Thursday, October 11, 2018

Cách nay đúng 56 năm, Giáo hoàng Gioan XXIII triệu tập công đồng đại kết

Ngày 11 tháng 10, 1962

·        1962 – Giáo hoàng Gioan XXIII triệu tập công đồng đại kết đầu tiên của Giáo hội Công giáo Rôma trong vòng 92 năm, tức Công đồng Vaticanô II.


Công đồng Vaticanô II

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia








Công đồng Vatican II hay Vaticanô II là công đồng đại kết (ecumenical council) của Giáo hội Công giáo Rôma, được Giáo hoàng Gioan XXIII triệu tập ngày 11 tháng 10 năm 1962 và Giáo hoàng Phaolô VI kết thúc ngày 8 tháng 12 năm 1965.
Giáo hoàng Gioan XXIII (Tiếng Latinh: Ioannes PP. XXIII; tiếng Ý: Giovanni XXIII, tên khai sinh: Angelo Giuseppe Roncalli25 tháng 11 năm 1881 – 3 tháng 6 năm 1963) là vị Giáo hoàng thứ 261 của Giáo hội Công giáo Rôma.
Giáo hoàng Phaolô VI (tiếng Latinh: Paulus PP. VI; tiếng Ý: Paolo VI, tên khai sinh: Giovanni Battista Enrico Antonio Maria Montini26 tháng 9 năm 1897 – 6 tháng 8 năm 1978) là giáo hoàng của Giáo hội Công giáo Rôma từ năm 1963 đến 1978.
Công đồng này có 2.344 Giám mục trên toàn cầu đến Vatican tham dự. Đây là công đồng thứ 21 của giáo hội. Bất ngờ là tại phiên họp khai mạc của công đồng, có bốn người sau này trở thành Giáo hoàng là: Hồng y Giovanni Battista Montini (sau này trở thành Giáo hoàng Phaolô VI); Giám mục Albino Luciani, (sau này trở thành Giáo hoàng Gioan Phaolô I); Giám mục Karol Wojtyła (sau này trở thành Giáo hoàng Gioan Phaolô II) và linh mục Joseph Ratzinger, 35 tuổi, có mặt trong vai trò cố vấn thần học (sau này trở thành Giáo hoàng Biển Đức XVI).
Công đồng này ban đầu được cho là đã gây bối rối trong Giáo hội, và nó khác với các công đồng kia vì không ủng hộ các lệnh với sự bất khả ngộ (infallibility). Việc này nhìn rõ được trong lời Nota Previa của Lumen Gentium (Ánh sáng muôn dân), và trong cuộc triều kiến chung hàng tuần của Giáo hoàng Phaolô VI ngày 12 tháng 1 năm 1966.

Bối cảnh

Suốt những năm 1950, những người Công giáo nghiên cứu về thần học và Kinh Thánh bắt đầu quay khỏi chủ nghĩa tân kinh viện (neo-scholasticism) và kiểu giải thích Kinh Thánh theo nghĩa đen. Giáo hội đã áp dụng cách hiểu này từ Công đồng Vatican I để trả lời dị giáo đổi mới.
Có thể nhận thấy thay đổi này đối với các nhà thần học như Karl Rahner S.J., và John Courtney Murray S.J., họ cố gắng giải thích kinh nghiệm con người hiện đại để hợp với những điều giáo lý Kitô giáo; những người như là Yves Congar, Joseph Ratzinger (tức là Giáo hoàng Biển Đức XVI), và Henri de Lubac tìm hiểu về Kinh Thánh và Giáo hội một cách được cho là chính xác hơn, dùng nó là nguồn phục hồi (ressourcement).
Cùng lúc đó, các Giám mục trên thế giới có nhiều vấn đề khó khăn trước mặt do thay đổi chính trị, xã hội, kinh tế, và công nghệ. Trong số đó có Giám mục muốn tìm cách mới để giải quyết các vấn đề này. Công đồng Vatican I đã được tổ chức gần 100 năm về trước nhưng bị cắt ngắn khi Quân đội Ý vào thành phố Rôma vào cuối thời kỳ Thống nhất nước Ý. Vì thế, công đồng chỉ có thì giờ tranh luận về vai trò của chức Giáo hoàng, còn các vấn đề mục sư và giáo lý mà có thể ảnh hưởng đến cả Giáo hội chưa được giải quyết.
Tuy nhiều người nghĩ rằng Giáo hoàng Gioan XXIII sẽ là một Giáo hoàng yên ổn, nhưng ông công bố mục đích triệu tập Công đồng ngày 25 tháng 1 năm 1959, chưa đầy 3 tháng sau khi được bầu tháng 10 năm 1958. Trong khi ông tỏ ý kiến đầy đủ về công đồng trong nhiều bức thư vào giai đoạn ba năm, một trong những hình ảnh nổi tiếng nhất là khi Giáo hoàng trả lời câu hỏi tại sao cần triệu tập một công đồng, ông mở cửa sổ và nói, "Tôi muốn mở lớn các cửa sổ Giáo hội để cho chúng ta nhìn ra được và công chúng nhìn vào được." Từ tiếng Ý của "hiện đại hóa", aggiornamento, cũng được liên tưởng với hình ảnh này. Ông mời nhiều giáo phái Kitô giáo khác gửi người để quan sát Công đồng. Cả những giáo phái Tin Lành và Chính Thống giáo Đông phương phúc đáp. Giáo hội Chính Thống giáo Nga, vì sợ chính phủ Liên Xô (Chủ nghĩa Cộng sản), chỉ chấp nhận sau khi Tòa Thánh nói bảo đảm là Công đồng sẽ có tính không chính trị.
Danh xưng Tin Lành thường được dùng để chỉ một cộng đồng các giáo hội khởi phát từ cuộc cải cách tôn giáo bắt đầu vào thế kỷ 16 bởi Martin Luther. Là tu sĩ Dòng Augustinô, mục tiêu ban đầu của Luther là kêu gọi cải cách từ bên trong Giáo hội Công giáo Rôma, về sau ông tách rời khỏi Giáo hội Công giáo và thành lập Giáo hội Luther. Trong khi đó tại Âu châu, nhiều người có quan điểm tương tự như của Luther cũng bắt đầu tách khỏi Công giáo và thành lập các giáo phái khác nhau.
Chính thống giáo Đông phương là nhánh Kitô giáo lớn thứ nhì trên thế giới, sau Giáo hội Công giáo Rôma. Đây là nhóm các giáo hội Kitô giáo đại diện cho truyền thống Kitô giáo Đông phương. Chính thống giáo truy nguyên nguồn gốc của họ về Kitô giáo sơ khai và tuyên bố họ mới là sự tiếp nối duy nhất và chính thống của giáo hội do Chúa Kitô thiết lập, xem chính mình là Giáo hội Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền
Giáo hội Chính thống giáo Nga (tiếng NgaРусская Православная Церковьchuyển tự. Russkaya Pravoslavnaya Tserkov), tên pháp lý thay thế: Tòa thượng phụ Moskva (tiếng NgaМосковский Патриархат, Moskovskiy Patriarkhat[2]), là một trong các giáo hội Chính thống giáo Đông phương độc lập và hiệp thông với nhau. Cơ quan lãnh đạo giáo hội này là Tòa thượng phụ Moskva và toàn nước Nga.

Vai trò của Giáo hoàng Gioan XXIII

 
Quang cảnh ngày khai mạc Công đồng


Công đồng Vaticanô II
Năm 1958, Giáo hoàng Piô XII qua đời. Cái chết của vị Giáo hoàng này đánh dấu việc chấm dứt một kỷ nguyên cũ. Một số người không chắc chắn cái gì trong Giáo hội sắp bắt đầu. Khi các hội Hồng y họp nhau tại nhà nguyện Sistine để bầu một người kế vị, mọi người đều hy vọng rằng sẽ không có gì thay đổi. Hầu hết các hồng y có mặt đều muốn một ai đó sẽ tiếp tục đường lối lãnh đạo cứng rắn và bảo thủ của Giáo hoàng Piô XII.
Nhưng không ai trong số những người nhiều phiếu có thể đạt được đủ số phiếu để đắc cử. Cuối cùng một thỏa thuận đã đạt được. Các hồng y quay sang một Hồng y 76 tuổi tên là Angelo Roncalli(1881 – 1963). Nhìn nhận chung bấy giờ, đây là một vị Giáo hoàng chuyển tiếp, quá già và không thể gây hại được gì.
Giáo hoàng Gioan XXIII là một người Ý mập mạp, có khuôn mặt giống như khuôn mặt trong bức tranh của Michelangelo, có xuất thân từ một gia đình nông dân miền bắc Ý. Nhưng bất kể vẻ bề ngoài có là gì đi nữa, thì ông vẫn là một giáo sĩ khôn ngoan và dày dạn. Nhận chức linh mục năm 1904, ông từng làm giáo sư chủng viện Bergamo, rồi làm tuyên úy suốt thời Chiến tranh thế giới thứ nhất, và làm tư vấn cho sinh viên đại học. Hầu hết sự nghiệp của ông đều ở ngoài thành Rôma, trong tư cách là người ngoại giao của Giáo hoàng. Ông từng là đại diện cho Vatican tại Bulgary và Thổ Nhĩ Kỳ, vì thế có một sự hiểu biết sâu sắc về Kitô giáo Chính thống cũng như đã quen thuộc với ngôn ngữ và những vấn đề của Đông Âu. Năm 1944, ông được bổ nhiệm làm Khâm sứ Tòa thánh tại Pháp, và đã được chứng kiến những cuộc canh tân thần học và mục vụ. Suốt thời gian này, ông đã làm bạn với một nhóm đại kết Tin Lành, đang muốn sống đời đan tu trong một ngôi làng nhỏ tại Bulgary là Taizes.
Ý nghĩ triệu tập Công đồng là một "linh ứng" đặc biệt của Gioan XXIII. Tuy nhiều người nghĩ rằng Gioan XXIII sẽ là một Giáo hoàng yên ổn, nhưng ông công bố ý định triệu tập Công đồng Vatican II chưa đầy 3 tháng sau khi đăng quang tháng 10 năm 1958. Vào ngày 25 tháng 1 năm 1959, Gioan XXIII và 17 hồng y, nhiều người trong số các hồng y ấy thuộc giáo triều Rôma, đã gặp nhau tại Vương cung Thánh đường Thánh Phaolô để đọc kinh chiều kết thúc tuần kinh bát nhật cầu nguyện cho các Kitô hữu hiệp nhất.

Tranh vẽ Vương cung thánh đường Thánh Phêrô của Giovanni Paolo Panini
Trong một vài lời ngắn gọn, vị Giáo hoàng đã tuyên bố rằng người có ý định triệu tập một công đồng đại kết. Ông nói: "Chúng ta hãy hiệp nhất với nhau và chúng ta hãy chấm dứt mọi bất hòa". Trước khi kết thúc giờ kinh chiều hôm ấy, ông đã thêm lời cầu nguyện cho "việc mời gọi các tín hữu thuộc các cộng đoàn ly khai để họ cũng được theo chúng ta cách hòa nhã trong tìm kiếm sự hợp nhất và ân sủng mà nhiều linh hồn trên toàn thế giới này đang khao khát". Các hồng y chào đón lời tuyên bố này bằng sự im lặng ngột ngạt. Tại sao một vị tân Giáo hoàng lại không thể để yên mọi sự? Việc cuối cùng giáo triều Rôma muốn là tập họp tất cả các Giám mục của Giáo hội lại, nhất là những vị tiến bộ hơn tại PhápĐứcÁoBa LanBỉ và Hà Lan.
Điều căn bản mà Gioan XXIII tin tưởng Giáo hội cần phải nhìn vào "những dấu chỉ của thời đại", để có thể đáp ứng nhu cầu cần thiết của thời đại. Ông đã sử dụng một thuật ngữ Ý là aggiornamento, có nghĩa là "cập nhật hóa", một từ ngữ có người cho là gần gũi một cách nguy hiểm với những cải cách của Martin Luther. Gioan XXIII có thể đã sử dụng từ "cải cách", nhưng ông rất thận trọng để không làm hoảng sợ những ai có thể chống đối canh tân hoặc là, quả thực, bất kỳ thay đổi triệt để nào. Gioan XXIII phát biểu rằng Công đồng này sẽ là một Công đồng Mục vụ.
Trong khi triệu tập một Công đồng gọi là Vatican II, Giáo hoàng Gioan XXIII cũng đã cho thấy rõ ràng đây phải là một Công đồng đại kết đối với toàn thể Giáo hội. Trong những tháng tiếp theo, ông đã làm sáng tỏ những mục đích của mình đối với Công đồng. Trước hết, ông muốn công đồng này là một aggiornamento, một sự canh tân, chính xác hơn là việc làm cho "Giáo hội Công giáo thành hợp thời hơn".
Hai là sự hiệp nhất Kitô giáo phải là một ưu tiên hàng đầu của Công đồng; thật ra đây đã là mục đích của ông ngay từ đầu, và để phát huy những chủ đích đại kết của mình, Gioan XXIII đã có một số bước cụ thể, mỗi bước đều có tính biểu tượng cao. Bước thứ nhất, xin các giáo hội Chính Thống và Tin Lành đề cử các quan sát viên chính thức; Bước thứ hai, sắp xếp để họ ngồi ở một chỗ danh dự trước Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô gần chỗ dành cho các Hồng y. Sau cùng, thiết lập một thánh bộ mới, Văn phòng Phát triển sự hợp nhất các Kitô hữu, có trách nhiệm đưa Giáo hội Công giáo Rôma vào phong trào đại kết và cắt cử nhân sự Văn phòng này vào việc phục vụ các quan sát viên. Tinh thần hiệp nhất đã trở nên niềm hy vọng và là động lực hướng dẫn cho Công đồng, cũng như sau này sẽ là một trong những thành quả hiển nhiên nhất của Công đồng.
Nguồn tin Giáo hoàng Gioan XXIII loan báo triệu tập Công đồng đã làm cho toàn thế giới ngạc nhiên; hầu như không một ai chờ đón và nghĩ tới sự kiện đó. Trong thực tế, sự im lặng sửng sốt bao trùm lên chính một số các hồng y, những người từng trưởng thành quen thuộc với khái niệm không cần phải thay đổi điều gì. Nhưng khi biết chắc không thể thuyết phục Giáo hoàng từ bỏ ý định triệu tập Công đồng, các vị lãnh đạo thuộc giáo triều đã lên kế hoặc để Công đồng đều nằm trong sự kiểm soát của mình. Mười ủy ban và hai văn phòng được thiết lập để chuẩn bị cho Công đồng đều được khéo léo giao cho các viên chức thuộc các thánh bộ tương ứng.
Nhưng trong hai cuộc nói chuyện quan trọng, Giáo hoàng đã nói rõ cho các Giám mục đang họp tại Công đồng rằng công việc của công đồng là công việc của Giám mục. Trong cuộc nói chuyện trên đài phát thanh ngày 11 tháng 9 năm 1962, Gioan XXIII đã đề cập tới việc Giáo hội có nhu cầu phải nói đến vấn đề hòa bình, bình đẳng và quyền của mọi dân tộc, những vấn đề của các nước phát triển, và nỗi khốn cùng quá nhiều người đang gặp phải, và cho rằng Giáo hội được đặt để trên trần gian này với tư cách là "Giáo hội của mọi người nhất là của người nghèo". Các ủy ban trù bị đã không nêu ra bất cứ một chủ đề nào trong các chủ đề này cả.
Rồi, vào ngày 11 tháng 11 năm ấy, trong bài nói chuyện chính thức khai mạc Công đồng, ông đã kêu gọi 2.500 Giám mục trên toàn thế giới đang cử hành phụng vụ trong Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô, đừng nhìn vào quá khứ mà hãy hướng vào tương lai. Tách mình ra khỏi "các tiên tri chán chường chỉ biết tiên báo tai họa" (nghĩa là những người chỉ trích ông trong giáo triều), Giáo hoàng nói rằng Công đồng không phải là việc bàn về giáo lý căn bản này giáo lý căn bản khác, mà là "một bước tiến đến chỗ thông suốt giáo lý và hình thành nên một ý thức" trung thành với giáo lý đích thực của Giáo hội, nhưng là một thứ giáo lý "phải được nghiên cứu và đào sâu nhờ những phương pháp nghiên cứu và nhờ những hình thức văn chương của các tư tưởng hiện đại". Khẳng định sau đây về việc canh tân ngôn ngữ của Giáo hội của Giáo hoàng Gioan XXIII đã được trích dẫn nhiều nhất: "Bản chất của các giáo lý xưa trong kho tàng đức tin là một chuyện, và cách thức trình bày giáo lý ấy lại là chuyện khác"
"Tôi muốn mở lớn các cửa sổ Giáo hội cho chúng ta nhìn ra được và công chúng nhìn vào được". Đã có một cuộc tranh luận về lời phát biểu này của Giáo hoàng Gioan XXIII. Một số người bảo thủ nói Giáo hội không cần thiết phải thay đổi điều gì; còn những người lãnh đạo phái tự do trong Giáo hội lại nhấn mạnh rằng mỗi sự vật sống động thì phải là phát triển hay tàn lụi. Nhưng chính những lời phát biểu của Giáo hoàng lúc khai mạc Công đồng Vatican II đã có tầm ảnh hưởng quan trọng. Gioan XXII đã phát biểu rằng ông không muốn Giáo hội trở thành một lăng tẩm – rằng các Nghị phụ phải tiến hành một "bước tiến nhảy vọt" bằng cách làm cho Tin Mừng trở nên tương quan mật thiết với mọi người đang sống trên hành tinh ngày nay.
Vài nhà bình luận tin rằng đây là điều quan trọng nhất mà Gioan XXIII chưa từng bày tỏ. Với những lời lẽ như vậy, Giáo hoàng báo hiệu đã đến lúc Giáo hội phải ra khỏi những bức tường thành. Các vị Giáo hoàng trong các thế kỷ 18 và 19 đã từng chiến đấu với những thế lực của thế giới mới, đặc biệt là thế lực thuộc về thời Ánh sáng đã đưa tới cuộc cách mạng Pháp vào năm 1789, và tất cả những trào lưu thế tục tương tự hướng về nền dân chủ và tự do.
Giáo hoàng Gioan XXIII đã nhận định đúng đắn và có một tầm nhìn lạc quan về thế giới đã được Đức Kitô cứu chuộc, một thế giới trong đó sự cứu rỗi vẫn còn đang tiếp diễn. Điều này cho phép Giáo hoàng nói "Có" với thế giới này và lịch sử. Ông hiểu rằng nếu có điều gì để ghi dấu ấn thế kỷ XX thì đó là sự không còn chỗ cho quyền lực nữa, từ những định chế ưu tuyển nhất cho đến mọi người dân. Và ngài đã thấy sự ra đi ấy như là điều thiện hảo. Vì dân Chúa đã và đang lớn mạnh, thoát ra khỏi cái mà ta gọi là "Não trạng duy giáo lý", vốn chỉ đặt nền tảng cho việc sống đạo là làm sao có những giải pháp tức thời, hơn là đặt nền trên việc có biết nêu lên những vấn đề quan trọng hay không.
Mặc dù có một vài vị cố vấn Giáo hoàng nói là chưa được sẵn sàng, nhưng Giáo hoàng Gioan XXIII vẫn muốn công đồng phải được bắt đầu. Các bác sĩ của Giáo hoàng nhận định rằng ông đang chết dần với căn bệnh ung thư cũng là một dấu hiệu không còn thời gian để trì hoãn nữa. Nếu như Gioan XXIII không đưa công việc tiến hành ngay, thì không còn gì bảo đảm rằng những người kế nhiệm có thể theo đuổi chút gì cho Công đồng chăng. Dù rằng Giáo hoàng Piô XII đã dự trù một công đồng sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng những kế hoạch này không thành vì những tâm hồn thận trọng bên trong giáo triều Rôma, và với chủ nghĩa cầu toàn của chính bản thân Giáo hoàng. Còn Gioan XXIII rất hài lòng để cho công việc diễn ra. Ông đã trích dẫn lời G. K. Chesterton: "Nếu một việc gì đáng làm, thì nó rất đáng được thực hiện ngay."
Như vậy, mặc dù bối cảnh xã hội và Giáo hội đặt ra những yêu cầu bức thiết cho sự ra đời một công đồng chung; nhưng cũng không quá lời khi nói rằng sẽ không có (hay ít nhất là chưa có) một công đồng mang tên Vatican II nếu như không có sự nỗ lực của Giáo hoàng Gioan XXIII.

Các phiên họp

Các nghị phụ tham dự công đồng
Việc sửa soạn cho Công đồng kéo dài hơn hai năm và bao gồm 10 ủy ban chuyên môn, cũng như báo chí và Christian Unity, và Ủy ban Trung ương để phối hợp Công đồng. Các nhóm này, phần lớn là thành viên của Giáo triều Rôma (Roman Curia), đề nghị 987 hiến pháp và sắc lệnh (được gọi là "lược đồ", schemata) với mục đích là Công đồng nghĩ đến chấp nhận nó. Người ta nghĩ rằng các nhóm này sẽ được kế nhiệm bởi những ủy ban tương tự vào lúc Công đồng, những ủy ban này sẽ thực hiện công việc chính là phác thảo và đọc lại các bản đề nghị, trước khi trình bày nó trước cả Công đồng để cho họ đọc lại và chấp nhận; tuy nhiên, hóa ra là tất cả mọi lược đồ bị từ bỏ trong phiên họp khai mạc của Công đồng, và các văn kiện được tạo mới.[1]
Các phiên họp chung được tổ chức vào mùa thu các năm sau, vào bốn "giai đoạn", từ 1962 đến 1965. Trong năm còn lại thì các ủy ban đặc biệt họp lại để đọc lại và xếp lại những văn kiện được viết bởi các Giám mục và để sửa soạn cho giai đoạn sắp tới. Các phiên họp được tổ chức bằng tiếng La Tinh tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, và Công đồng giữ kín các thảo luận và ý kiến. Mỗi bài diễn văn (được gọi là "sự can thiệp", intervention) chỉ được 10 phút. Tuy nhiên, phần lớn công việc của Công đồng xảy ra tại nhiều cuộc họp ủy ban khác (có thể dùng ngôn ngữ khác), cũng như các cuộc họp thoải mái và buổi họp mặt ngoài Công đồng chính thức.
2.908 người nam (được gọi là các Nghị Phụ, Council Fathers) được có mặt tại Công đồng. Trong số này có các Giám mục, cũng như nhiều tu viện trưởng. 2.540 người tham gia vào phiên họp khai mạc, làm nó thành cuộc họp lớn nhất tại công đồng nào trong lịch sử Giáo hội. Các phiên họp về sau có từ 2.100 người cho đến 2.300 người. Ngoài ra, một số periti (từ tiếng La Tinh của "nhà chuyên môn") có mặt để đưa ý kiến thần học – hóa ra là nhóm này có ảnh hưởng lớn sau khi Công đồng bắt đầu thảo luận thêm. 17 giáo phái Chính Thống giáo và Tin Lành gửi quan sát viên.[1] Hơn ba chục người tiêu biểu cho những cộng đồng Kitô giáo kia tại phiên họp khai mạc, và số đó lên gần 100 vào lúc phiên họp thứ tư kết thúc.

Những văn kiện của Công đồng Vatican II

Các nghị phụ rời khỏi Vương cung thánh đường sau phiên họp
Sự đóng góp của Công đồng được đúc kết trong một số văn bản rất "ăn ý" nhau. Nói theo cách của những tín hữu, điều đó hơi giống một "phép lạ". Trong một hội nghị 2500 Giám mục, có được những bản văn hài hòa với nhau mà mỗi bản văn lại có nội dung cô đọng riêng; nhất trí được là khó. Công đồng lại chỉ kéo dài có bốn khóa, mỗi khóa không quá ba tháng. Thêm vào đó, tất cả những bản văn này đều được thông qua với một đa số lớn lao. Cũng có sự "thỏa hiệp". Nhưng một bộ phận của Công đồng đã không (chính xác là không thể) tìm cách áp đặt ý muốn của mình lên người khác. Sau đây là tên 16 văn kiện và ngày ban hành của Công đồng Vatican II:
1) Sacrosanctum Concilium, Constitution on the Sacred Liturgy, Hiến chế về Phụng vụ Thánh, ban hành ngày 4 tháng 12 năm 1963, đề cập đến các nguyên tắc canh tân phụng vụ làm nền tảng cho nhiều cải tổ phụng vụ sẽ được thể hiện sau Công đồng.
2) Lumen Gentium, Dogmatic Constitution on the Church, Hiến chế Tín lý về Giáo hội, ban hành ngày 4 tháng 12 năm 1963, đề xướng một sự hiểu biết về Giáo hội với các đặc tính: Giáo hội là một mầu nhiệm, có tính cách hoàn vũ, chia sẻ thẩm quyền, chú ý đến giáo dân, và cần canh tân và tái cải tổ.
3) Inter Mirifica, Decree on the means of social Communication, Sắc lệnh về các phương tiện truyền thông xã hội, ban hành ngày 4 tháng 12 năm 1963, thảo luận về sự quan trọng của truyền thông đối với sự tiến bộ liên tục của nhân loại và sự góp phần của người Công giáo nếu có thể.
4) Orientalium Ecclesiarum, Decree on the Catholic Churches of the Easterm Rite, Sắc lệnh về các Giáo hội Công giáo Đông phương, ban hành ngày 21 tháng 11 năm 1964, ca ngợi di sản phụng vụ và thần học của các giáo hội này, tuy ở Đông phương nhưng vẫn giữ sự hiệp thông với Rôma.
5) Unitatis Redintegration, Decree on Ecumenism, Sắc lệnh về Hiệp nhất, ban hành ngày 21 tháng 11 năm 1964, Giáo hội Công giáo thú nhận lỗi lầm từ mọi phía vì những tranh chấp gây nên sự chia cắt trong Kitô giáo; tìm cách đối thoại và hợp nhất với "những anh em đã chia lìa".
6) Christus Dominus, Decree Concerning the Pastor Office of Bishops in the Church, Sắc lệnh về nhiệm vụ mục vụ của các Giám mục trong Giáo hội, ban hành ngày 28 tháng 10 năm 1965, xác định thẩm quyền và nhiệm vụ của các Giám mục trong giáo phận của các ngài, trong cuộc họp cấp miền, và trong giáo hội nói chung.
7) Perfectae Caritatis, Decree on Renewal of Religious Life, Sắc lệnh về canh tân thích nghi đời sống dòng tu, ban hành ngày 28 tháng 10 năm 1965, kêu gọi canh tân trong cơ cấu tổ chức và quy luật, nhưng coi yếu tố then chốt để canh tân là thể hiện các lời khấn khó nghèo, khiết tịnh và vâng phục.
8) Optatam Totius, Decree on Priestly Training, Sắc lệnh về đào tạo Linh mục, ban hành ngày 28 tháng 10 năm 1965, kêu gọi việc huấn luyện các linh mục một cách nghiêm chỉnh, kể cả việc chú trọng đến các tiêu chuẩn cao trong việc học, đời sống tâm linh và huấn luyện mục vụ.
9) Gravissimum Educationis, Declaration on Christian Education, Tuyên ngôn về giáo dục Kitô giáo, ban hành ngày 28 tháng 10 năm 1965, xác nhận sự quan trọng của việc giáo dục Kitô hữu ở nhà, ở trường, và ở nhà thờ và kêu gọi việc cập nhật hóa các phương pháp giáo dục để phù hợp với các ngành khoa học xã hội.
10) Nostra Aetate, Declaration on the Relation of the Church to Non-Christian Religious, Tuyên ngôn về Liên lạc của Giáo hội với các tôn giáo ngoài Kitô giáo, ban hành ngày 28 tháng 10 năm 1965, kêu gọi thái độ cởi mở và cộng tác với các tôn giáo lớn trên thế giới.
11) Dei Verbum, Dogmatic Constitution on Divene Revelation, Hiến chế Tín lý về Mạc khải của Thiên Chúa, ban hành ngày 18 tháng 11 năm 1965, xác định phương cách dùng Kinh Thánh và Truyền thống như các bày tỏ chính yếu của mặc khải Kitô giáo; điểm đáng chú ý là việc chấp nhận các phương pháp hiện đại trong việc khảo cứu Kinh Thánh và trong thần học.
12) Apostolicam Actuositatem, Decree on the Apostolate of the Laity, Sắc lệnh về Tông đồ giáo dân, được ban hành ngày 18 tháng 11 năm 1965, khuyến khích giáo dân sống đạo và loan truyền Phúc âm trong gia đình, nơi sở làm, và hoạt động xã hội.
13) Dignitatis Humanae, Declaration on Religious Freedom, Tuyên ngôn về Tự do tôn giáo, được ban hành ngày 7 tháng 12 năm 1965, cho rằng phẩm giá căn bản của loài người đòi hỏi sự tự do không bị ép buộc về vấn đề tôn giáo. Mọi người phải được tự do thờ phượng theo lương tâm của mình.
14) Ad Gentes, Decree on the Missionary Activity of the Church, Sắc lệnh về Hoạt động truyền giáo của Giáo hội, ban hành ngày 7 tháng 12 năm 1965, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc truyền giáo bên ngoài Giáo hội, nhất là qua việc hình thành các cộng đoàn ở giáo hội địa phương.
15) Presbyterorum Ordinis, Decree on the Ministry and life of Priests, Sắc lệnh về Thừa tác vụ và Đời sống linh mục, được ban hành ngày 7 tháng 12 năm 1965, làm sáng tỏ nhiệm vụ của linh mục và sự tương giao giữa linh mục với Giám mục và giáo dân.
16) Gaudium et Spes, Pastoral Constitution on the Church in the modern World, Hiến chế mục vụ về Giáo hội trong thế giới ngày nay, được ban hành ngày 7 tháng 12 năm 1965, đưa ra hình ảnh của Giáo hội như để phục vụ thế giới; đặc biệt trình bày về lập trường của Giáo hội đối với vấn đề gia đìnhvăn hóakinh tếchính trị, và hòa bình.
Giáo hội Công giáo qua 16 văn kiện, đã trình bày một chân dung chính mình không còn chắc nịch như hồi trước Vatican II, khi nhìn nhận những thất bại quá khứ của mọi thành viên, một chân dung trong đó không còn dám tự hào chắc chắn là mình đắc thủ toàn vẹn chân lý, nhưng khiêm nhường thú nhận trước Thiên Chúa và các thành viên của mình rằng Giáo hội chỉ là một đoàn người lữ hành, đang trên đường tiến đến sự viên mãn của chân lý.
Theo nhà thần học Robert Burns đã vạch ra, Vatican II khác với các công đồng trước đây, trong đó đã không định rõ điều gì giáo huấn như là tín điều theo nghĩa chính thức. Nhưng ông nói thêm rằng không một nhà thần học Công giáo có trách nhiệm lại công khai từ chối không nhận các văn kiện ấy là giáo huấn của Giáo hội. Các văn kiện đã được liệt kê theo ba phạm trù khác nhau: Hiến chế, Tuyên ngôn và Sắc lệnh. Nhìn chung, giáo huấn của Công đồng đã được trình bày như những hướng dẫn mục vụ dành cho Giáo hội và phải được mọi người Công giáo đón nhận. Không có điều gì là hoàn toàn "mới". Đúng hơn, chúng đưa ra sự hiểu biết sâu xa hơn của Huấn giáo.

Giáo hội nhìn nhận lại bản thân mình

Giáo hội trước khi có những nhìn nhận, đánh giá chính xác về người khác, điều quan trọng là phải nhìn lại mình một cách thành thật và khiêm tốn.
Sau cuộc phân ly năm 1054, Giáo hội Công giáo và Chính Thống giáo tiếp tục đối đầu qua lại với nhau - hầu hết là tranh cãi và khiêu chiến - nhưng các cuộc thương lượng lúc thì diễn ra lúc thì gián đoạn. Như Công đồng Vaticanô I gần đây nhất, Giáo hội Tin Lành được thừa nhận trong một cái nhìn rất tiêu cực. Một trong những nhà thần học Giám mục giỏi nhất tại Vatican I, Tổng Giám mục Josef Strossmayer của Bosnia-Herzogovina, đã bị chỉ trích nặng nề khi có vài điều tốt lúc nói về giáo hội Tin Lành. Vài người đã chỉ trích ông là người theo dị giáo.
Tại Vatican II, chúng ta đã nhìn thấy một vài điều hoàn toàn khác. Như Robert McAfee Brown, một trong những nhà quan sát, bộc lộ: "Chúng ta thường bị gọi là bội giáo và dị giáo. Nay chúng ta được gọi là các anh em phân ly". Các nhà quan sát Do Thái giáo không phải luôn được đối xử thân mật tại Vatican II. Vài vị Giám mục đến từ các quốc gia Ả Rập trong vùng Trung Đông công khai than phiền sự có mặt của những người Do Thái, về sự hiện diện của họ ngay trước dãy ghế trong khu vực tốt nhất ở phía trước đại sảnh công đồng. Nhưng đây chỉ là hệ quả của những đấu đá chính trị lúc ấy đang diễn ra tại Trung Đông (hiện nay vẫn còn); chứ còn về lý do thực sự của sự hiện diện Do Thái giáo tại công đồng thì không có vấn đề gì. Hồng y Augustine Bea đã đưa vào nghị trình công đồng một đề mục là không kết án người Do Thái đã không giết Đức Kitô, một lời kết án truyền kiếp đổ hậu quả đời đời cho người Do Thái, mà một số ý lấy từ sách Phúc âm theo Matthêu đoạn 27, câu 25 viết: "Máu của người cứ đổ trên đầu chúng tôi và con cháu chúng tôi"
Vatican II được xem là một Công đồng của Giáo hội nói về Giáo hội. Ở đây, cái nhìn của Giáo hội về chính mình đã được đổi mới khi nhấn mạnh mấy điểm sau đây:
- Giáo hội là một mầu nhiệm và là một sự hiệp thông trước khi là một cơ cấu tổ chức;
- Sự liên đới của tất cả các Giám mục trên thế giới với Giáo hoàng trong việc điều khiển Giáo hội.
- Sự tự lập chính đáng của các giáo hội địa phương.
- Địa vị cao quý của giáo dân trong Giáo hội.
Người ta có thể nói tới một sự tản quyền và dân chủ hoá trong Giáo hội; điều này vừa phù hợp với nguồn cội của Giáo hội vừa đi sát với xu hướng phát triển của văn minh hiện đại. Năm 1963, trong một thánh lễ tổ chức vào đầu khoá họp thứ hai của Công đồng để cầu nguyện cho Giáo hoàng Gioan XXIII mới tạ thế, Hồng y Suenens nói trong bài giảng lễ: "Ngày lớn nhất trong cuộc đời Đức Giáo hoàng Gioan không phải là ngày ngài lên ngôi giáo hoàng, không phải là ngày ngài thụ phong Giám mục. Ngày lớn nhất trong đời Đức Giáo hoàng là ngày ngài chịu phép Thanh tẩy. Không có phẩm giá nào trong Kitô giáo lớn hơn phẩm giá được làm một người đã chịu phép Thanh tẩy". Đây là một chân lý hầu như đã bị lãng quên và nay đã được Vatican II phục hồi lại trong vị trí ưu tiên của nó. Theo Công đồng, điều trước tiên chúng ta phải nghĩ tới khi nói về Giáo hội, không phải là hàng giáo sĩ nhưng là cộng đoàn dân chúa, trong đó mọi người được hưởng một sự bình đẳng căn bản như nhau. Phẩm trật là cần cho Giáo hội nhưng phẩm trật đến sau, theo nghĩa là "các chức sắc" của giáo hội là những người được tuyển chọn từ hàng ngũ các tín hữu để phục vụ cộng đồng. Cốt yếu, Giáo hội là một hiệp thông gồm tất cả mọi người môn đệ chúa Kitô và cũng là con cái Cha trên trời.
Trong thiên niên kỷ thứ ba, chắc Giáo hội sẽ phải tiếp tục và đẩy mạnh hơn nữa việc xem xét lại ý nghĩa của các thừa tác vụ trong Giáo hội, qua đó vai trò của giáo dân sẽ làm nổi bật hơn nữa. Trong những năm 40 và 50 của thế kỷ trước, việc tông đồ giáo dân được định nghĩa là "sự tham gia của giáo dân vào việc tông đồ của hàng giáo phẩm" (Piô XI). Ngày nay, Vatican II khẳng định: Giáo dân làm tông đồ là thông phần vào chính sứ mệnh cứu độ của Giáo hội; nhờ lãnh bí tích Thanh tẩy và Thêm sức, mỗi tín hữu đều được chính Chúa đề cử làm tông đồ. Một thay đổi hết sức quan trọng. Một đàng hiểu nhiệm vụ tông đồ là của riêng hàng giáo sĩ, đàng khác coi đó là một sứ mạng được Chúa uỷ thác chung cho Giáo hội; dĩ nhiên người giáo dân tham dự vào đó theo cách thức của giáo dân, nhưng họ không nhận sứ mạng đó từ sự "chiếu cố" của hàng giáo phẩm.
Thường xuyên canh tân phải là một yêu cầu cấp bách của Giáo hội. Các nhà giáo sử đang nói với chúng ta rằng Giáo hội đã và đang thay đổi kể từ những ngày đầu sơ khai. Vào thời gian của Công đồng Vatican II, Giáo hội đã trải qua rất ít thay đổi từ Công đồng Trentô vào thế kỷ 16 khi Giáo hội chính thức bắt đầu rút vào một trạng thái tinh thần tự củng cố, một tâm trạng đặc biệt thường thấy xuất hiện trong thế kỷ 18 và 19. Giáo hoàng Gioan XXIII nói, thời gian đã tới để mở ra những cánh cửa sổ và đưa vào nguồn không khí trong lành. Với Vatican II, Giáo hội đã chui ra khỏi lớp vỏ cứng của lễ giáo phong kiến Trung cổ. Với lòng khiêm tốn, Giáo hội nhìn nhận mình không phải là Nước Chúa, cũng không phải là chân lý, mà chỉ là một đoàn người lữ hành trên con đường kiếm tìm chân lý.

Vài nhận xét về ý nghĩa của Công đồng Vatican II

Nhà thần học Joseph Komonchak đánh giá Vatican II là một bước ngoặt mang tính lịch sử và văn hóa đối với Giáo hội Công giáo Rôma; vì những cải cách căn bản về thần học và cơ chế, là những điều đã từng bị ngăn trở qua hàng thế kỷ, nay được quan tâm sâu sắc.
Một biến cố lớn lao chưa từng xảy ra kể từ 400 năm nay. Cảm nhận của Giám mục Verillot lúc đó đang làm việc tại Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh. Một sự ngạc nhiên đối với chính ngài như sau này ngài thú nhận; "Một cảm hứng thoáng đến bất ngờ đánh xuống tâm hồn hèn mọn của tôi, như một đóa hoa xuân chợt nở trong một mùa xuân không mong đợi."
Thật vậy, từ năm 1563, Giáo hội Công giáo vẫn sống với những Sắc lệnh của Công đồng Trentô. Công đồng Vatican I sau đó bị gián đoạn vì chiến tranh Pháp-Đứcnăm 1870. Đây là công đồng đã bỏ phiếu tán đồng, trong sóng gió bão táp, tín điều "Đức Giáo hoàng không thể sai lầm".
Tuy nhiên, ngoài sự hưởng ứng, không ít phản ứng tiêu cực đối với Công đồng Vatican II.
Sau giáo huấn về ơn bất khả ngộ của Giáo hoàng đã được Công đồng Vatican I công bố vào năm 1869 – 1870, không ai trong Giáo hội nghĩ rằng người ta có thể nhìn thấy một công đồng nào khác, không một ai cần. Đối với nhiều người, Giáo hoàng, nhờ ơn Chúa, có thể thực hiện được mọi điều mà Giáo hội cần, tất cả là do chính ngài.
Vì thế, tuyên bố mở Vatican II của Giáo hoàng Gioan XXIII vào năm 1959 gặp phải hầu hết giáo dân Công giáo lơ là, bao gồm cả hàng giáo phẩm. Từ chủng viện và dòng tu Công giáo, cho đến các trường Công giáo cũng vậy.
Nguyên nhân gây ra sự phản đối thì khác nhau. Có những người bảo lưu ý kiến là những giáo huấn của Công đồng không gắn bó với truyền thống của Giáo hội. Tiếng nói phản đối khác đến từ những người tỏ lòng vâng lời đối với hàng giáo phẩm nhưng họ cũng là người trông chờ sự quay về với hình thức của Giáo hội trong thời Giáo hoàng Piô XII (1939 – 1958). Không tiếp nhận Công đồng, họ tuyên bố rằng Vatican II đã quay lưng với truyền thống và như thế là một công đồng có khuynh hướng ly giáo. Kết quả của sự phản đối này là vụ Tổng Giám mục của Pháp Marcel Lefebvre bị cách chức năm 1976 và bị vạ tuyệt thông vào năm 1988 khi tự mình phong chức cho bốn Giám mục trong nhóm Huynh đệ (vụ việc này đã ít nhiều góp phần gây chia rẽ trong nội bộ Giáo hội Công giáo vốn đã rạn nứt).
Ngoài ra, Công đồng Vatican II cùng những thay đổi đã đưa ra tại đây chưa được giải thích cách đúng mức cho các tín hữu. Đa số đều tùy theo từng giáo xứ. Trong nhiều trường hợp, giáo sĩ địa phương theo dõi những diễn biến xảy ra tại Công đồng và náo nức thay đổi. Sau đó, với sự hiểu biết và lòng nhiệt thành được truyền cho giáo dân trong xứ; nhưng các giáo xứ như vậy thì rất ít. Hầu hết người Công giáo ngay sau Công đồng không được dạy cho biết lý do của những sự thay đổi. Kết quả là những phản ứng đã diễn ra rất khác nhau. Những người nào biết rõ lý do thần học thay đổi thì thích thú. Còn số người không hiểu đầy đủ lý lẽ, hay là tệ hơn, không biết gì về lý do thay đổi, thì chỉ thấy bất an mà thôi.
Các văn kiện của Công đồng Vatican II phản ánh bản chất bị phân hóa của chính Công đồng. Một số văn kiện có vẻ kỳ cục, nếu được đặt bên cạnh những quan điểm truyền thống và tiến bộ. Ví dụ Hiến chế Tín lý về Giáo hội làm cho hầu như mọi tuyên bố về cộng đoàn tính của hàng Giám mục cân xứng với việc tái khẳng định những đặc quyền truyền thống của Giáo hoàng (Giáo hoàng).
Nhưng Công đồng đã thành công mỹ mãn trong việc khai mở những dòng canh tân trong Giáo hội. Chỉ trong một ít năm, Công giáo đã trải qua những thay đổi nhanh chóng trong phụng vụ và phượng tự, trong thần học, trong sự hiểu biết về quyền bính và thừa tác vụ của Giáo hội (tức Giáo hội Công giáo), trong các cộng đoàn tu, trong đời sống giáo xứ thậm chí trong nền văn hóa riêng của mình. Đặc biệt, con đường đối thoại của Giáo hội với các tôn giáo khác có những bước tiến vượt bậc. Không phải tất cả mọi thay đổi đều có lợi cho Giáo hội, và đối với nhiều Kitô hữu, vẫn có và vẫn còn tồn tại nhiều rắc rối đáng kể.
Ta không thể đổ thừa cho hoàn cảnh Giáo hội trong đầu thiên niên kỷ thứ ba này là do Công đồng được, nhưng Công đồng đã đem lại cho Giáo hội một sinh lực mới và nhờ việc kêu gọi giáo hội canh tân các cơ chế, các nền thần học và đời sống, Công đồng đã giúp Giáo hội có thể đóng một vai trò có ý thức trong sự thay đổi của mình. Với Vatican II, Giáo hội đã thực sự làm mới lại mình. Đặc biệt, sự thay đổi quan điểm của Giáo hội về các tôn giáo khác đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy quá trình đối thoại giữa các tôn giáo lớn trên thế giới.


No comments:

Post a Comment