Cách nay đúng 80 năm, Nhật chiếm Hán Dương của Tàu
Ngày 27
tháng 10, 1938
·
1938 – Chiến tranh Trung-Nhật: Quân đội Nhật Bản chiếm lĩnh Hán
Dương, song phải chịu tổn thất rất lớn.
Trận Vũ Hán
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trận Vũ Hán
Kết quả Về chiến thuật: Quân Nhật thắng (chiếm được Vũ Hán)
Về tác chiến: Quân Nhật thất bại (mất đến nửa binh
lực mà không bắt được bộ chỉ huy của quân Trung Quốc)
Về chiến lược: Quân Trung Quốc thắng (kìm chân được
địch, bẻ gãy ý đồ đánh nhanh thắng nhanh)
Tham chiến
Chỉ Huy
Lực lượng
~200
máy bay, ~500
máy bay,
Tốn thất
Trận Vũ Hán (ở Trung Quốc gọi
là Giao chiến Vũ Hán (phồn thể: 武漢會戰; bính âm: Wǔhàn Huìzhàn ) hoặc Cuộc
chiến đấu bảo vệ Vũ Hán (phồn thể: 武漢保衛戰; bính âm: Wǔhàn Baǒwèizhàn ); ở Nhật Bản gọi
là Cuộc tấn công Vũ Hán (tiếng Nhật: 武漢攻略戦; rōmaji: Bukan koryakūsen) diễn ra từ 11 tháng 6 đến 27 tháng 10 năm 1938 tại
thành phố Vũ Hán và lân cận ở miền Trung Trung Quốc.
Hai phía tham chiến là 1,1 triệu quân Quân đội Cách mạng Dân quốc của Trung Hoa Dân quốc dưới sự chỉ huy trực tiếp của Tổng tư lệnh Tưởng Giới Thạch và 35 vạn quân Lục
quân Đế quốc Nhật Bản dưới
sự chỉ huy của Đại tướng Hata Shunroku.
Tưởng Trung
Chính (giản thể: 蒋中正; phồn thể: 蔣中正; 31 tháng 10 năm 1887 - 5 tháng 4 năm
1975), tên chữ Giới Thạch (介石) nên còn gọi là Tưởng
Giới Thạch, tên ban đầu Thụy Nguyên (瑞元)[1]:1 là nhà chính trị và
nhà quân sự nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc cận đại[2]:472. Ông sinh tại Ninh Ba, Chiết Giang, mất tại Đài Bắc, đảo Đài Loan[3].
Hata Shunroku (Kanji: 畑 俊 六, sinh ngày 26 tháng 7 năm 1879 - mất ngày 10 tháng 5 năm
1962) là một Nguyên soái (Gensui) thuộc Quân đội Hoàng gia Nhật Bản trong Thế chiến II.
Đây là một trong những trận lớn nhất, lâu
nhất và dữ dội nhất trong Chiến
tranh Trung-Nhật. Cuộc chiến có sự
tham gia của Không quân Liên Xô hỗ trợ cho quân Trung Quốc.
Bối cảnh
Đầu tháng 7 năm 1937, Lục quân Nhật Bản xuất phát từ phía Bắc
Trung Quốc bắt đầu tiến công quy mô lớn. Chưa đầy một tháng sau, họ chiếm được Bắc Kinh và
Thiên Tân. Tháng 8, quân Nhật chiếm được Sa Cáp Nhĩ và
Tuy Viễn. Sau đó, họ đánh dọc theo tuyến đường sắt Bắc Bình-Hán Khẩu và
Thiên Tân-Phổ Khẩu xuống vùng bình nguyên Hoa Bắc (khu vực sông Hoàng Hà).
Bình nguyên Hoa Bắc hay đồng bằng Hoa Bắc (giản thể: 华北平原; phồn thể: 華北平原; bính âm: Huáběi Píngyuán, Hán Việt: Hoa Bắc bình nguyên) được tạo thành từ trầm tích của Hoàng Hà và là đồng bằng phù salớn nhất tại Đông Á.
Đầu tháng 9, quân Nhật chiếm được Thái Nguyên và
khai thác các mỏ than ở đây để cung cấp nhiên liệu cho mình. Từ Thái Nguyên,
quân Nhật đánh sang Hân Khẩu, đánh
bại cả liên quân Dân quốc, Cộng sản và quân phiệt địa
phương Sơn Tây của Trung Quốc. Giữa tháng 12, quân
Nhật chiếm được Thượng Hải. Từ Thượng Hải, quân Nhật dễ
dàng chiếm được thủ đô Nam Kinh và gây ra một cuộc thảm sát tàn bạo ở đây.
Tháng 5 năm 1938, quân Nhật chiếm được Từ Châu ở Giang Tô.
Giang Tô (江苏) là một tỉnh ven biển ở phía đông Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Giản xưng của Giang Tô
là "Tô" (苏, sū), tức chữ thứ hai trong tên tỉnh.
Trước sự tiến công nhanh và mạnh của quân Nhật, Tưởng Giới Thạch
quyết định rút lui về phía Tây Nam và tạm rời thủ đô kháng chiến về Vũ Hán. Vũ
Hán là thành phố lớn thứ hai ở châu thổ sông Dương Tử xét về dân số và về kinh
tế.
Trường Giang (giản thể: 长江; phồn thể: 長江; nghetrợ giúpchi tiết pinyin: Cháng Jiāng; Wade-Giles: Ch'ang Chiang) hay sông
Dương Tử (扬子江 nghetrợ giúpchi tiết, Yángzǐ Jiāng hay Yangtze Kiang; Hán-Việt: Dương Tử
Giang) là con sông dài nhất châu Á và đứng thứ ba trên
thế giới sau sông Nin ở Châu Phi, sông Amazon ở Nam Mỹ.
Quân Nhật cho rằng chiếm được Vũ Hán và bắt bộ tư lệnh quân đội
Trung Quốc ở đây sẽ là đòn quyết định để kết thúc chiến tranh. Phía Trung Quốc
thì quyết tâm bảo vệ Vũ Hán, cầm chân đối phương ở đây để đánh bại kế hoạch
đánh nhanh thắng nhanh của Nhật và có thời gian cho trung ương di chuyển về
Trùng Khánh.
Lực lượng
Nhật Bản mở rộng phạm vi lãnh thổ
Để chống lại quân Nhật tấn công Vũ Hán, Tưởng Giới Thạch bố trí
tới 120 sư đoàn tinh
nhuệ nhất của mình ở lại Vũ Hán cùng các chỉ huy ưu tú nhất của Quân đội Cách
mạng Dân quốc như Trần
Thành, Tiết Nhạc, Ngô Kỳ Vỹ, Trương Phát Khuê, Vương Kính Cửu, Âu Chấn, Lý Tông Nhân, Tôn Liên Trọng. Đặc biệt, lần này phía Trung
Quốc nhận được sự chi viện của Liên Xô bao gồm cả một phi đội máy bay chiến
đấu.
Trần Thành (phồn thể: 陳誠; giản thể: 陈诚; bính âm: Chén Chéng; 4 tháng 1, 1897 – 5 tháng 3 năm 1965), là nhân
vật chính trị và quân sự Trung Hoa, và một trong những tư lệnh chủ chốt của Quân đội Cách mạng Quốc dân trong Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ 2 và Nội chiến Trung Hoa.
Trương Phát Khuê (tiếng Trung: 张发奎; 1896-1980), tự Hướng Hoa (向华), còn có tên là Dật
Bân (逸斌), người huyện Thủy Hưng, tỉnh Quảng Đông,
Trung Quốc, Thượng tướng quân đội Trung Hoa Dân Quốc (Quốc quân), tham
gia Bắc phạt, nổi tiếng trong binh biến Nam Xương.
Tôn Liên Trọng (phồn thể: 孫連仲; giản thể: 孙连仲; bính âm: Sun Lianzhong; Wade-Giles: Sun Lian-chung
(1893–1990) là một vị tướng Trung Hoa từng trải qua thời kỳ quân phiệt, Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ 2 và Nội chiến Trung Hoa.
Phía quân Nhật là Phương diện quân Trung Chi Na do
đại tướng Hata Shunroku chỉ huy. Phương diện quân này có 2 quân đoàn. Quân
đoàn số 11 do trung tướng Okamura Yasuji chỉ
huy gồm 6 sư đoàn. Quân đoàn số 2 do hoàng thân, trung tướng Higashikuni Naruhiko chỉ huy gồm 4 sư đoàn.
Thân vương Higashikuni Naruhiko (東久邇宮稔彦王 Higashikuni-no-miya
Naruhiko Ō?, 3 tháng 12, 1887 – 20
tháng 1, 1990) là một hoàng thân, đại tướng của Lục quân Đế quốc và là Thủ tướng Nhật Bản từ 17 tháng 8 năm 1945 đến 9 tháng 10 năm
1945, trong vòng 54 ngày
Chuẩn bị
Khu vực ảnh hưởng lũ 1938
Ngày 28 tháng 2 năm 1938, không quân Nhật Bản đã đến ném bom
xuống Vũ Hán. Tuy nhiên, quân Trung Quốc đã đẩy lui được. Ngày
29 tháng 4, máy bay Nhật lại đến ném bom Vũ Hán để kỷ niệm ngày sinh của Thiên
hoàng Chiêu Hòa.
Thiên hoàng Chiêu Hòa (昭和天皇 (Chiêu
Hòa Thiên hoàng) Shōwa tennō?, 29 tháng 4,
1901 - 7 tháng 1, 1989), tên thật là Hirohito (裕仁 (Dụ
Nhân)? phiên âm tiếng Việt: Hirôhitô), là vị Thiên hoàng thứ 124 của Nhật Bản theo Danh sách Thiên hoàng truyền thống
Quân Trung Quốc đã dự đoán được điều này và chuẩn bị kỹ lực
lượng để giáng trả. Một trong những cuộc không chiến dữ dội nhất trong chiến
tranh Trung-Nhật đã diễn ra. Không quân Trung Quốc đã bắn hạ 21 máy bay của
quân Nhật và bản thân mất 12 máy bay.
Cố gắng để có thêm thời gian chuẩn bị cho cuộc giao tranh ở Vũ
Hán, quân Trung Quốc đã mở khẩu đê sông Hoàng Hà chỗ chảy qua Hoa Viên Khẩu gây
ngập lụt trên diện rộng buộc quân Nhật phải hoãn tấn công. Trận lụt này được
gọi là Lụt Hoàng Hà 1938. Tuy
nhiên, nó đã cướp đi 50 vạn sinh mạng thường dân Trung Quốc.
Diễn biến
Lược đồ trận Vũ Hán.
Các binh sĩ Quân Cách mạng Dân quốc xông lên
tiêu diệt sư đoàn 106 của Nhật.
Quân Trung Quốc ở Tín Dương.
Quân Nhật ở Vũ Hán.
Tổ súng máy của Trung Quốc.
Ở phía Nam sông Dương Tử, ngày 13 tháng 6, quân đoàn 11 của Nhật đổ
bộ và chiếm được An Khánh, mở màn trận Vũ Hán. Quân Nhật tiến dọc theo bờ Nam
sông Dương Tử đánh nhanh từ Đông sang Tây rồi quay lại về phía Đông. Lần lượt
các thị trấn An Khánh, Cửu Giang, Thụy Xương, Nhược Hy, Tân Đàm Phố, Mã Đương, Phú Kim
Sơn, Dương Tân, Đạt Chi, Kỳ Tha Thành bị quân Nhật chiếm. Ngày 1 tháng 10, sư
đoàn số 106 quân đoàn 11 của quân Nhật do thiếu tướngMatsuura Junrokuro chỉ
huy được lệnh đi vòng sau lưng quân Trung Quốc ở Nam Tầm tới vùng Vạn Gia Lĩnh
để chia cắt quân Trung Quốc ở Nam Tấm với lực lượng phía sau. Tuy nhiên, ý đồ
này bị quân Trung Quốc phát hiện. Khoảng 10 vạn quân Trung Quốc thuộc biên chế
của 3 quân đoàn tăng cường thêm 8 sư đoàn và 1 trung đoàn nữa đã bao vây sư
đoàn số 106 của quân Nhật. Tướng Nhật Okamura điều sư đoàn 27 đến giải vây cho
sư đoàn 106 nhưng không thành công. Phần lớn sư đoàn 106 của Nhật, khoảng
10.000 người, đã bị tiêu diệt, chỉ có khoảng 1.700 người thoát được. Đây là lần
đầu tiên trong chiến tranh Trung-Nhật, 1 sư đoàn của Nhật bị tiêu diệt. Tuy
nhiên, phía quân Trung Quốc cũng bị thương vong tới 40.000 người.
Ở phía Bắc sông Dương Tử, ngày 24 tháng 7, sư đoàn 6 quân đoàn
11 của Nhật từ An Huy đánh sang Thái Hồ. Quân
Nhật đã chọc thủng phòng tuyến của quân Trung Quốc và đến ngày 3 tháng 8 đã
chiếm được các huyện Thái Hồ, Túc Tùng và Hoàng Mai (Hồ Bắc). Tuy
nhiên, đến cuối tháng 8, quân Trung Quốc giành lại được Thái Hồ và Túc Tùng.
Quân Trung Quốc nhân đà đó tiến hành phản công, song thất bại và phải rút
về Quảng Tế để
củng cố lực lượng. Sau đó, họ cố gắng đánh vào sườn quân Nhật ở Hoàng Mai để
kìm bước tiến của địch, song không thành công. Quảng Tế và Vũ Khuyết rơi
vào tay quân Nhật. Các nỗ lực chặn địch của quân Trung Quốc đều thất bại vì
quân Nhật có ưu thế hỏa lực và kinh nghiệm tác chiến vượt trội. Quân Nhật chiếm
được Thiên Gia trấn vào
ngày 29 tháng 9, Hoàng Pha vào
ngày 24 tháng 10, áp sát Hán Khẩu.
Đại Biệt Sơn là một dãy núi lớn giữa 2 tỉnh Hồ Bắc
và An Huy, chạy dài theo hướng Tây Bắc-Đông Nam từ sông Hoài tới
sông Dương Tử. Vùng này thuộc phạm vi của quân khu 5 của Trung Hoa Dân quốc.
Quân đoàn 2 của Nhật bắt đầu tiến công vào Đại Biệt Sơn từ cuối tháng 8 theo 2
hướng. Sư đoàn 13 tấn công ở phía Nam. Sư đoàn 10 và sư đoàn 3 tấn công ở phía
Bắc.
Ngày 12 tháng 10, cánh quân phía Bắc của quân đoàn 2 Nhật đánh
đến Tín Dương và di chuyển về hướng Nam hỗ trợ cánh
quân phía Nam. Ngày 24 tháng 10, quân đoàn 2 đánh đến Ma Thành, sau
đó tiếp tục di chuyển xuống phía Nam cùng quân đoàn 11 hợp vây thành phố Vũ
Hán. Quân Trung Quốc rút lui khỏi thành phố Vũ Hán để bảo toàn lực lượng. Ngày
26 tháng 10, Vũ Xương và Hán Khẩu thất thủ. Ngày 27, Hán Dương thất thủ.
Sử dụng vũ khí hóa
học
Theo Yoshiaki Yoshimi và Seiya Matsuno, Thiên
hoàng Chiêu Hòa đã cho phép quân Nhật sử dụng vũ khí hóa học để đánh quân Trung Quốc. Trong
tận Vũ Hán, Hoàng thân Kan'in đã
truyền lệnh của Thiên
hoàng dùng hơi độc 375 lần, từ tháng 8 đến tháng 10 năm 1938, bất
chấp Điều 23 của Công ước
Hague (1899 và 1907), Điều 171 của Hòa ước Versailles, Điều V của Hiệp ước
hữu quan về sử dụng tàu ngầm và hơi độc trong chiến tranh .
Sau đó, một giải pháp đã được Hội Quốc Liên thông qua ngày 14 tháng 5
ngăn chặn Lục quân Đế quốc Nhật Bản sử dụng hơi độc.
Kết quả
Quân đội Nhật Bản kỉ niệm việc chiếm đóng Vũ
Hán.
Sau 4 tháng kịch chiến, về cơ bản Hải quân và Không quân Trung
Quốc đã bị Quân đội Nhật quét sạch. Vũ Hán rơi vào tay Quân đội Nhật Bản. Tuy
nhiên, trận thắng tại Vũ Hán là
một chiến thắng kiểu Pyrros của Quân đội Nhật Bản: trong
khi Quân đội Nhật yếu đi vì thương vong, thì lực lượng Quân đội Trung Quốc sống
sót vẫn còn khá đông. Nỗ lực của quân Nhật đánh đòn kết liễu quân Trung Quốc đã
không thành công. Sau
trận này, quân Nhật không còn sức đánh trận lớn nào nữa cho đến tận Chiến dịch Ichi-Go (hay trận Đại Lục đả
thông).
No comments:
Post a Comment