Sunday, April 26, 2020


ớng giữ Thành

Tuesday, April 30, 2019

ớng giữ Thành
Hồ Thanh Nhã


Nhắc đến biến cố 30 tháng 4 năm 1975 thì hầu hết người Việt sống ở hải ngoại đều bùi ngùi thương cảm khi nhắc đến cái chết oai hùng của 5 vị tướng đã tự tử trong thời gian kể trên. Nay tôi xin góp nhặt tin tức được kể lại từ nhiều người thân cận tướng Nguyễn Khoa Nam về cuộc sống đời thường của ông. 
Đầu tiên là anh Ngoan hồi trước là Trung úy tùy viên của tướng Nam kể lại trong những lần họp mặt anh em trong các cử cà phê sáng. Là tướng Nam thường hút thuốc lá Bastos đen nặng, mà lại hút nhiều mỗi khi chiến sự gia tăng. Chiếc gạt tàn bằng sành đến sáng là đầy ắp, anh Ngoan phải mang đi đổ.
Tướng Nam là người sùng đạo Phật, tối nào trước khi đi ngủ, ông đều tụng kinh. Trong phòng ngủ của ông có cuốn kinh và cái chuông nhỏ để gần đầu giường. Hằng năm anh Ngoan đều có mời tôi đến dự đám giỗ hai tướng Nam và Hai tại tư gia của anh. Trong nhà anh Ngoan có bàn thờ hai ông tướng, hàng ngày anh chị đều đốt nhang. Đám giỗ thường tổ chức trước sau ngày 30 tháng 4 vào ngày cuối tuần để anh em đến dự được. Anh chị Ngoan tự bỏ tiền ra mua thức ăn và cũng tự nấu nướng có khi cũng được sự trợ giúp của vài chị ở gần nhà. Khách mời toàn là những người đồng đội cũ thuộc Sư đoàn 7 bộ binh và các đơn vị trực thuộc. Chừng đâu được vài ba chục người. Ai đến đều mang theo ít thức ăn hay bia rượu, đi tay không cũng không sao, miễn hàng năm anh em gặp nhau một lần cũng đủ lắm rồi.

Cách đây chừng 15 năm thì cũng khá đông, chừng bốn năm chục người. Nay thì khá lắm là ba chục, chết từ từ hết rồi, hoặc đau bịnh không đến được. 

Cũng làm lễ chào cờ, mặc niệm, anh Ngoan chủ nhà đứng lên nhắc vài kỷ niêm với hai ông tướng mà mọi người trìu mến gọi là 601, tức danh hiệu truyền tin của Tư lịnh Sư đoàn 7 bộ binh hồi trước. Cúng xong xúm nhau dọn xuống ăn, nhắc vài kỷ niệm cũ, tên vài địa danh mà hồi còn trẻ họ đã chiến đấu, dưới quyền hai ông thầy cũ. Kỷ niệm cũ trùng trùng nhắc sao cho xiết, mà người còn ngồi tại đây mỗi ngày một già yếu ốm đau. Còn lại chăng là âm hưởng xa vời của tình huynh đệ chi binh còn đọng trong lòng nhiều nỗi xót xa của tuổi già bóng xế. Trên bàn thờ hai ông Tướng năm nào cũng cúng con cua luộc và ổ bánh mì thịt. Hỏi anh Ngoan thì được biết tướng Nam rất thích ăn cua luộc. Còn tướng Hai thì sáng nào cũng sai tài xế chạy ra mé ngoài cổng trại Đồng Tâm là bản doanh của Bộ Tư lịnh sư đoàn 7 bộ binh mua cho ông một ổ bánh mì thịt. Vì bận rộn biến cố 30 tháng 4 xảy ra dồn dập nên tướng Hai quên ăn. Sau khi Dương Văn Minh đầu hàng, mãi tới khuya thấy cửa phòng tướng Hai vẫn đóng kín, mọi người phá cửa mới hay ông đã tự tử chết bằng thuốc độc, khúc bánh mì mua buổi sáng vẫn còn trên bàn. Do đó mỗi năm đám giỗ thì trên bàn thờ hai ông Tướng lúc nào cũng có con cua luộc và ổ bánh mì.

Trung tá Ngô Đức Lâm Thiết đoàn trưởng Thiết đoàn 6 Ky binh thường kể cho chúng tôi nghe là năm 1974 lúc Thiết đoàn hành quân ở Long khốt gần biên giới Việt Miên thì tướng Nam thình lình xuống thăm. Mâm cơm trưa chưa kịp ăn, Trung tá Lâm đành mời ông tướng cho phải phép. Nào ngờ tướng Nam sà vào ngồi ăn luôn, lót mũ sắt ngồi ăn bữa cơm dã chiến của thiết giáp. Món ăn chỉ có tô cá rô kho khô, rau muống đồng luộc và chén cà pháo mấm nêm thôi. Thế mà tướng Nam khen rối rít, còn dặn lần sau tới nhớ cho ông ăn món cà pháo mắm nêm độc dáo của Thiết đoàn 6 Kỵ binh đãi tướng Tư lịnh Sư đoàn. Âu cũng là những giai thoại khó quên của vị anh hùng Vị quốc vong thân Nguyễn Khoa Nam mà con cháu đời sau của dân tộc Việt Nam sẽ luôn nhắc đến.

Tướng giữ thành


Nguyễn Khoa Nam
ởng niệm anh linh Tướng Nguyễn Khoa Nam tuẫn tiết ngày 30 -4 -1975.
Đồng tôn kính anh linh 4 Tướng: Nguyễn Văn Phú, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ.
Đài Sài Gòn loan bản tin buổi sáng
Quân lịnh cuối cùng: Ngưng chiến – Bàn giao
Thế nước biến cả sơn hà xao xuyến
Lòng quân dân cuồn cuộn nổi ba đào

ớng Tư lịnh buông bút chì xanh đ
Trung tâm hành quân chi chít bản đồ
Nhìn dãy giang sơn đồng bằng châu th
Còn dằng co theo thế trận răng cưa

Điếu Bastos trong gạt tàn đầy ắp
Dòng khói xanh còn lan tỏa triền miên
Tư lịnh nhíu mày lòng đau như cắt
Dấu chân chim hằn khuôn mặt chữ điền

Gió sông Hậu thổi qua giòng Bassac
Mang niềm đau về cửa biển sông Tiền
Tin chiến bại khiến lòng quân ngơ ngác
Lan xa dần qua biên giới Việt-Miên

ớng Tư lịnh xuống bậc thềm tam cấp
Nhìn đăm đăm cờ tổ quốc đang bay
Gió lay động lá tướng kỳ dưới thấp
Nghĩa keo sơn ràng buộc nước non nầy

Thế trận biến lấy chi đền nợ nước
Tình non sông còn nặng chĩu bên lòng
“Đất nước còn, không còn anh cũng được
Đất nước không, anh có cũng là không”

Tư lịnh ghé thăm từng giường bịnh viện
Những thương binh vừa mới mổ chiều qua
Anh lính cụt chân nói không thành tiếng:
Đừng bỏ em! trong nước mắt chan hòa

Tư lịnh vỗ vai thương binh sọ nảo
Băng trắng tinh còn quấn nửa bên đầu
Tiếng nói nghẹn ngào niềm đau thăm thẳm:
Không! chẳng bao giờ anh bỏ em đâu

Một lời nói như khắc sâu vào đá
Nặng ngàn cân bia sử mãi lưu danh
Người ở lại với miền Nam châu th
Chín nhánh sông dài bát ngát đồng xanh

Người nằm xuống cùng hồn thiêng sông núi
Chết hiên ngang linh khí kết thành thần
Ân nghĩa nặng nề quê hương bờ cõi
Tiếng còn lưu: danh tướng chết theo thành

Người chết lâu rồi, người còn ở lại
Từ cuối chân mây đêm bấc lạnh lùng
Ngày hiển thánh cả giống nòi mong mỏi
Của những anh hồn hữu thủy hữu chung
Hồ Thanh Nhã
Posted by Anges at 1:00 AM

No comments:

Post a Comment