Wednesday, October 3, 2018

Biên giới Việt-Hoa

The land border measures about 1,281 km (796 mi). It starts at the Tripoint with Laos , and goes to the Gulf of Tonkin , passing in essentially mountainous areas inhabited by ethnic minorities.

(Xin bắt đầu từ đây, nếu vào thẳng đường dẫn sẽ thấy bị xoá)

Agriculture & Rural Development

Surface area (sq. km)


Theo hình trên thì Việt-Nam hiện chỉ còn 310,070 ngàn cây số vuông
Trước năm 1999 thi diện tích là: 325,490 ngàn cây số vuông -> mất hơn 15 ngàn cây số vuông.
15,000/1281 # 11 km.
Trung bình biên giới phải lùi lại khoảng 11 km!

Hơn 15.000 km2 đất của Việt Nam mất vào tay ai?

Tèo Ngu Khìn - Nếu truy cập vào trang dữ liệu của Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) để tìm thông tin về diện tích đất liền của Việt Nam, bạn sẽ nhận ra diện tích đất liền của nước mình vào năm 1999 World Bank được ghi nhận là: 325.490 (km2).
Thế nhưng, chỉ cần rà con chuột nhích qua một năm, tức vào năm 2000, bạn sẽ sửng sốt khi thấy số liệu bỗng tụt đi một cách rõ rệt: 311.060 (km2)! [Xem hình số 2]. Năm 2002 diện tích giảm tiếp xuống còn: 310.550 (km2).



Và từ 2003 trở đi, diện tích đất liền của Việt Nam chỉ còn: 310.070 (km2). 
Xin truy cập vào trang dữ liệu của ngân hàng thế giới để kiểm chứng.
Vì sao có chuyện lạ lùng này? Vì sao diện tích của Việt Nam đột ngột giảm vào năm 1999, từ 325,490 km2 xuống còn 311,060 km2? 14.430 (km2) bỗng nhiên mất tích chỉ trong một năm, trong khi 1999 là năm chẳng hề có đại thiên tai hay đại hồng thủy để có thể nghĩ rằng do thiên nhiên “gặm” mất đất liền.
Vậy là từ 325.490 (km2) năm 1999 giảm xuống còn 310.070 (km2) từ năm 2003 trở đi. ‘Bay” mất 15.420 (km2)!
Bạn sẽ nghĩ rằng 15.420 (km2) chắc không lớn lắm, chả đáng để “tâm tư”. Nhưng nếu bạn biết quốc đảo giàu có hùng cường Singapore chỉ có 719,10 (km2), lại chẳng có tài nguyên gì ngoài muối mặn biển sâu, bạn sẽ giật mình khi phần diện tích nước Việt mất đi bằng 21 lần nước Singapore cộng lại!

Israel, một quốc gia hùng cường khác nằm lọt thỏm giữa vùng Trung Đông, bao nhiêu năm nay vẫn bị bủa vây bởi các quốc gia Hồi giáo thù địch, cũng nghèo nàn tài nguyên, đất đai phần lớn là sa mạc hoang hóa, thiếu thốn nước ngọt trầm trọng. Diện tích của họ bao nhiêu? 20.770 km2, vâng, chỉ có 20.770 (km2) thôi. Và diện tích đất liền nước mình bị mất gần bằng 75% diện tích nước Israel!

Nếu năm 1999 không có thảm họa thiên nhiên nào làm mất đất thì phải có sự kiện chính trị – xã hội nào đấy là tác nhân. Đến đây, bạn sẽ cay đắng nhận ra: năm 1999 là năm Việt Nam ký kết Hiệp ước Biên giới trên đất liền với Trung Quốc! Một đoạn dài biên giới phía bắc, phần cương thổ của tổ quốc khoảng 15.420 (km2) đã mất từ đây.
Chuyện Việt Nam mất đất về tay Trung Quốc từ năm 1999 không mới vì nhiều tin liên quan đến chuyện này đã râm ran từ mười mấy năm qua. Chuyện ông cựu Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu – một trong những nhân vật chính liên quan đến cái hiệp ước này – phải rời ghế giữa nhiệm kỳ và về hưu sớm, rồi ông Tiến Sĩ Trần Công Trục – nguyên trưởng ban biên giới chính phủ rất nhiều lần đăng đàn cả báo trong nước lẫn hải ngoại để “thanh minh” rằng Việt Nam không bán nước, không mất đất…đều liên quan đến cái hiệp định đau lòng kia.
Nhiều năm trước, tôi cố công đi tìm nguyên văn bản hiệp định biên giới 1999 này để đọc kỹ nhưng đều thất bại. Chuyện nước non quốc sự, đáng lẽ người ta phải để “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra” trước khi thay mặt nhân dân đặt bút ký. Thế nhưng, người ta đã làm chuyện ấy sau lưng nhân dân nên việc tôi thất bại khi truy tìm bản gốc hiệp định thì cũng dễ hiểu. Con mèo nó còn biết phải che dấu những thứ thối tha khi vùi phân vào tro thì chuyện hiệp định biên giới nhiều năm nằm trong vòng bí mật có gì lạ đâu.
Vài năm gần đây, trước sức ép dư luận đòi hỏi minh bạch, người ta đã dần dần hé mở cái hiệp định ấy khi sự đã rồi, đất đã mất. Bạn có thể đọc tham khảo bản hiệp định này trên trang của Biên phòng Việt Nam tại đây.

Mười năm sau hiệp định biên giới 1999, chính quyền hiện nay của Việt Nam và Trung Quốc còn ký thêm một bản hiệp ước khác để cụ thể hóa thêm chuyện quản lý, hợp tác, phân định cắm thêm mốc biên giới, dựa trên cơ sở hiệp định 1999. Hiệp định ấy có tên “Hiệp Định Về Quy Chế Quản Lý Biên Giới Trên Đất Liền Việt Nam – Trung Quốc”, kèm theo 18 phụ lục về sửa chữa cột mốc, khôi phục xây dựng cột mốc, quản lý xuất nhập cảnh, giao lưu biên giới, v.v. Ai quan tâm có thể tìm đọc tại đây: 
Lần giở lịch sử sẽ thấy: năm 41 sau Công Nguyên, vua Quang Vũ nước Đông Hán sai Mã Viện (tức Phục Ba Tướng Quân) sang đánh Giao Chỉ của Hai Bà Trưng. Quyết tâm chiến đấu ngoan cường của Đô Dương bộ tướng của Trưng Vương, Mã Viện phải tạm ký hòa ước và cắm trụ đồng làm mốc đánh dấu biên giới cực nam của Đông Hán ở động Cổ Sâm thuộc Khâm Châu. Trên trụ đồng Mã Viện cho khắc 6 chữ: “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt”, nghĩa là đồng trụ gãy thì Giao Chỉ mất.
Như thế, biên giới cực nam của nước Hán kể từ thời Đông Hán đầu công nguyên cho tới tận gần đây vẫn được đánh dấu rõ ràng bằng cột mốc biên giới ở Khâm Châu (Khâm Châu trước thuộc tỉnh Quảng Đông nay được Trung Quốc điều chỉnh thuộc về tỉnh Quảng Tây).
Sách “Lĩnh Ngoại Đại Đáp” của Trung Quốc (đời Đường) và “An Nam Chí Lược” của Lê Tắc, đều chép cột này được dựng ở Khâm Châu, trong vùng hang động Cổ Sâm. Sách “Vân Đài Loại Ngữ” của Lê Quế Đường (tức Lê Quý Đôn) có ghi: “Giữa đỉnh núi Phân Mao ở Khâm Châu có cột đồng to độ hai thước. Có lẽ đây là Mã Tống dựng lên”.
Núi Phân Mao ở đâu? Sách “Dư Địa Chí” của Nguyễn Trãi viết: “Vân Cừ, Kim Tiêu, Phân Mao ở về Yên Bang (sau tránh húy đổi làm Yên Quảng). Vân Cừ là tên sông, tên khác của sông Bạch Đằng, Tiền Ngô Vương bắt Hoằng Tháo, Hưng Đạo Vương bắt Ô Mã Nhi đều ở đây. Phân Mao là tên núi, Kim Tiêu là cột đồng. Ở phía Tây lộ Hải Đông 300 dặm có đèo Phân Mao, ở nửa đèo có cột đồng của Mã Viện dựng…” (Dư Địa Chí, Nguyễn Trãi toàn tập, bản dịch của Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội – Hà Nội, trang 202).
Sách “Gia Khánh Trùng Tu Nhất Thống Chí” của Nhà Thanh cho biết: núi Phân Mao ở phía Tây Khâm Châu. Năm Tuyên Đức thứ 2 (1427) thời Minh, núi ấy thuộc vào châu Tân An của Giao Chỉ. Đến năm Gia Tĩnh thứ 21 (1542) Mạc Đăng Dung hàng, mới thuộc về nước Tàu.
Cái gọi là ranh giới phía Nam của nước Hán tưởng đã quá rõ, vậy mà rất nhiều bậc học giả (không học thật) người Trung Quốc vẫn đang gân cổ cố cãi về một vùng biển lịch sử của Trung Quốc có từ thời nhà Hán!
Chuyện xưa thì thế. Còn gần đây là thời đường biên giới các quốc gia đã được “thế giới văn minh” công nhận.
Sau nhiều lần thương lượng gay cấn, kể cả dùng sức mạnh quân sự, ngày 9/6/1885 nhà cầm quyền Pháp và Trung Hoa đã ký Công Ước Thiên Tân về biên giới Việt – Trung được gọi là “Hiệp Ước Hòa Bình, Hữu Nghị và Thương Mại” (Traité de Paix, d’Amitié, et de Commerce). Công ước này đã được bổ túc thêm bởi công ước ngày 26/6/1887 và công ước ngày 20/6/1895.
Thế nhưng, bất kể công ước của loài người văn minh thời hiện đại nói trên thì chuyện tưởng không thể xảy ra vẫn xảy ra. Hãy xem những tấm ảnh chụp người Trung Quốc đào cột mốc biên giới theo hiệp ước Pháp – Thanh 1885 – 1895 (hình ảnh đính kèm, từ hình số 3 trở đi) để đem về trưng bày ở nhà bảo tàng sai khi có Hiệp định biên giới Việt – Trung 1999 đề cập bên trên. Nhìn kỹ, trên cột đá khắc hàng chữ “Đại Nam Quốc Giới”. Đại Nam quốc giới sao nay lại nằm trong lãnh thổ Trung Quốc?
Trong một ảnh khác là cột mốc ở tỉnh Vân Nam. Trên cột còn ghi rõ một bên là lãnh thổ Chine (Trung Hoa) và một bên là Annam (Việt Nam). Rõ ràng như thế tại sao giờ lại nằm hẳn trong lãnh thổ Trung Quốc?
Lính và dân binh TQ đang đào nhổ cột mốc từ thời Công ước Pháp- Thanh 1887

Người Trung Quốc đào bỏ cột mốc biên giới Việt Trung (cột mốc cũ) đem về trưng bày ở viện bảo tàng của họ! Cột mốc biên giới mà giờ lại nằm sâu trong đất Trung Hoa?

"Đại Thanh Quốc Khâm Châu Giới", "Đại Nam Quốc Giới", cột mốc biên giới mà giờ lại nằm sâu trong đất Trung Hoa?

Người Trung Quốc đào bỏ cột mốc biên giới Việt Trung (cột mốc cũ?) đem về trưng bày ở viện bảo tàng của họ! Cột mốc biên giới mà giờ lại nằm sâu trong đất Trung Hoa? Chữ Chine (Trung Hoa) & An Nam (Việt Nam) còn rành rành thế kia! Đau lòng.
Cột đá tưởng vô tri vô giác nhưng hàng chữ “Đại Thanh Quốc Khâm Châu giới” làm rúng động lòng người. Lịch sử 2000 năm bỗng hiện ra: Khâm Châu, Cổ Sâm, Mã Viện, Quang Vũ, ranh giới cực nam nước Đông Hán… rõ mồn một. Sao “Khâm Châu giới” nay lại nằm bên trong lãnh thổ Trung Quốc?
“Đại Nam quốc giới”? Cột mốc “Chine (và) Annam”? Sao lại nằm sâu trong lãnh thổ Tàu? Chả lẽ đường biên giới liên tục từ Vân Nam phía tây cho tới Quảng Đông phía đông đều bị thế hết ư?

Cột mốc biên giới mà giờ lại nằm sâu trong đất Trung Hoa?
Khi tòa quốc tế PCA ra phán quyết lịch sử bác bỏ cái gọi là đường 9 đoạn (đường “lưỡi bò”, U-line) sau khi Philippines kiện, Trung Quốc vẫn ngang nhiên bác bỏ, tiếp tục tôn tạo bãi đá, đưa vũ khí ra củng cố thì làm sao lại có thể thơ ngây như ông cựu cố vấn Lê Đức Thọ (Sáu Búa) nói khi Trung Quốc chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa từ tay chính thể Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1974: “Họ có giải phóng Hoàng Sa giúp ta thì sau này họ cũng trả lại thôi”. Niềm tin của ông Thọ đã được Trung Quốc “củng cố” mạnh mẽ thêm vào năm 1988 khi Trung Quốc cho hải quân ra Trường Sa thảm sát 64 người lính, Việt Nam mất đi Gạc Ma và nhiều đảo khác từ đấy.
Viết đến đây, bùi ngùi nhớ lời vua Lê Thánh Tông trong sắc dụ năm 1473 gửi cho Lê Cảnh Huy – viên quan trấn thủ biên giới: “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang Bắc triều bày tỏ phải trái. Nếu ngươi dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc thì tội phải tru di” (Lê Thánh Tông- Đại Việt Sử Ký Toàn Thư).
Lòng tự hỏi: Bao nhiêu tấc thước núi sông đã rơi vào tay giặc? Và ai sẽ phải trả lời cho toàn dân biết rõ vì sao cương thổ Việt Nam lại mất đi 15.420 (km2) vào năm 1999?
1) Bài Học Bị Đánh Cắp:
2) Trung Quốc đã cho nhổ cột mốc biên giới tại các tỉnh lân cận Việt Nam:
3) Trung Quốc nhổ cột mốc lịch sử ở biên giới phía Bắc:
4) Chiến dịch thủ tiêu các cột mốc biên giới Việt Trung:
5) Tìm hiểu các mô hình mốc giới được cắm trên đường biên giới Việt Trung theo các công ước Pháp-Thanh 1887 và 1895:
6) Biên giới Việt-Trung: bản đồ nói gì?
7) Việt Nam có nhượng bộ Trung Quốc về biên giới không?
8) Chứng Minh Lịch Sử Ải Nam Quan Là Của Việt Nam:
9) ẢI NAM QUAN TRONG LỊCH SỬ (1):
10) ẢI NAM QUAN TRONG LỊCH SỬ (2):
11) ẢI NAM QUAN TRONG HIỆN TẠI (3):
12) Thác Bản Giốc của Việt Nam hay của Trung Quốc (Phần I):
13) Thác Bản Giốc của Việt Nam hay của Trung Quốc (Phần II):
14) Việt Nam có bị mất đất ở khu vực Ải Nam Quan cho Trung Quốc?
15) Sách Giáo Khoa dứt khoát không được né tránh cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc:
16) Thác Bản Giốc còn hay đã mất?




Việt Nam cũng tham gia việc khuân vác cột mốc lịch sử quốc giới?    

Ngày mai tôi sẽ đăng về Ải Nam Quan của quê hương thân yêu. 

No comments:

Post a Comment