Báo cáo Hạ viện Mỹ tiết lộ thủ đoạn thâm nhập Liên Hợp Quốc của ĐCS Trung Quốc
Quốc kỳ các
nước ở trụ sở Liên Hợp Quốc tại Geneva. (FABRICE COFFRINI/AFP via Getty
Images)
Báo
cáo Hạ viện Mỹ tiết lộ thủ đoạn thâm nhập Liên
Hợp Quốc
của ĐCS Trung Quốc
Đông Phương • 18:00, 12/10/20 • 315 lượt xem
Gần đây, Hạ viện Hoa Kỳ đã đưa ra một báo cáo vạch trần các phương
thức thâm nhập của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tại Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế khác, đồng thời đề xuất một chiến lược ứng phó toàn diện. Truyền thông Mỹ cũng đã trình bày tương đối kỹ về hành vi thâm nhập này.
Hôm 30/9, “Tổ Công tác
Trung Quốc” (China Task
Force) của Hạ viện Hoa Kỳ đã công bố một báo cáo điều tra, đưa ra 430 khuyến nghị chính sách về 82 phát hiện quan trọng về ĐCSTQ. Một trong những phát hiện đó là: ĐCSTQ đang áp dụng một chiến lược phối hợp để lật đổ hệ thống quốc tế mà Hoa Kỳ đã thiết lập sau Thế chiến II, để nâng cao lợi thế về hệ tư tưởng và địa chính trị của mình.
Báo cáo của Hạ viện chỉ ra rằng, ĐCSTQ tìm cách đặt những người do chính họ lựa chọn vào các vị trí quan trọng trong Liên Hợp Quốc (LHQ) rồi định nghĩa
lại các quy phạm và chuẩn mực mà LHQ có trách nhiệm duy trì.
Cụ thể hoạt động của ĐCSTQ như thế nào? Tờ The Wall Street Journal đưa
tin ngày 29/9 rằng, ĐCSTQ đã sử dụng nhiều phương thức bất
bình đẳng như hối lộ và đe dọa để đưa người của họ vào các vị trí chủ chốt trong LHQ.
Uy hiếp các cơ
quan của LHQ, xuyên tạc lý tưởng dân chủ của quốc tế
Vào tháng Ba năm nay, ĐCSTQ đã giành được một ghế với tư cách là thành viên của nhóm cố vấn cốt lõi của Hội đồng Nhân quyền LHQ gồm 5 quốc gia. Nhóm này có nhiệm vụ lựa chọn các điều tra viên nhân quyền của LHQ. Khi ĐCSTQ cưỡng chế thi hành “Luật An ninh Quốc gia Hong Kong” vào cuối tháng Sáu, Hội đồng Nhân quyền LHQ đã bỏ phiếu về luật này, có 53 quốc gia ủng hộ hành động đàn áp của ĐCSTQ và chỉ 27 quốc gia chỉ trích bộ luật.
Theo The Wall Street Journal, đây là ví dụ mới nhất về việc ĐCSTQ kiểm
soát các cơ quan của LHQ và hướng tới các mục tiêu của ĐCSTQ. ĐCSTQ tận dụng LHQ tối đa để trợ uy cho
chính sách độc tài của mình, điều này đã gây ra nhiều vấn đề khó khăn cho Hoa Kỳ và các đồng minh. Sau khi Liên Xô tan rã, các quốc gia dân chủ phương Tây kỳ vọng LHQ sẽ trở thành một tổ chức thúc đẩy dân chủ và nhân quyền toàn cầu. Nhưng hiện tại, ĐCSTQ đang dùng LHQ như một công cụ để giúp họ thúc đẩy một hệ tư tưởng khác thay thế nền dân chủ phương Tây.
LHQ có 15 tổ chức chuyên môn, nhưng đại diện của ĐCSTQ chiếm tới 4 vị trí lãnh đạo của 4 tổ chức trong đó, gồm: Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO), Tổ chức Phát triển Công nghiệp của LHQ (UNIDO). Trong khi 11 tổ chức còn lại là do đại diện của 11 quốc gia khác nhau làm lãnh đạo.
Quốc kỳ các
nước bên
ngoài trụ sở LHQ ở New York. (NICHOLAS KAMM / AFP / Getty Images)
The Wall Street Journal cho biết, những vị trí lãnh đạo này cho phép Bắc Kinh hình thành các quy tắc và tiêu chuẩn quốc tế theo ý mình. Ví dụ, Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) đã liệt kê Đài Loan là một trong những tỉnh của Trung Quốc trong báo cáo dịch bệnh. Ông Triệu Hậu Lân (Zhao
Houlin), Tổng thư ký của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), đã thuyết giảng về công nghệ 5G của ĐCSTQ, bênh vực Huawei và ĐCSTQ, đồng thời thúc đẩy chế định một hiệp ước Internet mới, theo đó các chính phủ phương Tây sẽ cho phép giám sát
và kiểm duyệt nhiều hơn.
Báo cáo của Hạ viện Hoa Kỳ đề cập rằng, những người được
ĐCSTQ ủng hộ và đưa vào các vị trí trên đã
bôi nhọ hoàn toàn tính trung lập cần có của các quan chức LHQ. Có lần, cựu Phó tổng thư ký LHQ (người Trung Quốc) khoe khoang về việc sử dụng nhân viên an ninh LHQ để trục xuất người Duy Ngô Nhĩ tham gia hội thảo của LHQ, ông ta nói: “Chúng ta phải kiên quyết bảo vệ lợi ích của Tổ quốc”.
Các quan chức Mỹ nói rằng, chính quyền Tổng thống Trump cho rằng hệ thống LHQ đã chia
thành 2 phần gồm một bên là còn có thể cứu vãn được và một bên là không cách nào sửa chữa phục hồi được nữa. Vào tháng Bảy năm nay, chính phủ Hoa Kỳ tuyên bố sẽ rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) và tuyên bố rằng khi dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán bắt đầu xuất hiện, WHO đã bắt tay với ĐCSTQ và khiến virus lây lan.
Lợi dụng danh
tiếng của LHQ để thúc đẩy các
chính sách bành trướng
Báo cáo của Hạ viện Mỹ chỉ ra rằng, ĐCSTQ đang sử dụng ảnh
hưởng sâu rộng để uy hiếp hệ thống LHQ nhằm phục vụ cho lợi ích của ĐCSTQ, hợp pháp hóa hệ tư tưởng của ĐCSTQ và tăng thêm uy tín cho các giao dịch tham nhũng của ĐCSTQ.
Trong những năm gần đây, ĐCSTQ đã thúc đẩy mạnh mẽ dự án “Một vành đai, một con đường” (BRI), và các tổ chức quốc tế nghiễm nhiên trở thành sân khấu để ĐCSTQ thúc đẩy dự án này. Khoảng 30 cơ quan của LHQ đã ký vào bản ghi nhớ ủng hộ dự án “Một vành đai, một con đường”.
Tờ The Wall Street Journal đưa tin rằng, ĐCSTQ có thể lợi dụng điều này để tuyên bố rằng sáng kiến “Một vành đai, một con đường” đã được LHQ công nhận. Nhưng thực tế là các dự án này do ĐCSTQ nắm quyền định đoạt, chủ yếu sử dụng các công ty
Trung Quốc, và thường khiến các nước nghèo lâm vào
cảnh nợ nần chồng chất.
Ông Moritz Rudolf, người sáng lập của Eurasia Bridges - một công ty tư vấn của Đức, sau khi nghiên cứu về dự án BRI cho biết: “Trung Quốc (ĐCSTQ) có thể khiến LHQ ngày càng trở nên Trung Quốc (ĐCSTQ) hóa hơn. Nó được thực hiện một cách có hệ thống".
Sáng
kiến "Một vành đai, một con đường" của ĐCSTQ. (Kho ảnh
Epoch Times)
Lợi dụng sơ hở, hối lộ, đe dọa lãnh đạo và đại diện các nước
ĐCSTQ đã lợi dụng quy định của LHQ dành cho các nước đang phát triển - chi trả phí khá thấp (vào năm 2018, ĐCSTQ đã chi 1,3 tỷ USD cho hệ thống của LHQ, đây chỉ bằng một phần nhỏ so với
cam kết 10 tỷ USD hàng năm của Hoa Kỳ), nhưng đã cung cấp các khoản tiền lớn và khoản hỗ trợ khác cho hàng chục quốc gia đang phát triển ở châu Phi, Thái Bình Dương và các khu vực khác để thành lập một tập đoàn bỏ phiếu tại LHQ, nhằm đánh bại các ứng cử viên và đề xuất của phương Tây.
Báo cáo của Hạ viện Hoa Kỳ đặc biệt chỉ ra rằng, vào tháng 6/2019, ứng cử viên Khuất Đông Ngọc (Qu Dongyu) của ĐCSTQ đã giành được chức vụ Tổng giám đốc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO). Tuy nhiên, ĐCSTQ đã hối lộ, đe dọa các giao dịch thương mại và nguồn đầu tư vào dự án “Một vành đai, một con đường” của các nước để đảm bảo số phiếu bầu, qua đó đánh bại các ứng cử viên được các nền dân chủ ủng hộ.
Tờ The Wall Street Journal đưa tin rằng, khi đó Bắc Kinh đã rất cố gắng tìm kiếm sự ủng hộ từ các nước đang phát triển cho ứng viên Khuất Đông Ngọc do ĐCSTQ đề cử. Tại đất nước
Uganda, các nhà ngoại giao Trung Quốc đã gặp nhau tại khu trang trại của Tổng thống Yoweri Museveni và hứa rằng nếu chính phủ của ông
Museveni ủng hộ ông Khuất Đông Ngọc, ĐCSTQ sẽ giúp xây dựng một lò mổ thịt bò trị giá 25 triệu USD và một nhà máy dệt.
Cameroon đã đề cử nhà kinh tế Médi Moungui
tranh chức Tổng giám đốc FAO. Nhưng sau khi ĐCSTQ hủy bỏ khoản nợ quá hạn 78 triệu USD của Cameroon, ứng viên Médi
Moungui đột ngột tuyên bố rút khỏi cuộc tranh cử.
Các quan chức Hoa Kỳ nói rằng, tại địa điểm bỏ phiếu ở
Rome, ĐCSTQ đã cử một phái đoàn có 80 đến 100 người đến tham dự, trong khi một phái đoàn điển hình chỉ có khoảng hơn chục người. Các đại diện của ĐCSTQ cũng mang theo máy quay có
khả năng phóng to đến địa điểm bỏ phiếu và quay video cuộc bỏ phiếu vốn phải giữ bí mật. Các quan chức Mỹ và châu Âu
cho biết trong một số trường
hợp, ĐCSTQ còn yêu cầu đại diện của các quốc gia khác chụp ảnh lá phiếu của họ để chứng minh rằng họ ủng hộ Khuất Đông Ngọc.
Sự việc ông Khuất Đông Ngọc đắc cử đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho Hoa Kỳ và các đồng minh.
Hoa Kỳ cử Đặc phái
viên ngăn chặn ĐCSTQ hành
ác
Một trong những chiến lược chống lại ĐCSTQ của Hoa Kỳ là thể hiện sức mạnh của các nước dân chủ; tái khẳng định các giá trị dân chủ, nhân quyền và pháp quyền; liên hợp với các đồng minh chủ yếu của mình, để thúc đẩy ĐCSTQ thay đổi hành vi của họ và ngừng việc cải biến LHQ.
Báo cáo của Hạ viện Hoa Kỳ chỉ ra rằng, sau cuộc bầu cử
FAO, Hoa Kỳ đã tăng cường nỗ lực đối phó với việc ĐCSTQ lật đổ hệ thống
LHQ. Chính phủ Mỹ đã cử một Đặc phái viên mới đến LHQ để điều phối công việc giữa các cơ quan, tổ chức của LHQ và hợp tác với các đồng minh. Chính phủ Hoa Kỳ đã có một thái độ thận trọng hơn đối với các cuộc bầu cử của LHQ, đã bắt đầu nỗ lực để hỗ trợ nhiều
nhân viên Mỹ làm việc tại LHQ hơn.
Những nỗ lực của Hoa Kỳ đã mang lại thành công. The Wall Street Journal đưa tin rằng, Hoa Kỳ và các đối tác đã tiến hành một chiến dịch phối hợp nhằm ngăn chặn thành công việc ĐCSTQ nắm quyền lãnh đạo cơ quan thứ 5 của LHQ - Tổ
chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO).
Vào đầu năm nay, một liên minh gồm Mỹ, các quốc gia châu Âu và Ấn Độ… đã cùng nhau
phản đối việc ĐCSTQ giành vị trí lãnh đạo của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới - tổ chức có trụ sở tại Geneva và chịu trách nhiệm bảo vệ bản quyền, bằng sáng chế và nhãn hiệu xuyên biên giới.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết trong một tuyên bố bằng văn bản: "Chúng tôi không thể cho phép những người vi phạm các quy tắc về sở hữu trí tuệ đứng đầu Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới".
Các quan chức Hoa Kỳ tập trung vào việc xây dựng các quy tắc bầu cử để tránh các hành vi hung hăng của ĐCSTQ như đợt bỏ phiếu ở Rome. Hoa Kỳ đã giành được sự ủng hộ và hình thành quy tắc: Hạn chế số lượng đại biểu trong phòng bỏ phiếu và đảm bảo quyền riêng tư của cuộc bỏ phiếu.
Vào ngày bỏ phiếu 4/3, Hoa Kỳ đã cử hai phái đoàn tới. Một là nhóm
phòng bỏ phiếu gồm 6 người,
chịu trách nhiệm liên hệ với các nhà ngoại giao tại Geneva. Một nhóm tổ chức sự kiện bên lề khác bao gồm các Đại sứ và quan chức cấp cao nhằm giữ cho cuộc bầu cử diễn ra trong thời gian ngắn và không để Bắc Kinh có thời gian gây áp lực ngoại giao lên các nước. Chiến lược này đã hoạt động.
Vào ngày bỏ phiếu, Daren Tang - ứng viên của Singapore đã đánh bại ứng viên Vương
Bân Dĩnh (Wang Binying) của ĐCSTQ ở vòng đầu tiên và giành
được tuyệt đại đa số
phiếu bầu ở vòng hai.
Để đối phó với sự bành trướng trong LHQ của ĐCSTQ, báo cáo của Hạ viện Mỹ đã đưa ra 4 khuyến nghị, ví dụ: Quốc hội nên thông qua Đạo luật về tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của LHQ (UNTAA) để chống lại các hành động có hại trong hệ thống LHQ, v.v.
Đông Phương
Theo Epoch Times tiếng Trung
No comments:
Post a Comment