Wednesday, September 11, 2019


Tiểu phấn hồng – Little Pink

Tiểu phấn hồng – Little Pink
Posted on Tháng Tám 27, 2019 by Blog của 5xu


Hồng Công, chụp một ngày trước khi nổ ra cuộc biểu tình đầu tiên!

Bài viết dưới đây có các phần: 
“Tiểu phấn hồng – Little Pink”, “Bạo chính – Bạo loạn”, “An eye for an eye”, “Add Oil”, và “Be Water”
*
Tiểu Phấn Hồng



Người Hồng Công nắm tay nhau tạo thành đoàn người Hong Kong Way (Hương Cảng Chi Lộ) trong đêm (xem thêm phần Bạo Chính – Bạo Loạn ở dưới)!

Đầu tuần này một  bảo tàng nghệ thuật tiếng tăm ở Úc đột ngột từ chối tổ chức buổi nói chuyện đã được lên lịch của Denise Ho, ngôi sao nhạc pop kiêm nhà hoạt động nhân quyền người Hồng Công. Lý do bảo tàng đưa ra là “lo ngại về an ninh”.
Trong các comment liên quan, có người nói chắc là bảo tàng này sợ đám “tiểu phấn hồng”.

“Tiểu phấn hồng” (小粉红/ Little Pink) là mt phong trào yêu nước yêu chủ nghĩa xã hội theo phong cách chiến binh mạng ở Trung Quốc. Không ai thực sự biết nó ra đời thế nào, nhưng nói chung mọi người cho rằng nó hình thành từ một diễn đàn văn học online rất có ảnh hưởng ở Trung Quốc tên là Tấn Giang văn học thành (晋江文学城).
Trang din đàn mạng này hàng ngày có hơn 100 triệu pageview, độc giả (phần lớn là các phụ nữ trẻ) vào trang này để đọc các tiểu thuyết ướt át viết về các chàng trai ngã vào vòng tay nhau (耽美: đam mỹ, một thể loại Yaoi/Boy’s Love dành cho độc giả nữ trẻ). Họ cũng là fangirl cuồng nhiệt của các nghệ sĩ nổi tiếng (fandom girls).
“Tiểu phấn hồng” bắt đầu có tiếng tăm ở ở lục địa sau chiến dịch tẩy chay Triệu Vi khi cô này mời Đới Lập Nhẫn tham gia bộ phim do mình đạo diễn. Đới Lập Nhẫn là diễn viên Đài Loan có tư tưởng ủng hộ Đài Loan độc lập.
Năm 2016, “tiểu phấn hồng” có tiếng vang quốc tế khi họ tham gia chiến dịch Đế Ba xuất chinh (帝吧出征). Đế Ba là tên một diễn đàn mạng có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa lâu năm, các thành viên của nó luôn tiên phong trong các cuộc tấn công online để bảo vệ Đại lục. Đế Ba xuất chinh nghĩa là chiến dịch chinh phạt của Đế Ba. Tiếng Anh của chiến dịch này là Di Ba Expedition. Chiến dịch này đã làm tràn ngập mạng xã hội Đài Loan với các bình luận phỉ báng nữ tổng thống có tư tưởng chống Bắc Kinh, bà Thái Anh Văn.
Xuất thân của các “Tiểu phấn hồng” cũng được cho là tốt hơn các thành viên của “Ngũ mao đảng” (một đội ngũ dư luận viên chuyên nghiệp do nhà nước công khai bảo trợ). Các nữ binh bàn phím “Tiểu phấn hồng” nằm trong độ tuổi từ 18 đến 24, sống ở các thành phố hạng nhì và hạng ba của Trung Quốc. Dù thua kém Bắc Kinh và Thượng Hải nhưng các thành phố này vẫn khá lớn và giàu có. Con cái của giới trung lưu ở các thành phố tỉnh lẻ này đều có điều kiện học hành, thậm chí đi du học với họ không phải là việc khó. Từ những cô gái trẻ có học vấn, suốt ngày ôm smartphone lên mạng đọc chuyện tình, bấm like cho thần tượng, nay họ có thêm nhiệm vụ lên mạng thả tim cho chế độ.
Mặc dù có bề ngoài là phong trào tự phát của phụ nữ trẻ, nhưng một số nghiên cứu sâu hơn cho rằng vẫn có bàn tay nhà nước tham gia tổ chức. Ngay cả cái nhãn rất nữ tính “Tiểu phấn hồng” cũng là do cơ quan tuyên truyền của nhà nước chủ ý gán cho phong trào này.
Ở phương tây chữ Pink không gợi ý gì về thiên hướng chính trị, nhưng với Trung Quốc, và cả Việt Nam, chữ “hồng” gợi nhớ đến thời của Mao với “Đông phương hồng” “hồng vệ binh”. Ai lớn lên ở miền bắc nước Việt hẳn còn nhớ bài hát ca ngợi Đảng Lao Động bắt đầu với câu “Vừng trời đông, ánh hồng tương sáng bừng lên” và câu sau bị trẻ con xuyên tạc là đảng việt nam thối tai lại hay đánh rắm.


Tháng 6 vừa rồi Denise Ho có phát biểu về vấn đề Hồng Công ở Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Bài phát biểu ngắn của cô bị một nhà ngoại giao Trung Quốc hai lần tìm cách làm gián đoạn một cách rất thô lỗ.

Với Denise Ho (Hà Vận Thi), đây không phải lần đầu tiên cô ăn chưởng của các nữ chiến binh phấn hồng. Năm 2016 nhãn mỹ phẩm Lancôme bị tẩy chay do thuê Denise Ho làm đại diện hình ảnh. Thần tượng Lady Gaga cũng bị đám này tấn công trang Instagram do cô gặp gỡ Dalai Lama. Các vận động viên bơi lội phương tây lỡ có “dám” tẩy chay kình ngư Trung Quốc Sun Yang cũng không thoát khỏi cảnh bị xúm lại trùm váy hội đồng.
Buổi nói chuyện của Denise Ho, tuy vậy, vẫn sẽ diễn ra ở một địa điểm khác nhưng tên gọi không có gì thay đổi: “Be Water: China vs Hong Kong  – Talk on Art and Resistance in Hong Kong”.

Về “Be Water”, xem thêm ở phần cuối bài này.

Cập nhật: Thứ bảy vừa rồi (31 tháng 8) Tiểu phấn hồng và Đế Ba vừa kết hợp tổ chức một chiến dịch lớn, từ sau Tường lửa để tấn công phong trào dân chủ ở Hồng Công.
*
Bạo chính – Bạo loạn


Hình ảnh phía trên lấy từ Instgram của SCMP, người biểu tình dùng vợt tennis đánh bật những quả lựu đạn cay mà cảnh sát bắn vào đám đông biểu tình.

Trên đường phố Hồng Công xuất hiện khẩu hiệu “Bất bạo chính, Bất bạo dân”. Tức là chính quyền mà không bạo ngược thì người dân sẽ không bạo loạn. Bạo chính (暴政) có nghĩa là chính quyn bo ngược, chuyên chế.

Người dân Hồng Công cũng nghĩ ra một từ mới, là Chinazi. Có lẽ là ghép của China và Nazi (Phát xít Đức quốc-xã). Dịch phiên phiến qua tiếng Việt sẽ là Trung quốc-xã.

Ngày 23 tháng 8 năm 1989, khoảng 2 triệu người dân ba nước cộng hòa thuộc Liên bang Xô viết ở khu vực Baltic đã nắm tay nhau tạo một hàng người dài khoảng 700 km băng ngang ba nước này (Estonia, Latvia, Lithuania). Khoảng 7 tháng sau, Lithuania là nước đầu tiên tuyên bố độc lập và tách ra khỏi Liên Xô. Hàng người này về sau được gọi là Baltic Way.

Tuần này,  kỷ niệm 30 năm Baltic Way, người Hồng Công cũng nắm tay nhau tạo thành hàng người dài khoảng 50 km dọc Hồng Công và lên đỉnh núi Sư Tử. Họ làm ban đêm và dùng đèn smartphone chiếu sáng. Hình ảnh quay bằng …drone rất đẹp. Tên của sự kiện này được gọi là Hong Kong Way,  trong tiếng Quảng là Hương Cảng Chi Lộ (香港之路).


Người Hồng Công nắm tay thành hàng trong đêm trên núi Sư Tử và dùng smartphone để chiếu sáng.
Ảnh chụp bằng drone của Apple Daily. Jimmy Lai, ông chủ của Apple Daily và cũng là ông chủ của hãng thời trang Giordano, được cho là có ủng hộ và tài trợ cho phong trào dân chủ ở Hồng Công. Các bang hội của Hồng Công có lẽ cũng ủng hộ dân chủ nên nhiều tháng biểu tình mà không xảy ra sự cố gì, bọn xã hội đen áo trắng thân chính quyền chỉ quấy rối được một lần rồi biến mất.
*
An eye for an eye

Hôm kia, một cô gái là y tá tình nguyện trong phong trào phản kháng bị cảnh sát Hồng Công bắn đạn cao su vào mắt. Có lẽ cô đã mất con mắt phải của mình. Trong buổi xuống đường và “chiếm sân bay” ngày hôm sau, nhiều người dân Hồng Công đeo miếng gạc y tế vào mắt phải để phản đối.

Họa sĩ Hồng Công Badiucao vẽ bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (trưởng đặc khu) như một con bù nhìn với một con mắt bị rớt ra như lò xo nhuộm máu. Ở dưới có dòng chữ: “以眼还眼 An Eye for An Eye. Dòng ch tiếng Hoa có nghĩa là Dĩ nhãn hoàn nhãn (ly mt tr mt). dưới caption anh họa sĩ này còn viết “林郑黑警, 以眼还眼, tc là Lâm Trnh Hc Cnh, Dĩ Nhãn Hoàn Nhãn. Ý nói cnh sát đen của Lâm Trịnh (đen ở đây là xã hội đen, hoặc công an Trung Quốc trà trộn), lấy mắt trả mắt. Người biểu tình cũng gọi cảnh sát Trung Quốc trà trộn là “bọn chó đại lục” (“大陸狗: đại lục cẩu: mainland dog”).

Từ cuộc tuần hành phản đối Luật dẫn độ của người dân Hồng Công (tháng Sáu) tới nay sau hơn hai tháng các cuộc tuần hành của giới trẻ Hồng Công đã trở thành phong trào chống lại sự đô hộ của triều đình phong kiến đỏ Bắc Kinh.
Lúc này không chỉ còn những người trẻ xuống đường, mà cả những gia đình trung niên mang theo con cái,  có cả những người già yếu tham gia công tác hậu cần và tổ chức quyên góp. Sự kỳ diệu của “trí thông minh tập thể” đã xuất hiện. Người dân Hồng Công sử dụng mọi sáng kiến để tổ chức phong trào trên diện rộng, kéo dài, và bất bạo động.
Phong trào phản kháng năm nay bắt đầu từ việc giới trẻ (và cũng là trí thức trẻ) Hồng Công cố gắng chống lại việc triều đình Bắc Kinh đang tìm mọi cách để công an hóa nền tư pháp kiểu Anh đậm chất công bình (justice: 正義: chính nghĩa) ca Hng Công. H hiu rng nếu nn tư pháp lành mạnh của họ bị Trung Quốc Đại Lục thao túng thì các giá trị cốt lõi của Hồng Công, trong đó có tinh thần dân chủ (democracy: 民主) s mt đi mãi mãi. Cũng như nền giáo dục khai phóng, quyền tự do biểu đạt tốt đẹp của Hồng Công đã bị mất dần mất mòn đi kể từ khi Anh trả lại Hồng Công cho Trung Quốc. Ngôn ngữ của người Hồng Công (tiếng Quảng) cũng đã bị thay thế bằng tiếng Bắc Kinh (官話: quan thoi).

T xa xưa Mỹ đã chơi một tuyệt chiêu, họ chẹn họng nước Trung Quốc của Mao bằng một miếng thép nhỏ. Đó là đặt một quốc gia dân chủ (民國: dân quc) là Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc) đứng chặn một lối đi ra biển của đại lục. Rồi gần đây hơn, nước Anh cài vào xương tủy Trung Quốc một thứ gene mà triều đình Bắc Kinh rất run sợ: gene dân chủ trong máu của hàng triệu người dân Hồng Công. Thứ gene ấy chuộng công bình (justice), yêu dân chủ (democracy), và căm ghét cường quyền, bạo quyền, tà quyền. Người Hồng Công  đã đứng dậy đấu tranh để đòi hỏi một chính quyền thực sự đại diện cho người dân, một chính quyền mà người dân có thể có tiếng nói của mình trong đó. Họ đòi Hồng Công trở lại là Hồng Công: “Let Hong Kong be Hong Kong”.

(Hãy tưởng tượng, nếu Việt Nam cũng là một quốc gia dân chủ, Nước Cộng hòa dân chủ Việt Nam, chặn nốt lối ra biển còn lại của Tàu, thì chủ nghĩa phát xít Đại Hán đương nhiên tắc tử. Đây cũng là lý do năm 1974 chớp cơ hội Việt Nam Cộng Hòa suy yếu, Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa.)

Ở Hồng Công, mọi sự khởi đầu từ một phong trào (năm 2011) có tên gọi “Học dân tư triều”  (學民思潮: Scholarism) ca hc sinh cp ba, nhm chng li giáo dc nhi s ca Bc Kinh.

Đến năm 2014, phong trào dân chủ của người Hồng Công chuyển thành một cuộc biểu tình lớn để đòi quyền phổ thông đầu phiếu, người dân tự bầu ra lãnh đạo. Người biểu tình đã “chiếm lĩnh” khu “Trung Hoàn” là khu trung tâm kinh tế của Hồng Công. Do đó phong trào này có tên gọi “Chiếm lĩnh trung hoàn” (佔領中環/, Occupy Central). Phong trào này còn được biết đến với tên Dù Vàng. Còn tên gọi chính thức của nó rất dài: “Chiếm lĩnh Trung Hoàn với Tình yêu và Hoà bình/Occupy Central with Love and Peace). Cũng từ đó việc “chiếm lĩnh” (đến ngồi kín, hoặc bao vây một khu vực nào đó) trở thành một cách hành động “bất tuân dân sự” của người Hồng Công.

Mùa hè năm nay (2019), phong trào của người dân Hồng Công đã trở thành một cuộc phản kháng ở quy mô “toàn quốc” để chống luật dẫn độ và phản đối chính quyền Hồng Công, một chính quyền không do dân bầu lên, mà do Bắc Kinh thao túng.

Những gì đang diễn ra ở Hồng Công sẽ buộc Việt Nam phải suy nghĩ. Với những gì đã xảy ra ở Việt Nam, có lẽ rất cần xem xét kỹ cơ chế  “checks and balances” mà Machiavelli đã viết trong The Discourse[1].
Xem thêm một gợi ý về cơ chế “Checks and Balances” cho Việt Nam : Viện Dân Biểu.
*

Add Oil: 加油/Gia Du



Người Hồng Công (Hương Cảng) bắt đầu ưa chuộng hình xăm sử dụng các biểu tượng của tinh thần phản kháng mùa hè năm nay: dù, kính bảo hộ, mặt nạ phòng độc.

Nhưng đặc biệt nhất là họ vận dụng thư pháp để viết chữ 香港 (Hương Cảng) sao cho nếu nhìn ngược lại sẽ ra chữ 加油 (Gia Du).
Gia Du là mt t tương đối mới trong tiếng Hoa. Gia là thêm vào, giống như trong gia tốc, du nghĩa là dầu (như dầu hỏa火油: ha du); d đây hiểu là nhiên liệu. Nghĩa đen của nó là nạp thêm xăng dầu. Từ này được cho là có nguồn gốc từ cuộc đua xe Macau Grand Prix những năm 196x, người xem đua xe cổ vũ bằng cách hô lên hai từ này (phát âm là “ga yau: cá dầu” trong tiếng Quảng, hoặc “jiā yóu: tra dầu” trong tiếng Quan thoại).

Người ta cũng không biết phải dịch hai từ mới này qua tiếng Anh làm sao cho đúng. Nên tùy theo ngữ cảnh mà dịch. Lúc thì là “come on”, lúc thì là “get well soon”, lúc thì đơn giản là “good luck”. Wiki còn nói đây là một trong những từ khó dịch nhất, họ tạm dịch là “go for it”. Nhưng dù dịch thế nào, nó cũng có ý nghĩa như một lời động viên chân thành.

Nhắn tin sms và viber, whatsapp đã làm thay đổi “cách dịch” từ này. Để nhắn tin cho nhanh, giới trẻ Hồng Công thay vì nhắn tiếng Hoa, họ nhắn thành tiếng Anh là “add oil”. Mùa hè năm 2014, “add oil” trở thành hiện tượng toàn cầu do gắn liền với phong trào dân chủ “bất tuân dân sự” có tên gọi Chiếm Lĩnh Trung Hoàn.


Năm 2016,  từ điển Oxford Online đang cân nhắc ghi nhận từ tiếng Anh – Hồng Công mới mẻ này. Đến năm 2018 thì họ chính thức đưa vào từ điển từ: Add Oil.


(Hình chụp màn hình từ điển Oxford Online của Inkstone)


Hong Kong An eye for an eye


Bác sĩ và nhân viên y tế của bệnh viện cũng tham gia phản kháng, biểu ngữ của họ nói: “Sao không ai nói gì về hơi cay?” “Bắn hơi cay trong nhà, ai là kẻ sát nhân?” 
(AP Photo/Kin Cheung)


Tranh của họa sĩ Trung Quốc lưu vong, có nickname là Rebel Pepper


Tranh từ instagram của họa sĩ Mimi Szeto


Áp phích giáo viên rủ nhau đi biểu tình: “Các em (học sinh) mệt rồi, để thầy cô lo – Bảo vệ học sinh – Gìn giữ lương tri” – We are Hong Kong Teacher
*


Ảnh lấy từ twitter của Hoàng Chi Phong ngày hôm nay (18), caption Phong viết là “Nữ thần dân chủ phong cách Hồng Công”. Hồi Thiên An Môn, các sinh viên cũng dựng tượng Nữ thần dân chủ ở quảng trường này. Nữ thần ở Hồng Công rất thú vị ở chỗ đội mũ và đeo kính bảo hộ, có cả khẩu trang phòng độc. Nhưng tay lại bị xích! Cuộc biểu tình hôm nay lên tới 1.7 triệu người.

Hoàng Chi Phong (黃之鋒) có ch Phong nghĩa là mũi nhn (ca ngn giáo, ngn bút), ging như Tiền Phong, Tiên Phong.

*
Be Water


Lý Tiểu Long có lần nói về triết lý võ học của mình, anh nói: “Be formless, shapeless, like water. Now water can flow or it can crash. Be water, my friend! Be water!”.
Ý “be water” này tiếng Hán nói 像水一样吧: tượng thủy nhất dạng”. Hàng triệu người Hồng Công đang làm theo chỉ đạo của thần tượng và cũng là biểu tượng của Hồng Công: “Trở nên vô hình, vô dạng, trở thành nước”.
Khi cần hợp nhóm, từ vô hình vô ảnh trong không gian họ đột ngột ngưng tụ thành những giọt sương sớm. Khi tuần hành, họ là lưu thủy, dòng nước chảy khắp mọi nơi, cuốn theo mọi thứ. Khi phải đương đầu, họ là nước đóng băng, cứng như đá. Khi nhiệt độ quá cao, họ phân tán nhanh như sương mù tan dưới nắng để trở thành vô hình.


Lưu Diệc Phi, diễn viên Trung Quốc đóng vai Mulan (Mộc Lan) trong bộ phim live-action (chuyển phim hoạt hình thành người đóng) của hãng Disney, đã sử dụng mạng Weibo để ủng hộ cảnh sát Hương Cảng. Cô diễn viên rất đẹp và được ưa thích này  có quốc tịch Mỹ từ năm 15 tuổi. Vì phát biểu của Lưu Diệc Phi, phim Mulan đang bị kêu gọi tẩy chay. Poster trên đã sửa hình Mulan (Lưu Diệc Phi) thành Mulan – Cô gái bị cảnh sát bắn. Họ gọi đây là Real Mulan bằng cách thêm chữ Chân () vào trước chữ Mulan.
*

No comments:

Post a Comment