Sunday, August 16, 2020

 Những nhận thức về vũ trụ (4/6): Nguồn gốc của nhân loại

https://www.ntdvn.com/khoa-hoc/nhung-nhan-thuc-ve-vu-tru-phan-4-nguon-goc-cua-nhan-loai-5517.html

Vũ trụ hình thành như thế nào? Con người từ đâu đến? Vũ trụ có biên giới không? Nhân loại từ đâu đến? Mục đích cuộc sống con người là gì? (Ảnh minh họa: Sindre Strome/Pexels)

Những nhận thức về vũ trụ phần 4: Nguồn gốc của nhân loại

Ánh Dương • 11:00, 21/12/19 • 889 lượt xem  

Nhân loại từ đâu đến? Nhân loại sẽ đi về đâu? Ý nghĩa của đời người rốt cuộc là gì? Những câu hỏi từ thiên cổ này khiến nhân loại trở nên bối rối, và cũng khích lệ nhân loại tìm kiếm câu trả lời. 

Mặc dù nhìn từ góc độ khoa học, thuyết tiến hóa của Darwin không hề có tính khoa học nào, cho đến tận bây giờ vẫn chưa phát hiện được bất kỳ chứng cứ nào về quá trình quá độ giữa hai vật chủng tiến hóa, nhưng khoa học hiện đại vẫn đang lựa chọn thuyết tiến hóa làm lý luận về nguồn gốc của nhân loại. Điều này thật không thoả đáng.

 

Những kiệt tác là từ đâu đến?

Nhà thiên văn học nổi tiếng Halley là bạn thân của Newton, ông nổi tiếng bởi đã tính được quỹ đạo di chuyển của sao chổi Halley. Halley không tin rằng mọi thứ trong vũ trụ là do Thần tạo ra. Một hôm, Halley đến thăm Newton, nhìn thấy một mô hình hệ mặt trời do Newton chế tác mà cảm thán không thôi. Ở trung tâm của mô hình này là một mặt trời mạ vàng, các hành tinh được bài trí ngay ngắn xung quanh, chỉ cần kéo cần quay thì các hành tinh lập tức chuyển động hài hòa theo quỹ đạo của mình, vô cùng mỹ diệu. Halley hỏi Newton rằng mô hình này do ai tạo ra, Newton trả lời rằng mô hình này không có ai thiết kế và chế tạo, chẳng qua là các loại vật liệu ngẫu nhiên va vào nhau mà tạo thành. Halley nói, vô luận thế nào cũng phải là do ai đó tạo ra, hơn nữa người đó là một thiên tài. Lúc này Newton vỗ vai Halley nói: “Cái mô hình này tuy rất tinh xảo, nhưng so với Hệ mặt trời thực tế thì thực sự không là gì cả. Ngay cả ông còn tin rằng có người chế tạo ra nó, vậy thì Hệ mặt trời tinh xảo hơn cái mô hình này hàng trăm triệu lần, há không phải có một vị Thần toàn năng dùng trí huệ to lớn của mình sáng tạo ra nó sao?” Halley đột nhiên tỉnh ngộ, cuối cùng cũng tin rằng có Thần tồn tại.

Mô hình con lắc Hệ Mặt Trời của Newton. (Ảnh: Tiki.vn)

Nếu thiên thể to lớn kia cũng là kiệt tác của Thượng đế, vậy thân thể người nhỏ bé này thì sao? ẩn của thân thể người cho đến nay vẫn là chỗ mê mà khoa học khó giải thích được, thân thể người từ kết cấu đến cơ năng cơ chế đều vô cùng tinh diệu, hoàn mỹ. Gần như không có khoa học gia nào có thể phủ nhận điều này, tuy nhiên họ thà tin rằng đây là sản vật do quy luật tự nhiên tạo nên còn hơn tin rằng do trí huệ to lớn của Thượng đế tạo nên, cũng giống như họ vẫn tin vào những học thuyết về vũ trụ cho rằng sự xuất hiện của Địa cầu và nhân loại là sản phẩm của thuyết xác suất vậy. Nếu như có người cho rằng cho một con khỉ chơi đàn loạn cả lên, sau khi chơi rất nhiều lần, nhất định nó sẽ chơi được một danh khúc nổi tiếng thế giới, bạn sẽ thấy cách suy nghĩ này đúng là ngây thơ ấu trĩ phải không? Vậy mà khi tìm hiểu về nguồn gốc của nhân loại và vũ trụ, khoa học hiện đại lại coi sự việc chắc chắn không thể xảy ra này là điều thực tế có thể xảy ra.

 

Thuyết tiến hóa rõ ràng là có vấn đề

Khoa học hiện đại cho rằng vũ trụ chúng ta khởi nguyên từ một vụ nổ lớn ước chừng xảy ra vào 13,7 tỷ năm trước. Sau khi xảy ra vụ nổ lớn, vũ trụ từ trạng thái rất có trật tự dần dần chuyển thành trạng thái mất trật tự và hỗn loạn, tuy nhiên điều đáng kinh ngạc là trong khoảng thời gian đó, những hạt bụi không có trật tự trong vũ trụ lại tổ hợp thành các loại lạp tử, các lạp tử va chạm vào nhau mà hình thành các hành tinh và tinh hệ. Khoảng 5 tỷ năm trước, Mặt trời của chúng ta được hình thành một cách kỳ diệu từ trong một cột xoáy khí tại hệ Ngân hà. Xung quanh hằng tinh này lại còn sản sinh ra các hành tinh, vệ tinh và tiểu hành tinh khác, trong đó có một hành tinh chính là Trái đất của chúng ta. Trên bề mặt Địa cầu của chúng ta khi đó núi lửa luôn phun trào, mưa thiên thạch không ngừng rơi. Do thiên thạch không ngừng va chạm nên đã xuất hiện nước và bầu khí quyển. Nguyên tử và năng lượng hòa vào nhau, từ đó tạo ra tế bào sống đơn giản đầu tiên, trải qua vài triệu năm đột biến và chọn lọc tự nhiên, tảo, sứa và giun dẹp xuất hiện. Trải qua quá trình tiến hóa lâu dài, loài cá xuất hiện trong các đại dương ở trên Trái đất, một số loài cá tiến hóa thành loài lưỡng cư, qua chọn lọc tự nhiên mà phát triển thành loài bò sát. Một phân nhánh loài bò sát lại tiến hóa thêm một bước nữa thành nhiều chủng loại sinh vật, bao gồm cả động vật có vú. Ước chừng khoảng 600.000 năm trước, một bầy linh trưởng tiến hóa thành thủy tổ của nhân loại. Đây là nguồn gốc của nhân loại mà chúng ta biết được thông qua mô tả của thuyết tiến hóa.

Mặc dù các nhà khoa học đều rất kinh ngạc cho rằng trong quá trình này hẳn phải xảy ra rất nhiều sự trùng hợp ngoài sức tưởng tượng mới có thể có sự xuất hiện của nhân loại; mặc dù cho tới nay chưa từng phát hiện chứng cứ về sự tiến hóa giữa hai loài vật hay loài vật quá độ nào; mặc dù các nhà khoa học biết rằng đột biến, khuyết thiếu gen cũng chỉ bất quá tạo ra một chút dị hình, khuyết tật, chứ không thể biến đổi một loài này thành một loài khác được, thế nhưng khoa học vẫn cố chấp chọn thuyết tiến hóa là lý luận về khởi nguyên của nhân loại, lại còn đưa nó vào gần như tất cả các sách giáo khoa, lấy phương thức tiên nhập vi chủ (cái gì vào trước sẽ làm chủ) để cưỡng chế học sinh tiếp thu thuyết tiến hóa. Suốt một thế kỷ nay, thuyết tiến hóa luôn chiếm vị trí chủ lưu trong giới học thuật, rất nhiều người tin tưởng nó mà không chút nghi ngờ.

Những chứng cứ về nền văn minh tiền sử liên tục được tìm thấy đang đặt ra những thách thức đối với thuyết tiến hóa. Ví dụ như ở đồi Clark thuộc Nam Phi đã phát hiện thấy mấy trăm quả cầu bằng vàng, theo khảo sát, tầng địa chất nơi những quả cầu bằng vàng này được tìm thấy có niên đại khoảng 2,8 tỷ năm, các lỗ khảm xung quanh những quả cầu vô cùng tinh xảo, các chuyên gia kỹ thuật chế tạo kim loại cho rằng rất khó có thể nhận định đây là quá trình hình thành của tự nhiên.

Tại mỏ quặng Uranium Oklahu ở nước cộng hoà Gabon thuộc Châu Phi, người ta đã phát hiện ra một lò phản ứng hạt nhân cỡ lớn. Nghiên cứu xác nhận rằng lò phản ứng hạt nhân này đã được xây dựng từ 2 tỷ năm trước và vận hành trong khoảng 500.000 năm. Điều đáng kinh ngạc và gây hứng khởi cho các nhà khoa học hiện nay là sơ đồ kết cấu xử lý chất thải hạt nhân của lò phản ứng hạt nhân này đảm bảo rằng cho dù chất thải hạt nhân vì lý do nào đó bị rò rỉ ra khỏi lớp bên trong thì phóng xạ hạt nhân cũng sẽ bị các lớp bên ngoài hấp thụ.

Trong lớp trầm tích nham thạch kỷ Cambri thuộc Antelope Springs, bang Utah, Mỹ các nhà khảo cổ học đã phát hiện hóa thạch dấu chân của một người trưởng thành có đi giày và dấu chân của một đứa trẻ giẫm lên một con bọ ba thùy. Mà bọ ba thùy là loài sinh vật sống từ 600 triệu năm đến 260 triệu năm về trước, chúng đã bị tuyệt chủng từ rất lâu rồi.

Vào thế kỷ 19, những bức bích hoạ được tìm thấy trong động Raska ở phía nam nước Pháp và động Altamira ở Tây Ban Nha đã khiến nhiều nhà khảo cổ học chấn động. Những bức bích hoạ này được vẽ rất sống động và chúng có niên đại từ hơn 17.000 năm về trước.

Người ta còn phát hiện ra rất nhiều chứng cứ khác về những thời kỳ văn minh phát triển của nhân loại tiền sử, những chứng cứ này đủ để lật đổ thuyết tiến hóa. Nhưng trước những phát hiện này, giới khoa học lại luôn im lặng, làm như không thấy. Vậy tại sao chúng ta lại có thể tin tưởng tuyệt đối vào một lý thuyết không có bất cứ bằng chứng nào chứng minh, rằng loài người là từ khỉ tiến hóa mà thành? Thậm chí bản thân Darwin từng nói:

“Nếu như thuyết chọn lọc tự nhiên của tôi phải dựa vào quá trình tiến hóa đột biến mới có thể giải thích được thì tôi sẽ quẳng nó đi như một đống rác”.

Tại sao chúng ta phải “ôm chặt” điều mà ngay cả Darwin cũng coi là đống rác vậy?

 

Nguồn gốc nhân loại

Trong hầu hết các nền văn minh cổ đại, người xưa đều tin rằng Thần tạo ra nhân loại. Vậy người xưa đã sai hay là người hiện đại đã đánh mất lý trí của mình? Nhân loại từ đâu đến? Chư Thần đã phỏng theo hình tượng của bản thân mà tạo nên con người ngày nay. Trong tôn giáo tại phương Tây, người ta biết rằng Yahweh đã phỏng theo hình tượng bản thân mà tạo nên con người; người dân phương Đông đã biết rằng, Nữ Oa đã phỏng theo hình tượng bản thân mà tạo nên con người; còn có những vị Thần khác, cũng đã tạo ra những con người khác.

Nữ Oa sáng tạo ra loài người (Ảnh minh họa: thuvienhoasen)

Nhận thức của khoa học hiện đại về nhân loại vẫn chỉ dừng lại ở bề mặt thân thể người, hơn nữa còn cho rằng tổ chức bề mặt thân thể người chính là toàn bộ con người, bởi vậy học thuyết đa vũ trụ dự đoán rằng do sự sắp xếp của các nguyên tử là có giới hạn nên sẽ có một bản sao của vũ trụ chúng ta cũng như một bản sao của chính chúng ta tại nhiều vũ trụ. Hơn nữa họ mở ra triển vọng trong tương lai có thể lợi dụng hiện tượng rối lượng tử để dịch chuyển thân thể đến những nơi xa xôi trong nháy mắt. Là sinh mệnh sống, sự khác biệt giữa người với người không chỉ nằm ở sự sắp xếp khác nhau giữa các lạp tử tạo nên thân thể mà còn có những thứ vượt ra ngoài nhận thức của khoa học thực chứng như sự tồn tại của nguyên thần, tính khí, tính cách, đặc tính..., cho nên khoa học hiện tại còn cần nhiều thời gian nữa để nhận thức một cách đầy đủ về nhân loại.

Có phải bản thân chúng ta, thế giới xung quanh chúng ta là những kiệt tác của một “Trí tuệ ngoài vũ trụ” nào đó? Như ở phần đầu bài viết chúng ta đã biết sự chuyển động ngẫu nhiên của vật chất không thể tạo ra những kiệt tác được, vậy trí tuệ nào đã tạo ra những kiệt tác này? Đó chính là câu hỏi cần được trả lời trong thế kỷ XXI này.

Ánh Dương (sưu tầm)

Theo Chánh Kiến Net

 

Xem thêm:

Những nhận thức về vũ trụ (Phần 1): Không gian là gì?

https://www.ntdvn.com/khoa-hoc/nhung-nhan-thuc-ve-vu-tru-phan-1-khong-gian-la-gi-4333.html

Những nhận thức về vũ trụ (Phần 2): Thời gian

https://www.ntdvn.com/khoa-hoc/nhung-nhan-thuc-ve-vu-tru-phan-2-thoi-gian-4659.html

Những nhận thức về vũ trụ (Phần 3): Vũ trụ huyền diệu

https://www.ntdvn.com/khoa-hoc/nhung-nhan-thuc-ve-vu-tru-phan-3-vu-tru-huyen-dieu-5167.html

No comments:

Post a Comment