Nghị Quyết 2758, cho Tàu đỏ thế chỗ của Đài Loan trong Hội Đồng
Thường Trực Bảo An của LHQ
Cách nay đúng 47 năm, Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua
Nghị Quyết 2758, cho Tàu đỏ thế chỗ của Đài Loan.
Ngày 25
tháng 10, 1971
·
1971 – Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông
qua Nghị quyết 2758, trục
xuất đại biểu của Trung Hoa Dân Quốc và trao vị trí thành viên
của Trung Quốc cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Nghị quyết 2758 của Đại Hội đồng Liên
Hiệp Quốc
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nghị quyết 2758 của Đại hội đồng Liên Hiệp
Quốc được thông qua vào ngày 25 tháng 10 năm
1971, về "vấn đề khôi phục quyền lợi hợp pháp của nước Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa trong tổ chức Liên Hiệp Quốc". Chính phủ nước Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa do vậy thay thế quyền đại biểu tại Liên Hiệp Quốc nguyên
thuộc chính phủ Trung Hoa Dân Quốc.
Nghị quyết này ảnh hưởng đến địa vị của
chính phủ hai bờ eo biển Đài Loan tại Liên Hiệp Quốc, là cơ sở cho chủ trương
"một Trung Quốc" của chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Toàn văn nghị quyết
Toàn văn Nghị quyết 2758, bản tiếng Anh
Đại hội đồng,
Căn cứ trên các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc,
Xét thấy việc khôi phục quyền lợi hợp pháp của nước Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa là cần thiết cho sự bảo vệ Hiến chương Liên Hiệp Quốc cũng
như vì lý tưởng mà Liên Hiệp Quốc phải phụng sự theo Hiến chương,
Công nhận đoàn đại biểu của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa là đoàn đại biểu hợp pháp duy nhất của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc
và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một trong năm thành viên thường trực của
Hội đồng Bảo an,
Quyết nghị khôi phục toàn bộ quyền lợi của nước Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa và thừa nhận đoàn đại biểu của Chính phủ này là đoàn đại biểu hợp
pháp duy nhất của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, đồng thời lập tức trục xuất
các đại biểu của Tưởng Giới Thạch khỏi địa vị chiếm giữ phi pháp tại tổ chức
Liên Hiệp Quốc và tất cả các tổ chức liên hệ tới Liên Hiệp Quốc.
Bối cảnh
Tháng 8 năm 1950, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc một lần nữa phủ
quyết đề nghị của Liên Xô nhằm loại bỏ đại biểu của Trung Hoa Dân Quốc. Từ
giữa thập niên 1950 trở đi, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc mỗi năm đều có biện
luận về vấn đề liên quan đến tư cách thành viên của Trung Hoa Dân Quốc. Do ảnh
hưởng của Hoa Kỳ, lực lượng ủng hộ Trung Hoa Dân Quốc vẫn chiếm ưu thế.
Trong Chiến tranh Việt Nam,
Chiến tranh Việt Nam (1955–1975) là giai đoạn thứ hai và là giai đoạn khốc
liệt nhất của Chiến tranh trên chiến trường Đông Dương (1945–1979), bắt đầu ngày 1 tháng 11 năm 1955 khi Phái bộ
Cố vấn và Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ (MAAG) được thành lập ở Miền Nam Việt Nam và
kết thúc ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi Tổng thống Dương Văn Minh của Việt Nam Cộng hòa đầu hàng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
Hoa Kỳ chịu tổn thất về quân phí, phong trào phản chiến trong
nước nổi lên, rơi vào vũng lầy. Hoa Kỳ tích cực tìm kiếm lực lượng cùng chống
Liên Xô.
Năm 1970, nhằm đối kháng với Liên Xô, Tổng thống Hoa Kỳ Richard
Nixon quyết định tiếp xúc với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
đang có quan hệ xấu đi với Liên Xô.
Richard Milhous Nixon (9 tháng 1 năm 1913 – 22 tháng 4 năm
1994) là tổng thống thứ 37 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Nhiệm kỳ tổng thống của ông bắt đầu từ năm
1969, kết thúc khi ông từ chức vào năm 1974, khiến ông là tổng thống duy nhất
từ chức trong lịch sử Hoa Kỳ.
Năm 1971, Mao Trạch Đông sau khi biết được ý định của Hoa Kỳ,
bắt đầu tiến hành ngoại giao bóng bàn, quan hệ hai bên nhanh chóng
phát triển.
(Ngoại giao bóng bàn (tiếng Trung: 乒乓外交 Pīngpāng
wàijiāo) liên quan đến việc các vận động viên bóng bàn của Hoa Kỳ và Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc viếng thăm lẫn nhau
vào đầu những năm 1970. Sự kiện này đã đánh dấu thời kỳ tan băng trong quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ-Trung
Quốc và mở đường cho chuyến thăm Trung Quốc của Richard Nixon.)
Hoa Kỳ nhượng bộ trước nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, chấp
nhận quyền đại biểu tại Liên Hiệp Quốc của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,
đến lúc này trận tuyến ủng hộ Trung Hoa Dân Quốc lập tức tan vỡ.
Trước biểu quyết
Ngày 15 tháng 7 năm 1971, 17 quốc gia thành viên đề xuất đưa vấn
đề "Khôi phục quyền lợi hợp pháp của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tại
tổ chức Liên Hiệp Quốc" vào nhật trình nghị sự của Đại hội đồng Liên Hiệp
Quốc kỳ thứ 26, đồng thời cùng tuyên bố Trung Quốc là quốc gia sáng lập Liên
Hiệp Quốc và quốc gia thường trực của Hội đồng Bảo an, ghế chiếm hữu theo pháp
lý của Trung Quốc từ năm 1949 đến nay bị bài trừ bên ngoài Liên Hiệp Quốc do
thao túng có hệ thống.
Ngày 25 tháng 9 năm 1971, 23 quốc gia thành viên đề xuất với
Liên Hiệp Quốc dự tháo nghị quyết A/L.630 cùng các văn kiện phụ số l và 2. 23
quốc gia này gồm 17 quốc gia từng đề xuất đề nghị vào ngày 15 tháng 7.
Ngày 29 tháng 9 năm 1971, 22 quốc gia thành viên đề xuất với
Liên Hiệp Quốc dự thảo nghị quyết A/L.632 cùng văn kiện phụ số 1 và 2. Dự thảo
nghị quyết này đề nghị: Bất kỳ đề án nào nhằm tước đoạt quyền đại biểu của
Trung Hoa Dân Quốc đều là vấn đề trọng đại theo điều 18 của Hiến chương Liên Hiệp
Quốc, do vậy cần phải có 2/3 số quốc gia thành viên tán thành mới có thể thông
qua. Dự thảo A/L.632 và văn kiện phụ số 1 và 2 vào ngày 25 tháng 10 trong quá
trình biểu quyết có 59 phiếu phản đối, 55 phiếu tán thành, 15 phiếu trắng nên
không được thông qua.
Ngày 25 tháng 10 năm 1971, Hoa Kỳ đề nghị đưa "trục xuất
các đại biểu của Tưởng Giới Thạch khỏi ghế mà họ chiếm cứ phi pháp tại tổ chức
Liên Hiệp Quốc và trong toàn bộ các cơ cấu trực thuộc của nó" trong dự
thảo nghị quyết thành một đề xuất riêng với biểu quyết riêng. Đề nghị này nếu
thu được đủ phiếu tán thành, sẽ để Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đại diện cho
Trung Quốc tham gia Liên Hiệp Quốc, đồng thời Trung Hoa Dân Quốc vẫn bảo vệ ghế
thành viên phổ thông Liên Hiệp Quốc của mình. Tưởng Giới Thạch kiên trì một
Trung Quốc, cự tuyệt tiếp nhận kiến nghị của Hoa Kỳ về việc hai bờ cùng có ghế
trong Liên Hiệp Quốc. Đề nghị của Hoa Kỳ trong biểu quyết có 61 phiếu phản đối,
51 phiếu tán thành, 16 phiếu trắng nên không được thông qua. Đứng trước việc số
phiếu của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa cao hơn, đại biểu của Trung Hoa Dân
Quốc phát ngôn tự rút khỏi Liên Hiệp Quốc.
Trong thời gian phát biểu trước Đại hội đồng từ ngày 19 tháng 10
đến ngày 24 tháng 10 năm 1971, có hơn 70 quốc gia tham dự có phát ngôn liên quan
đến quyền đại diện cho Trung Quốc.
Kết quả
Với kết quả 76 phiếu tán thành, 35 phiếu phản đối,
17 phiếu trắng, Đại hội đồng thông qua đề xuất A/L.630 cùng văn kiện phụ số 1
và 2 liên hiệp của 23 quốc gia như Albania, Algérie, Romania.
Căn cứ theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc và quy tắc của Hội nghị
Đại hội đồng, đề xuất sau khi thông qua lập tức trở thành nghị quyết chính thức
của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc
· Tán thành: Afghanistan, Albania, Algérie, Áo, Bỉ, Bhutan, Botswana, Bulgaria, Myanmar, Burundi, Byelorussia, Cameroon, Canada, Ceylon, Chile, Congo (Brazzaville)), Cuba, Tiệp Khắc, Yemen Dân chủ, Đan Mạch, Ecuador, Ai Cập, Guinea Xích Đạo, Ethiopia, Phần
Lan, Pháp, Ghana, Guinée, Guyana, Hungary, Iceland, Ấn Độ, Iran, Iraq, Cộng hòa Ireland, Israel, Ý, Kenya, Kuwait, Lào, Libya, Malaysia, Mali, Mauritanie, México, Mông Cổ, Maroc, Nepal, Hà Lan, Nigeria, Na Uy, Pakistan, Peru, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Rwanda, Sénégal, Sierra
Leone, Singapore, Somalia, Sudan, Thụy Điển, Syria, Togo, Trinidad và Tobago, Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ, Uganda, Ukraina, Liên Xô, Anh Quốc, Tanzania, Yemen, Nam Tư, Zambia.
·
Phản đối: Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản, Bolivia, Brasil, New
Zealand, Trung Phi, Nam Phi, Tchad, Congo (Leopoldville), Costa
Rica, Dahomay, Cộng hòa Dominica, El
Salvador, Gabon, Gambia, Guatemala, Haiti, Honduras, Bờ Biển Ngà, Cộng hòa Khmer, Lesotho, Liberia, Madagascar, Malawi, Malta, Nicaragua, Niger, Paraguay, Ả Rập Xê Út, Swaziland, Thượng Volta, Uruguay, Venezuela, Philippines.
·
Phiếu trắng: Argentina, Bahrain, Barbados, Colombia, Síp, Fiji, Hy Lạp, Indonesia, Jamaica, Jordan, Liban, Luxembourg, Mauritius, Panama, Qatar, Tây Ban
Nha, Thái
Lan.
No comments:
Post a Comment