Lấp đầy nền sản xuất rỗng và tách rời Trung Hoa (Phần 1)
https://www.ntdvn.com/kinh-te/lap-day-nen-san-xuat-rong-va-tach-roi-trung-quoc-phan-1-89607.html
Ứng cử viên
tổng thống của đảng Cộng hòa Donald Trump phát biểu tại một cuộc
mít tinh tranh cử tại Rodeo
Arena tại Jefferson County Fairgrounds 29 tháng 10, 2016 ở Golden, Colorado (Ảnh của Chip Somodevilla /
Getty Images)
Lấp đầy nền sản xuất rỗng và tách rời Trung Hoa (Phần 1)
Trà Nguyễn - Thủy Tiên • 09:57,
21/10/20• 1245 lượt xem
Đôi điều về trang nhà "Tân Đường Nhân": https://www.ntdvn.com/about.html
(Về
chúng tôi
Tân Đường
Nhân
(NTD - New Tang Dynasty) được
thành lập vào năm 2001,
là kênh truyền
thông toàn cầu thuộc tập đoàn
truyền
thông đa ngôn ngữ
(EMG) có trụ sở tại New
York. Từ khi ra đời,
Tân Đường Nhân luôn nằm trong số 10
kênh truyền thông hàng đầu thế giới. Tân Đường
Nhân Việt Nam
hiện là kênh truyền thông ngôn ngữ tiếng Việt duy nhất được
tập đoàn
EMG uỷ quyền xuất bản.
Tầm nhìn
Với 22 ngôn ngữ, bằng những bài báo chất lượng thể hiện sự
chính trực, phẩm hạnh, Tân Đường Nhân hướng
tới mục
tiêu nâng cao hiểu biết xã hội cũng như khôi
phục, gìn giữ các
giá trị văn hoá
truyền thống và đạo đức
cốt lõi.
Sứ mệnh
Tân Đường Nhân tin tưởng
một thế giới toàn vẹn phải dựa
trên truyền
thông chính xác và trung thực. Đó
là lý do chúng tôi cống hiến hết
mình để cung cấp sự thật và
làm sáng tỏ những vấn đề
xã hội
quan trọng.
Không đại diện cho các nhóm lợi ích, chúng tôi đưa ra thông tin khách quan, cung cấp một bức tranh toàn cảnh, thể hiện trách nhiệm của chúng tôi đối với xã
hội.)
(Theo như quảng cáo trên, họ có tới
22 trang khác nhau. Báo này đối lập vởi nhà cầm
quyền
đương thời, nên họ mới vạch trần những thủ đoạn
của ĐCS
tàu.
Tuy vậy, truyền thống cố hữu
vẫn
còn, nên họ tự xưng là
Trung Quốc.
(Bị dị
ứng
với
TQ: nước
ở giữa, bọn ở chung quanh là lũ man di, mọi rợ. Tôi đã đổi TQ thành Trung Hoa. ĐCSTQ -> ĐCSTH)
Lấp đầy nền sản xuất trống rỗng suốt 3 năm đầu tiên đã tạo cho Tổng thống Trump tấm chắn thép hiệu quả ngăn chặn suy thoái kinh tế do đại dịch viêm phổi Vũ Hán vào năm cuối nhiệm kỳ, giúp Mỹ phục hồi niềm tin tiêu dùng, sản xuất vượt kỳ vọng ngay giữa tâm dịch
Nền kinh tế sôi động trở lại dưới thời Tổng thống Trump trước khi
Đại dịch viêm phổi Vũ Hán xuất hiện và sức phục hồi từ nền tảng sản xuất được củng cố chắc chắn trong suốt đại dịch
có thể trở lá phiếu nặng cân để Tổng thống Trump đi tiếp
‘4 năm nữa’. Và biết đâu, nhờ thế, thế giới sẽ chứng kiến
nhiều sự kiện kinh động hơn nữa trên chính trường kinh tế - chính trị - ngoại giao từ vị Tổng thống gây tranh
cãi lớn nhất trong lịch sử
nước Mỹ này…
Hãy cùng NTDVN nhìn lại lịch sử xa hơn của Mỹ và số liệu kinh tế - tài chính đáng kinh
ngạc thời của Tổng thống
Trump và cũng để hiểu tại sao Mỹ - đất nước bị tàn phá nặng nề nhất bởi đại dịch viêm phổi Vũ Hán - vấn có thể trở thành tiêu điểm, thành nhân tố dẫn dắt triển vọng tăng trưởng toàn cầu ngay giữa tâm dịch (theo báo cáo của IMF ngày 15/10 vừa qua).
Ngay trong kỳ tranh cử cách đây 4 năm,
chính sách kinh tế cắt giảm thuế, phục hồi việc làm, trừng phạt thương mại với
Trung Hoa của Tổng thống Donald Trump (khi đó là ứng cử viên của Đảng Cộng hòa) vẫn luôn bị truyền thông miệt thị, và dự báo rằng nếu Tổng thống Trump đắc cử, chính sách kinh tế của ông sẽ không thể mang lại bình đẳng thu nhập, việc làm và tăng trưởng tốt cho nền kinh tế Mỹ bất
chấp các cáo buộc không hề dựa trên nền tảng nghiên cứu nghiêm túc về kinh tế học và cấu trúc, cũng như thực trạng kinh tế Mỹ thời điểm đó.
Nhưng rồi, người Mỹ - có vẻ là những người không mấy tin tưởng vào truyền thông dòng chính - đã có suy nghĩ khác. Bởi khác với suy đoán của ngoại giới, hơn ai hết người Mỹ hiểu thấu đáo hơn chúng ta về thực trạng kinh tế của Mỹ, những gì người Mỹ thực sự cần, giá trị định hình nên nước Mỹ và sự thịnh vượng của nó. Hiển nhiên, người Mỹ chân chính cần việc làm dài hạn và thu nhập thực tế tăng cao chứ không phải là chờ đợi phúc lợi cao.
Người Mỹ chân chính mong muốn các sản phẩm trí tuệ, sáng tạo của họ được bảo vệ bởi nước Mỹ ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Người Mỹ chân chính mong muốn nước Mỹ không phải lùi bước trước tự do tôn giáo,
dân chủ để đổi lấy bất kỳ
lợi ích kinh tế nào, bởi họ tin rằng lợi ích kinh tế do chính họ tạo nên. Người Mỹ chân chính mong muốn nhìn thấy Mỹ vĩ đại trở lại như chính nó kể khi lập quốc…
Trước nhiệm kỳ của Tổng thống
Trump, nền sản xuất Mỹ ngày một rỗng bởi Trung Hoa
Trong báo cáo gửi tới các Nghị sĩ lưỡng đảng của Uỷ ban
nghiên cứu quốc hội Mỹ (CRS) năm 2018, số liệu cập nhật tới
2016 đã chỉ ra các bất cân đối và rủi ro lớn nhất khu vực sản xuất Mỹ. Theo báo cáo, chỉ trong vòng 14 năm (2002-2016), thị phần sản xuất của Mỹ trên toàn cầu giảm từ 28% xuống còn 18%.
Phần sụt giảm này được lấp đầy bởi Trung Hoa nhờ sự dịch chuyển sản xuất, đầu tư đáng kinh ngạc từ Mỹ vào Trung Hoa bất chấp tình trạng đánh cắp công nghệ và sở hữu trí tuệ. Đây cũng là giai đoạn Mỹ duy trì mức thuế thu nhập doanh nghiệp và cá nhấn rất cao (tương ứng 35% và 38,5%) khiến doanh nghiệp và nhà đầu tư rời khỏi Mỹ tìm đến những nơi chênh lệch tiền lương và năng suất cao hơn với các khoản thuế dễ chịu hơn. Địa điểm lý tưởng là Trung Hoa.
Giá
trị gia tăng trong khu vực sản xuất của Mỹ đã bị mất vào
tay Trung Hoa (đồ thị bên
trái, số liệu năm 2016) và tương ứng là thị phần sản xuất trên toàn cầu của Mỹ suy giảm trầm trọng kể từ
năm 2002 -2016 (đồ thị bên
phải) (Nguồn : CRS, 2018)
Cái
giá phải trả
Nếu ngành sản xuất của Mỹ chỉ đơn giản tìm kiếm một địa điểm sản xuất mới với chi phí thấp hơn, cơ hội tích luỹ tư bản cao hơn và tái đầu tư hiệu quả hơn thì việc sản xuất trong hay ngoài nước Mỹ trong bối cảnh toàn cầu hoá hiển nhiên là tốt đẹp.
Nhưng vấn đề ở chỗ, nơi mà nền sản xuất Mỹ đặt chân vào lại là Trung Hoa - một quốc gia đầy tham vọng - luôn khát khao sở hữu công nghệ, trí tuệ của Mỹ (dù là bất hợp pháp). Không chỉ vậy, lòng tham của Trung Hoa không chỉ là soán ngôi Mỹ về công nghệ, quân sự, mà là phá bỏ hoàn toàn giá
trị cốt lõi mà Mỹ theo đuổi ngay trong lòng nước Mỹ.
Bởi vậy, Mỹ không chỉ mất việc làm, mà còn
mất sở hữu trí tuệ, bí quyết công nghệ vào tay Trung Hoa. Dòng tiền đầu tư từ người về hưu của Mỹ còn chảy vào các doanh nghiệp nhà nước buôn bán vũ khí của Trung Hoa để chống lại Mỹ và các giá
trị mà Mỹ hiệp trợ trên khắp toàn cầu… Khi nền sản xuất thực bị
rỗng, khi Mỹ không thể bảo vệ quyền sở hữu tài sản, trí tuệ của người Mỹ bên ngoài nước Mỹ, nước Mỹ sẽ dễ bị tổn
thương hơn bao giờ hết: thâm hụt thương mại, mất năng lực
mặc cả về chính trị - ngoại giao, thất nghiệp tăng, gánh nặng chi tiêu phúc lợi xã hội tăng… và nước Mỹ sẽ mất dần lợi thế dẫn đầu trên mọi lĩnh vực.
Đại dịch viêm phổi Vũ Hán khiến người dân Mỹ chân chính nhìn rõ hơn vào mối nguy phụ thuộc sản xuất,
chuỗi cung ứng từ Trung Hoa.
Cả nước Mỹ ngơ ngác trước các kệ hàng hóa trống rỗng trong siêu thị. Nhập khẩu bị đình trệ trong khi sản xuất trong nước tê liệt vì 80% đầu vào sản xuất trong nước phụ thuộc vào Trung Hoa - đối thủ chính trị của Mỹ. Ngành dược đáng tự hào của Mỹ cũng suýt nữa ‘chết lâm sàng’ trong tâm dịch vì tới 90% nguyên liệu sản xuất dược phẩm của Mỹ được nắm giữ bởi
Trung Hoa. Mỹ yếu ớt hơn và quá dễ tổn thương trước một Trung
Hoa ngày một lớn và khó lường, trước một thế giới quá nhiều rủi ro bởi toàn cầu hoá…
Hơn ai hết, người Mỹ thấm thía rằng Mỹ vĩnh viễn không thể đánh mất khu vực sản xuất thực, bởi đó là nền tảng cho mọi khu vực khác của nền kinh tế, là nền tảng cho sáng tạo, dẫn đầu và tự chủ.
Bởi vậy, người Mỹ cần một vị tổng thống có thể khôi phục lại giá trị của Mỹ, niềm tự hào của Mỹ dựa trên một nền tảng kinh tế vững chắc nơi mà khu vực kinh tế thực mở rộng, sáng tạo, dẫn đầu và năng suất lao động vượt trội… Dường như Tổng thống Trump
là người đến đúng lúc nước Mỹ cần. Và có vẻ như không có ông Trump, những người Mỹ chân chính nhất định sẽ tìm được các đại diện khác - những người có trí tuệ và tình yêu nước Mỹ không kém
Ngài Trump - thực thi ý chí của họ để khiến Mỹ vĩ đại trở
lại.
Chiến lược quốc gia: chuyển sản xuất
về Mỹ
Tuyên chiến với Trung Hoa và đánh thuế vào các mặt hàng sản xuất tại Trung Hoa. Mặc dù còn tranh cãi về mức độ ảnh hưởng của việc đánh thuế bổ sung vào thương mại đối với xu hướng này, nhưng tác động của việc các công ty không muốn tiếp tục sản xuất thuê ngoài tại cường quốc châu Á này là rất đáng kể. Trong nước, Tổng thống thực thi chương trình cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân lớn nhất trong suốt ba thập kỷ qua tại Mỹ.
Chỉ số sản xuất trong nhiệm kỳ của Tổng thống Trump (bên phải) tăng mạnh bất chấp đà sụt giảm năm 2014-2015 và nhanh chóng phục hồi dù vướng đại dịch viêm phổi Vũ Hán. (nguồn: https://fred.stlouisfed.org)
Chuyển sản xuất trở lại Hoa Kỳ vì vậy đã trở thành một mệnh lệnh chiến lược quốc gia. Sản xuất trong
nước bùng nổ dưới thời Tổng thống Trump, liên tiếp đạt các kỷ lục mới và sớm vượt qua thời hoàng kim về sản xuất của Obama chỉ sau một năm ông Trump tại nhiệm.
Các công ty Mỹ đang bắt đầu đưa hoạt động sản xuất trở lại Hoa
Kỳ. Trong khi hoàn toàn không có chuyện giẫm đạp trở về nhà, tỷ lệ quay về hay việc “hồi hương” của các công ty
Mỹ đang tăng lên.
Họ nhận ra rằng lợi thế về chi phí sản xuất ở nước ngoài đang giảm đi khi các rủi ro khác ngày
càng gia tăng, bao gồm chuỗi cung ứng không ổn định, chất lượng sản phẩm
kém, chậm trễ vận chuyển và các cuộc chiến thương mại toàn cầu tiềm ẩn trong thời gian dài.
Sản xuất ở Mỹ giúp loại bỏ những vấn đề này và ngày càng trở nên hấp dẫn, đặc biệt là khi có thể tiết kiệm nhiều hơn thông qua cắt giảm thuế và khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp, phát triển lực lượng lao động và lợi thế chi phí của công nghệ cao hơn, đặc biệt là tự động hóa.
“Made in USA” trong lòng người Mỹ
Nhiều cuộc khảo sát khác nhau về hình ảnh và thương hiệu cho thấy rằng người tiêu dùng coi trọng hàng hóa “Made in USA” vì hiểu về chất lượng và cũng như để hỗ trợ nền kinh tế Hoa Kỳ.
Theo Harry Moser, chủ tịch của Reshoring Initiative, gần 8 trong số 10 người
tiêu dùng Mỹ thích mua một sản phẩm “Sản xuất tại Mỹ” hơn một sản phẩm nhập
khẩu.
“Hơn nữa, hơn 60% nói rằng họ sẵn sàng trả thêm 10% cho Made in USA”, ông chia sẻ. “Trong số 43 lý do mà chúng tôi theo dõi, việc lấy lại nhãn ‘Made in USD’ là lý do được đề cập nhiều thứ 4 để hồi
hương”.
Sản xuất đang chuyển từ Trung Hoa
sang Hoa Kỳ không chỉ vì chi
phí
Những bất lợi về khoảng cách địa lý : Ngoài thực tế là tiền lương của người Trung Hoa đã tăng đáng kể trong thập kỷ qua, Trung Hoa còn cách xa
các thị trường tiêu dùng lớn của Mỹ và châu Âu về mặt địa lý. Trong thời gian gần đây đã thấy rõ rằng các công ty hiện đang cân nhắc do việc sản xuất ở Trung
Hoa phải đối mặt với rủi ro chuỗi cung ứng. Sự gián đoạn trong việc vận chuyển hàng hóa vượt đại dương từ Viễn Đông đã trở thành thường lệ hơn là ngoại lệ.
Các công ty cách hàng ngàn dặm rất chậm chạp trong việc
phản ứng với nhu cầu của khách hàng hoặc điều chỉnh để thay đổi
nhu cầu của thị trường. Các công ty lớn như Caterpillar, GE,
Intel, Under Armour và những công ty khác đang bắt đầu nhận ra những lợi ích hữu hình của việc gần gũi với thị trường của họ.
Walmart nhà bán lẻ lớn nhất thế giới đã từng dẫn đầu việc đổ xô đi mua hàng hóa do Trung Hoa sản xuất, thì nay cũng đã trở lại. Gã khổng lồ bán lẻ đang tích cực đánh giá các kế hoạch thúc đẩy ngành sản xuất đang chuyển từ Trung Hoa sang Hoa Kỳ để tiếp cận các nguồn lực từ Quỹ Đổi mới Sản xuất Hoa Kỳ mà họ thành lập năm 2013. Walmart có kế hoạch hỗ trợ các nhà sản xuất trong nước bằng cách mua hàng hóa sản xuất trong nước với tổng trị giá 250 tỷ USD đến năm 2023.
Walmart nhà
bán lẻ lớn nhất thế giới đã từng dẫn đầu việc đổ xô đi mua hàng hóa do Trung Hoa sản xuất, thì nay cũng đã trở lại. (Ảnh: Getty)
Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ: Một lý do khác
là do hành vi trộm cắp quyền sở hữu trí tuệ (IP). Hàng hóa do các công ty Mỹ sản xuất đã mất phần trăm thị phần đáng kể do hàng nhái của Trung Hoa đã đến tay người tiêu dùng. Ngoài ra,
trong ngành viễn thông, việc Trung Hoa sử dụng và khai thác phần mềm gián điệp thông qua
Huawei và các nhà cung cấp khác trong ngành đã làm nổi bật những rủi ro về thương
mại và đe dọa an ninh mạng do sử dụng công nghệ do Trung Hoa cung cấp. Các hoạt động “ăn thịt” là một vấn đề nhỏ chỉ hai thập kỷ trước, thì đã trở thành vấn đề lớn ngày nay.
Ô nhiễm môi trường: Vấn đề sản xuất nội địa của
Trung Hoa, ô nhiễm và tính bền vững của nó đã được đặt ra từ rất lâu. Một thực tế là Trung Hoa đứng đầu danh sách các quốc gia gây ô nhiễm tồi tệ nhất thế giới. Các yếu tố phi kinh tế như thế này hiện đóng một vai trò quan trọng trong cách các nhà sản xuất Hoa Kỳ có ý thức về việc định hướng lại môi trường cho các cơ sở sản xuất của họ.
Khả thi nhờ tự động hóa và
‘chủ nghĩa địa phương khu vực’
Mặc dù thực tế là Trung Hoa đã trở thành một địa điểm sản xuất kém hấp dẫn hơn, nhưng chi phí để sản xuất hàng hóa vẫn là một tiêu chí lựa chọn địa điểm chính của các công ty.
Ngoài môi trường kinh doanh thân thiện hơn ở Hoa Kỳ dưới thời Chính quyền Trump, rất khó cho các ngành sử dụng nhiều lao động, chẳng
hạn như giày dép và quần áo, quay trở lại Hoa Kỳ (nơi có chi phí lao động tương đối cao) mà không thể tạo ra tỷ suất lợi nhuận cần
thiết. Tuy nhiên, sự tiến bộ ổn định của công nghệ sản xuất tự động sẽ giúp làm cho sản xuất “từ địa phương đến địa
phương” trở nên phổ biến hơn.
Một số công ty có kế hoạch chuyển một số (nhưng không phải tất cả) sản xuất của họ từ Trung Hoa sang Hoa Kỳ, trong khi những công ty khác đang tìm cách chuyển nhà máy sang các nước lân cận trong khu vực như Việt
Nam và Malaysia. Điều này thể hiện việc theo đuổi một
chiến lược được gọi là "chủ nghĩa địa phương khu vực".
Có nghĩa là, các nhà máy sẽ không nhất thiết phải hồi hương, nhưng
có thể được chuyển đến hoặc gần các thị trường lớn, bất cứ khi nào có thể.
Moser cho biết: “Tỷ lệ tuyển dụng lao động cộng với các thông
báo tuyển dụng FDI trong
năm 2018 đã tăng 2300% so với năm 2010" - Một chỉ số vĩ mô đáng kinh ngạc phản ánh khát vọng Mỹ và niềm tin của người Mỹ vào vị Tổng thống mà họ chọn.
Và nhờ sự chuyển dịch sản xuất về Mỹ suốt 3 năm trước
đại dịch, dù chịu đòn kinh tế cực mạnh, sức phục hồi của
Mỹ gây kinh ngạc toàn cầu. Đầu tiên, Mỹ có thể chủ động sản xuất thiết bị y tế trợ thở khi các doanh nghiệp sản xuất ô tô của Mỹ vào cuộc. Không một người Mỹ nào thiếu máy trợ thở hoặc phải nhường nhau
sự sống. Các kệ hàng hoá của Mỹ nhanh chóng được lấp đầy sau một vài tháng hoang mang
vì đứt gãy chuỗi cung ứng.
Chỉ 9 tháng, dù vẫn trong tâm dịch, chỉ số sản xuất công nghiệp của Mỹ đã trở về mức tương đương với năm 2016 - thời điểm Tổng
thống Trump bước vào Nhà trắng trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình.
Trà Nguyễn - Thủy Tiên
Xem thêm:
Những thành tựu nổi bật trong một thập kỷ qua của nền kinh tế
Mỹ
Cố vấn thương mại Nhà Trắng: ĐCS Trung Hoa đã ‘đốn gục’ nền kinh tế Mỹ chỉ trong 60 ngày
Kinh tế Mỹ tạo thêm gần 5 triệu việc làm tháng 6, cao nhất trong lịch sử
https://www.ntdvn.com/the-gioi/kinh-te-my-tao-them-gan-5-trieu-viec-lam-thang-6-49995.html
Những tin tức tốt đẹp đáng kinh ngạc về kinh tế Mỹ mà truyền thông chính thống bỏ qua
Cả Tổng thống Trump và nền kinh tế Mỹ đều có thể chống chọi lại dịch viêm phổi Vũ Hán
No comments:
Post a Comment