Giáo-sư TRẦN ĐẠI-SỸ (IFA) phần
5 (hết)
(Xin
quý vị giữ lại bài viết này trong máy. Đề phòng bản văn bị xoá.)
Bản điều trần của Giáo-sư TRẦN ĐẠI-SỸ (IFA)
Về việc đảng Cộng-sản Việt-Nam, Lãnh đạo nhà nước cắt lãnh thổ, lãnh hải cho Trung-quốc Ngày 10-11-2001
PHỤ BẢN
Về cuộc mật đàm giữa
Tổng Bí-thư Đỗ Mười,
Thủ-tướng Võ Văn Kiệt và Chủ-tịch nhà nước Trung-quốc Giang Trạch Dân năm 1997.
Lời giới thiệu của IFA,
Tháng bẩy năm 1977, Bác-sĩ Trần Đại-Sỹ
được cử làm trưởng đoàn Pháp, của Ủy-ban trao đổi y học Pháp-hoa (Comité
médical Franco-Chinois=CMFC) dẫn phái đoàn Pháp sang Trung-quốc làm việc
trong hai tháng ở Bắc-kinh.
Đang lúc ông ở Bắc-kinh, thì Tổng-bí thư
đảng Cộng-sản VN. Đỗ Mười và Thủ-tướng CS. Võ Văn-Kiệt cũng sang đây, hội với
Chủ-tịch Trung-quốc Giang Trạch-Dân. Nhờ quen thân với một vài ký giả ban
Việt-Ngữ của đài tiếng nói Bắc-kinh, ông biết khá nhiều về cuộc mật nghị này.
Trở về, ông viết thư cho một người bạn là ký giả Hồ Anh, chủ nhiệm bán nguyệt
san Văn-nghệ Tiền-phong ở Virginia, Hoa-kỳ. Tuy là thư riêng, nhưng đây là
một tài liệu lịch sử bang giao Hoa-Việt, nó có thể giúp độc giả một cái nhìn
rõ ràng hơn về bang giao giữa hai đảng Cộng-sản Trung-quốc, Việt-Nam, nên
chúng tôi xin đăng nguyên văn, để một biến cố lịch sử này không bị chôn vùi. Cứ
như nội dung bài này, thì năm 1997, đảng Cộng-sản VN còn kênh với
đảng CS Trung-quốc, thế mà sau đó sang thời kỳ Lê Khả Phiêu, thì
Trung-quốc dùng phép tắc nào mà biến VN thành một thuộc địa? Điều này xin để
các vị cao minh giải đoán.
Paris ngày 20 tháng 9
năm 1997.
Kính thăm anh, và cháu
Thủy-Tiên của chú.
Tôi vừa đi Trung-quốc về anh ạ. Sau hai
tháng ăn cơm Tầu, tôi lên ba ký. Cái bụng trông giống bụng Đổng Trác quá. Nhờ
vậy sức khỏe tương đối dồi dào, ngày nào cũng nộp thuế cho cô bạn gái, vì vậy
cổ cũng xí xái cho cái tội, bỏ cổ một thân một mình ở giữa cái xứ Paris ồn ào
này, ngày ngày ngồi vọng phu. Đi xa về kể chuyện cho anh và cháu đọc, gọi là
chút quà của xứ sở của Khổng-tử, và xứ sở của Khuất-Nguyên, của Văn
Thiên-Tường.
Bắt đầu từ tháng sáu, chúng tôi đã chuẩn bị.
Sau cả tháng hội họp, phân chia nhiệm vụ, chúng tôi lên đường Hoa du. Đoàn
của tôi gồm 9 đứa, thuộc Ủy-ban trao đổi y học Pháp-Hoa (CFMC). Lần này chúng
tôi làm nhiệm vụ trao, tức đem chuông đi đánh xứ người, mà chủ đề là giải
phẫu chỉnh hình.
Tất cả 9 đứa đều là giáo sư y khoa. Lớn nhất
64 tuổi, nhỏ nhất 45 tuổi, chia ra sáu đực, ba cái. Tám đứa đều là con cháu
tộc Gaullois, còn tôi là con Rồng cháu Tiên. Kể về khả năng y khoa thì tôi
đứng hạng bét. Nhưng sở dĩ tôi được làm trưởng đoàn, vì sống lâu lên lão
làng. Cả 8 đứa đều mới được nghị định bổ nhiệm đâu năm, sáu năm. Riêng tôi,
tôi đã ở trong CMFC đúng 20 năm. Vả lại, tôi được các bằng hữu Trung-quốc tín
nhiệm, lại là thổ công trên đất Hoa-hạ, nên tôi nghiễm nhiên làm trưởng đoàn. Oai
hơn tổng Cóc! Cả tám đứa đều có vợ hay chồng tháp tùng, bởi mấy khi được Hoa
du. Có đứa còn mang cả con đi. Thành ra trên danh nghĩa có 9 đứa, mà phái
đoàn lên tới 21 người. Được cái túi tiền của CMFC khá lớn, do các viện
bào chế UPSA, UP John, Rhône Poulenc, Roche, MSD, Roussel... đài
thọ, nên tôi chi cho phái đoàn thoải mái.
Chúng tôi tới Bắc-kinh ngày 2 tháng 7 năm
1997 bằng phi cơ Air France. Khi phi cơ vừa chạm đất, tôi ra oai:
- Tất cả tụi bay
ngồi tại chỗ, nhường cho hành khách xuống trước.
Chúng tôi thuộc loại VIP, được đón rước,
tặng hoa, chào mừng nên không phải xếp hàng, mọi thủ tục quan thuế, đóng dấu
trên thông hành đã có người lo.
Sắp xếp, ấn định chương trình xong, nhiệm
vụ của tôi coi như không còn gì đáng quan tâm. Anh biết không? Ở xứ Pháp mà
một người đàn ông có chút máu văn nghệ như tôi đi ra ngoài cu ky một
mình thì bị coi là ích kỷ, là bệnh hoạn, nên tôi đã hẹn danh ca Diệu-Nghi của
đoàn văn công Hàng-châu gặp nhau ở Bắc-kinh. Nàng tới Bắc-kinh trước, khi tôi
tới phi trường, thì nàng mặc bộ xiêm y khi đóng vai Dương Quý-phi, đón
tôi, làm cả đoàn CMFC lé mắt phục tôi. Sau khi mọi việc chạy tốt, tôi xé lẻ,
tiếu ngạo Bắc-kinh với Dương Quý-phi!
Anh biết không, sang Bắc-kinh, ngoài nhân
viên phái đoàn, tôi không có ai là bạn cả để bàn chuyện văn chương, ngoài
Diệu-Nghi. Diệu-Nghi tuy đẹp, nhưng văn chương thì nàng ẹ quá (Không lẽ suốt
ngày lên giường?). Buồn nẫu ruột ra được. May ơi là may, tôi gặp một anh bạn
cũ, hiện làm việc trong ban Việt-Ngữ đài Bắc-kinh. Thế là hữu bằng tự viễn
phương lai, (1) tôi có bạn mà bạn có thể nói tiếng Hoa, tiếng Việt. Hơn nữa
chúng tôi có nhiều hiểu biết về vấn đề VN. Anh bạn cũng có vợ là danh ca
người Tô-châu. Thế là 4 chúng tôi cùng tiếu ngạo khắp kinh đô cổ kính này.
Anh ta giới thiệu cho tôi mấy người bạn mới. Mấy anh ấy đều là Tầu lai, trước
đây sống ở Chợ-lớn, Hà-nội cả. Nghĩa là Tầu thì bảo họ là Ố-nàm nhần. (2) Còn
Việt thì bảo họ là Chệt. (3)
Tôi sang được bẩy ngày, thì anh bạn ký
giả báo cho biết rằng:
“Quốc-vương Đỗ Mười và Tể-tướng
Võ Văn-Kiệt sắp sang chầu Thiên-tử Giang Trạch Dân“.
Anh ta nói:
« Nghe đâu phái đoàn không đông lắm, và
cũng không đi tham quan chỗ này chỗ kia. Cuộc chầu thánh Thiên-tử này coi ra
có vẻ căng căng, không khéo lại có bài học nữa, (4) thì thanh niên
Việt-Hoa tha hồ mà chết”.
Thế rồi, anh bạn mất tích. Bốn ngày sau, anh
gặp tôi, luôn mồm xin lỗi, vì phải theo dõi cuộc hội đàm. Anh than:
« Tổ bà nó, bọn mình là người có học,
có tư cách, thành ra không làm bí thư tỉnh, bí thư khu được. Diễn biến các
cuộc họp mình biết hết. Thế mà lại phải trình bầy lại cho những thằng dốt hơn
con bò. Nó nghe chán rồi nó phán: Điều này nên tiết lộ, điều này không. Sự
thực thế này, nhưng phải viết quẹo như thế kia. Nghe chúng phán, tức muốn ứa
gan. Cáu quá, tối về tao banh cái miệng Mao Chủ-tịch của vợ (5)
rồi hét lên: Tôi là thằng hèn, không xứng đáng là con cháu ông Đổng,
ông Giản. (6) Bây giờ tao tìm mày để thổ lộ cho bõ tức ».
Chú giải đoạn 1 của Văn-nghệ Tiền-phong:
(1) Câu này lấy trong sách Luận-ngữ, ý
nói : Có người bạn từ xa đến, chẳng đáng vui sao.
(2) Ố nàm nhần. Tiếng Quảng-Đông, nghĩa là An-Nam nhân.
(3) Chêệt. Chỉ người Hoa.
(4) Bài học. Hồi 1978, Đặng Tiểu-Bình đem quân đánh VN, rồi nói rằng dạy cho
một bài học.
(5) Miệng Mao Chủ-tịch. Tiếng lóng, mà dân chúng Trung-quốc dùng để chỉ cái
ngàn vàng của phụ nữ.
(6) Đổng là Đổng Hồ, người nước Tấn. Giản là người nước Tề. Hai ông làm quan
Thái-sử. Dù bị kề gươm vào cổ, bắt phải chép sai sự kiện lịch sử, vẫn chép
đúng.
Anh kể: Giang Trạch-Dân là người có học,
thâm trầm, mưu cơ, tính toán rất cẩn thận. Mỗi lời, mỗi ý đều nói rất văn
hoa, lại ưa xen vào những câu trong kinh điển cổ, hoặc những câu thơ, câu từ.
Thế nhưng trong buổi họp ông ta gặp gã Đỗ Mười dốt đặc cán mai. Y lại
hay lẫn. (1) Một sự kiện đã nói rồi, bàn rồi, lát sau y quay trở lại. Đã
thế, thông dịch viên của y thì nói giỏi, nhưng dốt văn chương cổ, không đủ
kiến thức diễn giải hết ý của Giang. Tỷ như Giang nói móc Đỗ Mười trong bữa
ăn rằng Mười xuất thân là tên hoạn lợn bằng câu:
« Lợn Trung-quốc không to béo như lợn Việt-Nam,
vì chúng ham nhảy cái quá. Còn lợn VN hầu hết là lợn thái giám, nên to
lớn ».
Thế nhưng anh thông dịch, dịch là:
« Lợn Trung-quốc không to béo như lợn
VN, vì bọn nuôi lợn ham tán gái, thiếu chăm sóc. Còn lợn VN thì do cán bộ
chăm nuôi cẩn thận ».(2)
Tôi hỏi:
- Thế khi bắt tay nhau, thì Giang nói
trước hay Đỗ nói trước?
- Không ai nói trước cả. Sau khi bắt
tay, thì Giang ứng khẩu đọc hai câu thơ như sau:
Độ tận kiếp ba huynh đệ tại,
Tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu.
Thông dịch, dịch như sau: Sau khi
trải qua cơn sóng gió, tình anh em vẫn còn. Hôm nay, gặp lại nhau, cười một
cái, mới hiểu rõ ai là bạn, ai là thù.
Theo mày, ý Giang muốn nói gì?
Tôi phát biểu ý kiến:
- Tao thử giải nghĩa theo kiểu Tây xem
có đúng không nghe. Độ là bến đò. Tận là hết. Kiếp là tiếng nhà Phật để chỉ
tai vạ. Ba là sóng gió. Câu này hiểu theo nghĩa đen thì: Từ
trước đến nay, Trung-quốc như răng, VN như môi. Hồi 1979, Đặng
Tiểu-Bình xua quân đánh VN, rồi nói rằng dạy Hà-nội bài học; thì không còn
cái tình môi hở răng lạnh nữa, mà là răng cắn môi máu chảy ròng ròng. Anh em
ta, những người Cộng-sản mí nhau trải qua một tai kiếp như đò vượt qua sông
đầy sóng gió. Bây giờ các đồng chí sang đây, thì chúng ta lại cũng vẫn là anh
em... Cộng-sản. Chúng ta phải xiết chặt tình huynh đệ, bằng không thằng cảnh
sát quốc tế nó dùng đô la, nó nhét vào mồm chúng ta, rồi chúng ta lại đánh
nhau thì chết.
Không ngờ tôi giảng nghĩa kiểu cà chớn như
vậy, mà mấy anh bạn lại cười khúc khích:
- Cũng gần đúng ý Giang. Giang cũng
muốn nói như vậy.
- Còn câu thứ nhì, thì ý nghĩa giản dị thôi.
Tương phùng là gặp nhau. Nhất tiếu là cười một tiếng. Mẫn là hiểu rõ. Ân là
ơn. Cừu là thù. Toàn câu này ý nghĩa như sau: Hôm nay anh em gặp nhau đây,
cười một tiếng, hiểu rõ đâu là ân, đâu là cừu.
- Không hẳn như vậy, theo tao thì Giang muốn
nói: Chúng ta gặp nhau đây hãy quên đi những gì là cừu thù, mà chỉ
nên nhớ đến cái ân khi xưa Trung-quốc đã viện trợ cho VN suốt ba chục năm
liền.
Thế nhưng ba hôm sau, một trong ba anh bạn
đó nói riêng với tôi rằng:
« Cái câu thứ nhất, nó có ý nghĩa rất
sâu sa, đại ý đe dọa Mười, Kiệt rằng: Bọn bay hãy coi gương thằng Lê Đức Anh.
Nó bị méo miệng, một mắt nhắm không được. Bán thân bất toại».
Tôi kinh hãi hỏi:
- Ẩu ! Trong hai câu thơ trên chữ
nào chỉ vào việc ấy ?
- Mày ăn phó mát Camember riết rồi quên
mẹ nó cả chữ nghĩa. Tao hỏi mày, thế chữ Huynh tiếng Việt nghĩa là gì ?
- Là... Anh ! Ừ nhỉ. Chết cha
thằng Lê Đức-Anh. Câu trên hiểu theo nghĩa khác là : Sau khi chúng mày
với tao đấm đá nhau, thì thằng Lê Đức-Anh còn nằm chình ình ra kia. Bây giờ
gặp nhau đây, tao cười một tiếng, để chúng mày biết cái tội lấy oán trả ân.
Tôi tò mò:
- Thế bọn Giang đánh thuốc độc Lê
Đức-Anh từ bao giờ? Đánh bằng cách nào?
- Cách đây mấy năm, bộ ba Mười,
Anh, Kiệt sang Quảng-Đông triều kiến. Trong dịp đó Anh được tặng một cái áo.
Chính cái áo tẩm nước hoa có thuốc đó đã làm cho Anh bị xuất huyết não, thành
bán thân bất toại.
- Xạo! Tao đếch tin.
- Uổng cho mày là giáo
sư y khoa, bị mấy con Đầm hớp hồn rồi thành lú lẫn.
- Tao chưa hề xài Đầm!
Từ hồi 18 tuổi đến giờ tao toàn ăn cơm Việt hoặc cơm Xẩm. Mày thấy không?
Sang đây tao đi với Diệu-Nghi, chứ có đầm đìa nào đâu?
- Im cái mồm đi! Cãi
chầy. Tao hỏi mày hôm rồi ông thủ trưởng của tao than rằng, thỉnh thoảng
trong đêm ông ấy bị lên cơn đau tim, mày cho ông í một hộp cao dán. Mày dặn
rằng: Khi lên cơn thì dán vào ngực, rồi hôm sau đi tìm bác sĩ. Có đúng không?
- Đúng.
- Thuốc đó là thuốc gì?
- Cordipatch.
Tôi chợt hiểu: Thì ra Lê Đức
Anh bị Trung-quốc dùng một thứ thuốc thấm qua da, rồi thình lình bị huyết áp
cao, sinh tai biến mạch máu não mà thành bán thân bất toại. Biết thế,
nhưng tôi giả bộ ngây người ra không hiểu, để anh bạn tôi phải nói ra.
Quả nhiên anh mắc bẫy. Anh hỏi tôi:
- Tao hỏi mày câu này: Mày
có nhớ năm 1789, khi sai Thành Lâm sang phong vương cho vua Quang-Trung, vua
Càn-Long gửi tặng cho vua Quang-Trung chiếc áo có thêu kim tuyến bẩy
chữ :
Xa tâm chiết trục đa
điền thử
Tất cả các quan Tây-sơn, Đại-thanh
đều không ai hiểu ý nghĩa bẩy chữ này. Hiểu theo nghĩa đen là: Giữa
cái xe, trục bị gẫy, đa số là do con chuột đồng. Ngô nghê thậm! Nhưng
năm 1792, vua Quang-Trung bị não xuất huyết, nằm bán thân bất toại mấy
tháng rồi băng. Năm đó là Nhâm Tý, người ta mới hiểu rõ: Chữ Xa với chữ Tâm
là chữ Huệ, tên vua Quang-Trung. Xa tâm là Huệ, chiết trục là gẫy trục, tức
chết... Thử là con chuột, chỉ năm Tý, vua Quang-Trung sẽ băng. Trong áo đó
tẩm thứ thuốc ngấm dần vào da. Mày hiểu chưa?
- Hiểu.
Tôi trở lại vấn đề:
- Thế Mười, Kiệt
có hiểu ý nghĩa hai câu thơ đó không?
- Ngay tại đương
trường thì chúng không hiểu. Nhưng tối về, bọn trí thức đi theo cố vấn cho
chúng. Chúng hiểu. Vả cái vụ vua Quang-Trung, Lê Đức-Anh, Đào Duy-Tùng, Lê
Mai bị đầu độc, Mười, Kiệt đều biết cả. Nên ngu gì thì ngu, chúng cũng hiểu.
Chú giải đoạn 2 của Văn-nghệ
Tiền-phong:
1. Tin này khá chính xác. Vũ Thư-Hiên trong Đêm
giữa ban ngày cũng thuật: Trước đây Đỗ Mười bị bệnh tâm thần, phải vào
nhà thương điên hai lần. Theo tin trong nước thì gần đây Mười bị chứng lẫn, đú.
2. Hồi chưa theo Cộng-sản, Đỗ Mười làm nghề hoạn lợn
(Thiến lợn). Thấy cái nghề này quá bẩn, Hồ Chí-Minh mới sai chép trong tiểu
sử của Mười rằng y làm nghề thợ sơn.
- Thế giữa Đỗ với Giang
có bàn về việc chủ quyền hai quần đảo Hoàng-sa, Trường-sa không ? (1)
- Có! Đỗ than rằng
trong khi các bên bàn luận chưa ngã ngũ ra sao, thì hải quân Trung-quốc cứ
nhằm hải quân Việt-Nam mà tấn công. Như vậy thì sao có thể mẫn ân cừu
được?
- Giang trả lời
sao?
Giang cười xòa, rồi nói rằng:
- Quần đảo Tây-sa
(Hoàng-sa) do Trung-quốc chiếm từ chính quyền miền Nam VN, không liên quan gì
tới đảng Cộng-sản Việt-Nam cả. Còn những cuộc đụng độ mới đây tại quần đảo
Nam-sa (Trường-sa) thì đó là những biến cố nhỏ. Chúng ta gặp nhau đây, hãy
bàn đại cuộc thì hơn.
Đỗ Mười không chịu, y cãi:
- Đụng chạm nhỏ gì mà
tới 9 lần. Thiệt hại nhân mạng lên tới mấy trăm. Nhất là cuộc tấn công của
hải quân Trung-quốc ngày 14-3-1988, khiến ba chiến hạm Việt bị chìm (2), mấy
trăm nhân mạng bị chết.
Giang bèn xuất ra một
văn kiện, do Thủ-tướng Phạm Văn-Đồng ký trước đây. Giang nói:
- Ngày 4-9-1958, khi
Trung-quốc ra bản tuyên cáo lãnh thổ 12 hải lý, với bản đồ đính kèm, thì ngày
14-9-1958, Thủ-tướng Phạm Văn Đồng của VN, ký văn thư gửi cho Thủ-tướng
Chu Ân Lai của Trung-quốc, công nhận bản tuyên bố lãnh hải. Từ ngày ấy cho
đến nay, phía VN chưa bao giờ chống đối văn kiện này. Như vậy rõ ràng VN công
nhận toàn bộ vùng biển Đông, trong đó có hai quần đảo Tây-sa (Hoàng-sa) và
Nam-sa (Trường-sa) thuộc Trung-quốc. Quần đảo Tây-sa, Trung-quốc đã đánh
chiếm từ chính quyền Sài-gòn ngày 19-1-1974. Còn quần đảo Nam-sa (Trường-sa),
sau ngày 30-4-1975, VN đem quân tới chiếm đóng. Như vậy là VN xâm lăng, lấn
chiếm lãnh thổ Trung-quốc, nên hải quân Trung-quốc phải nổ súng đuổi quân xâm
lược là lẽ thường tình. Mười cãi: Tại Trường-sa còn có quân đội của
Phi-luật-tân, Đài-loan, Mã-lai. Tại sao thủy quân Trung-quốc không tấn công
vào quân hai nước đó, mà chỉ tấn công vào thủy quân Việt-Nam? Giang cười
rằng: Quần đảo này hiện đang trong vòng tranh chấp giữa Trung-quốc với
Phi-luật-tân, Mã-lai, nên Trung-quốc không thể tấn công họ, như vậy là bá
quyền. Còn quân của Đài-loan ư? Quân Đài-loan cũng là quân Trung-quốc đóng
trên lãnh thổ Trung-quốc, nên hải quân Trung-quốc không thể nổ súng, vì như
vậy là huynh đệ tương tàn. Mươì cãi rằng: Nhưng tại Trường-sa từ trước đến
giờ không hề có quân Trung-quốc đóng. Nay Trung-quốc dùng sức mạnh, chiếm mất
mấy đảo của VN, như thế là phi lý. Giang bèn trả lời rằng : Đảng
Cộng-sản VN hiện nêu cao việc dùng tư tưởng của Chủ-tịch Hồ Chí Minh, thì
đồng chí hãy tuân thủ tư tưởng của Hồ Chủ-tịch, vì chính Hồ chủ-tịch ra lệnh
cho đồng chí Phạm Văn Đồng ký văn thư công nhận các quần đảo Nam-hải là
của Trung-quốc.
Tôi hỏi:
- Cuộc mà cả cuối
cùng ra sao?
- Cả hai bên đều cù
nhầy. Giang thì nhất định không chịu nhượng bộ, vì căn cứ vào văn thư do Phạm
Văn Đồng ký năm 1958. Không còn gì để bàn nữa.
Tôi hỏi:
- Thế họ có cãi nhau gì
liên quan đến vấn đề Cao-man không?
- Hỏi thế mà cũng hỏi.
Quốc-vương Đỗ triều kiến Thiên-tử Giang mục đích về vấn đề này mà thôi.
- Họ bàn gì ?
- Có bàn cái
đếch gì đâu ? Giang chửi Đỗ sai con nuôi là thằng Hun-Sen bóp cổ thằng
con lai ngoại hôn Ranariddh của Giang. Như vậy là không tôn trọng những gì
cam kết trước đây. (3)
- Tại sao Ranariddh lại
là con lai ngoại hôn?
- À xin lỗi, đây là câu
nói lóng của bọn tao. Vì khi xưa bọn Lê Duẫn đem quân sang đánh thằng Pol
Pot, thì anh chàng Ranariddh đang sống tại Pháp. Anh ta được Pháp giúp đỡ,
lập mặt trận, la làng rằng bọn VC nó cướp nước tôi. Vậy có phải mẫu quốc Pháp
đẻ ra anh ta không? Sau khi về nước chấp chính, anh ta đếch có thực lực, anh
ta phải ngước đầu nhìn về Thiên-quốc, xin ông bố Đặng Tiểu-Bình giúp đỡ. Thế
thì anh ta là đứa con lai, nửa chệt nửa Tây. Khi Trung-quốc thấy cái thằng
Pol Pot bị thế giới kinh tởm quá, thì cho nó bệnh, (4) rồi đem
tất cả lực lượng trao cho Ranariddh, để hợp pháp hóa đám thợ giết người này,
hầu giữ chân ở Cao-man. Tưởng như vậy là không ai nói gì được. Nào ngờ thằng
cảnh sát quốc tế nó sai Quốc-vương Đỗ Mười đá thằng Ranariddh. Đỗ bèn sai
thằng Hun-Sen làm. Đúng ra việc làm của Hun-Sen phải kết tội, mà các cơ quan
truyền thông của Mỹ gọi nó là anh hùng. Mẹ kiếp, anh hùng cái mả mẹ nó í. Vì
vậy Giang thiên tử mới triệu hồi Quốc-vương, Tể-tướng Ố-nàm sang để tính
tội.(5)
Tôi cố khai thác:
- Thế Thiên-tử
Giang tính tội Đỗ quốc vương ra sao?
- Người nổi giận,
chỉ vào mặt Đỗ quốc vương mắng rằng: « Đế quốc Mỹ kéo thằng Cao-man,
Miến-điện vào ASEAN với mục đích gì? Các người nhập ASEAN có phải phải
các người định dùng quần lang chiến hổ phải không ? Có phải các
người dựa vào thằng đế quốc để chống Trung-quốc không? ».
- Thế bọn Đỗ Mười
trả lời sao?
- Tên Võ Văn-Kiệt trả
lời rằng: Khi nhà bị cháy, thì dù nước sông, nước biển, nước cống, nước rãnh
gì cũng phải múc mà dập tắt lửa.
- Cuối cùng hai bên
thỏa thuận ra sao?
- Thỏa thuận cái con
khỉ tườu. Bọn mặt dầy Mười, Kiệt khi đã bám đít được cái tên cảnh sát quốc tế
rồi, thì nó có coi bọn Giang ra cái đếch gì. Mày ở Pháp, thì mày phải biết
chứ? Thằng Mỹ đã huấn luyện mấy trăm sĩ quan của Hà-nội về phối hợp
liên quân Đồng-minh (6). Đồng-minh đây là ai? Nếu không phải bọn
ASEAN, bọn Nam-hàn, bọn Nhật-bản, bọn Đài-loan, Thái-lan, Phi-luật-tân? Phối
hợp để đánh ai ? Chống ai ? Nếu không phải là bọn bá quyền Giang ?
Hơn hai mươi năm trước, bọn mày bị bọn Mỹ bỏ rơi, bọn Hà-nội được Nga-sô,
Trung-quốc giúp, đánh cho thua bét tỹ ra, phải chạy đi khắp nơi. Bây giờ bọn
mày là Liên-Âu, là Mỹ rồi, bọn Mười, Kiệt phải quỳ gối trước Liên-Âu, trước
Mỹ hát bản nhạc có hai nốt (7). Nay mai, mày về VN, làm cố vấn Mỹ, tha
hồ mà hét tụi nó.
- Tao ở Tây, tao có
đánh nhau với ai đâu mà thua với được. Tây đếch cố vấn cho ai hết. Vả Tây có
cố vấn cho Mười Anh Nông Dân, cũng không bao giờ dùng đến tao (8). Lý do tao
là nhà văn, là có nhiều bạn làm ký giả... hơi tý là đem lên báo.
Trong dịp này mấy anh bạn cho tôi xem
cuốn vidéo quay quang cảnh buổi họp. Khi tới chỗ Mười bắt tay Giang, thì anh
ta bấm nút cho máy dừng lại rồi chỉ vào đôi câu đối treo trên tường :
- Đôi câu đối này chính
Giang đưa ra ý kiến, rồi bọn Hoa-kiều bị Lê Duẫn đuổi khỏi VN làm. Mày thử
đọc xem, có gì lạ không?
Tôi đọc:
Nam-thiên đại thiện,
nhân nhân thức.
Bắc-quốc điền thăng xứ xứ tri.
- Mày hiểu không?
- Có đếch gì mà không
hiểu. Nam-thiên để chỉ VN, đại là lớn. Thiện là vua nhường ngôi cho người
hiền. Nhân nhân thức là ai ai cũng biết. Toàn câu này, Giang có ý diễu Đỗ
Mười có cai trị dân như bọn phong kiến. Nhưng nay Mười sắp sửa nhường ngôi
cho người khác, chứ không có cái vụ bầu bán gì cả.
- Giỏi. Còn câu sau ?
- Bắc-quốc là Trung-quốc. Điền là ruộng.
Thăng là lên. Xứ xứ tri, là khắp thế giới ai cũng biết. Toàn câu ngụ ý :
Mấy năm nay, ruộng nương Trung-quốc tăng sản lượng cao, phải nhập cảng gạo VN
rất ít. Nhưng cũng ngụ ý nói : Nước sông đưa lên ruộng, làm cho dân no
đủ, đó là nhờ Giang Trạch Dân. Bởi giang là sông.
Trạch là ruộng. Tóm lại hai câu này ngụ ý: Anh là tên phong kiến, đang chuẩn
bị nhường chức tổng bí thư cho đàn em. Cả nước VN ai cũng biết. Còn bên
Trung-quốc này, ta là Giang Trạch Dân, ta có kế hoạch làm cho nông sản dư
thừa, cả thế giới đều biết.
Anh bạn tôi gật đầu:
- Tao cũng nghĩ
như thế. Câu đối đó gói ghém nhiều ý thực. Nhưng ở Bắc-kinh này thiếu gì
người hay chữ, mà phải nhờ tụi Hoa-kiều ? Bọn tao nghĩ nát óc ra mà
không giải thích được. Vậy mày về Pháp, mày thử mò xem, có còn ý khác
không ? Nếu mày giải được, thì thư cho bọn tao.
Chú giải đoạn 3 của Văn-nghệ
Tiền-phong:
(1) Hai quần đảo mà Trung-quốc, Việt-Nam đang tranh
chấp là Hoàng-sa và Trường-sa. Đảo Hoàng-sa người Hoa gọi là Tây-sa. Còn đảo
Trường-sa họ gọi là Nam-sa.
(2) Mẩu tin này tiết lộ: Hải-quân Trung-cộng
đã tấn công hải quân Việt-cộng trước sau 9 lần, làm hư hại 6 chiến hạm, và 3
chiến hạm chìm, chết mấy trăm người.
(3) Qua tiết lộ này, ta biết trong cuộc họp hồi Mười,
Anh, Kiệt sang Trung-cộng mấy năm trước có cam kết rằng VC phải để cho
Ranariddh, thân Trung-cộng làm đệ nhất thủ tướng Cao-miên.
(4) Qua tiết lộ này, ta mới biết Trung-cộng đã đầu
độc Pol Pot.
(5) Mẩu tin này tiết lộ: Trung-cộng kết tội VC bây
giờ làm con hờ của Mỹ. Muốn đá tung cái vòi con bạch tuộc Trung-cộng khỏi
Đông-Nam-Á, Mỹ sai VC làm. VC bèn sai đứa con ngoan ngoãn Hun-Sen ra tay. Hèn
gì, Mỹ cũng như các nước tự do chỉ phản đối Hun-Sen lấy lệ.
(6) Độc giả ở Hoa-kỳ nào biết rõ ràng về tin này, xin
cho chúng tôi biết chi tiết.
(7) Bản nhạc hai nốt: Tiếng lóng của giới bình dân
Trung-quốc để chỉ tiền Hoa-kỳ dollar. Hai nốt là đô và la.
(8) Mười Anh Nông Dân để chỉ Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Nông
Đức Mạnh. Dân để chỉ Võ Văn Kiệt, vì Kiệt có bí danh là Sáu Dân.
Anh Hoàng ơi!
Từ hôm về Pháp đến giờ, tôi cứ suy nghĩ mãi
về ý nghĩa hai câu trên. Nào chiết tự ? Nào chia chữ. Nào hợp
chữ, mà cũng không tìm ra ý nghĩa. Sau, tôi thấy cái vế dưới để nói về
Giang, thì tôi nghĩ cái vế trên phải có cái gì nói về Đỗ. Hai câu này do
Hoa-kiều làm thì phải có ý nghĩa tiếng Việt ở trong. Mà tiếng Việt thì hay
nói lái. Cuối cùng tôi đã tìm ra:
Nam-thiên đại thiện
nhân nhân thức,
Bắc-quốc điền thăng xứ xứ tri.
Đại là
lớn. Đại thiện là lớn thiện, nói lái của tiếng thiến
lợn.
Còn vế dưới điền thăng là thằng
điên.
Tóm lại đôi câu đối trên, Giang móc Đỗ
Mười là thằng hoạn lợn, là thằng điên.
Vậy hai câu trên bao hàm ba nghĩa khác
nhau:
Nghĩa thông thường:
Tại Việt-Nam, Đỗ Mười
sẽ nhường ngôi cho đàn em. Ai cũng biết.
Bên Trung-quốc, ruộng nương xanh tốt, gạo dư thừa. Cả thế giới đều hay.
Nghĩa thâm trầm:
Tại Việt-Nam, Đỗ Mười
là tên phong kiến, độc tài, đi chệch hướng của chủ nghĩa Cộng-sản, giữ ngôi
bí thư như của riêng.
Bên Trung-quốc, Giang là người làm cho dân chúng có đủ lúa, gạo.
Nghĩa bí hiểm:
Tại Việt-Nam Đỗ Mười
chỉ là thằng hoạn lợn. Ai cũng biết.
Bên Trung-quốc, người nào cũng biết y là một thằng điên.
Thôi đi xa về kể chuyện cho anh đọc như
vậy đủ rồi. Nghe nói hồi này anh hay sang Pháp chơi. Dính Đầm rồi hả? Báo cho
anh biết, cái hũ phó mát Camembert của mấy cô Đầm mà tí toáy vào rồi, thì
không bao giờ có thể dứt ra được đâu.
Viết đến đây, tôi cảm thấy ơn ớn lạnh.
Chơi với anh gần ba mươi năm gì mà tôi không biết anh. Đe giết anh, anh không
sợ. Nhưng không cho anh làm báo thì anh hóa điên. Khi làm báo, thì anh coi
độc giả của anh như vua. Cho nên viết thư cho anh, tôi sợ anh đăng tên tôi
lên, thì tôi sẽ mất job. Vậy tôi xin hăm trước: Anh mà đăng lên, thì đúng
ngày mùng một tết tôi sẽ sang Arlington bẹo tai anh. Tôi nói được thì tôi làm
được.
Kính chúc anh khỏe. Cho tôi hôn cháu
Thủy-Tiên của chú. Nhớ nó gớm.
Yên-tử cư-sĩ Trần
Đại-Sỹ.
Ghi chú của IFA:
Quả nhiên ký giả Hồ Anh cho đăng bức thư này vào
Văn-Nghệ Tiền-Phong số xuân Mậu Dần, sau khi đã sửa chữa đi đôi chút, dưới
hình thức một người bạn ở Costa Mesa, California, viết thư cho ông. Nhưng
đảng Cộng-sản VN cũng đoán ra người viết là ai, nên Yên-tử cư-sĩ mới bị liệt
vào một trong 80 tên phản động nhất.
|
No comments:
Post a Comment