ĐI TÌM LAI LỊCH MỘT BÀI THƠ
https://baovecovang2012.wordpress.com/2020/10/07/di-tim-lai-lich-mot-bai-tho-huy-phuong-nguoi-viet/
ĐI TÌM LAI LỊCH MỘT BÀI
THƠ (Huy Phương/Người Việt)
Posted on October 7, 2020 by Lê Thy
ĐI TÌM LAI LỊCH MỘT BÀI THƠ
“Anh
hùng mưu sự chẳng nên
Cúi
xuống thẹn Ðất, ngước lên thẹn Trời!”
(Tâm Sự Người Bại Tướng)
* Bài “Tâm Sự Người Bại Tướng”không phải của Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai, mà là của Hòa thượng Tuyên Úy Phật Giáo Thích Giác Hoa, một bạn tù của Tướng Giai ở trại Thanh Phong.
Tác
giả Huy Phương và cựu thiếu tướng Đỗ Kế Giai tại Dallas, Texas, 2015.
(Hình: Thái Hóa Lộc)
Cùng với anh Thái Hóa Lộc, chủ nhiệm tuần báo “Người Việt Dallas,” chúng tôi đến thăm Thiếu Tướng Ðỗ Kế Giai vào một chiều Chủ Nhật mùa Ðông tháng Chạp năm 2015, tại “Pleasant
Valley Healthcare and Rehabilication Center, 1525 Pleasant Valley Rd., Garland,
TX 75040.”
Trong lúc trò chuyện, nhắc lại một vài kỷ niệm ngày xưa và thời gian bị tù đày, Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai, sau một lúc im lặng như lắng sâu vào kỷ niệm, đã đọc cho chúng tôi nghe một bài thơ dài, mô tả câu chuyện của một con “hổ nhớ rừng,”
tâm trạng một vị tướng trận mạc ngày xưa, thất thế bị tù đày.
Bài thơ dài 65 câu, lời thơ đầy bi phẫn, xót xa của một tướng lãnh thất trận và là của một người tù không bản án, vô vọng không có ngày
về.
Chỉ trong vòng mười lăm phút, ông đã
đọc đi đọc lại cho chúng tôi nghe bài thơ này ba lần, chứng tỏ trí nhớ ông còn tốt, nhưng chúng tôi cũng cảm nhận ông đã đi
vào thời kỳ lú lẫn. Ông nhớ lại cả một bài thơ dài,
nhưng ông đọc lên trong trạng thái vô thức, không cần biết là đọc cho ai nghe, hay để lần về những kỷ niệm của ông!
Thái Hóa Lộc cho tôi biết, thời trai trẻ, ông không quen biết Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai, nhưng mấy năm gần đây, khi biết tin vị Tướng này phải vào nhà dưỡng lão, gần nơi anh ở, anh đã thường vào thăm ông, mang thức ăn cho ông, và lần nào, anh Lộc cũng nghe ông đọc bài thơ này. Theo lời anh Thái Hóa Lộc, Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai đã làm bài thơ này trong thời gian ở tù ngoài Việt Bắc và ghi nhớ trong đầu, đọc đi đọc lại
nên thuộc nằm lòng, từng câu, chữ một.
Lần này có mặt tôi, người mới đến thăm ông lần đầu tiên, ông cũng đọc cho chúng tôi
nghe bài thơ này. Trong khi Thiếu Tướng Ðỗ Kế Giai đọc đi đọc lại bài thơ viết trong nhà tù Việt Bắc, chúng tôi đã ghi âm lại và chép ra để các chiến hữu và độc giả hiểu được phần nào tâm sự của ông, một vị tướng già, thất trận đang sống những ngày cuối cùng xa quê hương, lẻ loi trong một nhà dưỡng lão xa lạ trên đất khách.
Vì bài thơ quá dài, nên khi về lại California, tường thuật
lại chuyến đi thăm Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai ở Dallas, tôi chỉ trích lại một đoạn trong bài thơ dài
để đăng lên Nhật báo Người Việt ngày 23 Tháng
Mười Hai, 2015.
Nguyên văn bài thơ dài 65 câu như sau.
Tâm Sự Người Bại Tướng
Hoàng-hôn
xuống, khi nắng chiều lịm tắt,
Đời đau thương, khi tràn ngập màu tang.
Một triệu tinh
binh Tướng Tá
kiêu hùng,
Thành
trì vững, Quân
nhiều không
giữ được.
Lỗi tại ai? có
phải vì
thời cuộc?
Tại ý
Trời, hay ý
của Dân-sinh?
Tại cái các Tướng cầm đầu hay tại người chiến
binh?
Không
tận-tuy, hy-sinh vì Tổ-Quốc?
Thế giặc mạnh, lan-tràn theo chiến cuộc,
Ta đau lòng,
vận nước quá
lâm nguy!
Chiến hay hòa, giải-pháp hay chạy đi,
Đều tan vỡ mộng lòng theo ảo-ảnh!
Giờ Việt Bắc, thân tù giam ngục lạnh,
Khổ lưu đày,
cô quạnh núi
rừng hoang.
Nhớ nhung như, hổ nhớ núi non ngàn,
Sầu uất khí, hùm thiêng đành bó gối.
Cơn bão
tố, đại bàng
mang cánh gãy,
Sống ê chề, dãy
dụa đầy đau thương.
Nhớ trời xanh, bay vượt mấy từng không
Nhớ biển cả, thuở
lượn vòng
đây đó.
Nay,
biệt giang hồ nằm trong ủ rũ,
Đói
dày vò, nhục nhã
lũ người khinh.
Nỗi khống chế, miếng ăn tồi lấp lửng,
Án tử hình, đâu phải án tù binh
Đường trần thế,
muôn nghìn tai nạn,
Khốn khổ tù
muôn vạn gian truân.
Công
danh như giấc mộng tàn,
Nổi sầu mất nước,
nổi tan tình
nhà!
Sống dở sống,
ta nào tha-thiết,
Tự sát
mình, thì thiệt người sau
Thân
không dần đánh
mà đau,
Người không giết bỏ, giết sầu độc chưa?
Trăng lạnh mờ sương khuya,
Hồn chơi vơi lạc lõng,
Trăm
mối sầu cô
động,
Trong thảm cảnh nhà giam!
Chao
ôi, Trời ơi, dân
Việt lầm than!
Vì
chủ nghĩa “Lê-Nin,
Các Mác,”
Nhiều người đã thác,
Bởi Cộng-Sản tà gian!
Tiếng kêu hay tiếng khóc than?
Tiếng rên thảm-thiết muôn ngàn đau thương!
Ai
đem đày đọa ngục đường?
Cho thêm
đói rét, cho nguồn hờn căm!
Thấy cửa đóng
như sắt đè
nặng ngực
Nghe tiếng cài
then, như búa trúng đầu rêm.
Nghe
tiếng khóa
cửa như ai rức nhói trong tim,
Đầy tủi hận, buổi
vào buồng giam lại.
Trong song sắt nhìn ra ngoài,
Bầu trời xanh,
thu hẹp lại.
Ngục tối mấy ngàn đêm rồi,
Không
thấy được những vì sao!
Trong
cửa sổ nhìn
ra ngoài,
Lũ
Công An qua lại.
Nghe như dẫm tim mình,
Làm hồn ta tê tái.
Ý thức hệ Miền Nam
kiếp nạn,
Bảy năm cố quốc dạ nào quên.
Không
xoay thế cuộc anh hùng
lụy,
Hào
kiệt ngục trung nợ nước đền!
Anh hùng
mưu sự chẳng nên,
Cúi
xuống thẹn đất, ngước lên thẹn trời.
Mài
gươm rồi để hận đời,
Chôn
vùi thế hệ, lụy người tù chung!
Van
thế nhân
xin đừng trách
nữa,
Lỗi lầm này
hãy sửa sai chung.
Đem xương máu
học bài
đắt giá,
Chỉ đem thành bại luận Anh Hùng.
Việt-Thương-Nhân.
(Hòa Thượng Thích Giác
Hoa)
Việt Bắc K 2 Thanh Phong, Thanh-Hóa.
Mùa Đông 1982.
Sau khi tờ báo có đăng
bài thơ “của Thiếu Tướng Đỗ Kế
Giai” phát hành được vài ngày,
tôi nhận được điện thoại của
một vị Hòa Thượng ở Tổ Đình Minh
Đăng Quang, trên đường Westminster, cho biết là ông cần gặp tôi về bài thơ ghi lại trong bài phóng sự của tôi đăng trên báo Người Việt cách đây vài ngày.
Hòa Thượng Thích Giác
Hoa đã cho tôi xem một tờ tuần báo cũ có tên là Chân Nguyên, số 33&34, phát hành vào Tháng Tư, 1998, trong đó có đăng một bài thơ dài,
nhan đề là “Tâm Sự Người Bại Tướng,” bài thơ mà tôi đã
trích đoạn để đăng lại trong
bài báo của tôi, và ghi đó là sáng tác của Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai.
Bài thơ ghi tên tác giả là Việt Thương Nhân, tức Hòa Thượng Thích Giác Hoa, người đang nói chuyện với tôi. Ông cho
biết ông là một Tuyên Úy Phật Giáo, bị tù tập trung cải tạo, đã có thời gian ở trại Hà Tây và Nam Hà chung với 28 vị Tướng Lãnh VNCH.
Trong lúc gần gũi sinh hoạt với các vị Tướng Lãnh trong các trại tù này, ông đã quen thân với Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai. Cám cảnh với đời sống “hùm thiêng sa cơ” của các vị Tướng Lãnh, Việt Thương Nhân đã làm một bài thơ dài, viết thay cho tâm trạng của những vị tướng thất trận bị lưu đày:
“Giờ Việt Bắc, thân tù giam ngục lạnh-
khổ lưu đày,
cô quạnh núi
rừng hoang-
nhớ nhung như, hổ nhớ núi non ngàn-
sầu uất khí, hùm thiêng đành bó gối!”
Những lúc rảnh rỗi sau giờ lao động, Việt Thương Nhân và Thiếu Tướng Đỗ Kế Gai đã có dịp gần gũi, tâm sự với nhau như là đôi bạn chung cảnh ngộ, và cũng vì xót xa với hoàn cảnh một Tướng Lãnh thất trận, chịu bao nỗi đắng
cay bẽ bàng, trong nhà tù không có giấy bút, và để tránh con mắt dò xét của đồng tù cũng như bọn quản giáo, bài thơ làm tới đâu tác giả đã học thuộc lòng tới đó. Khi bài
thơ làm xong, Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai muốn xin Việt Thương Nhân chép cho
ông bài thơ đó, nhưng nhà sư không dám.
Sau khi ra tù, cả hai đều đã đi định cư tại Hoa kỳ, cùng theo diện Cựu Tù Nhân Chính Trị (H.O.) và vẫn còn liên lạc được với nhau, nên khi bài thơ được đăng trên báo Chân Nguyên, Việt Thương Nhân không quên gửi cho Thiếu Tướng Giai một bản. Do vậy, chúng ta cũng không ngạc nhiên khi thấy Thiếu Tướng Giai đã thuộc bài thơ từ cách xuống hàng, ngắt câu, và không sai một dấu chấm phẩy.
Trong lúc nói chuyện với chúng tôi,
Hòa Thượng Thích Giác Hoa có hỏi thăm tình trạng sức khỏe của Thiếu Tướng Giai, vài yêu cầu tôi nói rõ về bài thơ này,
do Việt Thương Nhân sáng tác.
Từ Dallas, ký giả Thái Hóa Lộc, người đã đưa tôi đến thăm Thiếu Tướng Giai, thú nhận, lâu nay ông cứ đinh ninh bài thơ đó là của Tướng Giai, mà không bao
giờ hỏi cội nguồn, cũng
như anh Lộc xác nhận chưa bao giờ nghe ông Giai nhận đó là bài thơ do ông làm.
Phần tôi xin nhận lỗi sơ sót, trong
hoàn cảnh đó, cứ nghĩ là bài thơ này do Thiếu Tướng Giai sáng tác.
Ở trong trại tù Nam Hà, khu Z, Việt Thương Nhân phụ trách việc hớt tóc hàng tháng cho anh em tù nhân chính trị, và ông thường cạo gió cho những anh em bị cảm sốt, trong đó có các vị Tướng Lãnh VNCH. Việt Thương Nhân cho
chúng tôi biết, bài thơ này ông thuộc nằm lòng và người đầu tiên ông đọc cho nghe là Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, sau đó là Thiếu Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, trong một lần cạo gió cho hai vị này.
Để giải thích việc Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai đã thuộc lòng bài thơ dài 62 câu này, nhà thơ Việt Thương Nhân sau khi bài thơ đăng trên báo Chân Nguyên, ông đã gửi tặng cho Thiếu Tướng Đỗ Kế
Giai một bản.
***
Việt Thương Nhân, tức Hòa thượng Tuyên Úy Phật Giáo Thích Giác Hoa.
(Hình: Hòa thượng Thích Giác Hoa cung cấp)
Tôi mạn phép nêu lên
câu chuyện cũ, xin trả bài thơ “Tâm Sự Người Bại Tướng” lại cho người đã viết ra nó, và tiện đây cũng xin giới thiệu vài lời về tác giả Việt Thương Nhân (Thích Giác
Hoa).
“Việt Thương Nhân” theo lời người đặt nó ra, nôm
na là nói đến một “người thương nước Việt.”
Việt Thương Nhân tên thật là Nguyễn Xuân, sinh năm 1941 tại Thôn Tân Mỹ, Xã Vạn Thạnh, Quận Vạn Ninh, Vạn
Giả Khánh Hòa.
Ông xuất thân trong một gia đình làm nghề mộc, nhưng lại có ý hướng muốn xuất gia. Do vậy
sau khi học xong trung học, năm 1958, lúc 17 tuổi, ông tìm sư học đạo, và xuất gia theo Giáo Phái Khất Sĩ vào ngày 15 Tháng Bảy Âm Lịch – tại Tịnh Xá Ngọc Liên, Cần Thơ (gọi là Du Tăng hay Sư Áo Vàng). Năm 1964, Nha
Tuyên Úy Các Tôn Giáo được thành lập, tuy các tu sĩ
không bị động viên, nhưng Nha Tuyên Úy Phật Giáo đã tuyển chọn những Tu Sĩ có bằng Tú Tài trở lên để đào tạo và biên chế thành các Sĩ
Quan Tuyên Úy Phật Giáo với cấp bậc Đại Úy.
Năm 1972, Thích Giác Nhiên mới thi vào nhanh, theo học khóa 5 Chiến Tranh Chính Trị tại Trường Đại Học CTCT Đà Lạt và sau đó được bổ nhiệm vào chức vụ Tuyên Úy Phật Giáo tại Trung Đoàn 31/ SĐ
21 BB, có căn cứ gần Hỏa Lựu, Chương Thiện.
Ngày 30 Tháng Tư, sau khi Việt Cộng vào Cần Thơ, trong cơn hoảng loạn, ông về Sài Gòn nhưng sau đó, lại trở về Cần Thơ, ra trình diện với tư cách là một Sĩ Quan Tuyên Úy Phật Giáo và bị giam tại Khu An Ninh Nội
Chính, gần Cầu Bắc, Cần Thơ thuộc Trung Đoàn16- SĐ
9BB. Ba tháng sau, ông được đưa về hậu cứ Trung Đoàn 33 gần Phi trường Trà Nóc, Cần Thơ, để chuẩn bị đưa ra Bắc vào Tháng
Sáu năm 1976.
Một số tù VNCH Vùng IV Chiến Thuật, từ cảng Bình Thủy, đã đi Bắc bằng tàu Hồng Hà. Trong
chuyến đi này, Việt Cộng xếp các Tuyên Úy Tôn Giáo như là các thành phần nguy hiểm, quan trọng cùng đi chung với cá sĩ quan cấp cao. Riêng 28 vị Tướng Lãnh bị giam riêng và đưa bằng phi cơ ra Bắc.
Thượng Tọa Thích Giác Hoa đã trải qua các trại tù khổ sai ở Yên Bái, Lào Cai (Hoàng Liên Sơn) Thanh
Phong, Hà Tây, Nam Hà. Trong trại tù ông ở đội Mộc và cũng phụ trách hớt tóc cho anh em bạn tù. Chính tại trại Hà Tây, ông đã có dịp gần gũi với các vị Tướng Lãnh và có dịp trò chuyện, tâm sự với Thiếu Tướng Đỗ Kế
Giai. Bài thơ “Tâm Sự Người Bại Tướng,” ra đời trong dịp này.
Sau 13 năm tù, Việt Thương Nhân trở lại Cần Thơ, làm nghề mộc cũng như nghề hớt tóc để sinh sống qua ngày.
Ông định cư tại Mỹ vào năm
1993, theo diện H.O. do cơ sở Tịnh Xá Minh Đăng Quang
(Hòa Thượng Thích Giác Nhiên) bảo trợ.
Việt Thương Nhân làm thơ không nhiều. Những bài thơ của ông phần lớn làm ra trong nhà tù Cộng Sản, là những bài thơ thống hận, rên siết cho số phận con người. Vừa là một người thất trận, bỏ quê hương và con người lâm cảnh tù đày, khổ nhục; vừa là một nhà tu trước cảnh đời đảo điên, thơ của Việt Thương Nhân phản ánh của một giai đoạn bi thương cả dân tộc. [kn]
Huy Phương
No comments:
Post a Comment