NHỮNG ĐIỀU ẨN KHUẤT SAU CHIẾN TRANH
Ngô Khôn Trí
Từ thời xa xưa, khi chiến tranh chấm dứt, kẻ thắng trận tự cho mình có quyền
cướp lấy vàng bạc châu báu của kẻ bại trận về làm chiến lợi phẩm và bắt kẻ bại
trận làm nô lệ cho mình.
Ngay sau khi Thế Chiến Thứ Hai chấm dứt (2/9/1945), Hòa Kỳ, Anh và Liên Xô
đã tung ra chiến dịch thâu tóm các nhà khoa học Đức để chuyển kiến thức khoa học
tiên tiến của Đức về cho nước mình. Bởi vì kỹ thuật quân sự của Đức thời đó đã
phát triển mạnh nhất thế giới .
Hoa Kỳ tung chiến dịch Cái Kẹp Giấy (Operation Paperclip) vào tháng 3/1946,
đã ép khoảng 1.600 nhà khoa học Đức cùng gia đình của họ sang Mỹ để làm việc nhằm
giúp phát triển kỹ thuật quân sự (vũ khí hóa học, sinh học và hoả tiển) nước
mình. Trước đó, vào ngày 16/11/1945, các tàu Mỹ đã đưa 88 nhà khoa học Đức
sang Mỹ để hỗ trợ việc nghiên cứu về công nghệ hoả tiển. Chính phủ Mỹ lúc
này đang khao khát muốn có được bí mật đằng sau bộ đôi hoả tiển hủy diệt
V-1 và V-2 của Đức trong Thế chiến II, vì lo sợ Liên Xô cũng sẽ bắt các nhà
khoa học Đức với lý do tương tự nên đã ra tay trước.
Anh tung chiến dịch “Di cư bắt buộc” vào tháng 7/1946 rất quy mô nhằm bắt
cóc và khai thác triệt để các tài sản trí tuệ của Đức. Một đơn vị tinh nhuệ của
Anh đã được hình thành với nhiệm vụ chuyên bắt cóc các nhà khoa học và kỹ sư
tài năng của Đức phát xít, rồi đưa họ về làm việc tại các bộ và công ty về đóng
tàu, luyện kim hay hàng không vũ trụ… của Anh. Có khoảng 1.500 nhà khoa học Đức
bị buộc phải di cư sang Anh.
Liên Xô cũng tung chiến dịch Ossawakim vào tháng 10/1946, đã ép hơn 2.000
khoa học gia, kỹ sư và kỹ thuật gia Đức cùng gia đình của họ sang Liên Xô và buộc
họ phải làm việc nhiều năm cho mình nhằm tăng phát triển nguyên tử, hỏa tiển,
ngành hàng không cho nước mình.
Liên Xô đã dùng xe vận tải và xe lửa chở họ cùng gia đình và của cải sang
Liên Xô để làm việc trong các công xưởng có liên quan đến những ngành mà thời
điểm đó nước Đức đã phát triển mạnh nhất thế giới. Cũng giống như Mỹ, họ cung cấp
chỗ ở và trả lương cao để những nhà khoa học Đức này an tâm làm việc. Mãi đến
cuối năm 1949 một số nhà khoa học Đức mới có thể trở về nhà.
Không những thế, Liên Xô còn tháo dỡ nhiều máy móc của các hãng xưởng có
công nghệ tân tiến chở sang Liên Xô, trong đó có Trung tâm hỏa tiễn V-2 , hãng
chế máy bay và động cơ, nhiều tài liệu từ các trung tâm thử nghiệm như trung
tâm thử nghiệm quân sự hàng không trung ương của không quân Đức ở
Erprobungstelle Rechlin,….Họ cho rằng đây là một phần của việc bồi thường chiến
tranh được thỏa thuận trong hiệp ước Potsdam.
Đó là lý do tại sao 3 nước chiến thắng Mỹ, Anh và Nga (Liên Xô trước đây)
phát triển mạnh nhất về kỹ thuật quân sự.
Ở Á châu cũng vậy, qua 2 cuộc xâm lược Triều Tiên, Nhật Bản đã cướp đi nhiều
đồ vật thủ công mang tính văn hóa có giá trị cao, nhiều nghệ nhân tài giỏi,
khoa học gia (?) của Triều Tiên bị bắt đưa sang Nhật Bản. Ngoài ra, Nhật đã cưỡng
ép hàng chục nghìn nam giới Triều Tiên tham gia vào quân đội hay làm việc trong
các công xưởng của Nhật và khoảng 200.000 cô gái và phụ nữ ( Triều Tiên và
Trung Quốc) bị bắt làm nô lệ tình dục cho quân sĩ Nhật Bản.
Nhật Bản và Hàn Quốc là 2 nước láng giềng có nhiều điểm tương đồng về văn
hóa nhưng mối quan hệ giữa 2 nước luôn căng thẳng do bởi những hậu quả chiến
tranh (năm 1910-1945) chưa được giải quyết ổn thỏa.
Gần đây, khoảng 780.000 thân nhân của người Hàn Quốc đã bị cưỡng ép lao động
trong các công ty của Nhật Bản đã đệ đơn kiện Tập đoàn công nghiệp nặng
Mitsubishi để yêu cầu bồi thường. Ngày 29/11/2018, tòa án Hàn Quốc ra phán quyết
yêu cầu Nhật Bản bồi thường và yêu cầu phong tỏa một số tài sản của công ty
thép Nhật Bản Nippon Steel & Sumitomo Metal. Nhật Bản cho rằng mọi quyền
đòi bồi thường đã được giải quyết hoàn toàn và dứt điểm khi Nhật Bản và Hàn Quốc
bình thường hóa quan hệ ngoại giao năm 1965.
Việt Nam mình đã mất đi những gì qua những cuộc chiến chống ngoại xâm? Bao
nhiêu tài sản quý báo đã bị cướp đi và bao nhiêu nhà khoa học, kỹ sư, nghệ nhân
tài giỏi đã bị cưỡng ép hoặc bị chiêu dụ qua làm việc ở nước ngoài ?
Trong chiến tranh có rất nhiều điều mà người dân thường như chúng ta không
biết đến.
Người viết tin vào thuyết nhân quả.
Montreal, ngày 8/1/2019
Ngô Khôn Trí
No comments:
Post a Comment