Thiên Hoàng của Nhật, cải niên hiệu
sang Minh Trị
Cách nay đúng 150 năm, Thiên Hoàng của Nhật, cải niên hiệu sang Minh Trị
Ngày 23
tháng 10, 1868
·
1868 – Thiên hoàng Nhật Bản cải niên hiệu sang Minh Trị, Nhật Bản phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ
này.
Thời kỳ Minh Trị
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Periods
14,000 –
300 BC
|
|
300–538
|
|
538–710
|
|
710–794
|
|
794–1185
|
1185–1333
|
|
Kenmu Restoration: Tân chính
|
1333–1336
|
1336–1573
|
|
1573–1603
|
|
1603–1868
|
|
Meiji:
Thời kỳ Minh Trị
|
1868–1912
|
1912–1926
|
|
1926–1989
|
|
|
1989–present
|
Thời kỳ Meiji (明治時代 Minh Trị thời đại?), hay Thời đại Minh Trị, là thời kỳ 45 năm
dưới triều Thiên hoàng Minh Trị, theo lịch Gregory,
từ 23 tháng 10 năm 1868 (tức
8 tháng 9 âm lịch[1] năm Mậu Thìn)
đến 30 tháng 7 năm 1912[2]. Trong
thời kỳ này, Nhật Bản bắt
đầu công cuộc hiện đại hóa và vươn đến vị thế cường quốc trên thế giới.
Sau khi Thiên hoàng Minh Trị qua đời năm 1912, Thiên hoàng Đại Chính kế vị ngai vàng, do đó bắt đầu thời kỳ Đại Chính.
Thiên hoàng
Taishō (大正天皇 (Đại
Chính Thiên hoàng) Taishō-tennō?, 31 tháng 8 năm 1879 – 25 tháng 12 năm 1926) là vị Thiên hoàng thứ 123 của Nhật Bản theo Danh sách Thiên hoàng truyền thống, trị vì từ ngày 30 tháng 7 năm 1912, tới khi qua đời năm 1926.
Nhật
hoàng và cuộc Minh Trị Duy tân
Ngày 3 tháng
2 năm 1867, Thiên hoàng Hiếu Minh qua đời, hoàng tử
Mutsuhito 16 tuổi lên thay, một thời kỳ mới bắt đầu - thời kỳ Minh Trị. Nhật
hoàng khôi phục uy quyền năm 1868 chấm dứt 265 năm phong
kiến dưới triều Mạc phủTokugawa.
Thiên hoàng Minh Trị (1868-1912).
Cải cách đầu tiên là việc tuyên cáo lời thề Ngũ cá điều ngự thệ văn năm
1868, một lời tuyên bố chung về mục đích của triều đình Minh Trị để củng cố sĩ
khí và giành được sự ủng hộ tài chính cho chính phủ mới. Những điều khoản của nó bao
gồm:
1.
Thành lập các hội đồng thảo luận.
2.
Mọi tầng lớp đều tham gia vào việc tiến hành các sự vụ quốc gia.
3.
Bãi bỏ luật điều chỉnh chi tiêu và hạn chế tầng lớp trong việc
thuê mướn.
4.
Thay thế các phong tục xấu xa bằng các điều luật công bằng của tự
nhiên và
5.
Một cuộc tìm kiếm quốc tế tri thức để củng cố nền tảng thống trị
của Đế quốc.
Ẩn ý trong 5 lời tuyên thệ này là chấm dứt quyền thống trị chính
trị độc quyền của Shogun và
hướng đến sự tham dự dân chủ trong chính phủ. Để thực hiện 5 lời thề, bản Hiến
pháp 11 điều được ban hành. Bên cạnh việc thành lập Hội đồng Quốc gia, các thực
thế pháp lý, và hệ thống đẳng cấp quý tộc và viên chức, nó giới hạn nhiệm kỳ 4
năm, cho phép nhân dân bầu cử, ban hành hệ thống thuế mới, và quy định hệ thống
hành chính địa phương mới.
Chính phủ Minh Trị đảm bảo với các cường quốc rằng họ sẽ thực
hiện các điều ước cũ đã được Mạc phủ đàm phán và thông báo họ sẽ hành động phù
hợp với luật pháp quốc tế. Mutsuhito, người mà Triều đại của ông sẽ kéo dài cho
đến năm 1912, chọn một niên hiệu mới— Minh Trị (Meiji) — để đánh dấu sự khởi
đầu của một kỷ nguyên mới trong lịch sử. Để nhấn mạnh hơn nữa trật tự
mới, thủ đô được
dời khỏi Kyoto, nơi đã đóng đo từ năm 794, đến Tokyo (Đông
Kinh), tên mới của Edo.
The fifteen-year-old Meiji Emperor, moving
from Kyoto to Tokyo at the
end of 1868, after the fall of Edo
Trong một bước đi quan trọng cho việc củng cố Triều đại mới, phần
lớn các daimyo tự nguyện dân nộp đất đai và số liệu về dân số cho Nhật
hoàng trong cuộc giải thể hệ thống phiên, biểu
tượng cho việc đất đai và dân số nay đã đặt dưới phạm vi quyền lực của Nhật
hoàng. Được xác nhận ví trí cha truyền con nối của mình, các daimyo trở
thành Thống đốc, và chính quyền trung ương thừa nhận các chi tiêu hành chính
của họ và việc trả lương cho samurai.
Samurai (tiếng Nhật: 侍; rōmaji: Samurai; phiên âm Hán-Việt: thị ) có hai nghĩa. Theo nghĩa thứ nhất, samurai là một bộ
phận của tầng lớp võ sĩ Nhật Bản, là thuộc hạ của các shogun, daimyo, và đứng trên một số bộ
phận võ sĩ khác. Samurai theo nghĩa này là cách hiểu ở Nhật Bản.
Các phiên được thay thế bằng tỉnh năm 1871, và quyền lực tiếp tục rơi về tay chính quyền
trung ương. Các quan chức từ các phiên được ân sủng trước đó, ví dụ như Satsuma, Chōshū, Tosa,
và Hizen, được chọn làm các Bộ
trưởng mới. Các quý tộc trong triều vốn ít được ân sủng trước kia và các
samurai cấp thấp nhưng từ gốc rễ thay thế những người được Mạc phủ bổ nhiệm,
daimyo, và các quý tộc cũ trong triều, trở thành tầng lớp thống trị mới.
Minh Trị phục quyền cố gắng Nhật hoàng trở lại vị trí nổi trội,
cố gắng đưa Thần đạo trở thành quốc giáo như 1.000 năm
trước. Vì Thần đạo và Phật
giáo đã hòa trộn thành một niềm tin tổng hợp trong gần 1.000
năm trước đó, một Quốc gia Thần đạo mới
được xây dựng để phục vụ mục đích này. Cơ quan
thờ phụng Thần đạo được thành lập, về mặt quan trọng thì còn hơn cả Hội đồng
Quốc gia. Tư tưởng Quốc thể của
trường Mito được nắm lấy, và nguồn gốc thần thánh của Hoàng gia Nhật Bảnđược nhấn mạnh. Chính quyền ủng
hộ các giáo viên Shinto, một bước chuyển nhỏ nhưng quan trọng. Mặc dù Cơ quan
thờ phụng Thần đạo bị hạ cấp năm 1872, và đến năm 1877 Nội vụ tỉnh kiểm
soát tất cả các đến thờ Thần đạo và các giáo phái Thần đạo chủ yếu nhận được sự
công nhân quốc gia. Thần đạo được giải thoát khỏi sự bó buộc của Phật giáo và
những giá trị của nó được phục hồi. Mặc dù Phật giáo chịu nhiều thiệt hai do sự
ủng hộ mang tính quốc gia cho Thần đạo, nó vẫn có sự hồi sinh của riêng
mình. Thiên Chúa giáo cũng được hợp pháp hóa,
và Nho giáo vẫn là một học thuyết đạo đức quan
trọng. Tuy vậy, càng ngày các nhà tư tưởng Nhật Bản càng nhận biết được các
phương pháp và tư tưởng phương Tây.
Chính
trị
Interior of National Diet, showing
Minister speaking at the tribune from which members address the House.
Người đề xướng quan trọng của chính phủ đại nghị là Itagaki Taisuke (1837–1919),
một lãnh đạo đầy quyền lực của tỉnh Tosa, người
đã từ bỏ vị trí trong Hội đồng Quốc gia sau cuộc tranh luận Seikanronnăm
1873. Itagaki tìm kiếm các giải pháp hòa bình thay vì bạo loạn để giành được
tiếng nói trong triều. Ông mở trường và khởi đầu phong trào với mục đích thiết
lập một chính thể quân chủ lập hiến và cơ quan lập pháp. Itagaki và những người khác
viết Đài kỷ niệm Tosa năm
1874 để phê phán quyền lực không giới hạn của các đầu sỏ chính trị và kêu gọi
thiết lập ngay lập tức chính phủ đại nghị.
Count Itagaki Taisuke (板垣 退助, 21 May 1837 – 16 July 1919) was a Japanese politician and leader of
the Freedom and People's Rights Movement(自由民権運動 Jiyū
Minken Undō), which evolved into Japan's first political party.
Từ năm 1871 đến năm 1873, hàng loạt các luật
đất đai và thuế được ban hành làm nền tảng cho chính sách tài khóa hiện
đại. Sở hữu tư nhân được hợp pháp hóa, chứng thư được phát hành, và đất đai
được định giá theo giá trị thị trường với thuế trả bằng tiền mặt thay vì hàng
hóa trong thời kỳ tiền Minh Trị, và với tỉ lệ thấp hơn.
Không có cái gọi là thuôc
về nhân dân, nhưng do cái gọi là nhà nước
quản NÍ
Không hài lòng với nhịp độ cải cách sau khi tái tham gia Hội đồng Quốc gia năm
1875, Itagaki tổ chức những người đi theo mình và những người chủ trương dân
chủ trong tổ chức rộng rãi Aikokusha ("Ái
Quốc xã") để đẩy mạnh việc thực hiện chính phủ đại nghị năm 1878. Năm 1881,
trong một hành động nổi tiếng nhất của mình, Itakaki giúp thành lập Jiyuto (Tự do Đảng), đi
theo học thuyết chính trị của Pháp.
Năm 1882 Okuma Shigenobu thành
lập Rikken Kaishinto (Lập
hiến Cải cách Đảng), ủng hộ cho nền dân chủ nghị viện kiểu Anh. Đáp
lại, quan chức chính phủ, các viên chức chính quyền địa phương, và những người
bảo thủ khác thành lập Rikken Teiseito (Lập
hiến Đế chính Đảng), một đảng ủng hộ chính quyền, vào năm 1882. Rất nhiều cuộc
tuần hành chính trị diễn ra sau đó, một số chuyển thành bạo động, kết quả là sự
giới hạn nghiêm ngặt hơn của chính phủ. Sự giới hạn cản trở các đảng chính trị
và dẫn đến sự chia rẽ trong nội bộ chúng. Đảng Jiyuto, chống lại Kaishinto, bị
giải tán năm 1884, và Okuma từ chức Chủ tịch Đảng Kaishinto.
Lãnh đạo chính phủ, vốn từ lâu bận tâm với mối đe dọa bạo lực
với sự ổn định và các lãnh đạo chủ chốt chia rẽ về vấn đề Triều
Tiên, nhìn chung đều đồng tình với một chính thể lập hiến sẽ
được thiết lập vào một ngày nào đó. Lãnh đạo phiên Nagato Kido
Takayoshi đồng tình với một dạng chính thể lập hiến từ trước năm
1874, và vài lời đề xướng bảo đảm hiến pháp đã được phác thảo. Tuy vậy, những
đầu sỏ chính trị, trong khi nhận thức được áp lực chính trị hiện tại, quyết tâm
giữ quyền kiểm soát. Do đó, mọi việc vẫn tiến triển một cách ít ỏi.
Kido Takayoshi (木戸孝允 Kido Takayoshi?, Mộc Hộ Hiếu Doãn) (11 tháng 8 năm 1833 – 26 tháng 5 năm 1877), còn được gọi là Kido
Kōin là một chính khách Nhật Bản dưới thời Mạc Mạt và Minh Trị Duy Tân. Ông sử dụng bí
danh Niibori Matsusuke (新堀松輔) (Tân Quật Tùng Phụ) khi ông hoạt động chống
lại shogun.
Hội nghị Osaka năm 1875 đi đến kết luận tái tổ chức lại chính
quyền với bộ máy tư pháp độc lập và bổ nhiệm một Hội đồng Nguyên lão (Genronin)
với nhiệm vụ xem xét các ý kiến cho việc thành lập cơ quan lập pháp. Nhật hoàng
tuyên bố rằng "chính thể lập hiến sẽ được thiết lập từng bước" và
ngài ra lệnh cho Hội đồng Nguyên lão sơ thảo Hiến pháp.
Ba năm sau, Hội nghị Thống đốc các tỉnh thành lập một hội đồng
được bầu tại các tỉnh. Mặc dù giới hạn quyền lực của chúng nhưng những hội đồng
này đại diện cho một bước chuyển của chính phủ đại nghị ở tầm quốc gia, và cho
đế năm 1880, các hội đồng tương tự cũng được thành lập ở các làng và thị trấn.
Năm 1880, các ứng cử viên từ 24 tỉnh tổ chức một hội nghị quốc gia để thành
lập Kokkai Kisei Domei (Liên
đoàn Thành lập Quốc hội).
Mặc dù chính quyền không chống lại các luật lệ của nghị viện,
đối đầu với sự thúc đẩy "dân quyền", nó tiếp tục cố kiểm soát tình
hình chính trị. Các bộ luật mới năm 1875 cấm báo chí phê phán chính phủ hay
thảo luận về các bộ luật quốc gia. Luật
hội họp công cộng (1880) giới hạn nghiêm khắc các cuộc tụ tập
đông người bởi sự hiện diện không được phép của các viên chức và yêu cầu giấy
phép của cảnh sát cho mọi cuộc tụ tập.
Tuy vậy, trong vòng luật pháp, và bất chấp sự bảo thủ của các
lãnh đạo, Okuma tiếp tục là một người chủ trương đơn độc chính thể kiểu Anh,
một chính thể với các đảng phái chính trị và nội các tổ chức bởi nhiều đảng, có
thể chịu chất vấn của Quốc hội. Ông kêu gọi tổ chức bầu cử vào năm 1882 để
triệu tập Quốc hội vào năm 1883; trong khi làm việc đó, ông tham dự vào một
cuộc khủng hoảng chính trị kết thúc với một chỉ dủ năm 1881 tuyên bố thành lập
Quốc hội vào năm 1890 và bãi chức Okuma.
Từ chối theo kiểu Anh, Iwakura và
những người bảo thủ khác vay mượn nhiều điều từ hệ thống lập hiến Phổ. Một trong
các đầu sỏ chính trị thời Minh Trị, Ito
Hirobumi(1841–1909), một người quê Chōshū từ lâu tham gia vào các vấn đề
chính thế, lĩnh trách nhiệm soạn thảo hiến pháp Nhật Bản. Ông dẫn đầu một phái
đoàn học hỏi Hiến pháp ra nước ngoài năm 1882, dành phần lớn thời gian ở Đức. Ông
không chấp nhân Hiến
pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ vì "quá tự do" và hệ thống
Anh quá kềnh càng và có một quốc hội kiểm soát quá mạnh với triều đình; kiểu
Pháp và Tây Ban Nha bị loại vì hướng tới chế độ chuyên
quyền.
Ito được cử làm người đứng Cục nghiên cứu hệ thống Hiến pháp năm
1884, và năm 1885 Hội đồng Quốc gia được thay thế bằng một nội các do Ito làm
Thủ tướng. Vị trí Thái chính đại thần, Tả đại thần, Hữu đại thần, đã tồn tại từ
thế kỷ thứ 7 như là cố vấn cho Nhật hoàng đều bị bãi bỏ. Thay vào vị trí đó, Cơ
mật viện được thành lập năm 1888 để đánh giá bản hiến pháp sắp tới và tham vấn
cho Nhật hoàng.
Để củng cố hơn nữa quyền lực quốc gia, Hội đồng Quân sự tối cao
theo kiểu Đức với hệ thống các tướng quân chịu trách nhiệm trực tiếp trước Nhật
hoàng và có thể hành động độc lập với Bộ lục quân các viên chức dân sự.
Khi cuối cùng cũng nhận được sự phê chuẩn của Nhật hoàng như dấu
hiệu của việc chia sẻ quyền lực và trao quyền và sự tự do cho đề tài của ông,
Hiến pháp năm 1889 của Đế quốc Nhật Bản (Hiến pháp Minh Trị cho
ra đời Nghị viện Hoàng gia (Teikoku Gikai), được soạn thảo bởi Hạ Nghị viên dân
bầu với giới hạn rất lớn về số lượng nam công dân được đi bầu cử, phải trên 25
tuổi và phải nộp 15 yên thuế quốc gia, khoảng 1% dân số, và Thượng viện, bao gồm quý tộc và những người được Hoàng
gia chỉ định; và một nội các chịu trách nhiệm trước Nhật hoàng và sự độc lập
của cơ quan tư pháp. Nghị viện có thể phê chuẩn pháp luật của chính thể và các
bộ luật được đề xuất, đại diện cho chính thể, và tập hợp lời thỉnh nguyện đến
Thiên hoàng. Tuy nhiên, bất chấp thay đổi về cơ cấu chính quyền, quyền lực tối
cao vẫn nằm trong tay Nhật hoàng trên cơ sở tổ tiên thần thánh của ông.
Hiến pháp mới định rõ thể chế chính thể vẫn là độc tài, với Nhật
hoàng nắm quyền lực vô hạn và chỉ nhượng bộ một chút cho dân quyền và cơ cấu
nghị viện. Sự tham dự của chính đảng được coi là một phần của tiến trình chính
trị. Hiến pháp Minh Trị sẽ tồn tại cho đến năm 1947 như là nền tảng của các đạo
luật.
Trong những năm đầu của chính thể lập hiến, ưu khuyết điểm của
Hiến pháp Minh Trị đều bộc lộ. Một nhóm nhỏ quý tộc Satsuma và Chōshū tiếp tục
thống trị Nhật Bản, được thể chế hóa thành một cơ cấu trên Hiến pháp gọi
là genro (Nguyên lão). Các
genro cùng nhau đưa ra các quyết định dành riêng cho Thiên hoàng, và genro, chứ
không phải Thiên hoàng, kiểm soát nền chính trị quốc gia.
Tuy vậy, trong suốt thời kỳ này, các vấn đề chính trị thường
được giải quyết thông qua thương lượng, và các đảng phái chính trị dần gia tăng
quyền lực của mình thông qua chính phủ và kết quả là họ giữ vị thế ngày càng
lớn trong tiến trình chính trị. Từ năm 1891 đến năm 1895, Ito làm Thủ tướng với
nội các gồm phần lớn các genro những người muốn thành lập một đảng chính quyền
kiểm soát Hạ viện. Mặc dù họ không hoàn toàn nhận ra, xu hướng đi tới nền chính
trị chính đảng phái cũng được hình thành.
Xã
hội
Đáp lại, một trong những việc làm đầu tiên của chính phủ là
thiết lập hệ thống cấp bậc quý tộc. 500 người từ các quý tộc cũ trong triều,
cựu daimyo, và samurai, những người đã có đóng góp giá trị cho
Nhật hoàng được chia làm 5 cấp: công tước, hầu tước, bá tước, tử tước, và nam
tước.
Đây là lúc phong trào Ee ja nai ka, sự
bùng nổ tự phát cách ứng xử thể hiện trạng thái mê ly, ngây ngất đã diễn ra.
Năm 1885, nhà trí thức Yukichi
Fukuzawa viết bài tiểu luận gây ấn tượng Thoát Á luận, cho
rằng Nhật Bản nên hướng mình đến các nước văn minh phương Tây, bỏ lại đằng sau
những người láng giềng Á Đông tụt hậu vô vọng, Triều
Tiên và Trung Hoa.
Fukuzawa Yukichi (福澤 諭吉 (Phúc
Trạch Dụ Cát)/ ふくざわ ゆきち? 10 tháng 1 năm 1835 - 3 tháng 2 năm 1901) là một trong những bậc khai quốc công
thần và là nhà tư tưởng vĩ đại nhất của Nhật Bản cận đại. Ông được xem là người có công khai sáng phong
trào canh tân nước Nhật, cổ động dân chúng trút bỏ tư duy lạc hậu thời cổ đại
mà tiếp thu học thuật Tây phương hầu sánh bước với các nước Âu Mỹ.
Bài tiểu luận này chắc chắn có đóng góp cho sự phát triển kinh
tế và khoa học kỹ thuật của Nhật Bản thời kỳ Minh Trị nhưng nó cũng đặt nền móng
cho chủ nghĩa thực dân Nhật Bản trong vùng sau
này. Từ năm 1890, Nhật Bản đã lại bước theo con đường chủ nghĩa đế quốc và đem quân đi xâm chiếm
lại những nước yếu hơn mình (Đài Loan, Triều Tiên, Trung Quốc).
Việc công nghiệp hóa đã kéo theo nhiều thay đổi xã hội. Với sự thi
hành chính sách giảm phát để thúc đẩy các xí nghiệp công nghiệp, giá nông phẩm
hạ xuống làm cho đời sống của nông dân trở nên khó khăn, họ không đủ sức trả
địa tô và phải đi vay nặng lãi. Nhiều nông dân phá sản và phải bán tháo đất đai
cho những kẻ cho vay nặng lãi. Đây được gọi là đám "địa chủ ăn
bám" (ký sinh địa chủ = kisei jinushi). Nông dân mất hết đất đai
và rơi xuống hàng tá điền, phải canh tác thuê cho địa chủ hoặc phải bắt đầu đi
lao động thuê ở các hãng xưởng, điều kiện làm việc rất cực khổ
Yokoyama Gennosuke (Hoành
Sơn Nguyên Chi Trợ) đã viết cuốn sách "Nhật Bản hạ tầng xã hội,
1899" mô tả: lương công nhân chỉ đủ tiền cơm gạo, trong khi thời
gian làm việc rất dài, như công nhân dệt phải làm 12 giờ/ngày (lúc gấp rút thì
phải đến 18 giờ). Nơi ở của họ là một buồng ngủ chật chôi, vệ sinh kém vì phải
chứa tới 10 người, mỗi người chỉ có diện tích đủ để trải một chiếc chiếu ngủ.
Những công nhân mắc phải bệnh truyền nhiễm thì bị đuổi việc ngay chứ không hề
được chạy chữa hay hưởng bảo hiểm.
Nhìn chung, sự phát triển của kinh tế Nhật Bản đã hình thành nên
một giai cấp mới, giai cấp công nhân Nhật Bản. Việc bị bóc lột
nặng nề và điều kiện làm việc ngày càng tồi tệ dẫn đến sự đấu tranh của giai
cấp công nhân. Theo Edwin O.Reischauer, năm 1901, đảng Xã
hội dân chủ Nhật Bản được thành lập với mục tiêu đòi công bằng cho người lao
động. Nhưng năm 1900, Chính phủ Nhật (nội các Yamagata
Aritomo) đã ra tay đàn áp bằng cách ban bố Đạo
luật trị an và cảnh sát, hạn chế việc người lao động kết hợp thành
công đoàn (quyền kết xã) và đình công (quyền bãi công).
Công tước Yamagata Aritomo (山縣 有朋 Sơn Huyện Hữu Bằng?, 14 tháng 6 năm 1838 – 1 tháng 2 năm 1922), Nguyên soái Lục quân Đế quốc Nhật Bản và hai lần làm Thủ tướng Nhật. Ông được coi là kiến trúc sư của nền tảng
chính trị quân sự của Nhật Bản hiện đại. Yamagata Aritomo có thể được xem là
cha đẻ của chủ nghĩa quân phiệt Nhật
Theo mệnh lệnh của triều đình, những tài liệu và các bài báo có
nội dung xã hội chủ nghĩa sẽ bị trừng trị, các chủ bút bị giam trong khoảng từ
năm đến mười năm, và tịch biên luôn những nhà in. Năm 1908, đã xảy ra Vụ án cờ đỏ (Akahata
jiken, "Xích kỳ sự kiện") với việc bắt giữ 3 đảng viên Xã hội dân chủ
chỉ vì họ đã phất cờ đỏ ngoài đường (cờ đỏ tượng trưng cho xã hội chủ nghĩa),
những người này đã lãnh án cao nhất là khổ sai 2 năm rưỡi. Năm 1911, công nhân
thành phố Tōkyō thành công trong cuộc bãi công đòi tăng lương, nhưng người lãnh
đạo của họ là Katayama Sen bị bắt giữ.[3]
Kinh
tế
Có ít nhất hai lý do cho tốc độ hiện đại hóa của Nhật Bản: việc
thuê mướn hơn 3.000 chuyên gia nước ngoài (gọi là o-yatoi gaikokujin hay
'người làm thuê ngoại quốc') trong rất nhiều lĩnh vực chuyên ngành ví dụ như
dạy tiếng Anh, khoa học, kỹ sư, lục quân và hải quân…; và gửi nhiều sinh viên
Nhật Bản sang học ở châu Âu và Mỹ, dựa trên điều thứ năm và cuối cùng của Ngũ điều cá nguyên lệnh năm
1868: "Tri thức sẽ được tìm kiếm trên toàn thế giới để tăng cường nền
tảng sức mạnh của Đế quốc.". Quá trình hiện đại hóa được điều hành sâu
sát và bao cấp mạnh mẽ từ chính phủ Minh Trị, nâng cao quyền lực của các tập
đoàn zaibatsu khổng lồ như Mitsuivà Mitsubishi.
Chính phủ và các zaibatsu cùng nhau điều hành quốc gia, mượn
công nghệ từ phương Tây. Nhật Bản dần kiểm soát phần lớn thị trường châu Á về
hàng gia công, khởi đầu là dệt may. Cơ cấu kinh tế trở nên ngày càng trọng
thương, nhập khẩu nguyên liệu thô và xuất khẩu thành — một sự phản ánh sự nghèo
nàn nguyên liệu thô của Nhật Bản.
Nhật Bản nổi lên từ sự hoán đổi Tokugawa-Meiji như là nước châu
Á đầu tiên thực hiện công nghiệp hóa. Các hoạt động nội thương và ngoại thương
có giới hạn đáp ứng được nhu cầu văn hóa vật chất thời Tokugawa, nhưng thời kỳ
hiện đại hóa Minh Trị đi theo khái niệm kinh tế thị trường và ứng dụng thể chế
Anh và Bắc Mỹ cho các công ty tư bản tự do. Khu vực tư nhân — trên tầm quốc gia
được sự phù trợ với số lượng đông đảo những nhà doanh nghiệp năng nổ — đón chào
những đổi thay như vậy.
Cải cách kinh tế bao gồm tỷ giá hiện đại thống nhất dựa trên
đồng yên, ngân hàng, thương mại và luật thuế, thị trường chứng khoán và một hệ
thống thông tin liên lạc. Sự thiết lập một khuôn khổ cơ quan hiện đại cho phép
kinh tế tư bản tiên tiến có thêm thời gian nhưng được hoàn thành trong thập kỷ
1890. Cho đến lúc này, chính phủ đã từ bỏ phần lớn sự kiểm soát trực tiếp quá
trình hiện đại hóa, chủ yếu là vì lý do ngân sách.
Rất nhiều cựu daimyo, với lương hưu được trả thành một khoản
lớn, hưởng lợi lớn nhờ qua hoạt động đầu tư trong ngành công nghiệp đang lên.
Những người không chính thức tham gia vào ngoại thương trước cuộc Minh Trị Duy
Tân cũng phát đạt. Các Công ty phục vụ cho Mạc phủ cũ
bám vào lối kinh doanh truyền thống chịu thất bại trong môi trường kinh doanh
mới.
Chính phủ ban đầu tham gia vào hiện đại hóa kinh tế, xây dựng
rất nhiều "nhà máy hiện đại" để trợ giúp cho sự chuyển đổi sang thời
kỳ hiện đại. Sau 20 năm đầu thời Minh Trị, kinh tế công nghiệp mở rộng nhanh
chóng cho đến khoảng năm 1920 với sự nhập khẩu công nghệ tiên tiến phương Tây
và các khoản đầu tư cá nhân lớn. Được thúc đẩy kích thích bằng các cuộc chiến
và qua các kế hoạch kinh tế cẩn trọng, Nhật Bản nổi lên từ Chiến tranh thế giới thứ nhất như
một quốc gia công nghiệp chủ yếu.
Quân
sự
Bài chi tiết: Hiện đại hóa quân đội Nhật Bản 1868-1931, Lục quân Đế quốc Nhật Bản, và Hải quân Đế quốc Nhật Bản
Bị những người phản đối ngăn chặn, những nhà lãnh đạo thời Minh
Trị tiếp tục hiện đại hóa quốc gia qua đường cáp điện tín được chính phủ tài
trợ và xây dựng đường sắt, bến cảng, nhà máy vũ khí, hầm mỏ, xưởng dệt, nhà
máy, và các cơ sở thí nghiệm nông nghiệp. Nhiều người lo ngại về an ninh quốc
gia, các lãnh đạo có nhiều cố gắng quan trọng để hiện đai hóa quân đội, bao gồm
thành lập một quân đội thường trực nhỏ, một hệ thống dự trữ lớn, và hệ thống
nghĩa vụ quân sự bắt buộc cho nam giới. Hệ thống quân sự nước ngoài cũng được
nghiên cứu, đặc biệt là của Pháp, được du nhập, và các học viên quân sự Nhật
Bản được gửi đến châu Âu và Hoa Kỳ vào các trường Hải quân và Lục quân.
Ngoại
giao
Khi Hải quân Hoa Kỳ chấm dứt chính
sách Tỏa quốc của Nhật Bản, vào sau đó là sự cô lập của nó, người Nhật
thấy mình không thể kháng cự lại sức ép quân sự và sự bóc lột kinh tế của các
cường quốc phương Tây. Vì Nhật Bản đã nổi lên từ thời phong kiến, nó đã tránh
được số phận thực dân của các quốc gia châu Á khác nhờ thiết lập sự công bằng
và độc lập quốc gia thực sự.
Sau sự thất bại của Trung Hoa tại Cao Ly trong Chiến tranh Trung-Nhật (1894-1895), Nhật
Bản vươn tới tầm cường quốc thế giới với chiến thắng trước người Nga tại Mãn Châu Lý (Đông Bắc Trung Quốc) trong Chiến tranh Nga-Nhật năm 1904–1905. Liên minh
với Anh kể
từ khi Liên minh Anh-Nhật được
ký kết tại Luân
Đôn ngày 30
tháng 1 năm 1902, Nhật
Bản tham dự phe Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, chiếm
lấy các vùng lãnh thổ do người Đức nắm giữ tại Trung Quốc và Thái Bình Dương,
tuy vậy vẫn tránh khỏi phần lớn cuộc chiến.
Sau chiến tranh, châu Âu suy
yếu để mất thị phần to lớn trên thị trường quốc tế cho Hoa Kỳ và Nhật
Bản, lúc này đang mạnh lên trông thấy. Sự cạnh tranh của Nhật Bản
đã tạo ra con đường rộng mở cho các thị trường vốn bị châu Âu thống trị cho đến
lúc đó tại châu Á, không chỉ ở Trung
quốc, mà thậm chí cả ở các thuộc địa của châu Âu như Ấn Độ và Indonesia, phản
ánh sự phát triển của thời kỳ Minh Trị.
Các
nhà thám hiểm và sử học
Một nhà thám hiểm nước ngoài chính về sự thay đổi nhanh chóng và
đáng ghi nhớ của xã hội Nhật Bản trong thời kỳ này
là Ernest Mason Satow, Công
sử Nhật Bản từ trong các năm 1862–83 và 1895–1900.
The young Ernest Mason Satow. Photograph taken
in Paris, December 1869.
Sir Ernest Mason Satow, GCMG, PC (30 June 1843 – 26 August 1929), was a British scholar, diplomat and Japanologist.[1]
No comments:
Post a Comment