Tuesday, July 21, 2020


Phần 6/7: Chính quyền địa phương Trung Hoa bảo lãnh 842 tỷ USD tín dụng



LGVF đã tăng cường cung cấp bảo lãnh cho các khoản vay và trái phiếu từ các nhà sản xuất hàng may mặc cho đến các công ty xây dựng (Ảnh: Flickr)

Phần 6: Chính quyền địa phương Trung Hoa bảo lãnh 842 tỷ USD tín dụng
Thanh Hương • 19:34, 28/11/19 • 271 lượt xem  

Các công cụ nợ của chính quyền địa phương (LGVF) Trung Hoa luôn được coi là các công cụ gây rủi ro nhất cho hệ thống tài chính nước này, tạo ra quả bom nợ hẹn giờ trong một “hệ thống tài chính ọp ẹp” (theo Bloomberg)

Theo Bloomberg, chính quyền địa phương hiện đang bảo lãnh 842 tỷ USD tín dụng, phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) (khoảng 5,9 nghìn tỷ nhân dân tệ) cho các công ty trong nước, chiếm khoảng ¼ tổng tài sản ròng của chính quyền địa phương. Những năm gần đây, công cụ tài trợ của chính quyền địa phương (LGVF) đã khiến nợ chính quyền địa phương Trung Hoa ngày một phình to và trở thành khu vực tích tụ rủi ro lớn trong hệ thống tài chính nước này.

LGVF đã tăng cường cung cấp bảo lãnh cho các khoản vay và trái phiếu từ các nhà sản xuất hàng may mặc cho đến các công ty xây dựng. LGVF bao gồm cả các doanh nghiệp nhà nước tại địa phương đó, đứng ra bảo lãnh tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp cho các doanh nghiệp tư nhân. Các khoản bảo lãnh tín dụng là một phần của chiến dịch toàn quốc nhằm giảm bớt thiệt hại cho các doanh nghiệp tư nhân bị ảnh hưởng nặng nề bởi căng thẳng thương mại và nền kinh tế suy yếu. Các bảo lãnh này giúp đỡ những công ty tư nhân có thể vay vốn tại ngân hàng và tổ chức tài chính hoặc phát hành trái phiếu khi năng lực tiếp cận vốn tín dụng của họ tại khu vực ngân hàng bị hạn chế - vốn tín dụng khu vực ngân hàng thường ưu tiên cho vay đối với các công ty nhà nước có ảnh hưởng chính trị.

Đáng nói là, khu vực tư nhân Trung Hoa đang quay cuồng vì sự gia tăng của vỡ nợ trái phiếu với số lượng giấy nợ kỷ lục sắp đáo hạn trong vài quý tới. Kể từ tháng 3/2018, Trung Hoa đã đưa ra khoảng 30 quy định mới nhằm giảm bớt nợ vay. Điều này đã dẫn đến thanh khoản trên thị trường bị siết chặt, đặc biệt là trong khu vực tư nhân -  vốn khó khăn trong việc tìm kiếm lợi nhuận trong bối cảnh kinh tế suy thoái hiện nay. Do vậy, chính quyền địa phương buộc phải sử dụng các công cụ bảo lãnh để mở rộng đòn bẩy tài chính cho khu vực kinh tế tư nhân. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại (NHTM) Trung Hoa cũng đang gia tăng sử dụng các công cụ tài chính cấu trúc (thực tế là cho vay dưới chuẩn) nhằm mở rộng nợ với khu vực kinh tế này.

Khu vực kinh tế tư nhân Trung Hoa đã vỡ nợ trái phiếu khoảng 110 tỷ nhân dân tệ (CNY) năm 2019, năm ngoái con số này 122 tỷ CNY (Bloomberg)
Thực tế, doanh nghiệp Trung Hoa nợ quá lớn so với quy mô tăng trưởng trong khi rủi ro mất khả năng thanh toán cao. Theo số liệu của Viện Tài chính quốc tế (IIF), trong số 14 nền kinh tế có nợ khu vực doanh nghiệp phi tài chính lớn nhất, thì doanh nghiệp phi tài chính của Trung Hoa đang đứng trên một núi nợ khổng lồ, chiếm tới 165-170% GDP - mức cao nhất trong số 14 nền kinh tế. Đáng lưu ý là rủi ro thanh toán của khối nợ doanh nghiệp phi tài chính Trung Hoa cao hơn hẳn các nền kinh tế khác do tỷ lệ nợ/tiền mặt thấp nhất trong số 14 nước được liệt kê ở trên.


Tỷ lệ nợ/tiền mặt và nợ/GDP của khu vực doanh nghiệp phi tài chính của một số nền kinh tế trên thế giới (Nguồn: Viện Tài chính quốc tế - IIF)
Do vậy, mặc dù bảo lãnh tín dụng và trái phiếu hiện vẫn được hạch toán ở ngoại bảng, chưa tính vào nợ chính quyền địa phương, nhưng các khoản bảo lãnh hạch toán ngoại bảng có thể trở thành nợ nội bảng nếu khu vực tư nhân tiếp tục mất khả năng trả nợ ngân hàng và trả nợ các trái chủ như trong thời gian vừa qua và như dự báo của các chuyên gia tài chính quốc tế.

Một ví dụ gần đây là Shandong Ruyi Technology Group Co., một đại gia hàng may mặc đang khao khát trở thành công ty tương đương với LVMH (Moët Hennessy – Louis Vuitton) của Trung Quốc.

Sau khi Dịch vụ Nhà đầu tư của Moody giảm xếp hạng tín dụng của công ty đang bị hạn chế tiền mặt này vào hồi tháng trước, một LGFV từ thành phố nơi Ruyi có trụ sở đã đến để giải cứu: 
Jining City Urban Construction Investment Co. (Công ty Đầu tư Xây dựng Đô thị Thành phố Jining) không chỉ đồng ý mua 26% cổ phần của Ruyi mà còn ngý sẽ bảo lãnh 2 tỷ nhân dân tệ trái phiếu 5 năm do công ty này phát hành vào năm 2015.

Theo các dữ liệu do Bloomberg tổng hợp, các công ty Trung Hoa đã thất bại trong việc trả nợ cho khoản trái phiếu nội địa trị giá 110 tỷ nhân dân tệ từ đầu năm đến nay - không kém mấy so với kỷ lục năm ngoái là 122 triệu nhân dân tệ.

Một khu vực tư nhân ốm yếu, trong thời gian hoạt động tốt sẽ tạo ra ít nhất 8 trên 10 việc làm mới ở đất nước này. Đây là lý do đã thúc đẩy Bắc Kinh huy động các nguồn lực trong khu vực nhà nước để giải cứu. Trong năm vừa qua, chính quyền khu vực và các đơn vị liên kết với nhà nước đã thành lập các “quỹ cứu trợ” và sử dụng các giao dịch mua cổ phần để cung cấp một chiếc phao cứu sinh cho các doanh nghiệp tư nhân.

Owen Gallzar, người đứng đầu chiến lược tín dụng tại Australia & New Zealand Bank Group Ltd. cho biết: “Khi doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế địa phương và đông đảo lực lượng lao động, thì tự nhiên chính quyền sẽ đưa tay giúp đỡ”.

Rủi ro của LGFV đang gia tăng do khoản bảo lãnh ngoại bảng trở thành nợ nội bảng trong khi Bắc Kinh không còn “thả lỏng” LGFV…

Theo một nghiên cứu của Liu thuộc Guosheng Securities, cho đến nay, 11 công ty tư nhân và 9 doanh nghiệp nhà nước được LGFV bảo lãnh đã không trả được nợ. Trong khi bên đứng ra bảo lãnh đã hoàn trả toàn bộ hoặc một phần các khoản vay và trái phiếu thay cho hơn một nửa số người vay tư nhân, nhưng bên đứng ra bảo lãnh đã không thực hiện bất kỳ một cam kết nào của họ với doanh nghiệp nhà nước.

Chính quyền các địa phương tại Trung Hoa từ lâu đã sử dụng LGFV để huy động vốn thông qua các khoản nợ ngoại bảng. Không có sự hậu thuẫn chính thức của nhà nước, sự thay đổi thái độ của Bắc Kinh trong những năm qua đã chấm dứt vận may của họ: sau nhiều năm giám sát lỏng lẻo, thì vào năm 2014, Bắc Kinh đã hạn chế việc phát hành nợ của các LGFV để giảm thiểu rủi ro tài chính trong bối cảnh nền kinh tế bắt đầu tăng trưởng chậm lại.

Các nhà phân tích chỉ ra những dấu hiệu rắc rối đang gia tăng và cho rằng các nhà đầu tư không nên bỏ qua sự rủi ro mà các khoản bảo lãnh tín dụng mang lại cho LGFV.

Vào tháng Tư, Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp Côn Minh, một LGFV ở khu vực tây nam của tỉnh Vân Nam, đã trả 115,49 triệu nhân dân tệ thay cho hai công ty tư nhân địa phương bằng trái phiếu trị giá 400 triệu nhân dân tệ do sáu công ty cùng phát hành. Vào tháng Chín, LGFV này chỉ thu hồi được 72,5 triệu nhân dân tệ nợ quá hạn từ một trong hai công ty được bảo lãnh ở trên.

Lu Congfan, giám đốc danh mục đầu tư của HFT Investment Management Co. cho biết: 
“Chúng tôi khá thận trọng với các khoản bảo lãnh nợ cho các doanh nghiệp tư nhân mà không có mối liên hệ rõ ràng với LGFV. Và chúng tôi có xu hướng tránh bất kỳ LGFV nào có khoản bảo lãnh nợ lớn đối với các công ty rủi ro.”

Thanh Hương (biên dịch và tổng hợp)

Xem thêm:

Phần 4: Doanh nghiệp Trung Hoa ngập trong nợ nần - nguy cơ mất khả năng trả nợ
Phần 5: Lạm dụng các công cụ tài chính cấu trúc để huy động tiền và cho vay dưới chuẩn

No comments:

Post a Comment