quý-châu, Hồ-Nam hiện thời. Sau đó Trung-quốc mang 40
vạn quân và 50 vạn dân phu sang trả thù. Quân Trung-quốc đã tiến chiếm
lãnh thổ Đại-Việt tới cách thủ đô Thăng-long (Hà-nội) có 25 cây số, rồi bị
đánh bật về biên giới. (3)
Chú giải, (3)
Về việc đánh Tống có sáu lần, thì trong đó có năm lần
đánh sang lãnh thổ Trung-quốc và một lần kháng chiến chống quân Tống xâm-lăng.
1.1,
Lần thứ nhất,
Năm
1022, do vua Lý Thái-tổ ban chỉ, Khai-Thiên vương tổng chỉ huy, đánh sang trại
Như-hồng của Tống đốt kho đụn rồi rút về. Cuộc xuất chinh để trừng phạt quân
Tống tại đây thường vượt biên sang trấn Triều-dương của Đại-Việt cướp bóc. Trấn
Triều-dương nay thuộc tỉnh Hạ-long. Trại Như-hồng thuộc Quảng-Tây Nam-lộ.
Đại-Việt toàn thắng. Cuộc chiến tranh có tính cách trừng phạt một khê-động.
Tống triều im lặng.
1.2,
Lần thứ nhì,
Năm
1028, tướng Tống là Lý Tự đem quân vượt biên, cướp phá trên lãnh thổ Việt. Việt
ra quân đánh tràn sang châu Thất-nguyên của Tống. Cuộc ra quân do Khai-Quốc
vương lãnh đạo, tổng chỉ huy là công chúa Lĩnh-Nam Bảo-Hòa và phò-mã Thân
Thừa-Quý. Mục đích chiếm lại mấy châu động đã mất về Tống, do các biên thần
Tống chủ trương. Giết chết Lý Tự. Toàn thắng. Cuộc chiến có tính cách tự vệ,
dằn mặt các biên thần Quảng-Tây. Tống triều không chủ trương.
1.3,
Lần thứ ba,
Dưới
thời vua Thái-tông, do Khai-Quốc vương lãnh đạo (1053), mục đích chiếm lại lãnh
thổ thời vua Hùng, vua An-Dương, vua Trưng, bị người Hán chiếm mất (Nay thuộc
Quảng-Đông, Quảng-Tây, Vân-Nam, Quý-châu, Hồ-Nam), rồi đẩy dân Việt về sống ở
vùng Bắc-cương thành 207 trang-động. Cuộc khởi binh thành công, đưa Nùng
Trí-Cao lên làm vua, lấy lãnh thổ vùng Quảng-Đông, Quảng-Tây, Quý-châu lập
thành nước Đại-Nam. Cuộc ra quân này, đã tôi đã thuật chi tiết trong bộ Anh-linh
thần võ tộc Việt. Nhưng khi Nùng Trí-Cao thành công, y lại trở mặt với
Đại-Việt. Nên khi quân Tống đánh Cao, Đại-Việt không tiếp cứu, Cao bị bại. Cuộc
chiến tranh có tính cách toàn diện. Đại-Việt không ra mặt khai chiến với Tống.
Tống biết, nhưng không dám trả thù.
1.4,
Lần thứ tư,
Cũng do
Khai-Quốc vương lãnh đạo, diễn ra dưới thời vua Thánh-tông. Vùng tấn công là
Khâm-châu. Người tổng chỉ huy là công-chúa Bình-Dương với phò mã Thân
Thiệu-Thái (1059-1060). Mục đích cuộc Bắc phạt này là chiếm lại một số trang
động do các bộ tộc thiểu số tự trị; bị Tống lấn chiếm, hoặc chiêu dụ các động chủ
phản Việt, đem cả đất lẫn dân theo Tống. Sau khi chiếm lại các trang đã mất,
trả đất cho các tộc bị mất, quân Việt tiến sâu vào vùng Tả-giang, Hữu-giang,
chiếm hơn mười ải, giết nhiều tướng Tống. Tống cực kỳ phẫn uất, nhiều đại thần
khuyên vua Tống Nhân-tông đem quân sang đánh Đại-Việt để trừng phạt; nhân đó
chiếm nước đặt làm quận huyện. Ngặt vì bấy giờ phía Tây, Tống đang mắc họa với
Hạ, phía Bắc thì Liêu chiếm đất, đòi cống vàng lụa; vả vua Tống cũng sợ binh
hùng tướng mạnh của Đại-Việt, nên bàn hòa. Công-chúa Bình-Dương đòi nhiều điều
kiện khắt khe mới chịu rút quân. Tống cũng phải nhượng. Thắng toàn diện. Chiến
công oanh liệt trên thuật trong bộ Nam-quốc sơn-hà. Đến đây
chiến cuộc leo thang. Đại-Việt ra mặt khai chiến với Tống, nhưng để cho công
chúa Bình-Dương, phò-mã Thân Thiệu-Thái làm.
1.5,
Lần thứ năm,
Diễn ra
dưới thời vua Nhân-tông vào năm 1075, bấy giờ vua mới chín tuổi, Linh-Nhân
hoàng thái hậu phụ chính. Vua còn thơ, chư sự lớn nhỏ đều do Linh-Nhân hoàng
thái hậu quyết định. Nguyên do: Vua Tống Thần-tông dùng những cải cách về
kinh-tế, nông-nghiệp, binh-bị, tài-chánh của Vương An-Thạch từ năm 1066, đã
được chín năm, khiến binh lực trở thành hùng hậu, quốc-sản sung túc. Nhà vua
muốn nhân đó tiến quân lên Bắc đánh Liêu, chiếm lại đất cũ, để rửa nhục. Nhưng
Vương An-Thạch lại khuyên nên đánh Đại-Việt trước. Sau khi bại Đại-Việt, thì
Chiêm-thành, Chân-lạp, Ai-lao, Xiêm-la, Đại-lý phải quy hàng. Bấy giờ dùng nhân
lực, tài lực sáu nước, đem lên Bắc, thì thắng Liêu dễ dàng. Vua nghe theo, bí
mật cho các châu Nam biên luyện binh, tích trữ lương thảo. Cuộc chuẩn bị được
ba năm, thì bị Đại-Việt biết được. Linh-Nhân hoàng thái hậu quyết định: Ngồi
yên đợi giặc, sao bằng mình ra tay trước. Mục đích cuộc hành quân là phá hết
các kho lương thảo, vũ khí, thành trì, cầu cống, diệt các đạo quân mới huấn
luyện của Nam thùy Tống. Thế là cuộc Bắc phạt nổ ra vào cuối năm 1075. Quân
Việt tiến đánh 18 ải dọc biên thùy Tống, rồi công phá các châu Khâm,
Liêm, Ung, Dung, Nghi, Bạch, cùng diệt viện quân ở núi Đại-giáp (Nay thuộc lãnh
thổ Quảng-Đông, Quảng-Tây, Quý-châu, Hồ-Nam). Nhiệm vụ chu toàn rồi, quân Việt
rút về. Thắng toàn diện. Đến đây Đại-Việt ra mặt khai chiến với Tống. Cả hai
bên cùng đem toàn lực ra đối phó với nhau.
Cuộc ra
quân của Việt lần này quá lớn lao, phá nát kế hoạch cải cách của Tống ở
Giang-Nam. Quá uất hận, Tống chịu nhục; nhường Hạ ở phía Tây, cắt đất dâng cho
Liêu ở phương Bắc... để cho rảnh tay, rồi họ mang quân nghiêng nước sang định
chiếm Đại-Việt đặt làm quận huyện (1076-1077). Nhưng Tống lại bị thất bại phải
rút quân về, và chịu hòa. Người có hùng tâm, tráng-chí, lãnh đạo là một thiếu
phụ ở tuổi ba mươi, đó là Linh-Nhân hoàng thái hậu (Ỷ-Lan). Còn người Tổng chỉ
huy cuộc vượt biên Bắc phạt là Lý Thường-Kiệt, Tôn Đản, Lý Hoằng-Chân, Lý
Chiêu-Văn, Lý Kế-Nguyên. Tôi đã thuật trong bộ Nam-quốc sơn hà.
1.6,
Lần thứ sáu,
Sau cuộc
Bắc phạt, và giữa lúc cuộc kháng Tống của Đại-Việt, chiến cuộc đang diễn ra cực
kỳ khốc liệt (1076), Vương An-Thạch bị cách chức Tể-tướng, giáng xuống tri
Giang-ninh phủ, lĩnh Trấn-Nam quân tiết độ sứ, Đồng-bình chương-sự. Lúc Vương
độ giang, bị một nhân sĩ bắt con sâu bỏ lên xe rồi làm bài thơ mỉa mai như sau:
Thanh-miêu, trợ-dịch lưỡng phương nông,
Thiên hạ ngao ngao oán tướng công.
Ðộc hữu hoàng trùng thiên cảm đức,
Hữu tùy xa giá, quá Giang-Ðông.
Thiên hạ ngao ngao oán tướng công.
Ðộc hữu hoàng trùng thiên cảm đức,
Hữu tùy xa giá, quá Giang-Ðông.
Dịch :
Thanh-miêu trợ dịch hại canh nông,
Thiên hạ nhao nhao oán tướng công.
Chỉ có sâu vàng theo tiễn biệt,
Cùng trên xa giá, quá Giang-Ðông.
Thiên hạ nhao nhao oán tướng công.
Chỉ có sâu vàng theo tiễn biệt,
Cùng trên xa giá, quá Giang-Ðông.
Có người
ví cái thất bại của Vương An-Thạch cũng đau đớn như cái thất bại của Hạng Võ
xưa, khuyên Thạch nên tự tử: Khi Hạng-Vương mưu đuổi hươu ở Trung-nguyên,
bị thất bại, lui về Nam; lúc qua sông này tự cảm thấy xấu hổ, đã tự tử, mà hậu
thế kính phục. Tôi khuyên ông cũng nên tự tử để lưu danh muôn thủa.
Nhưng Thạch không đủ can đảm.
Tiếc thay, một cuộc cải cách về kinh-tế, binh-bị,
tài-chánh, xã-hội, nông nghiệp như vậy, đang trên đường thành công rực rỡ; bị
tan vỡ, bị hủy bỏ chỉ vì tham vọng đánh Đại-Việt của Vương An-Thạch. Mà đau đớn
biết bao, khi người phá vỡ chỉ là một thiếu phụ Việt ở tuổi ba mươi. Giá như
Thạch không chủ trương Nam xâm, chỉ cần mười năm nữa, toàn bộ xã hội Trung-quốc
thay đổi; rồi với cái đà đó, thì Trung-quốc sẽ là nước hùng mạnh vô song, e
rằng muôn đời mặt trời vẫn ở phương Đông, chứ không ngả về Tây như hồi thế kỷ
thứ 18 cho đến nay và bao giờ..???...???
Sau cuộc ra quân của Đại-Việt, trên từ vua Tống Thần-tông
cho tới các quan đều uất hận. Tống xuất quân nghiêng nước, 40 vạn binh, 50 vạn
dân phu (phụ lực quân) sang đánh trả thù (1066-1067). Nhưng khi quân Tống do
Quách Quỳ, Triệu Tiết, Yên Đạt, Tu Kỷ tiến đến cách Thăng-long 50 dặm (25 cây
số) thì bị đánh bật về Bắc. Sau đó Tống rút quân chịu hòa.
Tuy Tống chịu hòa, nhưng còn giữ của Đại-Việt các châu
Quảng-nguyên, Tô-mậu mà bọn động trưởng Lưu Kỷ, Vi Thủ-An đem cả dân lẫn đất
theo Tống. Quan trọng nhất là châu Quảng-nguyên có mỏ vàng. Năm 1078, Việt sai
sứ sang Tống đòi đất. Tống không trả. Mãi năm 1081, Việt trả tù binh trong trận
1075-1077, Tống mới trả châu Quảng-nguyên. Năm 1084, Việt sai Binh-bộ thị-lang
Lê Văn Thịnh (Thị lang tương đương với ngày nay là một giám-đốc) nghị hòa với
các đại thần Tống, Tống chịu trả cho Việt thêm 6 huyện, 3 động. Việt tặng Tống
con voi lớn. Danh sĩ Trung-quốc nhân chuyện này làm thơ than:
Nhân tham Giao-chỉ tượng,
Khước thất Quảng-nguyên kim.
Khước thất Quảng-nguyên kim.
(Vì tham voi Giao-chỉ,
Chịu mất vàng Quảng-nguyên).
Chịu mất vàng Quảng-nguyên).
Hết chú giải 3
2. VỤ
NHƯỢNG ÐẤT DUY NHẤT TRONG LỊCH SỬ.
- Trong suốt thời gian từ 1010 đến
1539, ngoại giao Việt-Hoa khi đẹp, khi xấu. Hai bên xẩy ra nhiều cuộc chiến,
chính sự Đại-Việt khi thịnh, khi suy, nhưng phía Việt chỉ chịu cống
Trung-quốc một số sản phẩm tượng trưng, chứ không bao giờ nhượng đất, nhượng
dân.
- Cho
đến năm 1540, giặc Mạc Đăng-Dung cướp ngôi nhà Lê, nhà Minh sai tướng Mao
Bá Ôn, Cừu Loan đem 22 vạn quân tới biên giới lấy lý do Hưng diệt kế tuyệt
(trung hưng triều Lê bị diệt, dựng lại dòng họ Lê bị tuyệt). Mạc Đăng-Dung
đem một số tùy tùng lên ải Nam-quan, tự trói mình sang Trung-quốc, quỳ lạy
các tướng Minh, xin đầu hàng, chịu lệ thuộc Minh, dâng nộp sổ sách về đất
đai, quân dân, quan chức. Lại cũng dâng các động Tê-phù, Kim-lặc, Cổ-sâm,
Liễu-cát, An-lương, La-phù. Đây là lần duy nhất trong lịch sử Việt, mà bọn
Mạc cắt đất cho Trung-quốc. Suốt từ năm 1540 cho đến nay, sử sách, cùng tất
cả người Việt đều nguyền rủa Mạc Đăng-Dung bằng tất cả những lời lẽ nặng nề
nhất. Tuy Mạc dâng đất cho Trung-quốc, nhưng vẫn giữ lại cửa ải Nam-quan,
làm ranh giới giữa Hoa-Việt. (4)
Chú giải, (4)
Về vụ việc này sách Khâm-định Việt-sử thông
giám cương mục (KĐVSTGCM), phần Chính-biên,
quyển 27 chép:
Canh Tý, năm thứ 8 (1540). (Mạc, năm Đại-Chính thứ...
Minh, năm Gia-Tĩnh thứ 19)
...
Tháng 11, mùa đông, Mao Bá Ôn nhà Minh đóng quân ở ngoài
cửa ải. Mạc Đăng-Dung đến cửa quân tướng Minh, xin hàng và đem đất 5 động hối
lộ nhà Minh.
Trước
kia, tướng Minh là bọn Cừu Loan và Mao Bá-Ôn đã đến Quảng-tây, trưng tập các
lang binh của thổ quan ở các tỉnh Lưỡng-Quảng, Phúc-kiến và Hồ-quảng. Lại
truyền hịch đi Vân-nam sai tập họp binh lính, để chờ đợi nhật kỳ xuất quân.
Bọn Cừu
Loan lại bàn:
"Chia chính binh làm ba đội tiểu binh, từ Quảng-tây
đi các xứ Bằng-tường, Long-châu và Tư-minh.
Chia kỳ-binh làm hai toán tiểu binh: Toán xuất phát từ
châu Quy-thuận gọi là Sơn-tiểu, toán xuất phát từ núi Ô-lôi gọi là Hải-tiểu.
Kể cả chính binh và kỳ binh trên đây cộng 22 (ChbXXVII,
32) vạn người.
Lại chia quân Vân-nam ở ghềnh Liên-hoa làm ba toán Tiểu
binh, mỗi toán gồm 21.000 người. Tất cả đều lên đường đồng thời xuất
phát".
Lại
truyền hịch sang ta dụ bảo về nghĩa phục hưng nước đã mất, nối lại dòng họ đã
tuyệt, sự đánh dẹp chỉ nhằm một mình cha con Đăng Dung là kẻ có tội; còn ai
biết đem quận huyện nào ra hàng, thì liền được trao cho chức quan ở quận huyện
ấy để cai quản. Ai bắt hay chém cha con Đăng Dung mà ra hàng, thì cứ tính theo
từng tên tội nhân một, mỗi tên là được thưởng 2 vạn nén vàng và được cho làm
quan đến phẩm trật cao sang.
Tướng
Minh lại dụ bảo cha con Đăng Dung nếu tự trói nộp mình đợi tội, thành khẩn dâng
hết các sổ sách về đất đai và nhân dân thì được tha cho tội chết.
Bọn
Bá-Ôn đóng quân dựng đồn ở gần nơi biên giới.
Bấy giờ
Đăng Doanh chết rồi, Đăng Dung được tin, cả sợ, sai sứ giả đến cửa quân tướng
Minh, trần tình, nguyện xin ra khỏi bờ cõi, đầu hàng, và kính cẩn vâng theo
lịnh trên phân xử.
Lời lẽ
của Đăng Dung rất là khiêm nhún, thiết tha. Bọn Bá-Ôn vâng theo lời chiếu của
vua Minh, ưng thuận, hẹn đến mồng 3 tháng 11 cho Đăng Dung sang làm lễ
đầu hàng.
Bọn
Bá-Ôn thiết lập MaÏc-phủ và tướng-đài ở Nam-quan chờ đợi. Đến kỳ đã định, Đăng
Dung để Phúc-Hải ở lại coi giữ việc nước, còn mình cùng với người cháu là Văn
Minh cùng bè đảng là bọn Vũ Như-Quế hơn 40 người do đường Nam-quan đi sang: ai
nấy buộc dây thao vào cổ , đi chân không, gieo mình vào nơi Mạc-phủ tướng Minh,
khúm núm, phủ phục, khấu đầu lạy, dâng tờ biểu xin hàng, nộp trình sổ sách, đất
đai và nhân dân do mình cai quản.
Đăng-Dung
lại xin dâng đất các động Tỳ-phù, Kim-lặc, Cổ-sâm, Liễu-cát, La-phù, An-lương
thuộc châu (ChbXXVII, 33) Vĩnh-an ở Yên-quảng để lệ thuộc vào Khâm-châu nhà
Minh. Lại xin nhà Minh ban cho chính sóc và ấn chương đã ban từ trước để Đăng
Dung coi giữ việc nước trong khi chờ đợi mệnh lệnh có thay đổi hoặc quyết định
ra sao.
Bọn
Bá-Ôn vâng theo lời chiếu của vua Minh dụ bảo Đăng Dung hãy cho đái tội, về
nước, chờ đợi mệnh lệnh phân xử sau.
Đăng-Dung
lại sai Văn Minh và Nguyễn Văn Thái đem tờ hàng biểu sang Yên-kinh.
Lời cẩn
án - Sử cũ chép đầu hàng nhà Minh, xin nộp các động Ty-phù, Kim-lặc, Cổ-sâm,
Liễu-cát, La-phù và An-lương thuộc châu Vĩnh-an ở (ChbXXVII, 34) Yên-quảng cho
lệ thuộc vào Khâm-châu. Nay xét Khâm-châu chí của nhà Thanh, chỉ thấy chép đời
Gia-Tĩnh (1522-1566), Đăng Dung nộp trả năm động Ty-phù, La-phù, Cổ-sâm,
Liễu-cát và Kim-lặc mà thôi, chứ không thấy nói đến động An-lương. Lại tra cứu
đến Quảng-yên sách thì thấy động An-lương hiện nay là phố An-lương thuộc châu
Vạn-ninh nước ta. Có lẽ về động An-lương, Đăng Dung chưa từng dâng nộp, mà chỉ
là do sử cũ chép sai sự thật đó chăng?
Lại xét
- Trong năm Mạc Minh-Đức thứ 2, tức là năm Minh Gia-Tĩnh thứ 7 (1528), sử cũ
chép Đăng Dung sợ nhà Minh hỏi tội, bèn tính chuyện cắt đất đem dâng hai châu
Quy, Thuận: vua Minh nhận. Từ đó, Nam, Bắc lại cho sứ giả đi lại thông hiếu.
Nhưng, nay tra cứu bản đồ nước ta thì có Quy-hóa châu và Thuận-châu. Hai châu
này hiện nay thuộc tỉnh Hưng-hóa. Trong Đại-Thanh nhất thống chí tuy có chép
châu Quy-thuận nguyên thuộc phủ Trấn-an tỉnh Quảng-tây nhà Thanh đấy thật,
nhưng hai châu mà sử cũ gọi là Quy, Thuận có lẽ tức là Quy-hóa và Thuận-châu đó
thôi.
Lại xét
- Minh sử thông giám kỷ sự: hồi năm Mạc Đại-Chính thứ 9 (1538), Mạc Đăng-Dung
được tin quân Minh sang đánh, cả sợ, sai sứ xin hàng, nói dối là họ Lê không có
người kế tự, cha con Đăng-Dung có công với nước, được mọi người suy tôn. Còn
Đăng-Dung sở dĩ không dâng được biểu chương, cho sứ sang tiến cống, là chỉ
vì trước kia bị Trần Cung chiếm cứ Lạng-sơn làm nghẽn đường, đến sau lại
bị quan giữ biên cương đóng cửa ải, không tiếp nhận.
Nay, từ
năm Gia-Tĩnh thứ 7 (1528) đến năm thứ 17 (1538) trải hàng 10 năm chưa từng có
sứ đi thông hiếu, thế mà sử cũ ở năm Gia-tĩnh thứ 7, đã vội chép rằng: "Đăng-Dung
tính chuyện cắt đất dâng nộp hai châu Quy, Thuận, từ đó Nam, Bắc lại cho sứ giả
đi lại thông hiếu". Về việc này, những điểm sử cũ chép đó đều xa sự
thực, nên nay rút bới đi mà chép phụ vào đây để tham khảo.
(KHĐVSTGCM, bản dịch của viện Sử-học Việt-Nam, NXB
Giáo-dục, 1998, trg. 113-117)
Hết
chú giải (4)
Hình chụp tháng 8-2001, trên núi Tô-thị, thành nhà Mạc
còn lưu di tích.
Nhờ dâng đất, được Minh
triều bao che, con cháu Mạc Đăng-Dung còn cát cứ vùng biên giới Cao-bằng,
Lạng-sơn một thời gian.
Chiếu Vidéo trong 5 phút về núi Tô Thị tại Lạng-sơn.
Chiếu Vidéo trong 5 phút về núi Tô Thị tại Lạng-sơn.
Tượng nàng Tô-thị tại
quận Đồng-đăng, tỉnh Lạng-sơn, ghi lại di tích người chinh phụ bế con chờ
chồng, rồi hóa đá.
Hồi Tổng bí-thư Lê Duẩn cầm quyền, để xóa bỏ văn hóa tộc Việt, phát huy văn hóa Mác-xít, tượng bị đem nung làm vôi.
Hình chụp tượng mới tạc lại.
Hồi Tổng bí-thư Lê Duẩn cầm quyền, để xóa bỏ văn hóa tộc Việt, phát huy văn hóa Mác-xít, tượng bị đem nung làm vôi.
Hình chụp tượng mới tạc lại.
Ca dao có bài hát:
Con cò bay lả bay la,
Bay ra ruộng lúa, bay vào Đồng-đăng,
Đồng-đăng có phố Kỳ-lừa,
Có nàng Tô-thị, có chùa Tam-thanh,
Ai lên xứ Lạng cùng anh,
Tiếc công bác mẹ sinh thành ra em.
Bay ra ruộng lúa, bay vào Đồng-đăng,
Đồng-đăng có phố Kỳ-lừa,
Có nàng Tô-thị, có chùa Tam-thanh,
Ai lên xứ Lạng cùng anh,
Tiếc công bác mẹ sinh thành ra em.
Không phải chùa Tam-thanh mà
là động Tam-thanh. Hồi 1979, Hồng-quân sang "dạy" Việt-Nam bài học,
đã san bằng Lạng-sơn. Chưa hả giận, họ còn dùng đại pháo bắn phá động
Tam-thanh. Cửa động trước ở chỗ cột cờ, với hàng trăm bài thơ lưu niệm của
danh sĩ Việt. Nay cửa động bị phá, cửa động mới tụt lùi vào trong.
Ngắt đoạn 2, không có câu hỏi nào.
No comments:
Post a Comment