Thursday, September 3, 2020

 Những điểm sơ hở trong thuyết tiến hoá của Darwin (5/8): Không có những dạng sống “trung gian" giữa các loài

https://www.ntdvn.com/khoa-hoc/nhung-diem-so-ho-trong-thuyet-tien-hoa-cua-darwin-phan-5-khong-co-nhung-dang-song-trung-gian-giua-cac-loai-2730.html

Thuyết tiến hóa không thể giải thích được sự xuất hiện đột ngột các loài trong Hồ sơ hóa thạch. (Ảnh: James St. John/Flickr)

Những điểm sơ hở trong thuyết tiến hoá của Darwin (Phần 5): Không có những dạng sống “trung gian" giữa các loài

Johny Nguyễn • 07:00, 22/11/19 • 376 lượt xem  

Hồ sơ hóa thạch từ lâu đã được xem như một vấn đề đối với lý thuyết tiến hóa. Trong Origin of Species (Nguồn gốc các loài), Darwin đã giải thích rằng lý thuyết của ông khiến ông tin rằng: “Số lượng các loài trung gian, đã từng tồn tại trên trái đất, [phải] thực sự rất lớn”. Nhưng, ông nhận ra rằng hồ sơ hóa thạch đã không ghi lại những dạng sống “trung gian” ấy, và ông đã hỏi: “Vậy tại sao trong cấu tạo địa chất và địa tầng không có nhiều các liên kết trung gian như vậy”?

Câu trả lời của Darwin cho thấy bản chất mong manh của các bằng chứng cho thuyết của ông

“Địa chất học chắc chắn không đưa ra chuỗi hệ thống phân lớp tinh vi như vậy; và điều này, có lẽ, là sự phản đối rõ ràng và nghiêm trọng nhất đối với lý thuyết của tôi”.

 

Vấn đề 5: Sự xuất hiện đột ngột các loài trong Hồ sơ hóa thạch không hỗ trợ Thuyết tiến hóa của Darwin

Ngày nay, khoảng 150 năm sau, trong số hàng ngàn loài được biết đến từ hồ sơ hóa thạch, chỉ một phần nhỏ được tuyên bố là “ứng cử viên” cho các hình thức trung gian của Darwin. Bằng chứng hóa thạch cho các trung gian tiến hóa nói chung còn thiếu. Nhà cổ sinh vật học tiến hóa Stephen Jay Gould thừa nhận: “Sự vắng mặt các bằng chứng hóa thạch cho các giai đoạn trung gian giữa các thời kỳ tiến hoá trong thiết kế hữu cơ của các loài, mà bản chất là chúng ta không đủ sức, kể cả việc tưởng tượng, để xây dựng nên các trung gian chức năng đó, đã là một vấn đề dai dẳng gây tranh cãi đối với tính ‘dần dần’ của thuyết tiến hoá”.

Stephen Jay Gould

Stephen Jay Gould was an American paleontologist, evolutionary biologist, and historian of science. He was also one of the most influential and widely read authors of popular science of his generation.

Darwin đã cố gắng bảo vệ lý thuyết tiến hóa dần dần của mình bằng cách nhấn mạnh: các hóa thạch trung gian không được tìm thấy bởi vì “sự không hoàn hảo của hồ sơ địa chất”. Thậm chí Gould còn chỉ ra, lập luận của Darwin rằng hồ sơ hóa thạch không hoàn hảo “tiếp tục duy trì như một lối thoát tốt nhất cho đa số các nhà cổ sinh vật học để tránh khỏi bối rối khi nó thể hiện rất ít bằng chứng của việc tiến hóa trực tiếp”. Nhưng trong vài thập kỷ qua, việc bào chữa này đã mất uy tín.

 

Dấu hiệu của sự bùng n

Việc nhận ra hồ sơ hóa thạch thực tế không phải không đầy đủ đã buộc các nhà sinh học tiến hóa phải chấp nhận rằng: hồ sơ này đã chỉ ra dấu hiệu và khuynh hướng của sự bùng nổ đột ngột, mà không phải sự tiến hóa dần dần của các sinh vật sống. Một quyển sách giáo khoa sinh học giải thích điều này như sau:

“Nhiều loài hầu như không thay đổi trong hàng triệu năm, sau đó đột nhiên biến mất và được thay thế bằng một lớp hoàn toàn khác, nhưng có liên quan. Hơn nữa, hầu hết các nhóm động vật chính xuất hiện đột ngột trong hồ sơ hóa thạch, được hình thành đầy đủ; và chưa ai phát hiện ra hóa thạch chứng tỏ hình thức quá độ từ nhóm tổ tiên của chúng”.

Minh chứng nổi tiếng nhất về sự xuất hiện đột ngột là sự bùng nổ kỷ Cambri, thời kỳ gần như tất cả các loài động vật sống chính đều xuất hiện. Một cuốn sách về sinh học không xương sống giải thích điều này như sau:

“Hầu hết các nhóm động vật trong hồ sơ hóa thạch xuất hiện lần đầu tiên, ’hình thành hoàn toàn” và được xác định là thuộc về cùng một ngành, ở kỷ Cambri, khoảng 550 triệu năm trước. Chúng bao gồm các loại giải phẫu học phức tạp và đặc biệt như trilobites (bọ ba thùy), echinoderms (ngành da gai), brachiepads (động vật biển hai mảnh), động vật thân mềm và chordates (động vật có dây sống). Do đó, hồ sơ hóa thạch không giúp ích gì về mặt nguồn gốc và sự đa dạng ban đầu của các hệ động vật khác nhau”.

Các loài động vật chính xuất hiện đột ngột vào kỷ Cambri (Ảnh: Wikipedia/Public Domain)

 

Nhưng vụ bùng nổ Cambri hoàn toàn không phải là vụ bùng nổ duy nhất của sự sống được ghi nhận trong hồ sơ hóa thạch. Liên quan đến nguồn gốc của các nhóm cá chính, nhà địa chất học nguyên thuộc Đại học Columbia Arthur Strahler viết rằng: “Đây là một cơ sở cho lời cáo buộc của các nhà khoa học theo chủ nghĩa Sáng tạo (Creationist - đối lập với các nhà khoa học theo chủ nghĩa tiến hoá Revolutionist), mà khiến các nhà cổ sinh vật học chỉ biết cùng đưa ra một lời biện hộ vô tội”.

Arthur Strahler

Arthur Newell Strahler was a geoscience professor at Columbia University who in 1952 developed the Strahler Stream Order system for classifying streams according to the power of their tributaries. Strahler was largely responsible for the shift from qualitative to quantitative geomorphology during the mid 20th century.

Một bài trong tạp chí Annual Review of Ecology and Systematics giải thích rằng nguồn gốc của thực vật trên đất liền “là tương đương 'vụ nổ' Cambri của hệ động vật biển trên cạn”. Về nguồn gốc của thực vật hạt kín (thực vật có hoa), các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện ra một “vụ nở rộ” tương tự. Như một bài báo viết:

“Mặc dù có nhiều nghiên cứu và phân tích các nguồn dữ liệu khác nhau (ví dụ: hồ sơ hóa thạch và phân tích phát sinh chủng loại học bằng cách sử dụng các đặc trưng phân tử và hình thái học), nguồn gốc của thực vật hạt kín vẫn chưa rõ ràng. Thực vật hạt kín xuất hiện khá đột ngột trong hồ sơ hóa thạch, không có tổ tiên rõ ràng trong khoảng thời gian 80-90 triệu năm trước khi chúng xuất hiện”.

Theo cách tương tự, nhiều hệ động vật có vú xuất hiện một cách bùng nổ. Niles Eldredge giải thích: “Có rất nhiều khoảng trống: không có các hình thức 'chuyển tiếp' trung gian dần dần giữa các loài, mà còn giữa các nhóm lớn hơn - giữa các hệ của động vật ăn thịt hoặc phân hệ động vật có vú”. Cũng lại có một vụ bùng nổ các loài chim, với các nhóm chim chính xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn.

 

Nguồn gốc con người và Hồ sơ hóa thạch

Thật vậy, công chúng thường nghe rằng có những hóa thạch ghi lại quá trình tiến hóa của con người từ tiền thân giống vượn, nhưng nhìn kỹ hơn vào tài liệu kỹ thuật, ta sẽ thấy một câu chuyện khác. Hóa thạch Hominid thường rơi vào một trong hai nhóm: loài giống vượn và loài giống người, với khoảng cách lớn, không có cầu nối giữa chúng. Năm 2004, nhà sinh vật học tiến hóa nổi tiếng Ernst Mayr đã nhận ra sự xuất hiện đột ngột của con người:

“Hóa thạch sớm nhất của Homo, Homo rudolfensis (người hóa thạch tìm thấy ở châu Phi) và Homo erectus (người hóa thạch tìm thấy ở châu Á), được tách ra khỏi Australopithecus (người vượn phương Nam ở châu Úc) bởi một khoảng cách lớn, không có cầu nối trung gian. Chúng ta sẽ giải thích sự nhảy vọt đột ngột này thế nào? Không có bất kỳ hóa thạch nào đóng vai trò là các liên kết bị mất, chúng ta phải quay lại với phương pháp khoa học lịch sử được tôn vinh theo thời gian: xây dựng một câu chuyện lịch sử”.

Australopithecus afarensis giống vượn (Ảnh: Wikipedia/Public Domain)

Homo erectus giống người, bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, Ann Arbor, Michigan (Ảnh: Wikipedia/Public Domain)

Trước những bằng chứng như vậy, một bài báo trên tạp chí Journal of Molecular Biology and Evolution đã gọi sự xuất hiện của Homo sapiens (loài người hiện nay) là “một cuộc cách mạng di truyền”, trong đó không có các loài vượn người phương Nam (australopithecine) như trung gian chuyển tiếp. Các nhà cổ sinh vật học Đại học Harvard là Daniel E. Lieberman, David R. Pilbeam và Richard W. Wrangham cũng xác nhận việc thiếu bằng chứng hóa thạch trung gian trong các giả thuyết của Darwin: “Mặc dù chúng tôi thiếu nhiều chi tiết chính xác khi nào, bao giờ và ở đâu đã xảy ra thời kỳ quá độ từ Australopithecus sang Homo, chúng tôi có đủ dữ liệu từ trước và sau thời kỳ quá độ để đưa ra một số suy luận về bản chất chung của những thay đổi quan trọng đã xảy ra”.

Nói cách khác, hồ sơ hóa thạch cung cấp các loài australopithecines giống như vượn (trước) và Homo giống như con người (sau), nhưng không hóa thạch nào ghi lại thời kỳ quá độ giữa chúng. Vì không có bằng chứng trung gian, họ đã “suy luận” về sự quá độ hoàn toàn dựa trên giả định về thuyết tiến hóa của Darwin. Một nhà bình luận đã đề xuất bằng chứng về “lý thuyết vụ nổ lớn” cho sự xuất hiện của giống Homo chúng ta. Điều này đã bác bỏ tính thuyết phục của thuyết tiến hoá về nguồn gốc con người.

Thay vì ủng hộ sự tiến hóa dần dần của Darwin, lịch sử của sự sống cho thấy một mô hình bùng nổ các dạng hóa thạch mới xuất hiện mà không có tiền thân tiến hóa rõ ràng. Nhà nhân chủng học tiến hóa Jeffrey Schwartz tóm tắt vấn đề:

“Chúng ta vẫn còn chìm trong bóng tối về nguồn gốc của hầu hết các nhóm sinh vật chính. Chúng xuất hiện trong hồ sơ hóa thạch giống như Athena đã chui ra từ trong đầu của Thần Zeus - bùng nổ và háo hức, trái ngược với Darwin miêu tả về sự tiến hóa là kết quả do sự tích lũy dần dần của vô số biến thể siêu nhỏ. . .”

Ảnh đầu bài: James St. John / Flickr

Johny Nguyễn (biên dịch)

Theo “Mười vấn đề lớn về khoa học của Thuyết tiến hóa” của Casey Luskin

No comments:

Post a Comment