Nền chuyên chế Singapore – Kỳ 2/4: Huyền thoại về “thế lực thù địch”
https://www.luatkhoa.org/2020/07/nen-chuyen-che-singapore-ky-2-huyen-thoai-ve-the-luc-thu-dich/
Nền chuyên
chế
Singapore – Kỳ 2: Huyền thoại về “thế lực thù địch”
Published 2 weeks ago on 07/07/2020
By Phùng Anh Khương
Thủ tướng
Singapore Lý
Quang Diệu. Ảnh: Chưa rõ nguồn.Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu. Ảnh: Chưa rõ nguồn.
Dịch từ bài “Justifying Colonial Rule in
Post-Colonial Singapore”: https://newnaratif.com/research/justifying-colonial-rule-in-post-colonial-singapore/
của tác giả Thum Ping Tjin, được đăng trên New
Naratif ngày 9/9/2017. Thum Ping Tjin là giám đốc điều hành của New Naratif, đồng thời là nghiên cứu viên về Đông Nam Á tại Đại học Oxford (Anh).
Tựa chính, tựa phụ và cách chia
kỳ do Luật Khoa tạp
chí đặt.
Kỳ 2: Huyền thoại về “thế lực thù địch”
Nằm ở vị trí trung tâm trong các mạng lưới vận chuyển và mạng lưới trí thức của cả khu vực và thế giới, Singapore là nơi các ý thức hệ và các trường phái chính trị đối lập tranh giành ảnh hưởng với nhau. Singapore là một địa điểm mấu chốt trong hệ
thống phòng thủ các khu vực của Anh quốc tại Đông Nam Á, Úc, và New Zealand.
Năm 1915, nhiều cuộc nổi loạn xảy ra tại Ấn Độ. Đặt cạnh phong
trào chống thuộc địa đang lên ở đất nước này, người ta càng thấy rõ rằng Singapore thật dễ bị ảnh
hưởng bởi các luồng chính trị ngoại quốc, và chủ quyền của lãnh thổ nhỏ bé này quả thật mong manh. Từ bối cảnh
đó, nền tảng hay phiên bản gốc của khái niệm “mối đe dọa an ninh với Singapore” được
hình thành. Nền tảng đó xác định: “Hiểm họa của Singapore đến từ bên ngoài, bắt nguồn từ các
tổ chức
ngoại quốc với mưu tính lật đố các quyền lực thuộc địa”. Tư tưởng chính của các nhà chức trách an ninh cho rằng “các hành động nổi loạn đều gần như hoàn toàn là kết quả của các âm mưu từ bên
ngoài.”
Nguồn cơn của bất mãn được xác định ngay từ gốc rễ là không phải do sai sót gì của giới cầm quyền thuộc địa. Trái lại, nguy cơ đó được xem là đến từ nước ngoài, mang tính phản loạn và gây ra chết chóc.
Quan điểm này được dùng để đánh giá mọi hành động phản kháng chống lại chính quyền Singapore sau này, suốt từ 1930 đến 1960, bất kể đó là hoạt động công đoàn, các hoạt động theo chủ nghĩa quốc gia, theo chủ nghĩa cộng sản, theo chủ nghĩa xã hội, hay theo chủ nghĩa chống thực dân.
Một cuộc bạo loạn sắc tộc ở Singapore năm 1964. Ảnh: Pinterest.
Ngay cả trong giai đoạn độc lập, các bất mãn do các cuộc khủng hoảng kinh tế của những năm 1970 và do các
chính sách không hợp lòng dân của chính quyền Singapore trong những năm
1980 đến nay cũng được nhìn nhận trong cùng lăng kính đó: xuất phát từ các thế lực bên ngoài.
Trong Giai đoạn Tình trạng khẩn cấp Malaya, cách diễn giải hiểm họa an ninh đó tạo ra một lý do biện minh cho việc áp dụng thiết quân luật, vốn bao gồm việc ngừng suy tôn pháp quyền, cho phép bắt bớ người mà không cần giải trình, và không tuân thủ chuẩn mực tố tụng.
Tình trạng náo động tăng cao của giới lao động
đã đe dọa ổn định chính trị và lợi ích tư bản. Tình trạng náo động đó có nguyên do từ các ảnh hưởng kinh tế xã hội của thời kỳ phát-xít Nhật chiếm đóng, từ việc tái áp đặt chế độ thực dân Anh, và từ sự dâng cao của phong trào chống thực dân của người Malaya.
Cho dù không hề có bằng chứng nào cho thấy có tồn tại một âm mưu ở mức cơ bản của Đảng Cộng sản Malaya (MCP), chính quyền thuộc địa Anh vẫn đã ra lệnh cấm đảng này hoạt động từ tháng 07/1948, “không phải bởi vì chính quyền Anh có bằng chứng không
thể phủ nhận là
có tồn tại một âm
mưu lật đổ của phe cộng sản, hay bởi vì chính quyền Anh có lợi ích
trong việc bịa ra một âm mưu như thế, mà bởi vì
chính quyền Anh muốn gây
dựng lại lòng
tin vào thể chế thuộc địa.”
Đảng Cộng sản đã
hoàn toàn chẳng có
ảnh hưởng
gì đến đời sống của
đa số người dân
Singapore, ngoại trừ vai trò
của họ
như là một “ông kẹ” được các
nhà chức trách
thuộc địa
dùng để dọa dẫm người
dân.
Các tài liệu của Cơ quan Điều tra Đặc biệt cho thấy Đảng Cộng
sản chưa bao giờ gây dựng được chỗ đứng đáng kể ở Singapore (như họ đã gây dựng được ở các khu vực Malaya khác). Những người cộng sản này cũng không thực sự có khả năng điều khiển các đồng minh cánh tả của họ – những người thường có động cơ chính trị đa dạng và hoạt động hoàn toàn độc lập với Đảng Cộng sản.
Đảng Cộng sản bị Cơ quan Điều tra Đặc biệt săn đuổi, cuối
cùng bị tận diệt và hoàn toàn biến mất trên
chính trường Singapore từ năm 1950.
Đảng Cộng sản càng bị cắt bỏ vây cánh ở Singapore thì chính quyền thuộc địa lại càng phải vẽ thêm ra các bức tranh bạo loạn cộng sản rộng hơn, lớn hơn. Họ vẫn cần phải tự biện minh
cho việc kiểm soát xã hội và kiểm soát chính trị ngày càng sâu rộng.
Phạm vi của các hành động “phản động” và gây chết chóc theo đó cũng được chính quyền thuộc địa mở rộng. Tháng 09/1956, nhằm biện minh cho việc đàn áp phong trào chống thuộc địa đang lớn mạnh,
Giám đốc Cơ quan Điều tra Đặc biệt Alan Blades và Thống đốc Singapore William
Goode đưa ra một định nghĩa mới về chủ nghĩa cộng sản. Đó là: bất kỳ hành vi phản kháng chính
quyền nào.
Blades và Goode lập luận rằng thông qua việc động viên tinh thần nổi loạn, các hành vi phản kháng làm suy
yếu uy quyền chính phủ và theo đó hỗ trợ cho các mục đích của các phe nhóm cộng sản. Blades đề xuất phải bắt giữ bất kỳ ai “cư
xử như một người cộng sản”.
“Khi mà
khả năng
kháng cự tự nhiên của chúng
ta chưa có, thì chúng ta cần gấp rút
đẩy mạnh
việc mở rộng các biện pháp đàn áp, bao gồm việc giam giữ và trục xuất tất cả những ai có hành tung giống một đảng viên cộng sản, bất kể người đó có liên kết với MCP hay không.
Hội Tam
Hoàng đã bị luật pháp cấm. Phe cộng sản cũng ác độc không
kém và thậm chí
còn nguy hiểm hơn. Các
hành vi cộng sản phải bị cấm đoán hoàn toàn.”
Với chính sách như thế, chính quyền thuộc địa Anh tiến hành bắt và giam giữ không xét xử hơn 300 người với cáo buộc phản động, từ tháng 9 đến tháng 12 năm 1956. Các vụ bắt giữ này đã được xem là bằng chứng cho thấy có tồn tại một âm mưu cộng sản, theo đó thúc đẩy nhu cầu phải có các hành vi đàn áp khác trong tương lai.
Tương tự, chiến dịch Coldstore cũng đã được biện minh trước công chúng là một chiến dịch bảo vệ an ninh nội địa. Và cũng vẫn thế, các tài liệu chính quyền Anh liên quan đến Coldstore cho thấy rằng đã không hề có một bằng chứng nào về một âm mưu cộng sản hay một hành động trái pháp luật nào đó. Các cuộc điều tra sau bắt giữ cũng không tìm ra được bất kỳ bằng chứng nào của một âm mưu lật đổ chính quyền.
Thủ tướng Lý
Quang Diệu gặp gỡ với các nhóm dân cư trong cuộc khủng hoảng
năm 1964. Ảnh: Strait Times.
Giới lãnh
đạo đảng
PAP chủ động hợp tác với chính quyền thuộc địa Anh và
chính quyền Liên
bang Malaya trong chiến dịch Coldstore, giúp mở rộng thêm
các huyền thoại do người Anh tạo ra về một mối hiểm họa cận kề
Singapore.
Phản động cộng sản tiếp tục được dùng làm lý
do biện minh cho việc bắt
giữ không xét xử sau chiến dịch Coldstore. Các vụ bắt giữ tăng cao nhất trước các kỳ tổng tuyển cử năm 1968,
1972, 1976, 1980, và 1988.
Lần nào cũng thế, việc bắt giữ được biện minh là cần thiết để ngăn chặn các hành động phản loạn vốn do các thế lực bên ngoài giật dây. Ví dụ, các vụ bắt giữ năm 1987 được biện minh là để ngăn chặn một “âm mưu của phe theo chủ nghĩa Marx” vốn được giật dây điều hành từ London. Chính quyền Singapore chưa hề đưa ra được bằng chứng nào để giải thích các vụ bắt giữ đó, và cũng
không có người bị bắt giữ nào bị đưa ra buộc tội trước tòa.
Trong cái huyền thoại hay được đảng PAP kể về sự mong manh của
Singapore trước tấn công quân sự từ nước ngoài, cuộc xâm lăng và chiếm đóng của phát-xít Nhật hay thường được viện dẫn như một bằng chứng không thể chối cãi.
Tuy nhiên, việc Singapore thất thủ hồi đó đã gây bất ngờ chính là bởi vì Singapore không hề là một vị trí dễ bị thất thủ. Trái lại, Singapore là một địa điểm chủ chốt được phòng thủ kỹ càng của quân đội Anh tại Đông Nam Á. Nó chính là địa điểm vững mạnh nhất trong các thuộc địa của người Anh.
Nhật Bản có
cả một cỗ máy
chiến tranh khổng lồ. Cỗ máy đó đã hủy diệt Trân Châu Cảng, xâm chiếm phần lớn diện tích Trung Quốc và Đông Nam Á, đánh bại cả các lực lượng quân
đội thuộc địa Anh, Pháp, và Hà Lan đồng thời cầm chân quân đội Mỹ trong một thế giằng co kéo dài sáu tháng. Người Nhật đã phải tận dụng cả cỗ máy chiến tranh đó mới có
thể chiếm được Singapore, và họ chiếm được cũng có phần do may mắn.
Việc Singapore có
vẫn
đang mong manh trước các tấn công quân sự hay không
là một chủ đề gây
tranh cãi. Sau giai đoạn phát-xít
Nhật chiếm
đóng, và ngay cả trong một
khoảng thời gian dài
sau độc lập, an ninh lãnh
thổ
Singapore đã tiếp tục được bảo
đảm bởi các lực lượng Anh, Úc, và New Zealand. Các lực lượng kết hợp của họ, vốn đã tham chiến trong Giai đoạn Tình
trạng Khẩn
cấp Malaya, và
trong cuộc tranh chấp với Indonesia trong những năm đầu thập niên 1960, bao gồm 63.000 binh lính, hai hàng không mẫu hạm, 80 tàu chiến, 20 phi đội máy
bay đóng tại Singapore.
Khi Hoa Kỳ ngày
càng can thiệp sâu
rộng vào Việt Nam trong những năm 1960 và 1970, xuất khẩu từ Singapore sang Nam Việt Nam tăng mạnh. Người Mỹ
vẫn tiếp tục ở lại Đông
Nam Á khá lâu sau giai đoạn đó
và họ đã
đóng vai trò lực lượng ngăn ngừa cộng sản trong khu vực. Ngày nay, Hoa Kỳ vẫn có tàu thuyền hoạt động ngoài
khơi Singapore.
Cuối cùng, và có lẽ là quan trọng nhất, Lực lượng Quân sự Singapore (SAF) có năng lực quân sự vượt xa kích cỡ bé nhỏ của nước này. Các nhà phân tích đã gọi lực lượng này là “lực lượng quân sự hiệu quả nhất, có
thể là mạnh mẽ nhất, của Đông
Nam Á” và “lực lượng quân sự tinh vi nhất của Đông
Nam Á”, đồng thời ghi chú thêm rằng các láng giềng Malaysia và Indonesia xem SAF là một mối nguy hiểm, chứ không phải là một lực lượng phòng thủ.
Trong bối cảnh đó, có thể tranh luận rằng Singapore
về mặt phòng thủ quân sự không hề dễ tổn thương hơn phần còn lại của Đông Nam Á. Singapore có thể còn là nơi vững vàng nhất trong khu vực này.
Kỳ 3 – Huyền thoại về “làng chài”
Kỳ 4 và hết – Huyền thoại về chế độ nhân tài