Người Mỹ khao khát việc làm dài hạn và bền vững - Tổng thống Trump thấu hiểu điều đó (Phần 2)
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump có bài phát biểu đặc biệt vào ngày khai mạc Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ,
vào ngày 21 tháng 1 năm 2020
(Ảnh của Jason Alden / Bloomberg qua Getty Images)
Người Mỹ khao khát việc làm dài hạn và bền vững - Tổng thống Trump thấu hiểu điều đó (Phần 2)
Trà Nguyễn - Thuỷ Tiên • 09:23,
22/10/20• 601 lượt xem
Nền kinh tế sôi động trở lại dưới thời Tổng
thống Trump trước khi Đại dịch viêm phổi Vũ Hán xuất hiện và sức phục hồi từ nền tảng sản
xuất được củng cố chắc chắn trong suốt đại dịch có thể trở thành “lá phiếu nặng cân” để Tổng thống Trump đi tiếp “4 năm nữa”. Và biết đâu, nhờ thế, thế giới sẽ chứng kiến nhiều sự kiện kinh
động hơn nữa trên chính trường kinh tế - chính trị - ngoại giao từ vị Tổng thống gây tranh
cãi lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ này…
Hãy cùng NTDVN nhìn lại lịch sử xa hơn của Mỹ và số liệu kinh tế - tài chính đáng kinh
ngạc thời của Tổng thống
Trump và cũng để hiểu tại sao Mỹ - đất nước bị tàn phá nặng nề nhất bởi đại dịch viêm phổi Vũ Hán - vấn có thể trở thành tiêu điểm, thành nhân tố dẫn dắt triển vọng tăng trưởng toàn cầu ngay giữa tâm dịch (theo báo cáo của IMF ngày 15/10 vừa qua).
Thị trường lao động Hoa Kỳ là thị trường mạnh nhất trong nửa
thế kỷ qua, khi các chính sách kinh tế ủng hộ tăng trưởng của Tổng thống Trump tiếp tục
thúc đẩy nhu cầu lao động và hạ thấp các rào cản cơ cấu để gia nhập thị trường lao động.
Niềm kiêu
hãnh Mỹ: Tự lực - Cạnh Tranh và
Chăm chỉ khi Tự do - Bình đẳng theo đuổi Giấc mơ Mỹ
Sáu giá trị văn hóa cơ bản của Mỹ lần đầu tiên được giới thiệu trong cuốn sách: “American
Ways: An Introduction to American Culture” (tạm dịch: Giới thiệu về Văn Hóa Mỹ) được xuất bản lần đầu tiên năm 1977. Có ba
cặp giá trị bao gồm ba lý do tại sao những người nhập cư đến (và vẫn tiếp tục) đến Hoa Kỳ, và ba cái giá phải trả cho những lợi ích này.
Tự do cá nhân
& Tự lực: Tự do Cá nhân và cái giá phải trả là Tự lực. Chúng ta không thể thực sự tự do nếu chúng ta không thể tự chăm sóc bản thân, tự nỗ lực vươn lên một cách độc lập.
Bình đẳng về Cơ hội & Cạnh tranh: Bình đẳng về Cơ hội, và cái giá phải trả là Cạnh tranh. Nếu mọi người muốn có cơ hội thành công như nhau, thì chúng ta phải cạnh tranh công khai,
minh bạch và lành mạnh dưới sự bảo hộ và giám sát bởi pháp luật.
Giấc mơ Mỹ & Sự chăm chỉ: Giấc mơ Mỹ, cơ hội cho một cuộc sống tốt đẹp hơn và mức sống cao hơn. Cái giá cho Giấc mơ Mỹ một cách phổ thông nhất đó là Làm Việc Chăm Chỉ.
Sáu cặp giá trị này đã tạo nên con người Mỹ, bản sắc dân tộc Mỹ và sự thịnh vượng bền vững của Mỹ; giải thích cho lý
do tại sao Mỹ có thể dung hòa tất cả màu da và chủng tộc miễn là cá nhân ấy có thể hào hứng chia sẻ và thực hành cả đời mình 3 cặp giá trị cơ bản ấy.
Bởi vậy, dù là quốc gia phát triển hàng đầu thế giới, phúc lợi xã hội của Mỹ thấp hơn các nền kinh tế phát triển tại Châu Âu. Với Mỹ, phúc lợi là để hỗ trợ người dân trong các giai
đoạn khó khăn nhất trong cuộc đời của họ. Quan trọng hơn, bản thân người dân Mỹ, trải qua biết bao thế hệ sinh tồn, làm việc, sáng tạo và thăng hoa
nhờ 3 cặp giá trị này, thứ họ cần hơn cả phúc lợi cao là cơ hội việc làm dài hạn, cơ hội sáng tạo, cơ hội tự lực và chăm chỉ trong sự bảo hộ quyền sở hữu tài sản trí tuệ, tài sản vật chất công bằng, bình đẳng và bác ái.
Theo năm tháng, các quan điểm, tư tưởng cực tả đã thấm dần vào lòng nước Mỹ tạo nên các cuộc tranh đấu thái quá về chủng tộc, giới tính, nạo phá thai, tự do tình dục, phúc lợi xã hội… đã khiến nước Mỹ dần mất đi các giá trị ban đầu. Các đòi hỏi phúc lợi xã hội và xu hướng lợi dụng nó đã trở thành lá bài chính trị cho các đảng phái trong
lòng nước Mỹ, phần nào bào mòn đi 3 cặp giá trị tạo nên bản sắc con người Mỹ, văn hoá Mỹ ở trên.
Dù vậy, những người Mỹ chân chính không quên rằng, tín Thần và duy trì 3
cặp giá trị trên là nền tảng của hạnh phúc, thịnh vượng cho mỗi cá nhân, gia đình và gia tộc. Đó là lý do, điều mà người Mỹ chân chính cần là việc làm chứ không phải là phúc lợi cao; nếu hai cặp phạm trù này mâu thuẫn với nhau, người Mỹ nhất định sẽ chọn lấy “việc làm” bởi họ muốn được “cho đi” chứ không phải “nhận lấy”.
Tổng thống Trump thấu hiểu điều đó
Phục hồi khu vực kinh tế thực sẽ phục hồi việc làm không chỉ ở khu vực này, mà còn là ở tất cả các khu vực kinh tế khác của nền kinh tế như thị trường tài chính, dịch vụ, du lịch và hỗ trợ giá tài sản tăng trưởng bền vững.
Quan trọng hơn, việc làm trong lòng nước Mỹ mới chân chính duy trì được động lực làm việc, đổi mới công nghệ và sáng tạo tại Mỹ, nơi có thể bảo vệ quyền sở hữu tài sản, trí tuệ của con người, tổ chức của Mỹ, đảm bảo Mỹ đã và sẽ luôn dẫn đầu về công nghệ.
Bởi vậy, việc đầu tiên Tổng thống Trump làm khi bước vào Nhà trắng là ngăn chặn việc ăn cắp trí tuệ Mỹ và bảo vệ chặt chẽ quyền tài sản này cho người Mỹ. Đó chính là cam kết của chính quyền mang lại cho người Mỹ (dù làm việc ở đâu) về “Bình đẳng về cơ hội” để họ được “cạnh
tranh” công bằng theo đúng giá trị Mỹ. Để làm được điều đó, Tổng thống Trump sử dụng công cụ đầu tiên: trừng phạt thương mại với đối thủ chính trị - kinh tế hàng đầu của Mỹ là Trung Quốc.
Bên cạnh đó, chương
trình cắt giảm thuế lớn nhất
trong 30 năm qua của Mỹ, các nỗ lực phục hưng giá trị Mỹ, niềm kiêu hãnh Mỹ đã giúp ông
Trump bước đầu hoàn thành tâm nguyện của ông và người dân Mỹ: việc làm dài hạn và bền vững.
Kể từ cuộc bầu cử năm 2016, nền kinh tế Mỹ đã có thêm 7 triệu việc làm, vượt xa con số 2 triệu mà Văn phòng Ngân sách Quốc hội dự đoán trong dự báo cuối cùng trước cuộc bầu cử năm 2016.
Trong hình
minh họa này,
những người ủng hộ Donald Trump tài liệu bầu cử cho cuộc bầu cử tổng thống
Hoa Kỳ 2020 được chụp vào
ngày 17 tháng 7 năm 2020 tại London, Anh. (Ảnh Peter Dazeley / Getty Images)
Dưới thời Chính quyền Tổng thống Trump, lần đầu tiên được ghi nhận rằng có nhiều việc làm hơn số người thất nghiệp. Năm 2019, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đã xuống còn 3,5%, mức thấp nhất trong 5 thập kỷ. Tỷ lệ thất nghiệp
giảm đã làm giảm tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm thất
nghiệp xuống mức thấp nhất kể từ khi bắt đầu được ghi vào năm 1967.
Công bằng và
Bình đẳng cơ hội việc làm
Điều quan trọng là tỷ lệ thất nghiệp của người Mỹ
gốc Phi đã xuống mức thấp nhất kỷ lục, và mức thấp hàng loạt cũng đã đạt được đối với người Mỹ gốc
Á, Người Mỹ gốc Tây Ban Nha, người Mỹ da đỏ hoặc người bản xứ Alaska, cựu chiến
binh, những người không có bằng cấp ba và người khuyết tật, cùng những người khác.
Tỷ lệ thất nghiệp thấp kỷ lục đang được thiết lập ngay cả với những người sắp
rời khỏi thị trường lao động. Vào cuối năm 2019, gần 3/4 số người
đi làm đến từ ngoài lực lượng lao động - tỷ lệ
cao nhất được ghi nhận. Và lực lượng lao động ở độ tuổi
nguyên tố đang tăng lên dưới thời Tổng thống Trump
(+2,2 triệu), ngược với những thiệt hại trong thời kỳ mở rộng của chính quyền trước đó (-1,5 triệu).
Các chính sách của Chính quyền Tổng thống Trump không chỉ dẫn đến nhiều việc làm hơn mà còn được trả lương cao hơn. Trong
khi tăng trưởng tiền lương danh nghĩa cho tất cả lao động trong khu vực tư nhân đã ở mức cao hơn 3% trong 1,5 năm; tăng trưởng tiền lương cho nhiều nhóm có hoàn cảnh khó khăn trong quá khứ hiện cao hơn mức tăng lương cho các nhóm có lợi thế hơn trong lịch sử — xu hướng đảo ngược được quan sát thấy trong Thời kỳ mở rộng của Chính quyền Obama.
Giá trị ròng do 50%
hộ gia đình đứng hàng dưới cùng nắm giữ đã tăng 47% dưới thời Tổng thống Trump - gấp hơn 3 lần tỷ lệ tăng của 1% hộ gia đình hàng đầu.
Ngoài ra, bằng cách thúc đẩy tự do kinh tế, các hành động bãi bỏ hàng loạt quy định dưới thời Chính quyền Trump sẽ tăng thêm thu nhập hộ gia đình và giảm bất bình đẳng. Do cải cách quy định, một gia đình Mỹ trung bình sẽ tiết kiệm được 3.100 USD một năm khi những cải
cách gần đây có hiệu lực hoàn toàn.
Thị trường việc làm bùng nổ và việc người Mỹ kiếm được nhiều tiền hơn sẽ tiếp tục kéo mọi người thoát khỏi đói nghèo và
từ bỏ các chương trình phúc lợi đã được thử nghiệm. Trong 2 năm đầu tiên của Chính quyền Trump, số người sống trong cảnh nghèo đói đã giảm khoảng 2,5 triệu - bao gồm gần 1 triệu trẻ em của các bà mẹ đơn thân - và tỷ lệ nghèo ở người Mỹ gốc Phi và người Mỹ gốc Tây Ban Nha đang ở mức thấp kỷ lục.
Theo Cục Thống kê Lao động - cơ quan tìm hiểu thực tế chính của Chính phủ Liên bang Hoa Kỳ về kinh tế và thống kê lao động - tỷ lệ thất nghiệp đã giảm từ năm 2010 đến năm 2019. Xu hướng giảm tỷ lệ thất nghiệp sau khi ở mức cao trong năm 2010 do cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 9,6% năm 2010 xuống 3,5% năm 2019.
Obama- Biden cần 2 năm và 2
tháng, ông Trump chỉ cần 2 tháng
Chính quyền Trump chao đảo vì dịch viêm phổi Vũ Hán nhưng phục hồi thần tốc việc làm chỉ trong 2 tháng nhờ nền sản xuất cơ bản đã được củng cố bền vững tại Mỹ 3 năm trước đó.
Tỷ lệ thất nghiệp 3,5% của tháng 2/2020 tăng vọt lên 14,7% trong tháng 4/2020 và giảm mạnh xuống 7,9% vào tháng 9/2020, vượt xa các dự báo đáng sợ nhất.
Obama-Biden cần 2 năm 2 tháng để cắt giảm tỷ lệ thất nghiệp
từ 10% vào tháng 10/2009 xuống 8,5% vào tháng
12/2011. Chính quyền Trump đã vượt qua chỉ trong một tháng; từ 10,2% vào tháng Bảy xuống 8,4% vào tháng
Tám.
Ngay cả khi đang gặp khó khăn bởi đại dịch, nền kinh tế của
Tổng thống Trump đã tạo ra 11,4 triệu việc làm - với gần một nửa số việc làm bị mất do nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Theo Hội đồng Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng, lần cuối cùng tỷ lệ thất nghiệp giảm nhiều đến mức này sau đỉnh điểm là xảy ra từ năm 1982 đến 1999, sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ toàn cầu, đòi hỏi gần 18 năm, 5 nhiệm kỳ tổng thống và 3 chính quyền. Sự phục hồi mà Hoa Kỳ đang chứng kiến hiện nay nhanh hơn gần 41 lần.
Trà Nguyễn - Thuỷ Tiên
(còn nữa)
Xem thêm:
Chuyên gia kinh tế: Hiệu suất thương mại của Hoa Kỳ cho thấy “nội
lực mạnh mẽ” và “rõ ràng tách khỏi” Trung Quốc
Kinh tế Mỹ tạo thêm gần 5 triệu việc làm tháng 6, cao nhất trong lịch sử
Đảng Dân chủ cần cả 2 năm để giảm tỷ lệ thất nghiệp - Chính quyền Trump chỉ cần 1 tháng
Những tin tức tốt đẹp đáng kinh ngạc về kinh tế Mỹ mà truyền thông chính thống bỏ qua
No comments:
Post a Comment