Tuesday, December 31, 2019


Tiếng Nấc Đêm Trừ Tịch



samedi 21 janvier 2017
Chung quanh câu chuyện Làm Gì Ở Mỹ của Phan Ngọc Vinh.
Năm cũ sắp qua đi và một năm mới sắp đến.

(Bài theo như đường dẫn trên gồm 2 phần. Tôi đã đăng phần 2 là bài "Làm Gì Ở Mỹ của Phan Ngọc Vinh"
Hôm nay tôi đăng bài 1, là bài thơ Tiếng Nấc Đêm Trừ Tịch của tác giả "Trần Văn Lương"
nhân dịp cuối năm 2019 - 2020.
Lời người đăng lại: NVS)

Sau là phần giới thiệu của cô Thanh Hương:
Rất có nhiều người Việt Nam đã định cư ở ngoại quốc rất lâu và chưa một lần đi trở lại nơi chôn nhau cắt rún.
Họ phải là những người ít nhất trên tuổi 42.
Ngày xưa đó, họ đã chọn dung thân nơi đất người và họ vẫn giữ lời hứa với chính mình.
Cũng có những hoàn cảnh làm người ta chọn trở lại nơi mình đã ra đi vì lý do gia đình và đau đớn nhất là họ lại thích những cuộc vui mới tạm bợ.
Nếu có những chị như Phan Ngọc Vinh tả Làm Gì Ở Mỹ, thì người trong nước có lẽ thích thú ôm bụng cười vì cái quê mùa mà chị kể ra khi hành Nghề Làm Móng.
Tại sao chị lại rất vui khi có được nghề lao động vất vả với đồng tiền nhỏ nhoi?
Thưa tại vì chị biết được cái giá trị của 2 chữ Tự Do đấy.
Những người biết tự trọng và biết Tư Do được đánh đổi như thế nào thì tuyệt đối họ không bao giờ phản lại quê hương.
Tôi chỉ viết lên đây những cảm nhận buồn cho thân phận những bậc cha chú đã ra đi vĩnh viễn mà chưa được trở lại mảnh đất quê nhà.
Tôi buồn cho những người mai này sẽ và còn ra đi mà sẽ không bao giờ nhìn thấy bất cứ mùa Xuân nào trở lại với mình trên đất nước Việt Nam của thời xa xưa.
Đã ở đất nước Tự Do thì quyền đi lại là chuyện tự do của từng cá nhân, và chỉ cá nhân mà thôi.
Không cần ai phê phán và không ai được phê phán ai cả vì chỉ cần mình nhìn mình vào gương mà thấy mình còn là mình trong gương ngày xưa nữa hay không thì chỉ có mình tự biết mà thôi.
Mời quý anh chị đọc bài thơ của anh Ttần Văn Lương và đọc câu chuyện của chị Phan Ngọc Vinh và tự cho mình thấy Thói Đời.
Caroline Thanh Hương

Kính gửi đến quý anh chị con cóc cuối tuần.

Dạo:
        Nhởn nhơ áo Tết về quê,
Biết chăng dân Việt trăm bề đớn đau.
Cóc cuối tuần:

    Tiếng Nấc Đêm Trừ Tịch
     Đêm trừ tịch, gian phòng lạnh ngắt,
     Người đàn bà cúi mặt trầm ngâm.
         Nghẹn ngào tủi phận thương thân,
Có chồng mà phải đón Xuân một mình.

     Rồi khẽ nhấc bức hình trên kệ,
     Ngắm hai người son trẻ năm nao,
         Mà nghe thất vọng dâng trào,
Hùa theo tiếng nấc, lệ dào như mưa.
                         x
                    x        x
     Anh yêu hỡi, giao thừa đã đến,
     Lệ em cùng lệ nến tuôn rơi.
         Anh về quê mẹ vui chơi,
Tha hương em xé lịch vơi một mình.

     Anh giờ chắc lềnh bềnh tửu quán,
     Phè phỡn cùng đám bạn mềm môi,
         Chén anh, chén chú, chén tôi,
Quên phăng cái thuở xa xôi nhọc nhằn.

     Anh có nhớ những năm tù ngục,
     Giặc đem anh lăng nhục từng ngày?
         Bạn anh, chúng giết thẳng tay,
Anh may sống sót lất lây nhờ Trời.

     Anh có nhớ quãng đời vất vả,
     Sau khi anh được thả về nhà?
         Chạy ăn từng bữa xót xa,
Trẻ con đói rách, người già điêu linh.

     Anh có nhớ công trình vượt biển,
     Bị mắc lừa mấy chuyến mới xong?
         Nhìn dân mình chết biển Đông,
Có là gỗ đá mới không đau sầu.

     Anh có nhớ buổi đầu trong trại,
     Trơ mắt nhìn lũ Thái hung hăng?
         Bị hành, chẳng dám nói năng,
Âm thầm chỉ biết cắn răng sượng sùng.

     Anh có nhớ khai cùng Di Trú,
     Vì sao lìa quê cũ sang đây?
         Mà nay dạ đổi lòng thay,
Đang tâm trở mặt quên ngay lời thề.

     Anh kiếm cớ đi về lắm bận,
     Dựng chiêu bài quanh quẩn ăn chơi,
         Lúc thì "từ thiện" giúp đời,
Lúc thì "báo hiếu" cho người thân yêu!

     Trở lại Mỹ, sớm chiều "hát dạo",
     Thay kẻ thù quảng cáo liên miên,
         Rằng quê mình rất bình yên,
Rằng dân mình sống ấm êm trăm bề.
                         x
                    x        x
     Anh có biết anh về sung sướng,
     Vung tiền còm thụ hưởng tiện nghi,
         Trong khi dân phải ra đi
Làm thân nô lệ cu li nước ngoài?

     Anh chỉ thấy đền đài tráng lệ,
     Cùng quán hàng lắm kẻ vào ra,
         Mà không thấy cảnh dân ta,
Ngày đêm khổ ải xót xa muộn phiền.

     Anh chỉ thấy bạo quyền hùng hổ,
     Ra oai hùm nạt nộ múa may,
         Mà không mở mắt để hay,
Chủ quyền toàn ở trong tay giặc Tàu.

     Anh có thấy đâu đâu cũng Chệt,
     Đang nghênh ngang chiếm hết quê mình?
         Phần do lũ thú Ba Đình,
Phần do những kẻ vô tình như anh.

     Anh chỉ thấy bầy doanh nhân Việt,
     Cùng anh về yến tiệc hả hê,
         Mà không thấy ở bên lề
Những đồng đội cũ đang lê thân tàn.

     Anh có thấy trại giam khắp chốn,
     Nơi công an làm khốn bao người?
         Vì lòng yêu nước không nguôi,
Họ cam tâm gánh cả trời khổ đau.

     Chồng em hỡi, từ lâu em gắng,
     Tránh buông lời nói nặng cùng anh.
         Nhưng nay gương đã tan tành,
Chút duyên chồng vợ, em đành xin quên.

     Em cương quyết làm viên ngọc vỡ,
     Theo sao trời rực rỡ đêm đêm,
         Còn hơn làm phiến ngói nguyên,
Quanh năm xám xịt ngơi trên mái nhà.
                         x
                    x        x
     Sau tiếng nấc, mắt già chợt quắc,
     Người mím môi dập tắt cơn sầu,
         Lạnh lùng gói lại buồn đau,
Cầm như mình đã từ lâu góa chồng.

               Le lói bên song
        Tia nắng hồng năm mới.
                 Trần Văn Lương
                    Cali, 1/2017

Thơ Xuân Đất Khách (thơ Thanh Nam, ngâm Hoàng Oanh (1.1)


No comments:

Post a Comment