Ải Nam Quan 3
MAI THÁI LĨNH – ẢI NAM QUAN TRONG HIỆN TẠI (3)
II. HỮU
NGHỊ QUAN CÓ PHẢI LÀ ẢI NAM QUAN?
Cho tới
nay, chúng ta vẫn dựa vào tiền đề: “Hữu Nghị Quan ngày nay chính là Ải Nam Quan
ngày xưa”. Căn cứ của tiền đề này là những lời giải thích chính thức cho rằng
sau năm 1954, ải Nam Quan được đổi tên là Mục Nam Quan (mục : hòa thuận, tin
cậy, thân thiết) và sau đó, đổi tên một lần nữa thành Hữu Nghị Quan (cửa quan
của tình hữu nghị, người Trung Quốc dịch sang tiếng Anh thành Friendship Pass).
Nhưng giờ
đây, sau khi đã nhìn ra được diện mạo thật sự của ải Nam Quan – nhất là qua
những hình ảnh chụp được từ thời Pháp thuộc, chúng ta buộc lòng phải đặt nghi
vấn: Hữu Nghị Quan
ngày nay có phải là ải Nam Quan ngày xưa hay không? Nói cách
khác, khi xây dựng lại
Hữu Nghị Quan, phía Trung Quốc có xây đúng vào vị trí cũ của ải Nam Quan hay
đã dời sang một vị trí khác?
Có một số
dấu hiệu cho thấy vị trí của Hữu Nghị Quan hiện nay không trùng khớp với vị trí
của ải Nam Quan ngày xưa:
1. Đường
biên giới phía trước ải Nam Quan
Như tôi
đã trình bày trong bài “Ải Nam
Quan trong lịch sử”, căn cứ vào bản đồ của Chapès, đường biên giới phía trước ải Nam
Quan sau khi bị đẩy lùi 100 m theo Hiệp định Pháp-Thanh, vẫn là một đường tương
đối thẳng.
Ảnh 17: Bản đồ ải Nam Quan thời Pháp (trái) và bản đồ 249
C (phải)
Điều này
đã được phản ánh vào các bản đồ của thời Pháp thuộc. Trên ảnh 17, bản đồ bên
trái được trích từ bản đồ Lạng Sơn Tây (số 28 Tây) liên quan đến vùng ải Nam
Quan[1]. Nhìn
vào bản đồ này, ta thấy đường biên giới nối liền từ cột mốc số 18 (B.18) qua
cột mốc số 19 (B.19) đến đường sắt là một đường tương đối thẳng, chỉ nghiêng về
hướng đông – đông nam theo một góc rất nhỏ. Trong khi đó nếu quan sát bản đồ
khu vực 249 C, ta thấy cả đường biên giới mà Việt Nam yêu sách (vạch màu đỏ
cam) lẫn đường biên giới đã thống nhất (vạch màu tím) đều là những đường gãy
góc rất kỳ lạ. Nếu từ bên trái (hướng tây) chúng ta vạch một đường biên giới
với độ nghiêng tương tự như trên tấm bản đồ của thời Pháp thuộc thì đường đó sẽ
chạy ở phía bắc, sau lưng địa điểm được ghi là Nam Quan (chấm vuông màu xanh
lục).
Sự thay
đổi của đường biên giới nơi đây cho thấy khi xây dựng lại Hữu Nghị Quan, phía
Trung Quốc đã thay đổi vị trí của cửa quan.
Điều này
cho thấy ý đồ sâu xa của Đảng Cộng sản Trung Quốc khi họ lập luận: “Trấn Nam
Quan là của Trung Quốc, do người Trung Quốc xây dựng; từ trước đến nay đường
biên giới luôn luôn nằm ở phía Nam của Trấn Nam Quan”. Vị trí của đường biên
giới đáng lẽ phải tùy thuộc vào tọa
độ địa lýđược xác định một cách khoa học lại lệ thuộc vào vị trí của cửa ải. Do
vậy, khi “Trấn Nam Quan” bị dời đi nơi khác thì đương nhiên đường biên giới
cũng bị dời theo cửa ải.
Thủ đoạn
cướp đất này tương tự như thủ đoạn một anh chủ đất nhiều mưu mô: để cướp đất
của hàng xóm, ban đêm anh ta lén dỡ ngôi nhà của mình và đem dựng lại trên mảnh
đất của người hàng xóm; sáng hôm sau anh ta tuyên bố “đất này là của tôi, vì
ngôi nhà của tôi nằm ngay trên mảnh đất này”.
2. Các
ngọn đồi ở phía đông và đông-nam ải Nam Quan
Ảnh 18: Ải Nam Quan nhìn từ phía Việt Nam
Nhìn vào
các tấm ảnh được chụp vào thời Pháp thuộc, chúng ta dễ dàng nhận thấy các ngọn
đồi ở phía đông và đông-nam ải Nam Quan đều có độ cao tương đương với ngọn đồi
ở phía tây của ải Nam Quan. Theo bác sĩ Neis, các ngọn đồi này có độ cao trung
bình từ 50 đến 60 m (tất nhiên là so với độ cao trung bình ở vùng này chứ không
phải so với mặt biển). Như trong tấm ảnh trên đây (ảnh 18), ta thấy ở
phía tây là ngọn đồi cao và bức trường thành chạy lên tận dãy núi đá vôi, nhưng
ngọn đồi ở phía đông cũng cao không kém.
Điều đáng
nói là khi nhìn vào ngọn đồi ở phía đông-nam Hữu Nghị Quan ngày nay, ta thấy đó
chỉ là một ngọn đồi rất thấp. Mặc dù người ta đã trồng cây để cố làm tăng thêm
chiều cao của nó, ngọn đồi đó vẫn không thể đạt độ cao ngang với các ngọn đồi ở
xung quanh ải Nam Quan trước kia (ảnh
19).
Ảnh 19: Quả đồi phía đông-nam Hữu Nghị Quan
Để có thể
nhìn rõ hơn, chúng ta có thể xem tấm ảnh chụp quang cảnh khu vực phía đông-nam
của Hữu Nghị Quan vào ngày 25.2.2009, nhân dịp một buổi lễ được mệnh danh là
“Lễ chào mừng hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất
liền Việt Nam – Trung Quốc” (ảnh
20).
Ảnh 20: “Lễ chào mừng” đường biên giới mới
Trên tấm
ảnh này, không phải chỉ ngọn đồi phía đông-nam sát Hữu Nghị Quan mà cả ngọn đồi
đối diện về phía nam cũng chỉ là những ngọn đồi thấp, hoàn toàn không giống với
các ngọn đồi ở phía đông và đông-nam của ải Nam Quan như trong các tấm ảnh chụp
ngày xưa.
Bây giờ
chúng ta hãy nhìn lại tấm bản đồ của Chapès (ảnh 21). Chúng ta thấy ngay trước đường
biên giới là một lô-cốt của Pháp đang xây dựng có thể nhìn xuống ải Nam Quan
(dòng chữ tiếng Pháp ghi Blockhaus
Français en construction). Chính là từ điểm cao này và các
điểm cao tương tự mà các nhiếp ảnh gia người Pháp đã chụp được các bức ảnh toàn
cảnh về ải Nam Quan – tương tự như ảnh chụp từ máy bay.
Ảnh 21: Trích bản đồ Chapès
Đây chính
là một bằng chứng cho thấy Hữu Nghị Quan không nằm đúng tại vị trí của ải Nam
Quan.
3. Vị
trí của Hữu Nghị Quan trên ảnh chụp toàn cảnh
Bằng
cách so sánh môt số ảnh chụp toàn cảnh, ta có thể thấy: địa điểm của Hữu
Nghị Quan ngày nay khác với địa điểm của ải Nam Quan ngày xưa.
Trong số
các bức ảnh do tác giả Chân Mây[2] sưu
tầm, có hai bức ảnh toàn cảnh được chụp từ một cao điểm ở phía tây – tây
nam của khu vực ải Nam Quan. Mặc dù được chụp vào hai thời điểm khác nhau,
cách nhau khoảng 30 – 40 năm, so sánh địa hình và phong cảnh trong hai bức ảnh,
chúng ta dễ dàng nhận ra đây chính khu vực của Hữu Nghị Quan ngày nay.
Ảnh 22: Toàn cảnh khu vực phía nam Hữu Nghị Quan (đầu thế
kỷ 21)
Tấm ảnh
thứ nhất (ảnh 22)
được chụp từ một cao điểm ở phía tây – tây-nam của Hữu Nghị Quan. Theo lời giới
thiệu của Chân Mây, đây là ảnh của một cựu chiến binh người Trung Quốc chụp từ
một địa điểm được gọi là núi Kim Kê. Quan sát tấm ảnh này, chúng ta thấy cổng
Hữu Nghị Quan nằm ở sát phía trái tấm ảnh. Dưới chân của quả đồi phía đông-nam
của Hữu Nghị Quan là hai đường hầm dẫn vào đường cao tốc đi Bằng Tường và Nam
Ninh. Con đường song song với vạch màu xanh nước biển là đường xe lửa Đồng Đăng
– Bằng Tường. Vòng tròn màu vàng, theo chú thích của người cựu chiến binh Trung
Quốc, là “cao điểm tranh chấp Trung-Việt, hiện thời do quân ta khống chế; vùng
màu xanh lá cây hình tam giác là khu vực gài địa lôi.”
Ảnh 23: Toàn cảnh khu vực phía nam Hữu Nghị Quan vào năm
1940
Tấm ảnh
thứ hai (ảnh 23)
được chú thích là “do trinh sát Nhật chụp vào năm 1940”. Nếu nhìn vào vị trí
của Hữu Nghị Quan ngày nay (ở sát bên trái tấm ảnh, nơi con đường bộ dẫn vào ải
Nam Quan), chúng ta không thấy bóng dáng của ải Nam Quan và hai bức trường
thành chạy hai bên.
Căn cứ
vào tấm bản đồ 249 C, chúng ta thấy khi phía Trung Quốc đưa điểm nối ray
vào sâu hơn 300 m trong lãnh thổ của nước ta, họ đã chiếm quả đồi ở phía
đông-nam của Hữu Nghị Quan và khống chế ngọn đồi đối diện ở phía nam, tức cao
điểm được đánh dấu bằng vòng tròn màu vàng. Đến nay, theo thông báo của Bộ
Ngoại giao Việt Nam, họ đã trả lại 148 m trên tuyến đường sắt. Do thiếu tài
liệu để đối chứng, chúng ta chưa thể xác định cao điểm này đã được trả lại cho
phía Việt Nam hay chưa. Điều có thể xác định chắc chắn là phía Trung Quốc đã chiếm trọn quả đồi
ở phía đông-nam của Hữu Nghị Quan, tức là quả đồi có hai đường hầm mà
ta nhìn thấy trên ảnh.
Nếu căn
cứ vào tấm bản đồ 249 C thì các dải đất được đánh dấu bằng sọc màu tím là
diện tích mà phía Trung Quốc vẫn tiếp tục chiếm giữ, không chịu trả lại theo
yêu cầu của Việt Nam (ảnh
24). Nhìn vào dải đất bị lấn chiếm ở phía tây và
tây-nam của Hữu Nghị Quan, ta thấy ngay cả núi Kim Kê – nơi người cựu chiến
binh Trung Quốc đứng chụp ảnh, cũng có thể là đất của Việt Nam trước kia,
nhưng về sau đã bị phía Trung Quốc lấn chiếm để dùng làm cao điểm khống chế khu
vực này:
Ảnh 24: Các vùng đất còn
bị chiếm giữ
No comments:
Post a Comment