Wednesday, December 30, 2020

 Ngẫm Chuyện: Cuồng

http://www.dslamvien.com/2020/08/phiem-luan-ngam-chuyen-cuong.html

Phiếm Luận - Ngẫm Chuyện: Cuồng

 Wednesday, August 05, 2020  Bình Luận , ĐSLV , Vương Trùng Dương

Lời Ngỏ: Trong kỳ bầu cử chính thức tại Hoa Kỳ năm nay vào ngày 3 tháng 11, thời gian qua xảy ra bạo loạn gây bất ổn… cùng thời điểm đó trên chính trường HK “đấu đá” nội bộ mà trong trong quá khứ chưa có tình trạng tệ hại như vậy. Riêng người Việt từ bỏ chế độ Cộng Sản trong nước để định cư trên đất nước tự do, tiếp nhận nếp sống văn minh để tham gia trong sinh hoạt dòng chính Hoa Kỳ, đó cũng là điểm son. Nhưng “thái qúa bất cập” khi ủng hộ ứng cử viên Tổng Thống và đảng Cộng Hòa hay Dân Chủ, không dẫn chứng theo lẽ phải với trách nhiệm, vai trò đảm nhận công việc trong quá khứ của họ… hầu chọn lựa cho chính đáng. Thay vào đó dùng lời lẽ thiếu văn hóa để mạt sát, bôi bẩn hạ cấp. Chẳng hạn vài người tự xưng là “trí thức” ở HK liên kết với tận trời Âu lại dùng “thằng…” này “thằng…” nọ cùng với lời lẽ thô bỉ. Chửi nhau trước bàn dân thiên hạ, tự hạ nhục tên tuổi của mình, quá ốt dột! Thử hỏi thế hệ thứ hai của chúng ta, nếu đọc, sẽ nghĩ gì với bậc cha, chú, cô, bác? May mà thế hệ thứ ba ít được am tường tiếng Việt nên không biết. Khi ở trong lao tù Cộng Sản, cán ngố lên lớp “Ông Liên Xô, ông Trung Quốc, thằng Mỹ”, nào là tổng bí thư, chủ tịch, bác… rồi “thằng…” này “thằng…” nọ, thấy tởm làm sao, nay không muốn nhìn và đọc nữa.

Anh em chúng tôi ở rải rác trên lãnh thổ HK, (không bị ràng buộc bởi đảng phái) qua các bài viết, cảm nhận được quan điểm với nhau nên tự nguyện làm điều gì đó với lương tâm và ý thức trách nhiệm. Vì vậy, chúng tôi không tranh cãi, đôi co với các bài viết đả kích cá nhân (thậm chí không xử dụng thêm vài email nặc danh để dùng ngôn từ mất dạy vị tự thẹn với phẩm chất, lương tâm) mà viết với nhận thức của mình.

Nếu ai ủng hộ ƯCV Donald Trump và Cộng Hòa bị gọi là “cuồng” thì ủng hộ ƯCV Joe Biden và Dân Chủ, tự thân gọi là gì? Chữ Việt đa dạng và phong phú, gán ghép làm gì.

Anh em chúng tôi, mỗi người mỗi việc, tôn trọng tinh thần tập thể, với tôi có lẽ cảm thấy luận bàn thuần túy chính trị hơi khô khan nên dựa vào đó có chút văn nghệ, sách truyện xưa nay với kiến thức thô thiển của mình mà “ngẫm”.

Vương Trùng Dương

ặc San Lâm Viên)

 

Ngày xưa, vào đời nhà Trần, ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ (1230 1291) là bậc quân sự lỗi lạc, học giả uyên bác, có tước hiệu Hưng Ninh Vương.

Ngài cùng với Đức Trần Hưng Đạo (Hưng Đạo Vương) đem hơn hai vạn quân giao chiến, với tướng Nguyên Mông, đuổi Thoát Hoan chui ống đồng, chạy dài. Khi ngài xong việc rửa thù báo hận, xa chốn bụi trần, trở thành thiền sư Phật Giáo Đại Thừa.

Trong bài thơ Phóng Cuồng Ngâm của thiền sư Tuệ Trung Thượng Sĩ, nhắc đến chữ “cuồng”:

“… Cuồng ngô cuồng hề Phổ Hóa cuồng

Đốt đốt phù vân hề phú quý

Hu hu quá khích hề niên quang

Hồ vi hề quan đồ hiểm trở…”

"… Cuồng cái ta cuồng chừ, Phổ Hoá cuồng!

Ối ối! Giàu sang chừ, lưng trời mây nổi,

Chà chà! Năm tháng chừ, bóng ngựa lướt ngang!

Nói sao chừ, chông gai bể hoạn…”

(Bản dịch của Đỗ Văn Hỷ)

(Chú thích: Thiền sư Phổ Hoá vào thế kỷ thứ 9 ở Trung Hoa, lập ra nhánh thiền là Phổ Hóa tông.)

Trong bài Phóng Cuồng Ngâm, bậc thiên sư nói về chữ “cuồng” mà  xưa nay, thường hiểu là ngông, là điên. Đó là hiểu theo nghĩa đen. Còn nghĩa khác là cuồng nhiệt, ý khí mạnh mẽ. Ông Lý Việt Dũng (nghiên cứu và dịch sách Phật Giáo) giải thích trong ý thơ Tuệ Trung Thượng Sĩ:

“Phóng cuồng ở đây không có nghĩa là điên cuồng hay cuồng nhiệt gì cả, mà chẳng qua Tuệ Trung Thượng Sĩ không muốn coi khúc ngâm của mình là một bài ca chứng đạo hay một bài kệ truyền pháp mẫu mực, trang nghiêm, chỉ xem đó là một khúc hát ngông nghênh, phóng khoáng có tính chất tiêu dao của một thiền sư đạt đạo thắm đượm tự nhiên khí chất của một nho sĩ lãng tử và một đạo sĩ thoát tục.

Nói chung là của một con người phiêu nhiên không bị ràng buộc. Cho nên ta phải hiểu chữ ‘phóng cuồng’ đây chỉ là một cách nói tự khiêm mà cũng để nói lên tính chất thung dung tự tại với người đạt đạo, đạt quan, ở Nho, ở Đạo và ở Thiền, vốn bình thường giản dị chớ không có gì phi thường, ẩn mật, bí tàng như nhiều người lầm tưởng”.

Ngày xưa, cLê Dư (em rể cụ Phan Khôi) hai tay bút chiến cự phách của làng báo Việt Nam buổi ban đầu, lấy bút hiệu là Sở Cuồng.

Chữ “cuồng” mang ý nghĩa thái quá khi nghĩ hay hành động (xấu) nhưng không đơn thuần như vậy đôi khi nó đi kèm với chữ kế tiếp để diễn đạt cảm nghĩ, thái độ hăng say, nhiệt tình (tốt). Những dòng trong thơ, nhạc không ngại ngần bày tỏ như:

“Lòng cuồng điên vì nhớ, Ôi Đâu người đâu ân tình cũ” (Hoài Cảm của Cung Tiến).

Trong bài thơ Gửi Người Dưới Mộ, nhà thơ Đinh Hùng cuồng si:

“Thu ơi! Đánh thức hồn ma đậy

Ta muốn vào thăm chốn mộ sâu”

Nhạc sĩ Phạm Anh Dũng có lẽ đồng cảm nên phổ thành ca khúc cùng tên.

 

Trong thi phẩm Tinh Huyết của nhà thơ Bích Khê cuồng yêu với hình ảnh:

“Ai bảo là tôi chửa chết rồi!

Máu cuồng vẫn chảy điệu mê tơi,

Máu cuồng run khắp trong thân thể,

Ai bảo là tôi chửa chết rồi!”

(Cơn Mê)

 

Nhà thơ Hàn Mặc Tử với dòng thơ trang trải mối tình si:

Trời hỡi, bao giờ tôi chết đi?

Bao giờ tôi hết được yêu vì,

Bao giờ mặt nhật tan thành máu

Và khối lòng tôi cứng tựa si?

(Những Giọt Lệ)

 

“Dẫu đau đớn vì lời phụ rẫy

Như mà ta không lấy làm điều

Trăm năm vẫn một lòng yêu

Và còn yêu nữa rất nhiều em ơi”

(Muôn Năm Sầu Thảm)

 

Nói đến tình yêu, nhà thơ Nguyên Sa, giáo sư Triết chấp nhận dại khờ vì say đắm qua bài Tâm Sự để tôn thờ tình yêu:

“Còn vụng dại, thưa vâng, tôi vụng dại

Tôi dại khờ mà vẫn cứ say sưa

Chuyện đời người làm gì có lượng cân đo

Thì tình ái biết đâu mà suy tính”

Vì vậy:

“Nếu em là chân trời xa

Tôi sẽ làm cánh chim bằng rong ruổi

Em là mặt trời thì ở trên đường xích đạo

Tôi sẽ muôn đời làm một kiếp hướng dương”

 

Đôi lúc, văn nhân quá lãng mạn trong tình yêu nên si tình, chết cho tình yêu để có nguồn cảm hứng sáng tác, chẳng ai trách sao lại “cuồng”…

Nhà thơ Bùi Giáng nhập tâm Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du, ông “cuồng Thúy Kiều” nên bàng bạc trong tác phẩm văn học của ông đều có Kiều. Ngay trong 2 quyển về triết học Hiện Tượng Luận của triết gia Đức Martin Heidegger, ông tự học tiếng Đức để đọc nguyên bản, và hình ảnh Kiều thấp thoáng trong đó. Tài hoa với “cuồng” như Bùi Giáng về Hiện Tượng Học còn “độc đáo” hơn Phạm Công Thiện, giáo sư LM Trần Công Tiến, còn ai để so sánh. Người bạn văn quá cố Trần Văn Nam, trình luận án Cao Học Triết về Hiện Tương Học, khi trò chuyện với nhau, anh nói đề cập đến thấy nhức đầu, Bùi Giáng quá tài hoa.

Bùi Giáng (17 tháng 12 năm 1926 – 7 tháng 10 năm 1998), là nhà thơ, dịch giả và là nhà nghiên cứu văn học của Việt Nam. Các bút danh khác của ông là: Trung niên thi sĩ, Thi sĩ, Bùi Bàn Dúi, Bùi Văn Bốn, Vân Mồng... Ông nổi tiếng từ năm 1962 với tập thơ Mưa nguồn.

“Cuồng” & “Ghiền”

Trở lại thế giới võ lâm, Kim Dung, tháng 11/1948 khi chân ướt chân ráo đến Hồng Kông, ngoài bài bình luận, nhờ viết “feuilleton” tiểu thuyết võ hiệp cho tờ Hương Cảng Thương Báo để đáp ứng nhu cầu của độc giả đang ái mộ, được thịnh hành tại bán đảo này.

Louis Cha Leung-yung GBM OBE, better known by his pen name Jin Yong, pronounced "Gum Yoong" in Cantonese, was a Chinese wuxia novelist and essayist who co-founded the Hong Kong daily newspaper Ming Pao in 1959 and served as its first editor-in-chief. He was Hong Kong's most famous writer.

Ngày 20/5/1959 ông cho ra đời nhật báo Minh Báo, lúc đầu tờ báo èo uột chỉ có bốn trang, khi Thư Kiếm Ân Cừu Lục và Bích Huyết Kiếm được ăn khách, Minh Báo Buổi Sáng, Minh Báo Buổi Chiều, Minh Báo Nguyệt San rồi đại công ty Minh Báo nổi tiếng sau một thập niên cũng nhờ đọc giả “cuồng” vì “ghiền” tìm đọc cho biết sự tình xảy ra thế nào.

Năm 1961, ông viết Ỷ Thiên Đồ Long Ký (Tiền Phong Từ Khánh Phụng dịch là Cô Gái Đồ Long trên tờ Đồng Nai)…  Nhà giáo Bùi Xuân Trang, dạy học ở trường Trần Lục, dịch sách cho Sở Học Liệu của Bộ Quốc Gia Giáo Dục, với bút hiệu Hàn Giang Nhạn, Thứ Lang, dịch giả Thiên Long Bát Bộ (trọn bộ gọi là Lục Mạch Thần Kiếm), Hiệp Khách Hành, Liên Thành Quyết, Thư Kiếm Ân Cừu Lục, Tiếu Ngạo Giang Hồ, Lộc Đỉnh Ký (Tháng 10 năm 1969, Kim Dung bắt đầu viết cho đến năm 1972 rồi “gác tay rửa kiếm”)...

Tại miền nam Việt Nam, thời gian dài, các nhật báo tranh nhau đăng “feuilleton” qua các dịch giả như Từ Khánh Vân, Thương Lan, Phan Cảnh Trung, Hàn Giang Nhạn, Lão Sơn Nhân, Lã Phi Khanh, Tam Khôi… Nhận thấy đọc giả phải đợi mỗi ngày đọc chưa đã nên các nhà xuất bản tranh nhau in truyện chưởng của Kim Dung.

Hầu như đọc giả say mê, cuồng vì ghiền thế giới võ lâm, trở thành “hội chứng truyện chưởng Kim Dung”, năm 1968 giáo sư Đỗ Long Vân viết quyển Vô Kỵ Giữa Chúng Ta hay Hội Chứng Kim Dung. Năm 1972, nhà giáo, nhà văn Nguyễn Mộng Giác ấn hành quyển Nỗi Băn Khoăn Của Kim Dung… Nhiều bài viết về các nhân vật trong truyện chưởng của Kim Dung rất thú vị.

Nguyễn Mộng Giác (1940–2012) là nhà văn Việt Nam. Năm 1981, ông rời quê hương, định cư tại Hoa Kỳ vào cuối năm 1982, và rồi mất tại đây vào tháng 7 năm 2012.

Truyện chưởng của Kim Dung đã lôi cuốn đọc giả “ghiền” không thuần túy là chuyện xuất chiêu, tung chưởng… đấm đá túi bụi mà luận bàn về trà, rượu, kiếm… nhất là những cuộc tình ngang trái, những mối tình si, cuồng vì yêu, tình cuồng…

Du Thản Chi cuồng yêu A Tử, chịu mọi cực hình của nàng, mang cà mặt sắt, chỉ mong được thấy dung nhan. Quận chúa Triệu Mẫn (Triệu Minh) từ bỏ địa vị cao sang, bỏ cha và anh ruột để ra đi cùng Trương Vô Kỵ. Nhậm Doanh Doanh, con gái của giáo chủ Nhật Nguyệt thần giáo vì yêu Lệnh Hồ Xung tự nguyện lên núi Thiếu Thất, chịu để phái Thiếu Lâm cầm tù mình mong đổi lấy lời hứa của Phương Chứng đại sư nhận chữa thương cho người tình.

Hồ Dật Chi say mê hầu thiếp của Ngô Tam Quế là Trần Viên Viên, cam chịu kẻ làm vườn, tưới rau trong mấy chục năm để được lén nhìn người tình trong mộng.

Kiến Ninh công chúa, em gái vua Khang Hy, yêu cuồng tên thái giám giả mạo Vi Tiểu Bảo, xuất thân từ chốn lầu xanh, chỉ viết được chữ nhất (gạch ngang), cô ta bị chứng “masochism” muốn được Vi Tiểu Bảo trói cột, đánh đập cho vỡ da tóe máu mới được thấy lạc thú việc trao thân.

Cô cô và Quá nhi (Tiểu Long Nữ thường gọi đệ tử Dương Quá) này sinh cuộc tình “Vòng Tay Học Trò”. Lợi dụng lúc Tiểu Long Nữ bị Âu Dương Phong điểm huyệt không cử động được, Doãn Chí Bình chợt thấy, hãm hiếp Tiểu Long Nữ rồi trốn đi, nhưng nàng lúc đó nửa tỉnh nửa mê, bị vải áo che mắt cứ nghĩ là Dương Quá. Tiểu Long Nữ tức giận Quá nhi “chơi rồi chạy” nên bỏ đi. Khi xa cô cô, Dương Quá không biết nguyên do, lặn lội khắp chốn giang hồ để mong gặp người tình nhưng kéo dài đến 16 năm. Khi Dương Qua trở thành cao thủ võ lâm, sau khi làm xong đại sự, trở về Tuyệt Tình Cốc chờ Tiểu Long Nữ. Đến kỳ hạn 16 năm, không thấy bóng dáng cô cô, chàng liền nhảy xuống Đoạn Trường Nhai tự vẫn. Tình cờ thay ở dưới đáy Tuyệt Tình Cốc có một sơn động mà Tiểu Long Nữ đã ẩn sống ở đó 16 năm. Dương Qúa gặp lại Tiểu Long Nữ, hai người leo lên và trở về thành Tương Dương. Chàng và nàng cùng đồng đạo võ lâm chống giặc, xả thân vì nước.

Còn rất nhiều kẻ tình si, cuồng điên vì yêu “cuồng điên vì nhớ”… đến nỗi khi sống không được bên nhau, thì khi chết chỉ mong được bên cạnh mộ…

Dương Quá chỉ mất 16 năm, còn nhà thơ Vũ Hoàng Chương với thời gian gấp đôi trong thi phẩm Ta Đợi Em Từ Ba Mươi Năm. Bái phục “ông thần” si tình có một không hai trong thi ca Việt Nam. Bái phục nhà giáo Trần Bích Lan, nhà thơ Nguyên Sa si tình đến nỗi cam chịu nóng đốt cháy da vì làm hoa hướng dương dưới đường xích đạo. Khi gặp ông trong Ban Biên Tập SVSQ với nhau của nguyệt san Bộ Binh ở quân trường Thủ Đức, chẳng thấy gì là kẻ tình si. Mới biết “cuồng” vì yêu cho thêm phần lãng mạn.

Một thời trai trẻ của “con mọt sách” nhưng ngòi bút tài hoa của nhà văn Kim Dung làm cho “ghiền”, quên đèn sách. Ngày nào không có “feuilleton” trên mặt báo, chưa biết sự tình, nhân vật sẽ xảy ra thế nào, lúc đầu bạn bè vui vẻ ngồi đấu láo với nhau, tranh cãi triết phát “cuồng”, một lũ cuồng sĩ!

Tác phẩm của Kim Dung một thời đã từng bị cấm lưu hành ở Hoa Lục. Tại Việt Nam sau năm 1975, tác phẩm của ông bị cấm trong một thời gian dài, bởi đảng và nhà nước sợ đảng viên đọc rồi ghiền, quên đi giáo điều. Cuồng vì mê những nhân vật hào sảng, khí khái trong chốn võ lâm, nhìn lại thực tại thấy đau lòng.

Ngẫm lại chuyện thế gian với chữ “cuồng”, tùy nghi cảm nhận.

Little Saigon Aug 04/2020

Vương Trùng Dương

ặc San Lâm Viên)

No comments:

Post a Comment