Friday, October 19, 2018

Nghị định thư CẮM MỐC BIÊN GIỚI VIỆT-HOA: ngày 18, tháng 11, năm 2009


Nghị định thư này ký ngày 18 tháng 11 năm 2009
thuvienphapluat.vn
793-1009 minutes

Năm 2009
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi tắt là “hai Bên”), căn cứ  “Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” ký ngày 30 tháng 12 năm 1999, thông qua Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc (sau đây gọi tắt là “Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc”) triển khai công tác phân giới cắm mốc liên hợp từ năm 2000 đến năm 2009, xác định đường biên giới trên đất liền giữa hai nước trên thực địa (sau đây gọi tắt là “đường biên giới”).
Để thể hiện thành quả phân giới cắm mốc, hai Bên quyết định ký kết Nghị định thư này.
(Dàn bài lủng củng; Có tất cả 5 phần, và 13 điều.
Phần 1: Gồm Điều 1 - Điều 6;
Phần 2: Điều 7; dài nhất liệt kê 1378 cột mốc biên giới.
Phần 3: Gồm Điều 8 - Điều 10;
Phần 4: Điều 11;
Phần 5: Gồm Điều 12 - Điều 13;)


Điều 1. (Có tất cả 13 Điều?)
Cơ sở pháp lý, kỹ thuật của công tác phân giới cắm mốc là:
1. “Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” ký ngày 30 tháng 12 năm 1999.
2. “Hiệp định giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong vịnh Bắc Bộ” ký ngày 25 tháng 12 năm 2000.
3. “Hiệp ước về xác định giao điểm đường biên giới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” ký ngày 10 tháng 10 năm 2006.
4. Biên bản đàm phán từ Vòng I đến Vòng III của Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc.
5. Biên bản đàm phán từ Vòng I đến Vòng XXXV cấp Chủ tịch Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc.
6. Biên bản đàm phán từ Vòng I đến Vòng IV của Chuyên gia trong Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc.
7. Biên bản đàm phán từ Vòng I đến Vòng XVII của Nhóm Chuyên gia trong Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc.

1. Điểm khởi đầu đường biên giới là giao điểm đường biên giới giữa ba nước: nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (dưới đây gọi tắt là giao điểm đường biên giới ba nước) quy định trong “Hiệp ước về xác định giao điểm đường biên giới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”, điểm kết thúc đường biên giới là điểm thứ nhất của đường phân định lãnh hải trong vịnh Bắc Bộ giữa hai nước quy định trong “Hiệp định giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong vịnh Bắc Bộ”; tổng chiều dài đường biên giới là 1449,566km, trong đó đường biên giới trên đất liền là 1065,652km, đường biên giới nước là 383,914km.
Mô tả chi tiết hướng đi của đường biên giới được ghi ở Phần II của Nghị định thư này, đồng thời đường biên giới được thể hiện trên “Bản đồ biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”, tỷ lệ 1:50 000 (sau đây gọi tắt là “Bản đồ biên giới”) (Phụ lục 1).
2. Hai Bên đặt các mốc giới (mốc giới chính hoặc mốc giới phụ) trên đường biên giới các vị trí sau:
a. Nơi hướng đi của đường biên giới thay đổi rõ rệt;
b. Nơi địa hình khó xác định, đường biên giới khó nhận biết;
c. Nơi giao nhau giữa đường bộ, đường sắt, sông suối với đường biên giới;
d. Khu vực điểm dân cư quan trọng gần đường biên giới;
e. Điểm hợp lưu hoặc điểm phân lưu giữa sông, suối nội địa với sông, suối biên giới;
f. Nơi sông, suối biên giới dễ thay đổi dòng chảy;
g. Nơi thay đổi giữa đường biên giới nước và đường biên giới đất liền;
h. Điểm cao cần thiết.
3. Mốc giới chính và mốc giới phụ bao gồm mốc đơn, mốc đôi cùng số và mốc ba cùng số. Mốc giới đơn (mốc giới đơn chính hoặc mốc giới đơn phụ) được tạo thành bởi một cột mốc giới, đặt trực tiếp trên đường biên giới. Mốc giới đôi cùng số (mốc giới đôi chính hoặc mốc giới đôi phụ) được tạo thành bởi hai cột mốc giới, đặt ở hai bên bờ sông biên giới. Mốc giới ba cùng số (mốc giới ba chính hoặc mốc giới ba phụ) được tạo thành bởi ba cột giới mốc, đặt ở trên bờ sông của hai Bên, nơi hợp lưu (nơi phân lưu) của sông, suối nội địa và sông, suối biên giới.
4. Số hiệu mốc giới chính được đánh số đại thể từ Tây sang Đông theo thứ tự của số tự nhiên, lần lượt từ 1 đến 1378. Số hiệu mốc giới phụ thể hiện bằng phân số, tử số là số hiệu mốc giới chính phía trước, mẫu số là số hiệu của mốc giới phụ (đánh số đại thể từ Tây sang Đông, theo thứ tự từ 1 và tăng dần).
5. Số hiệu của mốc giới đơn (mốc giới đơn chính hoặc mốc giới đơn phụ) là số hiệu của mốc giới đơn đó; số hiệu của cột mốc giới đôi (mốc giới đôi chính hoặc mốc giới đôi phụ) là số hiệu của mốc giới đôi đó và số (1) hoặc (2); số hiệu của mốc giới ba (mốc giới ba chính hoặc mốc giới ba phụ) là số hiệu của mốc giới ba đó và số (1), (2) hoặc (3).
Cột mốc giới đôi đặt ở hai bờ sông, suối biên giới, con số trong số hiệu cột mốc đặt trên bờ sông phía Trung Quốc là (1), con số trong số hiệu cột mốc đặt trên bờ sông phía Việt Nam là (2).
Cột mốc giới ba có số hiệu đánh số theo chiều kim đồng hồ. Khi cột mốc duy nhất đặt trên bờ sông, suối biên giới của một Bên, con số trong số hiệu của cột mốc giới đó là (1); hai cột mốc còn lại đặt trên bờ sông, suối biên giới của một bên, con số trong số hiệu của hai cột mốc giới đó lần lượt là (2) và (3).
6. Hai Bên đã thiết kế tất cả 1780 vị trí mốc giới, gồm 1378 vị trí mốc giới chính và 402 vị trí mốc giới phụ. Trong tổng số vị trí mốc giới chính có 1244 mốc đơn, 98 mốc đôi cùng số và 36 mốc ba cùng số. Trong tổng số vị trí mốc giới phụ có 383 mốc đơn, 18 mốc đôi cùng số và 1 mốc ba cùng số
7. Hai Bên đã cắm 1970 cột mốc, bao gồm 1627 cột mốc đơn, 232 cột mốc đôi và 111 cột mốc ba. Trong các cột mốc giới đơn chính, cột mốc mang số mốc lẻ do phía Trung Quốc cắm, cột mốc mang số mốc chẵn do phía Việt Nam cắm. Trong các cột mốc giới đơn phụ, cột mốc mang số mốc có mẫu số là số lẻ về nguyên tắc là do phía Trung Quốc cắm, trong đó mốc số 50/1, 137/1, 353/1 do phía Việt Nam cắm, cột mốc mang số mốc có mẫu số là số chẵn do phía Việt Nam cắm. Trong các cột mốc giới đôi và cột mốc giới ba, các cột mốc nằm trong lãnh thổ Việt Nam do phía Việt Nam cắm, các cột mốc nằm trong lãnh thổ Trung Quốc do phía Trung Quốc cắm.
8. Các cột mốc giới do phía Việt Nam cắm làm bằng đá hoa cương hoặc bê tông; các cột mốc giới do phía Trung Quốc cắm làm bằng đá hoa cương. Mốc giới có 3 loại: mốc lớn, mốc trung và mốc nhỏ, trên mặt mốc đều khắc tên nước, số hiệu mốc giới và năm bắt đầu phân giới cắm mốc tại thực địa (2001), mốc lớn có gắn thêm quốc huy. Quy cách và mẫu của các cột mốc xem Phụ lục 1.
9. Vị trí mỗi cột mốc giới đều được ghi chú trong Phần II của Nghị định thư này và được thể hiện trên bản đồ biên giới. Tọa độ vuông góc, tọa độ địa lý và các thông tin khác của mỗi cột mốc giới đều được ghi chi tiết trong “Bảng đăng ký mốc giới” (Phụ lục 2) và “Bảng kê tọa độ, độ cao mốc giới” (Phụ lục 3).

1. Tọa độ địa lý trong Nghị định thư này sử dụng hệ tọa độ mặt đất năm 1984 (hệ tọa độ WGS-84); chuẩn độ cao sử dụng mô hình trường trọng lực toàn cầu năm 1996 (EGM96).
2. Tọa độ vuông góc mặt phẳng của cột mốc giới liệt kê trong “Bảng đăng ký mốc giới” và “Bảng kê tọa độ và độ cao mốc giới” được tính toán, chuyển đổi từ tọa độ địa lý của cột mốc giới đó qua phép chiếu Gauss - Kruger, theo múi chiếu 60. Tất cả các cột mốc đều có một bộ thành quả tọa độ vuông góc mặt phẳng tính toán, chuyển đổi theo đường kinh tuyến trung ương 1050 kinh độ Đông; các cột mốc nằm ở 1080 kinh độ Đông về Đông có thêm bộ thành quả tọa độ vuông góc mặt phẳng được tính toán, chuyển đổi theo đường kinh tuyến trung ương 1110 kinh độ Đông.
Độ cao mốc giới là độ cao mặt đất tự nhiên hoặc mặt đất nhân tạo của vị trí mốc giới đó, được tính toán bằng độ cao đỉnh mốc giới trừ đi chiều cao của mốc giới đó. Độ cao của đỉnh cột mốc giới được tính bằng cách lấy độ cao mặt đất trong hệ thống tọa độ WGS-84 của cột mốc giới đó trừ đi độ cao dị thường. Độ cao dị thường được tính toán căn cứ theo tọa độ mặt đất của cột mốc đó thông qua mô hình EGM96.
Tọa độ địa lý của cột mốc giới lấy đến 0,001”; độ cao và tọa độ mặt phẳng vuông góc lấy đến 0,01m; góc phương vị giữa các mốc giới (cột mốc) liền kề, các mốc đôi, mốc ba cùng số lấy đến 1”, khoảng cách lấy đến 0,01m.
Khoảng cách từ mỗi cột mốc giới đôi, cột mốc giới ba đến đường biên giới và từ mỗi cột mốc giới ba đến điểm hợp lưu (điểm phân lưu) trên sông biên giới và sông nội địa đo ở thực địa, lấy đến 0,01m.
3. Các điểm đặc trưng mới tăng thêm (điểm chuyển hướng của đường biên giới hoặc điểm địa hình đặc trưng) trên đường biên giới được biểu thị bằng điểm A, B hoặc độ cao (lấy đến 1m) trong Nghị định thư này được đo tại thực địa hoặc đo trên bản đồ biên giới. Trong mô tả hướng đi của đường biên giới, điểm đặc trưng đo tại thực địa được ghi chú tọa độ địa lý, tọa độ địa lý lấy đến 0,01”; điểm đặc trưng đo trên bản đồ được ghi chú bằng cụm từ “(đo trên bản đồ)”.

1. Bản đồ biên giới gồm 35 mảnh, được đánh số đại thể từ Tây sang Đông, dọc theo đường biên giới, từ mảnh số 1 đến mảnh số 35; chia làm bản tiếng Việt - Trung và tiếng Trung - Việt.
2. Bản đồ biên giới sử dụng hệ tọa độ WGS-84 và chuẩn độ cao EGM 96.
3. Độ rộng đo vẽ bản đồ biên giới là từ 3-5 km về mỗi bên tính từ đường biên giới.
4. Khi đường biên giới đi theo trung tuyến đường mòn và bờ ruộng, trên bản đồ biên giới chỉ vẽ đường biên giới, không vẽ đường mòn và bờ ruộng.
5. Khi đường biên giới đi theo trung tuyến dòng chảy mương nước, trung tuyến dòng chảy hoặc trung tuyến dòng chảy chính của sông suối có độ rộng nhỏ hơn 20m, nếu chiều dài mương nước, sông suối liên quan nhỏ hơn 500m, thì trên bản đồ biên giới chỉ vẽ đường biên giới, không vẽ mương nước hoặc sông suối; nếu mương nước hoặc sông suối liên quan có độ dài lớn hơn hoặc bằng 500m, thì trên bản đồ biên giới đường biên giới sẽ được vẽ bằng nét đứt so le hai bên theo dòng chảy mương nước hoặc sông suối.
Khi đường biên giới đi theo trung tuyến đường phòng hỏa, trung tuyến dòng chảy (trung tuyến dòng chảy chính) sông suối có độ rộng lớn hơn 20m hoặc trung tuyến luồng chính tàu thuyền đi lại, thì trên bản đồ biên giới đường biên giới sẽ được vẽ trùng với trung tuyến đường phòng hỏa, trung tuyến dòng chảy (trung tuyến dòng chảy chính) sông suối hoặc trùng trung tuyến luồng chính tàu thuyền đi lại được.
6. Trên bản đồ biên giới không thể căn cứ theo vị trí thực tế để vẽ mốc giới và điểm đặc trưng của đoạn biên giới, thì biểu thị trên bản đồ phóng tại những chỗ trống trong khung bản đồ.
7. Các cồn, bãi trên dòng chảy có độ rộng nhỏ hơn 20m thì không biểu thị trên bản đồ biên giới.
8. Các cồn bãi không thể biểu thị được theo tỉ lệ trên bản đồ biên giới thì trên nguyên tắc biểu thị bằng ký hiệu chấm tròn màu đen đường kính 0,3mm đặt ở điểm trung tâm của cồn, bãi đó. Trong đó các cồn bãi và đường bờ nước liên quan trên sông Bá Kết đã dịch chuyển vị trí để biểu thị.
9. Các cồn bãi có tên trên sông Quây Sơn (Gui Chun He), suối Nà Sa, sông Đồng Mô, suối Bỉ Lao, sông Ka Long, sông Ka Long (Bei Lun He), sông Bắc Luân, sẽ được ghi chú tên gọi và sự quy thuộc trong bảng kê đặt tại chỗ trống trong khung bản đồ.

Sông, suối biên giới mà Nghị định thư này mô tả chia thành sông, suối tàu thuyền đi lại được và sông, suối tàu thuyền không đi lại được. Sông Ka Long (Bei Lun He), sông Bắc Luân từ mốc giới số 1350 về phía Đông là sông tàu thuyền đi lại được; những sông, suối biên giới khác là sông, suối tàu thuyền không đi lại được.
Hai Bên thông qua đo đạc thủy văn đã xác định vị trí chính xác của đường biên giới là trung tuyến luồng chính tàu thuyền đi lại trên sông tàu thuyền đi lại được và trung tuyến dòng chảy hoặc trung tuyến dòng chảy chính trên sông, suối tàu thuyền không đi lại được, đồng thời đã xác định sự quy thuộc của các cồn, bãi trên sông, suối biên giới. Số hiệu và sự quy thuộc của các cồn, bãi trên sông, suối biên giới được ghi trong “Bảng kê sự quy thuộc của các cồn, bãi” (Phụ  lục 4). Số hiệu của các cồn, bãi được đánh số theo từng sông, suối biên giới và lần lượt theo hướng đi của đường biên giới.
Sau khi phân giới đường biên giới, nếu có các cồn bãi mới xuất hiện trên sông, suối biên giới thì căn cứ theo đường biên giới đã phân giới để quy thuộc. Nếu các cồn bãi mới xuất hiện nằm trên đường biên giới đã phân giới thì hai Bên sẽ bàn bạc, xác định sự quy thuộc trên cơ sở công bằng, hợp lý.

Khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ được nhắc đến trong Nghị định thư này là khoảng cách phẳng. Khi đường biên giới giữa hai mốc giới liền kề là đường thẳng, độ dài của đường biên giới tính toán được theo tọa độ mặt phẳng vuông góc của mốc giới liền kề. Độ dài các đoạn biên giới khác được đo lấy trên bản đồ. Khoảng cách từ mỗi cột mốc giới đôi cùng số, cột mốc giới ba cùng số đến đường biên giới và khoảng cách từ mỗi cột mốc giới ba cùng số đến giao điểm hợp lưu hoặc giao điểm phân lưu giữa sông suối biên giới và sông suối nội địa đo lấy tại thực địa. Khoảng cách giữa các cột mốc giới đôi, cột mốc giới ba được tính lấy từ tọa độ mặt phẳng vuông góc của cột mốc giới đó.
Khi mô tả hướng đi của đường biên giới, quan hệ tương ứng giữa hướng và góc phương vị tọa độ như sau:
Bắc
348045’ đến 11015’
Bắc - Đông Bắc
11015’ đến 33045’
Đông Bắc
33045’ đến 56015’
Đông - Đông Bắc
56015’ đến 78045’
Đông
78045’ đến 101015’
Đông - Đông Nam
101015’ đến 123045’
Đông Nam
123045’ đến 146015’
Nam - Đông Nam
146015’ đến 168045’
Nam
168045’ đến 191015’
Nam - Tây Nam
191015’ đến 213045’
Tây Nam
213045’ đến 236015’
Tây - Tây Nam
236015’ đến 258045’
Tây
258045’ đến 281015’
Tây - Tây Bắc
281015’ đến 303045’
Tây Bắc
303045’ đến 326015’
Bắc - Tây Bắc
326015’ đến 348045’
Khi mô tả đoạn đường biên giới không đi theo đường thẳng thì ghi thêm "hướng chung" để thuyết minh phương hướng khái lược của đoạn đường biên giới này.


Hai Bên căn cứ vào kết quả phân giới, cắm mốc, đã mô tả chi tiết và thống nhất đối với đường biên giới, theo hướng đại thể từ Tây sang Đông, lần lượt theo số hiệu mốc giới
Điểm khởi đầu đường biên giới là giao điểm đường biên giới ba nước. Mốc giao điểm đường biên giới ba nước là mốc đơn, loại lớn, làm bằng đá hoa cương, có ba mặt, gắn quốc huy của ba nước, đặt trên đỉnh núi Khoan La San (Shi Ceng Da Shan), có độ cao là 1866,23m, tọa độ địa lý 22024'02,295" vĩ độ Bắc, 102008'38,109" kinh độ Đông.
Từ mốc giao điểm đường biên giới ba nước, đường biên giới theo đường phân thủy giữa các nhánh thượng lưu của suối Nậm Mo Phí đổ vào lãnh thổ Việt Nam và các nhánh thượng lưu của suối Shi Li He đổ vào lãnh thổ Trung Quốc, hướng chung Bắc - Đông Bắc, qua điểm có độ cao 1582m, điểm có độ cao 1084m, đến mốc giới số 1. Chiều dài đoạn biên giới này là 4,384km.
Mốc giới số 1 là mốc đơn, loại trung, làm bằng đá hoa cương, đặt trên đỉnh núi nhỏ, có độ cao là 1088,35m, tọa độ địa lý 22025’48,026” vĩ độ Bắc, 102009’32,695” kinh độ Đông.
Từ mốc giới số 1, đường biên giới theo đường phân thủy nêu trên, hướng chung là hướng Đông, đến điểm có độ cao 1099m, sau đó theo đường sống núi, hướng chung là hướng Đông, đến mốc giới số 2. Chiều dài đoạn biên giới này là 1,223km.
Mốc giới số 2 là mốc đơn, loại nhỏ, làm bằng bê tông, đặt trên sống núi, có độ cao là 961,57m, tọa độ địa lý 22025'42,808" vĩ độ Bắc, 102010'14,213" kinh độ Đông.
Từ mốc giới số 2, đường biên giới theo đường thẳng, hướng Bắc - Đông Bắc, đến mốc giới số 3. Chiều dài đoạn biên giới này là 0,137km.
Mốc giới số 3 là mốc đơn, loại trung, làm bằng đá hoa cương, đặt trên sống núi, có độ cao là 954,11m, tọa độ địa lý 22025'46,972" vĩ độ Bắc, 102010'15,898" kinh độ Đông.
Từ mốc giới số 3, đường biên giới theo đường phân thủy giữa các nhánh thượng lưu của suối Nậm Mo Phí đổ vào lãnh thổ Việt Nam và các nhánh thượng lưu của suối Shi Li He đổ vào lãnh thổ Trung Quốc, hướng chung Đông - Đông Bắc, qua điểm có độ cao 1107m, điểm có độ cao 1286m, đến mốc giới số 4. Chiều dài đoạn biên giới này là 1,960km.
Mốc giới số 4 là mốc đơn, loại nhỏ, làm bằng bê tông, đặt trên đường phân thủy, có độ cao là 1272,01m, tọa độ địa lý 22026' 03,701" vĩ độ Bắc, 102011'16,556" kinh độ Đông.
Từ mốc giới số 4, đường biên giới theo đường phân thủy giữa các nhánh thượng lưu của suối Nậm Mo Phí đổ vào lãnh thổ Việt Nam và các nhánh thượng lưu của suối Pian Ma He để vào lãnh thổ Trung Quốc, hướng chung Đông - Đông Nam, qua điểm có độ cao 1402m, điểm có độ cao 1412m, đến điểm có độ cao 1402m (đo trên bản đồ), sau đó theo đường phân thủy nêu trên, hướng chung Đông Bắc - đến mốc giới số 5. Chiều dài đoạn biên giới này là 2,934km.
Mốc giới số 5 là mốc đơn, loại nhỏ, làm bằng đá hoa cương, đặt trên đỉnh núi nhỏ, có độ cao là 1275,07m, tọa độ địa lý 220 25' 53,682" vĩ độ Bắc, 102012' 43,160" kinh độ Đông.
Từ mốc giới số 5, đường biên giới theo đường phân thủy giữa các nhánh thượng lưu của suối Nậm Mo Phí đổ vào lãnh thổ Việt Nam và các nhánh thượng lưu của các suối Pian Ma He, suối Jia Ma He đổ vào lãnh thổ Trung Quốc, hướng chung là hướng Đông, qua điểm có độ cao 1333m, đến mốc giới số 6. Chiều dài đoạn biên giới này là 3,272km.
Mốc giới số 6 là mốc đơn, loại nhỏ, làm bằng bê tông, đặt trên yên ngựa, có độ cao là 1463,18m, tọa độ địa lý 22025' 39,777" vĩ độ Bắc, 102014' 13,533" kinh độ Đông.
Từ mốc giới số 6, đường biên giới theo đường phân thủy giữa các nhánh thượng lưu của suối Nậm Mo Phí đổ vào lãnh thổ Việt Nam và các nhánh thượng lưu của suối Jia Ma He đổ vào lãnh thổ Trung Quốc, hướng chung Đông - Đông Nam, qua điểm có độ cao 1470m, đến mốc giới số 7. Chiều dài đoạn biên giới này là 0,694km.
Mốc giới số 7 là mốc đơn, loại nhỏ, làm bằng đá hoa cương, đặt trên đường phân thủy, có độ cao là 1519,82m, tọa độ địa lý 22025’ 30,851" vĩ độ Bắc, 102014'28,895" kinh độ Đông.
Từ mốc giới số 7, đường biên giới theo đường phân thủy nêu trên, hướng chung Đông - Đông Nam, qua điểm có độ cao 1539m, điểm có độ cao 1557m, đến mốc giới số 8. Chiều dài đoạn biên giới này là 2,764km.
Mốc giới số 8 là mốc đơn, loại nhỏ, làm bằng bê tông, đặt trên đỉnh núi, có độ cao là 1611,36m, tọa độ địa lý 22024' 49,940" vĩ độ Bắc, 102015' 44,824" kinh độ Đông.
Từ mốc giới số 8, đường biên giới theo đường phân thủy giữa các nhánh thượng lưu của suối Nậm Sa Họ đổ vào lãnh thổ Việt Nam và các nhánh thượng lưu của suối Kia Ma He đổ vào lãnh thổ Trung Quốc, hướng chung Bắc - Đông Bắc, đến điểm có độ cao 1434m, sau đó theo đường phân thủy nêu trên, hướng chung Bắc - Tây Bắc, qua điểm có độ cao 1456m, điểm có độ cao 1342m, điểm có độ cao 1320m, đến điểm có độ cao 1242m, rồi theo đường phân thủy nêu trên, hướng chung là hướng Bắc, đến mốc giới số 9. Chiều dài đoạn biên giới này là 6,697km.
Mốc giới số 9 là mốc đơn, loại trung, làm bằng đá hoa cương, đặt trên đỉnh núi, có độ cao là 1216,33m, tọa độ địa lý 22027' 45,093" vĩ độ Bắc, 102014’ 56,742" kinh độ Đông.
Từ mốc giới số 9, đường biên giới theo đường phân thủy nêu trên, hướng chung Đông - Đông Bắc, qua điểm có độ cao 1069m, đến mốc giới số 10. Chiều dài đoạn biên giới này là 1,606km.
Mốc giới số 10 là mốc đơn, loại nhỏ, làm bằng bê tông, đặt trên đỉnh núi, có độ cao là 1076,03m, tọa độ địa lý 22027' 55,468" vĩ độ Bắc, 102015' 44,945" kinh độ Đông.
Từ mốc giới số 10, đường biên giới theo đường phân thủy giữa các nhánh thượng lưu của suối Nậm Sa Họ đổ vào lãnh thổ Việt Nam và các nhánh thượng lưu của các suối Jia Ma He, suối Zhu Ya He đổ vào lãnh thổ Trung Quốc, hướng chung Bắc - Đông Bắc, qua điểm có độ cao 1039m, đến mốc giới số 11. Chiều dài đoạn biên giới này là 2,242km.
.
. Bài quá dài, phải cắt bớt
.
Mốc giới số 52 là mốc đơn, loại nhỏ, làm bằng bê tông, đặt trên đỉnh núi nhỏ, có độ cao là 1963,44m, tọa độ địa lý 22027’ 02,404” vĩ độ Bắc, 103004’ 47,974” kinh độ Đông.
Từ mốc giới số 52, đường biên giới theo đường phân thủy giữa các nhánh thượng lưu của suối Nậm Tần đổ vào lãnh thổ Việt Nam và các nhánh thượng lưu của suối Song Shu He đổ vào lãnh thổ Trung Quốc, hướng chung là hướng Bắc, qua điểm có độ cao 1989m, điểm có độ cao 2054m, điểm có độ cao 1816m, đến điểm có độ cao 1855m, sau đó theo đường phân thủy nêu trên, hướng chung Tây Bắc, qua điểm có độ cao 1821m, đến mốc giới số 53. Chiều dài đoạn biên giới này là 3,603km.
Mốc giới số 53 là mốc đơn, loại nhỏ, làm bằng đá hoa cương, đặt trên đỉnh núi, có độ cao là 1820,10m, tọa độ địa lý 22028’ 35,082” vĩ độ Bắc, 103004’ 13,604” kinh độ Đông.
Từ mốc giới số 53, đường biên giới theo đường phân thủy nêu trên, hướng chung Bắc - Đông Bắc, đến mốc giới số 54. Chiều dài đoạn biên giới này là 1,101km
Mốc giới số 54 là mốc đơn, loại nhỏ, làm bằng bê tông, đặt trên yên ngựa, có độ cao là 1395,46m, tọa độ địa lý 22029’ 06,595” vĩ độ Bắc, 103004’ 29,366” kinh độ Đông.
Từ mốc giới số 54, đường biên giới theo đường phân thủy nêu trên, hướng chung Bắc - Đông Bắc, qua điểm có độ cao 1408m, điểm có độ cao 1459m, điểm có độ cao 1468m, điểm có độ cao 1498m (đo trên bản đồ), điểm có độ cao 1557m, đến mốc giới số 55. Chiều dài đoạn biên giới này là 3,171km.
Mốc giới số 55 là mốc đơn, loại nhỏ, làm bằng đá hoa cương, đặt trên yên ngựa, có độ cao là 1530,99m, tọa độ địa lý 22030’ 19,902” vĩ độ Bắc, 103004’ 44,487” kinh độ Đông.
Từ mốc giới số 55, đường biên giới theo đường phân thủy giữa các nhánh thượng lưu của suối Nậm Tần đổ vào lãnh thổ Việt Nam và các nhánh thượng lưu của suối Jin Shui He đổ vào lãnh thổ Trung Quốc, hướng chung Bắc - Đông Bắc, qua điểm có độ cao 1545m (đo trên bản đồ), đến mốc giới số 56. Chiều dài đoạn biên giới này là 0,901km.
Mốc giới số 56 là mốc đơn, loại nhỏ, làm bằng bê tông, đặt trên đỉnh núi, có độ cao là 1604,17m, tọa độ địa lý 22030’ 42,636” vĩ độ Bắc, 103004’ 59,429” kinh độ Đông.
Từ mốc giới số 56, đường biên giới theo đường phân thủy nêu trên, hướng chung Đông - Đông Bắc, qua điểm có độ cao 1799m, đến mốc giới số 56/1. Chiều dài đoạn biên giới này là 1,804km.
Mốc giới số 56/1 là mốc đơn phụ, loại nhỏ, làm bằng đá hoa cương, đặt trên đường phân thủy, có độ cao là 1879,72m, tọa độ địa lý 22031’ 00,193” vĩ độ Bắc, 103005’ 54,224” kinh độ Đông.
Từ mốc giới số 56/1, đường biên giới theo đường phân thủy nêu trên, hướng chung là hướng Đông, qua điểm có độ cao 1930m, đến mốc giới số 56/2. Chiều dài đoạn biên giới này là 1,606km.
Mốc giới số 56/2 là mốc đơn phụ, loại nhỏ, làm bằng bê tông, đặt trên đường phân thủy, có độ cao là 1663,60, tọa độ địa lý 22030’ 59,502” vĩ độ Bắc, 103006’ 47,790” kinh độ Đông.
Từ mốc giới số 56/2, đường biên giới theo đường phân thủy giữa các nhánh thượng lưu của các suối Nậm Tần, suối Huổi Luông đổ vào lãnh thổ Việt Nam và các nhánh thượng lưu của suối Jin Shui He đổ vào lãnh thổ Trung Quốc, hướng chung Đông Bắc, qua điểm có độ cao 1634m, điểm có độ cao 1727m, điểm có độ cao 1689m, điểm có độ cao 1630m, điểm có độ cao 1458m, đến mốc giới số 57. Chiều dài đoạn biên giới này là 4,388km.
Mốc giới số 57 là mốc đơn, loại nhỏ, làm bằng đá hoa cương, đặt trên đỉnh núi, có độ cao là 1517,29m, tọa độ địa lý 22032’ 30,155” vĩ độ Bắc, 103008’ 18,698” kinh độ Đông.
Từ mốc giới số 57, đường biên giới theo đường phân thủy giữa các nhánh thượng lưu của suối Huổi Luông đổ vào lãnh thổ Việt Nam và các nhánh thượng lưu của suối Jin Shui He đổ vào lãnh thổ Trung Quốc, hướng chung Đông - Đông Nam, đến mốc giới số 58. Chiều dài đoạn biên giới này là 0,463km.
Mốc giới số 58 là mốc đơn, loại nhỏ, làm bằng bê tông, đặt trên đường phân thủy, có độ cao là 1474,59m, tọa độ địa lý 22032’ 24,629” vĩ độ Bắc, 103008’ 33,687” kinh độ Đông.
.
Bài quá dài, phải cắt bớt
.
Từ mốc giới số 833, đường biên giới theo đường thẳng, hướng Đông, đến mốc giới số 833/1. Chiều dài đoạn biên giới này là 0,145km.
Mốc giới số 833/1 là mốc đơn phụ, loại nhỏ, làm bằng đá hoa cương, đặt tại chân núi, có độ cao là 422,60m, tọa độ địa lý 22o 51’ 47,336” vĩ độ Bắc, 106o 42’ 54,614” kinh độ Đông.
Từ mốc giới số 833/1, đường biên giới theo đường thẳng, hướng Nam - Đông Nam, đến mốc giới số 833/2. Chiều dài đoạn biên giới này là 0,091km.
Mốc giới số 833/2 là mốc đơn phụ, loại trung, làm bằng đá hoa cương, đặt trên bãi đất bằng, có độ cao là 411,15m, tọa độ địa lý 22o 51’ 44,610” vĩ độ Bắc, 106o 42’ 55,857” kinh độ Đông.
Từ mốc giới số 833/2, đường biên giới theo đường thẳng, hướng Nam - Đông Nam, đến mốc giới số 833/3. Chiều dài đoạn biên giới này là 0,097km.
Mốc giới số 833/3 là mốc đơn phụ, loại nhỏ, làm bằng đá hoa cương, đặt trên bãi đất bằng, có độ cao là 409,13m, tọa độ địa lý 22o 51’ 41,708” vĩ độ Bắc, 106o 42’ 57,154” kinh độ Đông.
Từ mốc giới số 833/3, đường biên giới theo đường thẳng, hướng Nam - Đông Nam, đến mốc giới số 833/4. Chiều dài đoạn biên giới này là 0,072km.
Mốc giới số 833/4 là mốc đơn phụ, loại trung, làm bằng đá hoa cương, đặt trên bãi đất bằng, có độ cao là 406,39m, tọa độ địa lý 22o 51’ 39,470” vĩ độ Bắc, 106o 42’ 57,927” kinh độ Đông.
Từ mốc giới số 833/4, đường biên giới theo đường thẳng, hướng Đông - Nam, đến mốc giới số 833/5. Chiều dài đoạn biên giới này là 0,057km.
Mốc giới số 833/5 là mốc đơn phụ, loại nhỏ, làm bằng đá hoa cương, đặt trên bãi đất bằng, có độ cao là 407,31m, tọa độ địa lý 22o 51’ 38,567” vĩ độ Bắc, 106o 42” 59,660” kinh độ Đông.
Từ mốc giới số 833/5, đường biên giới theo đường thẳng, hướng Đông Nam, đến mốc giới số 834. Chiều dài đoạn biên giới này là 0,091km.
Mốc giới số 834 là mốc đơn, loại trung, làm bằng đá hoa cương, đặt trên bãi đất bằng, có độ cao là 406,42m, tọa độ địa lý 22o 51’ 36,413” vĩ độ Bắc, 106o 43’ 01,836” kinh độ Đông.
Từ mốc giới số 834, đường biên giới theo đường thẳng, hướng Đông Nam, đến mốc giới số 834/1. Chiều dài đoạn biên giới này là 0,191km.
Mốc giới số 834/1 là mốc đơn phụ, loại nhỏ, làm bằng đá hoa cương, đặt trên bãi đất bằng, có độ cao là 404,70m, tọa độ địa lý 22o 51’ 32,714” vĩ độ Bắc, 106o 43’ 07,195” kinh độ Đông.
Từ mốc giới số 834/1, đường biên giới theo đường thẳng, hướng Nam - Đông Nam, cắt qua một đường cái, đến mốc giới số 835. Chiều dài đoạn biên giới này là 0,239km.
Mốc giới số 835 là mốc đơn, loại trung, làm bằng đá hoa cương, đặt trên bãi đất bằng, có độ cao là 403,46m, tọa độ địa lý 22o 51’ 25,880” vĩ độ Bắc, 106o 43’ 11,191” kinh độ Đông.
Từ mốc giới số 835, đường biên giới theo đường thẳng, hướng Nam - Đông Nam, đến mốc giới số 835/1. Chiều dài đoạn biên giới này là 0,033km.
(Đây là cột mốc ở thác Bản Giốc)




Cột mốc 53 cũ (bên trái) nằm cạnh cột mốc 835 mới (bên phải)

Mốc giới số 835/1 là mốc đơn phụ, loại nhỏ, làm bằng đá hoa cương, đặt trên bờ Bắc sông Quây Sơn (Gui Chun He), có độ cao là 404,40m, tọa độ địa lý 22o 51’ 24,920” vĩ độ Bắc, 106o 43’ 11,730” kinh độ Đông.
Từ mốc giới số 835/1, đường biên giới theo đường thẳng, hướng Đông - Đông Nam, cắt qua một nhánh của sông Quây Sơn (Gui Chun He), đến mốc giới số 835/2. Chiều dài đoạn biên giới này là 0,119km.
Mốc giới số 835/2 là mốc đơn phụ, loại nhỏ, làm bằng đá hoa cương, đặt trên cồn Pò Thoong, có độ cao là 404,18m, tọa độ địa lý 22o 51’ 23,982” vĩ độ Bắc, 106o 43’ 15,771” kinh độ Đông.
Từ mốc giới số 835/2, đường biên giới theo đường thẳng, hướng Đông Nam 63m, đến điểm có độ cao 402m (tọa độ địa lý 22o 51’ 22,67” vĩ độ Bắc, 106o 43’ 17,45” kinh độ Đông), từ đây chuyển thành biên giới nước, sau đó theo đường thẳng, hướng Đông - Đông Nam, đến giao điểm giữa đường thẳng này với trung tuyến thác chính, rồi xuôi theo trung tuyến thác chính, hướng chung Đông - Đông Nam, đến giao điểm giữa trung tuyến thác chính với trung tuyến dòng chảy sông Quây Sơn (Gui Chun He), sau đó xuôi theo trung tuyến dòng chảy sông Quây Sơn (Gui Chun He), hướng chung là Đông - Đông Nam, đến mốc giới số 836, tức là giao điểm giữa đường nối liền cột mốc số 836(1) và cột mốc số 836(2) với trung tuyến dòng chảy sông Quây Sơn (Gui Chun He). Chiều dài đoạn biên giới này là 0,333km, trong đó độ dài đường biên giới nước là 0,271km.
Mốc giới số 836 là mốc đôi cùng số.
Cột mốc số 836(1) là mốc loại trung, làm bằng đá hoa cương, đặt trên bờ sông Quây Sơn (Gui Chun He) phía Trung Quốc, có độ cao là 358,35m, tọa độ địa lý 22o 51’ 22,019” vĩ độ Bắc, 106o 43’ 27,720” kinh độ Đông; cột mốc số 836(2) là mốc loại trung, làm bằng đá hoa cương, đặt trên bờ sông Quây Sơn (Gui Chun He) phía Việt Nam, có độ cao là 355,30m, tọa độ địa lý 22o 51’ 17,103” vĩ độ Bắc, 106o 43’ 24,797” kinh độ Đông.
Khoảng cách từ cột mốc số 836(1) đến đường biên giới theo hướng đường nối liền với cột số 836(2) là 89,58m. Khoảng cách từ cột mốc số 836(2) đến đường biên giới theo hướng đường nối liền với cột số 836(1) là 83,19m.
Từ mốc giới số 836, đường biên giới xuôi theo trung tuyến dòng chảy sông Quây Sơn (Gui Chun He), hướng chung Đông Nam, đến mốc giới số 837, tức là giao điểm giữa đường nối liền cột mốc số 837(1) và cột mốc số 837(2) với trung tuyến dòng chảy sông Quây Sơn (Gui Chun He). Đoạn biên giới này là biên giới nước, độ dài 0,891km.
.
Bài quá dài, phải cắt bớt
.
Mốc giới số 1114 là mốc đơn, loại trung, làm bằng đá hoa cương, đặt trên dốc núi, có độ cao là 390,14m, tọa độ địa lý 210 58’ 12,413” vĩ độ Bắc, 1060 42’ 28,406” kinh độ Đông.
Từ mốc giới số 1114, đường biên giới theo đường thẳng, hướng Đông, đến mốc giới số 1114/1. Chiều dài đoạn biên giới này là 0,044km.
Mốc giới số 1114/1 là mốc đơn phụ, loại nhỏ, làm bằng đá hoa cương, đặt trên dốc núi, có độ cao là 360,47m, tọa độ địa lý 210 58’ 12,392” vĩ độ Bắc, 1060 42’ 29,923” kinh độ Đông.
Từ mốc giới số 1114/1, đường biên giới theo đường thẳng, hướng Bắc, đến mốc giới số 1114/2. Chiều dài đoạn biên giới này là 0,222km.
Mốc giới số 1114/2 là mốc đơn phụ, loại nhỏ, làm bằng đá hoa cương, đặt trên dốc núi, có độ cao là 347,79m, tọa độ địa lý 210 58’ 19,589” vĩ độ Bắc, 1060 42’ 29,658” kinh độ Đông.
Từ mốc giới số 1114/2, đường biên giới theo đường thẳng, hướng Bắc, đến mốc giới số 1114/3. Chiều dài đoạn biên giới này là 0,128km.
Mốc giới số 1114/3 là mốc đơn phụ, loại nhỏ, làm bằng đá hoa cương, đặt trên dốc núi, có độ cao là 376,79m, tọa độ địa lý 210 58’ 23,707” vĩ độ Bắc, 1060 42’ 29,078” kinh độ Đông.
Từ mốc giới số 1114/3, đường biên giới theo đường thẳng, hướng Tây - Tây Bắc, đến mốc giới số 1114/4. Chiều dài đoạn biên giới này là 0,053km.
Mốc giới số 1114/4 là mốc đơn phụ, loại nhỏ, làm bằng đá hoa cương, đặt trên dốc núi, có độ cao là 397,11m, tọa độ địa lý 210 58’ 24,670” vĩ độ Bắc, 1060 42’ 27,540” kinh độ Đông.
Từ mốc giới số 1114/4, đường biên giới theo đường thẳng, hướng Bắc, đến mốc giới số 1115. Chiều dài đoạn biên giới này là 0,141km.
Mốc giới số 1115 là mốc đơn, loại trung, làm bằng đá hoa cương, đặt trên sống núi, có độ cao là 421,69m, tọa độ địa lý 210 58’ 29,263” vĩ độ Bắc, 1060 42’ 27,763” kinh độ Đông.
Từ mốc giới số 1115, đường biên giới theo đường sống núi, hướng chung Đông - Đông Nam, qua điểm có độ cao 359m, đến điểm có độ cao 334m (tọa độ địa lý 210 58’ 25,57” vĩ độ Bắc, 1060 42’ 39,35” kinh độ Đông), sau đó theo đường thẳng hướng Đông, đến mốc giới số 1116. Chiều dài đoạn biên giới này là 0,398km.
Mốc giới số 1116 là mốc đơn, loại lớn, làm bằng đá hoa cương, có gắn quốc huy, đặt trên sườn núi, phía Tây đường cái từ cửa khẩu Hữu Nghị (Việt Nam) đi Hữu Nghị Quan (Trung Quốc), có độ cao là 312,30m, tọa độ địa lý 210 58’ 25,419” vĩ độ Bắc, 1060 42’ 40,798” kinh độ Đông.


Từ mốc giới số 1116, đường biên giới theo đường thẳng, hướng Đông, qua Km0, cắt qua đường cái từ cửa khẩu Hữu Nghị (Việt Nam) đi Hữu Nghị Quan (Trung Quốc), đến mốc giới số 1117. Chiều dài đoạn biên giới này là 0,085km.
.
.Bài quá dài, phải cắt bớt
.
Mốc giới số 1317 là mốc đôi cùng số.
Cột mốc số 1317(1) là mốc loại trung, làm bằng đá hoa cương, đặt trên bờ sông Đồng Mô phía Trung Quốc, phía Đông ngầm tràn đường cái từ Hoành Mô (Việt Nam) đi Dong Zhong (Trung Quốc), có độ cao là 196,73m, tọa độ địa lý 210 35’ 53,581” vĩ độ Bắc, 1070 29’ 29,684” kinh độ Đông; cột mốc số 1317(2) là mốc loại trung, làm bằng đá hoa cương, đặt trên bãi Đồng Mô số hiệu 1 sông Đồng Mô phía Việt Nam, phía Tây ngầm tràn đường cái từ Hoành Mô (Việt Nam) đi Dong Zhong (Trung Quốc), có độ cao là 197,22m, tọa độ địa lý 210 35’ 52,670” vĩ độ Bắc, 1070 29’ 26,449” kinh độ Đông.
Khoảng cách từ cột mốc số 1317(1) đến đường biên giới theo hướng đường nối liền với cột mốc số 1317(2) là 51,67m. Khoảng cách từ cột mốc số 1317(2) đến đường biên giới theo hướng đường nối liền với cột mốc số 1317(1) là 45,60m.
Từ mốc giới số 1317, đường biên giới theo đường thẳng, hướng Đông Nam, đến điểm giữa ngầm tràn đường cái từ Hoành Mô (Việt Nam) đi Dong Zhong (Trung Quốc), sau đó theo đường thẳng, hướng Đông Nam, cắt qua đảo nhỏ trên thượng nguồn ngầm tràn đường cái từ Hoành Mô (Việt Nam) đi Dong Zhong (Trung Quốc), đến điểm giữa mỏ tường kè bờ sông Đồng Mô, rồi ngược theo trung tuyến dòng chảy sông Đồng Mô, hướng chung Đông - Đông Nam, đến mốc giới số 1318, tức là giao điểm của đường nối liền cột mốc số 1318(1) và cột mốc số 1318(2) với trung tuyến dòng chảy sông Đồng Mô. Đoạn biên giới này là biên giới nước, độ dài là 1,161km.
Mốc giới số 1318 là mốc đôi cùng số.
Cột mốc số 1318(1) là mốc loại trung, làm bằng đá hoa cương, đặt trên bờ sông Đồng Mô phía Trung Quốc, có độ cao là 204,88m, tọa độ địa lý 210 35’ 45,487” vĩ độ Bắc, 1070 30’ 03,550” kinh độ Đông; cột mốc số 1318(2) là mốc loại trung, làm bằng đá hoa cương, đặt trên bờ sông Đồng Mô phía Việt Nam, có độ cao là 205,87m, tọa độ địa lý 210 35’ 42,938” vĩ độ Bắc, 1070 30’ 04,821” kinh độ Đông.
Khoảng cách từ cột mốc số 1318(1) đến đường biên giới theo hướng đường nối liền với cột mốc số 1318(2) là 46,24m. Khoảng cách từ cột mốc số 1318(2) đến đường biên giới theo hướng đường nối liền với cột mốc số 1318(1) là 40,34m.
Từ mốc giới số 1318, đường biên giới ngược theo trung tuyến dòng chảy sông Đồng Mô, hướng chung Đông - Đông Bắc, đến mốc giới số 1318/1, tức là giao điểm của đường nối liền cột mốc số 1318/1(1) và cột mốc số 1318/1(2) với trung tuyến dòng chảy sông Đồng Mô. Đoạn biên giới này là biên giới nước, độ dài là 0,485km.
Mốc giới số 1318/1 là mốc đôi cùng số phụ.
Cột mốc số 1318/1(1) là mốc loại trung, làm bằng đá hoa cương, đặt trên cồn Dong Pian Dao số hiệu 3 sông Đồng Mô phía Trung Quốc, có độ cao là 210,49m, tọa độ địa lý 210 35’ 51,469” vĩ độ Bắc, 1070 30’ 19,008” kinh độ Đông; cột mốc số 1318/1(2) là mốc loại trung, làm bằng đá hoa cương, đặt trên bờ sông Đồng Mô phía Việt Nam, có độ cao là 208,44m, tọa độ địa lý 210 35’ 48,293” vĩ độ Bắc, 1070 30’ 17,198” kinh độ Đông.
Khoảng cách từ cột mốc số 1318/1(1) đến đường biên giới theo hướng đường nối liền với cột mốc số 1318/1(2) là 23,77m. Khoảng cách từ cột mốc số 1318/1(2) đến đường biên giới theo hướng đường nối liền với cột mốc số 1318/1(1) là 87,05m.
Từ mốc giới số 1318/1, đường biên giới ngược theo trung tuyến dòng chảy nhánh sông Đồng Mô, hướng chung Đông - Đông Nam 750m, sau đó theo đường sâu nhất vết nước tự nhiên lòng sông cạn của nhánh sông này, hướng chung là hướng Đông, đến mốc giới số 1319, tức là giao điểm của trung tuyến dòng chảy sông Đồng Mô với trung tuyến dòng chảy một nhánh của nó. Đoạn biên giới này là biên giới nước, độ dài là 1,541km.
Trong đoạn sông biên giới này có 1 cồn, cồn Dong Pian Dao, số hiệu 3 quy thuộc Trung Quốc.
Mốc giới số 1319 là mốc ba cùng số.
Cột mốc số 1319(1) là mốc loại trung, làm bằng đá hoa cương, đặt trên bờ sông phía Việt Nam, nơi phân dòng của sông Đồng Mô và một nhánh của nó, có độ cao là 224,89m, tọa độ địa lý 210 35’ 35,690” vĩ độ Bắc, 1070 31’ 06,906” kinh độ Đông; cột mốc số 1319(2) là mốc loại trung, làm bằng đá hoa cương, đặt trên cồn Dong Pian Dao số hiệu 3 phía Trung Quốc, nơi phân dòng của sông Đồng Mô với một nhánh của nó, có độ cao là 223,57m, tọa độ địa lý 210 35’ 39,388” vĩ độ Bắc, 1070 31’ 04,504” kinh độ Đông; cột mốc số 1319(3) là mốc loại trung, làm bằng đá hoa cương, đặt trên bờ sông phía Trung Quốc, nơi phân dòng của sông Đồng Mô và một nhánh của nó, có độ cao là 236,05m, tọa độ địa lý là 210 35’ 38,213” vĩ độ Bắc, 1070 31’ 09,885” kinh độ Đông.
Khoảng cách từ cột mốc số 1319(1) đến đường biên giới theo hướng đường nối liền với cột mốc số 1319(2) là 79,62m; khoảng cách từ cột mốc số 1319(2) đến đường biên giới theo hướng đường nối liền với cột mốc số 1319(1) là 53,57m; khoảng cách từ cột mốc số 1319(1) đến đường biên giới theo hướng đường nối liền với cột mốc số 1319(3) là 64,10m; khoảng cách từ cột mốc số 1319(3) đến đường biên giới theo hướng đường nối liền với cột mốc số 1319(1) là 51,64m; khoảng cách từ cột mốc số 1319(2) đến cột mốc số 1319(3) là 159,10m.
Khoảng cách từ cột mốc số 1319(1) đến giao điểm của trung tuyến dòng chảy sông Đồng Mô với trung tuyến dòng chảy một nhánh của nó là 64,69m. Khoảng cách từ cột mốc số 1319(2) đến giao điểm của trung tuyến dòng chảy sông Đồng Mô với trung tuyến dòng chảy một nhánh của nó là 124,35m. Khoảng cách từ cột mốc số 1319(3) đến giao điểm của trung tuyến dòng chảy sông Đồng Mô với trung tuyến dòng chảy một nhánh của nó là 58,26m.
Từ mốc giới số 1319, đường biên giới ngược theo trung tuyến dòng chảy hoặc trung tuyến dòng chảy chính sông Đồng Mô, hướng chung là hướng Đông, đến mốc giới số 1320, tức là giao điểm của đường nối liền cột mốc số 1320(1) và cột mốc số 1320(2) với trung tuyến dòng chảy sông Đồng Mô. Đoạn biên giới này là biên giới nước, độ dài là 1,545km.
Trong đoạn sông biên giới này có 2 cồn (bãi), trong đó bãi số hiệu 4 quy thuộc Việt Nam, cồn số hiệu 5 quy thuộc Trung Quốc.
.
Bài quá dài, phải cắt bớt
.

Mốc giới số 1373 là mốc đôi cùng số.
Cột mốc số 1373(1) là mốc loại trung, làm bằng đá hoa cương, đặt trên bờ sông Bắc Luân phía Trung Quốc, có độ cao là 2,10m, tọa độ địa lý 210 32’ 56,468” vĩ độ Bắc, 1080 02’ 08,309” kinh độ Đông; cột mốc số 1373(2) là mốc loại trung, làm bằng đá hoa cương, đặt trên bờ sông Bắc Luân phía Việt Nam, có độ cao là 4,40m, tọa độ địa lý 210 32’ 45,723” vĩ độ Bắc, 1080 02’ 04,452” kinh độ Đông.
Khoảng cách từ cột mốc số 1373(1) đến đường biên giới theo hướng đường nối liền với cột mốc số 1373(2) là 227,45m. Khoảng cách từ cột mốc số 1373(2) đến đường biên giới theo hướng đường nối liền với cột mốc số 1373(1) là 121,60m.
Từ mốc giới số 1373, đường biên giới xuôi theo trung tuyến luồng chính tàu thuyền đi lại sông Bắc Luân, hướng chung Đông Nam, đến điểm A (điểm phân luồng tàu thuyền đi lại của sông Bắc Luân và lạch Tục Lãm, tọa độ địa lý 210 32’ 45,72” vĩ độ Bắc, 1080 02’ 10,61” kinh độ Đông), sau đó theo đường thẳng, hướng Nam - Đông Nam, đến điểm B (tọa độ địa lý 210 32’ 39,19” vĩ độ Bắc, 1080 02’ 13,96” kinh độ Đông), rồi theo đường thẳng, hướng Đông - Đông Nam 18m, đến mốc giới số 1374. Chiều dài đoạn biên giới này là 0,422km, trong đó độ dài đường biên giới nước là 0,404km.
Mốc giới số 1374 là mốc đơn, loại trung, làm bằng đá hoa cương, đặt trên phía Tây Bắc bãi Tục Lãm (Zhong Jian Sha), có độ cao là 1,04m, tọa độ địa lý 210 32’ 38,937” vĩ độ Bắc, 1080 02’ 14,537” kinh độ Đông.
Từ mốc giới số 1374, đường biên giới theo đường thẳng, hướng Đông - Đông Nam, đến mốc giới số 1375. Chiều dài đoạn biên giới này là 0,520km.
Mốc giới số 1375 là mốc đơn, loại trung, làm bằng đá hoa cương, đặt trên bãi Tục Lãm (Zhong Jian Sha), có độ cao là 0,48m, tọa độ địa lý 210 32’ 31,022” vĩ độ Bắc, 1080 02’ 30,464” kinh độ Đông.
Từ mốc giới số 1375, đường biên giới theo đường thẳng, hướng Đông Nam, đến mốc giới số 1376. Chiều dài đoạn biên giới này là 0,759km.
Mốc giới số 1376 là mốc đơn, loại trung, làm bằng đá hoa cương, đặt trên phía Đông Nam bãi Tục Lãm (Zhong Jian Sha), có độ cao là - 0,26m, tọa độ địa lý 210 32’ 15,858” vĩ độ Bắc, 1080 02’ 51,220” kinh độ Đông.
Từ mốc giới số 1376, đường biên giới theo đường thẳng, hướng Đông Nam, đến điểm A (tọa độ địa lý 210 31’ 59,75” vĩ độ Bắc, 1080 03’ 05,10” kinh độ Đông), sau đó theo trung tuyến luồng chính tàu thuyền đi lại sông Bắc Luân, hướng chung Nam - Đông Nam, đến điểm B (tọa độ địa lý 210 30’ 31,00” vĩ độ Bắc, 1080 03’ 54,66” kinh độ Đông), rồi theo đường thẳng, hướng Đông Nam, đến mốc giới số 1377. Đoạn biên giới này là biên giới nước, độ dài là 4,050km.
Mốc giới số 1377 là mốc đơn, loại trung, làm bằng đá hoa cương, đặt trên phía Tây Bắc bãi Dậu Gót (Heng Shi Sha Zhou), có độ cao là - 0,73m, tọa độ địa lý 210 30’ 23,148” vĩ độ Bắc, 1080 04’ 01,281” kinh độ Đông.
Từ mốc giới số 1377, đường biên giới theo đường thẳng, hướng Đông Nam, đến mốc giới số 1378. Đoạn biên giới này là biên giới nước, độ dài là 0,329km.
Mốc giới số 1378 là mốc đơn, loại trung, làm bằng đá hoa cương, đặt trên phía Đông Nam bãi Dậu Gót (Heng Shi Sha Zhou), có độ cao là - 1,01m, tọa độ địa lý 210 30’ 15,244” vĩ độ Bắc, 1080 04’ 08,974” kinh độ Đông.
Từ mốc giới số 1378, đường biên giới theo đường thẳng, hướng Đông Nam, đến điểm A (tọa độ địa lý 210 30’ 08,21” vĩ độ Bắc, 1080 04’ 14,87” kinh độ Đông), sau đó xuôi theo trung tuyến luồng chính tàu thuyền đi lại sông Bắc Luân, hướng chung Đông Nam, đến điểm kết thúc đường biên giới, tức điểm thứ nhất của đường phân định lãnh hải trong vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc (tọa độ địa lý 210 28’ 12,5” vĩ độ Bắc, 1080 06’ 04,3” kinh độ Đông). Đoạn biên giới này là biên giới nước, độ dài là 5,239km.

https://ongvove.wordpress.com/2010/05/09/hiệp-ước-bien-giới-việt-hoa-1999/
(Theo văn bản trên thì có tất cả 62 “giới điểm”; ở đây thì có 1300 cột mốc)


Sau khi Nghị định thư này có hiệu lực, hai Bên căn cứ “Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” tiến hành kiểm tra, bảo vệ mốc giới, đường thông tầm nhìn biên giới.

1. Sau khi Nghị định thư này có hiệu lực, hai Bên cứ 10 năm sẽ tiến hành kiểm tra liên hợp đường biên giới một lần. Nếu hai Bên đồng ý, có thể thay đổi thời hạn này. Hai Bên cũng có thể thỏa thuận tiến hành kiểm tra liên hợp đối với một số đoạn biên giới.
2. Khi kiểm tra liên hợp, hai Bên cần thành lập Ủy ban liên hợp kiểm tra biên giới. Trình tự, phương pháp làm việc và các vấn đề liên quan khác của việc kiểm tra liên hợp do Ủy ban này thỏa thuận.
3. Kết quả của mỗi lần kiểm tra liên hợp cần làm Nghị định thư kiểm tra liên hợp và bản đồ đính kèm. Nghị định thư kiểm tra liên hợp và bản đồ đính kèm này sau khi có hiệu lực sẽ trở thành văn bản bổ sung của Nghị định thư này.

Sau khi Nghị định thư này có hiệu lực, bất kỳ sự thay đổi của địa hình, sông suối thực địa đều không làm thay đổi vị trí của đường biên giới đã phân giới, trừ khi hai bên có thỏa thuận khác.


1. Tàu thuyền của hai Bên có thể tự do đi lại trên luồng hai bên bãi Tục Lãm (Zhong Jian Sha), trên các luồng xung quanh hòn Da Shi Sha Zhou, bãi Dậu Gót (Heng Shi Sha Zhou) tại khu vực cửa sông Bắc Luân, phạm vi khu vực tàu thuyền đi lại tự do xem Phụ lục 1.
2. Cư dân biên giới hai Bên không được vượt qua biên giới để tiến hành các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản trong khu vực tàu thuyền tự do đi lại.
3. Không Bên nào được xây dựng các công trình nhân tạo trong khu vực tàu thuyền tự do đi lại, trừ khi hai Bên có thỏa thuận khác.
4. Hoạt động của tàu thuyền trong khu vực tự do đi lại thực hiện theo Hiệp định liên quan do hai Bên ký kết.


Khi Nghị định thư này có hiệu lực, đường biên giới đã phân giới và vị trí chính xác của đường biên giới này lấy Nghị định thư này và bản đồ biên giới làm chuẩn.
Nghị định thư này sẽ trở thành Phụ lục của “Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”; bản đồ biên giới sẽ thay thế bản đồ đính kèm “Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”.

Hai Bên sẽ thông báo cho nhau bằng văn bản qua đường ngoại giao về việc đã hoàn thành các thủ tục pháp lý trong nước để Nghị định thư này có hiệu lực. Nghị định thư này có hiệu lực kể từ ngày văn bản thông báo cuối cùng được gửi đi.
Nghị định thư này ký ngày 18 tháng 11 năm 2009, tại Bắc Kinh thành hai bản, mỗi bản được viết bằng tiếng Việt và tiếng Trung. Cả hai văn bản đều có giá trị như nhau.

ĐẠI DIỆN CHÍNH PHỦ
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


  


Hồ Xuân Sơn

Thứ Trưởng Hồ Xuân Sơn lẩn trốn các Nhân Sĩ yêu nước .wmv
ĐẠI DIỆN CHÍNH PHỦ
NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN
TRUNG HOA




Vũ Đại Vĩ



No comments:

Post a Comment