Sunday, October 14, 2018

Leonid Brezhnev

Cách nay đúng 54 năm, Leonid Brezhnev Trở thành bí thừ của đảng cộng sản Liên Xô

Ngày 14 tháng 10, 1964

·        1964 – Leonid Brezhnev (hình) trở thành Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Liên Xô trong một hội nghị diễn ra khi người tiền nhiệm Nikita Khrushchev vắng mặt.


Leonid Ilyich Brezhnev

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Leonid Brezhnev
Леонид Брежнев

Brezhnev tại Đông Berlin năm 1967

Chức vụ
Nhiệm kỳ            14/10/1964 – 10/11/1982
Tiền nhiệm         Nikita Khrushchev
Kế nhiệm            Yuri Andropov

Nhiệm kỳ            16/6/1977 – 10/11/1982
Tiền nhiệm         Nikolai Podgorny
Kế nhiệm            Yuri Andropov

Thông tin chung
Đảng phái           Đảng Cộng sản Liên Xô

Quốc tịch              Nga
Sinh                      19 tháng 12, 1906, KamenskoyeGuberniya YekaterinoslavĐế quốc Nga
Mất                      10 tháng 11, 1982 (75 tuổi), Zarechye, gần MoskvaNga XôLiên Xô
Nơi ở                    Zarechye, gần Moskva
Con cái                Galina Brezhneva, Yuri Brezhnev
Chữ ký                


Binh nghiệp
Phục vụ               Liên Xô
Thuộc                  Hồng quân, Lục quân Xô viết
Năm tại ngũ       1941–1982
Cấp bậc              Nguyên soái Liên bang Xô viết, (1976–1982)
Chỉ huy               Lực lượng vũ trang Xô viết
Tham chiến        Thế chiến 2

Leonid Ilyich Brezhnev (Леони́д Ильи́ч Бре́жнев, 1906-1982) là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, và vì thế là lãnh đạo chính trị của Liên bang Xô viết, từ năm 1964 đến năm 1982, giữ chức vụ này trong thời gian lâu thứ hai, chỉ sau Joseph Stalin
Ông từng hai lần giữ chức Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao (lãnh đạo nhà nước), từ ngày 7 tháng 5 năm 1960 đến 15 tháng 7 năm 1964, sau đó từ 16 tháng 6 năm 1977 tới khi qua đời ngày 10 tháng 11 năm 1982.

Lên nắm quyền lực

Brezhnev sinh ngày 19 tháng 12[1] năm 1906 tại Kamenskoe (Dniprodzerzhynsk hiện nay) tại Ukraina, con của Ilya Yakovlevich Brezhnev và vợ ông là Natalia Denisovna.[cần dẫn nguồn] Giống như nhiều thanh niên khác trong những năm sau cuộc Cách mạng Nga năm 1917, ông được giáo dục dạy nghề, ban đầu là quản lý đất đai nơi ông khởi đầu như một người điều tra đất đai và sau đó trong ngành luyện kim. Ông tốt nghiệp Trường kỹ thuật (те́хникум) Luyện kim Dniprodzerzhynsk và trở thành một kỹ sư luyện kim trong ngành công nghiệp sắt thép ở phía đông Ukraina. Ông gia nhập tổ chức Đoàn thanh niên Komsomol vào năm 1923 và vào Đảng năm 1931.[2] Ở những thời điểm khác nhau ông sẽ tự miêu tả mình là một người Ukraina, hay sau này, khi trải qua các chức vụ trong Đảng, là người Nga.[3] Sau này, trong thời cầm quyền của ông đã có một tiến trình Nga hóa tại Belarus, Ukraina, và Moldavia[4]: tỷ lệ trẻ em được dạy ngôn ngữ mẹ đẻ trong các quốc gia của chúng giảm sút[5], truyền thông bằng tiếng địa phương bị hạn chế và những người theo "chủ nghĩa quốc gia" bị bỏ tù.

Belarus ( /bɛləˈrs/ bel-ə-ROOSS-'tiếng BelarusБелару́сь, tr. Bielaruś, IPA: [bʲɛlaˈrusʲ]tiếng Nga: Беларусь, Белоруссия, Belarus, Belorussiya), chính thể hiện tại là Cộng hòa Belarus (tiếng Belarus: Рэспубліка Беларусь, tiếng Nga: Республика Беларусь) là quốc gia không giáp biển nằm ở phía Đông Âu,[7] giáp Nga ở phía Đông Bắc, Ukraina ở phía Nam, Ba Lan ở phía Tây, và Latvia và Litva ở phía Tây Bắc

Moldavia (Tiếng România: Moldova) là một công quốc cũ ở Đông Âu. Công quốc Moldavia nằm giữa dãy núi Carpathia và sông Dnister. Moldavia đã từng là một quốc gia độc lập sau đó trở thành một chư hầu của Đế quốc Ottoman với hình thức tự trị nhưng được tự quyết mọi vấn đề của mình
Giai đoạn 1935-36, Brezhnev thực hiện nghĩa vụ quân sự, và sau khi trải qua các khoá học tại một trường xe tăng, ông làm chính ủy tại một nhà máy xe tăng. Sau này, vào năm 1936, ông trở thành hiệu trưởng Trường kỹ thuật Luyện kim Dniprodzerzhynsk, nơi ông từng là học viên, và vào năm 1939, ông trở thành Bí thư Thành ủy Dnipropetrovsk, chịu trách nhiệm về các ngành công nghiệp quốc phòng quan trọng của thành phố này.
Brezhnev thuộc thế hệ những người Cộng sản Liên Xô đầu tiên không có ký ức về nước Nga trước cuộc cách mạng, và từng quá trẻ để tham gia vào các cuộc đấu tranh trong giới lãnh đạo Đảng sau cái chết của Vladimir Lenin năm 1924. Thời điểm Brezhnev vào Đảng, Joseph Stalin là lãnh tụ không thể bị tranh cãi. Những người còn lại sau cuộc thanh lọc chính trị của Stalin giai đoạn 1937-39 có thể được thăng tiến nhanh chóng, bởi cuộc thanh lọc để lại nhiều chức vụ trống ở các tầng lớp lãnh đạo cao trong Đảng và Nhà nước.
Chính ủy Lữ đoàn Brezhnev trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại
Tháng 6 năm 1941, Phát xít Đức xâm lược Liên Xô và như hầu hết các quan chức hạng trung trong Đảng, Brezhnev ngay lập tức đăng ký vào quân đội. Ông làm việc để sơ tán các ngành công nghiệp tại Dnipropetrovsk về phía đông Liên Xô trước khi thành phố rơi vào tay quân Đức ngày 26 tháng 8, sau đó ông hoạt động như một chính ủy tại mặt trận. Tháng 10, Brezhnev được bổ nhiệm làm Ủy viên Hội đồng quân sự phụ trách chính trị (tương đương Chính ủy Phương diện quân) cho Phương diện quân Nam, với cấp bậc Chính ủy Lữ đoàn.
Năm 1942, khi Ukraina bị quân Đức chiếm, Brezhnev được gửi tới Kavkazlàm Ủy viên Hội đồng quân sự phụ trách chính trị Phương diện quân Ngoại Kavkaz. Cấp bậc của ông cũng được chuyển thành Đại tá. Tháng 4 năm 1943, ông trở thành Chính ủy Tập đoàn quân 18 với cấp bậc Thiếu tướng. Cuối năm ấy, Tập đoàn quân được phiên chế cho Phương diện quân Ukraina 1, khi Hồng Quân giành lại thế chủ động và tiến về phía tây qua Ukraina. Ủy viên Hội đồng quân sự phụ trách chính trị của Phương diện quân là Nikita Khrushchev, người về sau đã trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô và là người đỡ đầu chính cho sự nghiệp của Brezhnev. Vào cuối cuộc chiến ở châu Âu, Brezhnev là Ủy viên Hội đồng quân sự phụ trách chính trị của Phương diện quân Ukraina 4 tiến vào Praha sau khi Đức đầu hàng.
Tháng 8 năm 1946, Brezhnev rời Hồng quân với cấp bậc Thiếu tướng. Trong toàn bộ cuộc chiến ông luôn làm Chính ủy chứ không phải là một chỉ huy quân sự. Sau khi làm việc tại các dự án tái thiết ở Ukraina ông một lần nữa trở thành Bí thư thứ nhất tại Dnipropetrovsk. Năm 1950, ông trở thành Phó chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô, cơ quan lập pháp cao nhất nước. Cuối năm ấy ông được chỉ định làm Bí thư thứ nhất của Đảng tại Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Moldavia, và đang được sáp nhập vào Liên Xô. Năm 1952, ông trở thành một thành viên của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và được giới thiệu như một ứng cử viên vào Đoàn chủ tịch (trước kia là Bộ chính trị).

Quan hệ Brezhnev và Khrushchev

Brezhnev gặp Nikita Khrushchev năm 1931, một thời gian ngắn sau khi vào Đảng. Ông trở thành người được Khrushchev bảo trợ và tiếp tục thăng tiến của các cấp bậc lãnh đạo. Ông là Bí thư thứ nhất của Đảng tại Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Moldaviatừ ngày 3 tháng 11 năm 1950 tới 16 tháng 4 năm 1952. Với tư cách Bí thư thứ nhất Đảng cộng sản Moldavia, Brezhnev loại trừ và trục xuất hàng nghìn người sắc tộc Romania khỏi Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Moldavia và thực hiện việc tập thể hóa bắt buộc. Trong thời Brezhnev ở đây, ông chịu trách nhiệm việc chuyển 25 vạn người khỏi Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Moldavia tới các vùng khác của Liên Xô.
Stalin chết tháng 3 năm 1953, và trong tiến trình tái tổ chức sau khi Đoàn chủ tịch bị xoá bỏ và một Bộ chính trị nhỏ hơn được tái lập. Dù Brezhnev không được làm một thành viên Bộ chính trị, ông được chỉ định làm Phó tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Hồng quân và Hải quân với cấp bậc Trung tướng, một chức vụ rất cao cấp. Đây có lẽ bởi quyền lực mới của người đỡ đầu cho ông - Khrushchev, đã thành công trong việc lên thay thế Stalin trở thành Tổng bí thư Đảng. Ngày 7 tháng 5 năm 1955, ông trở thành Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Kazakh, cũng là một chức vụ quan trọng.
Tháng 2 năm 1956, Brezhnev được gọi về Moskva, đưa lên làm Ủy viên dự khuyết Bộ chính trị và chịu trách nhiệm kiểm soát ngành công nghiệp quốc phòng, chương trình không gian, công nghiệp nặng, và xây dựng thủ đô. Khi ấy ông là một thành viên cao cấp trong bộ máy của Khrushchev, và vào tháng 6 năm 1957, ông ủng hộ Khrushchev trong cuộc đấu tranh của ông này với nhóm thân Stalin trong giới lãnh đạo đảng, cái gọi là "Nhóm Chống Đảng" do Vyacheslav MolotovGeorgy MalenkovLazar Kaganovichcũng như Dmitri Shepilov đứng đầu. Sau khi đánh bại nhóm đảng viên già, Brezhnev trở thành một Ủy viên chính thức của Bộ chính trị. Tháng 5 năm 1960, ông được bầu làm Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao, khiến ông được chỉ định làm nguyên thủ quốc gia dù quyền lực thực tế nằm trong tay Khrushchev với tư cách Tổng bí thư.

Vyacheslav Mikhailovich Molotov (tiếng NgaВячесла́в Миха́йлович Мо́лотов, Vjačeslav Michajlovič Molotov; 9 tháng 3 [ 25 tháng 2] năm 1890 – 8 tháng 11 năm 1986) là một chính trị gia và nhà ngoại giao Liên xô, một nhân vật nổi bật trong Chính phủ Liên xô từ thập niên 1920, khi ông nổi lên trở thành người được bảo hộ của Joseph Stalin, đến năm 1957, khi ông bị loại khỏi Đoàn chủ tịch (Bộ chính trị) Uỷ ban Trung ương bởi Nikita Khrushchev.

Georgy Maksimilianovich Malenkov (tiếng Nga: Гео́ргий Максимилиа́нович Маленко́в; 1902-1988) là một Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên XôChủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô.

Lazar Moiseyevich Kaganovich (tiếng Nga: Лазарь Моисеевич Каганович, 22 tháng 11 [10 Tháng 9] 1893 - 25 tháng 7 năm 1991) là một chính trị gia Xô viết, nhà quản lý và là một trong những cộng sự chính của Joseph Stalin. Khi ông mất vào năm 1991, ông là người Bolshevik cuối cùng còn sống.
Cho tới tận khoảng năm 1962, chức vụ của Khrushchev là lãnh đạo Đảng vẫn vững chắc, nhưng khi già thêm ông trở nên thất thường và cách lãnh đạo của ông khiến ông mất lòng tin trong giới lãnh đạo. Các vấn đề kinh tế ngày càng nghiêm trọng của Liên Xô cũng làm gia tăng sức ép lên chức vụ lãnh đạo của Khrushchev. Bề ngoài, Brezhnev vẫn hoàn toàn trung thành với Khrushchev, nhưng, vào năm 1963, ông tham gia vào một âm mưu loại bỏ Khrushchev, có lẽ theo một số nguồn tin chính là người tổ chức âm mưu, như lời kể của Gennadii Voronov[6]Alexey KosyginNikolay PodgornyAlexander Shelepin và một số quan chức cao cấp khác cũng tham dự vào kế hoạch. Năm ấy Brezhnev kế vị Frol Kozlov, một người được đỡ đầu khác của Khrushchev, làm Bí thư thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, khiến ông trở thành người có khả năng kế vị Khrushchev.

Aleksey Nikolayevich Kosygin (tiếng NgaАлексе́й Никола́евич Косы́гин, Aleksey Nikolayevich Kosygin; 21 tháng 1 năm 1904 – 18 tháng 12 năm 1980) là một chính khách Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh. 1938 ông là thị trưởng Leningrad (Sankt-Peterburg) và 1939 được bầu vào Ủy bang trung ương đảng. Từ 1940 cho tới 1946 Chủ tịch Hội đồng Ủy viên Nhân dân CHXHCN Liên bang Nga, và là thủ tướng Nga từ năm 1943 đến năm 1946. 1948 ông được vào bộ chính trị, nhưng lại bị cho ra vào năm 1952, một năm trước cái chết của Stalin.
Ngày 14 tháng 10 năm 1964, khi Khrushchev đang đi nghỉ, những người âm mưu hành động. Brezhnev và Podgorny triệu tập Bộ chính trị, lên án Khrushchev về những sai lầm trong kinh tế, buộc tội ông là người duy ý chí và có cách cư xử không đúng đắn. Bị ảnh hưởng bởi đồng minh của Brezhnev, các Ủy viên Bộ chính trị bỏ phiếu loại bỏ Khrushchev. Brezhnev được chỉ định làm Bí thư thứ nhất của Đảng; Aleksey Kosygin được chỉ định làm Thủ tướng, và Anastas Mikoyan trở thành lãnh đạo nhà nước (Năm 1965 Mikoyan nghỉ hưu và được thay thế bởi Podgorny).

Lãnh đạo Đảng


Richard Nixon và Brezhnev gặp gỡ tại Nhà Trắng, 19 tháng 6 năm 1973

Gerald Ford và Brezhnev gặp gỡ tại Vladivostok, tháng 11 năm 1974
Trong những năm Khrushchev nắm quyền, Brezhnev đã ủng hộ việc lên án cầm quyền độc đoán của Stalin, việc hồi phục cho nhiều nạn nhân của những cuộc thanh trừng, và sự tự do hóa một cách thận trọng dành cho tới trí thức Liên Xô và chính sách văn hóa của Khrushchev. Nhưng ngay khi lên làm lãnh đạo, Brezhnev bắt đầu đảo ngược quá trình này, và phát triển một thái độ ngày càng trở nên bảo thủ và mang tính đàn áp. Trong một bài phát biểu vào tháng 5 năm 1965 để kỷ niệm lần thứ 20 ngày chiến thắng Phát xít Đức, Brezhnev đã lần đầu tiên đề cập tới Stalin một cách tán dương. Tháng 4 năm 1966, ông nắm chức danh Tổng bí thư, từng là chức danh của Stalin cho tới năm 1952. Phiên toà xử các tác gia Yuri Daniel và Andrei Sinyavsky năm 1966 — phiên toà đầu tiên kiểu những phiên tòa thời Stalin — đã đánh dấu sự đảo ngược với chính sách đàn áp văn hóa. Về sau, dưới thời Yuri Andropov, cơ quan an ninh nhà nước (KGB) đã có lại hầu hết quyền lực từng có thời Stalin, dù không có những cuộc thanh trừng như kiểu thập niên 1930 và 1940.
Cuộc khủng hoảng đầu tiên của chế độ Brezhnev xảy ra năm 1968, với nỗ lực của giới lãnh đạo Cộng sản tại Tiệp Khắc, dưới quyền Alexander Dubček, để tự do hóa hệ thống Cộng sản (xem Mùa xuân Praha). Vào tháng 7, Brezhnev công khai lên án giới lãnh đạo Tiệp Khắc là "xét lại" và "chống Xô viết" và, vào tháng 8, ông tổ chức một cuộc xâm lược Tiệp Khắc của Khối Hiệp ước Warsaw, và lật đổ Dubček. Cuộc xâm lược dẫn tới nhiều cuộc phản đối công khai của những người bất đồng ở Liên Xô. Sự xác nhận của Brezhnev rằng Liên Xô có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của các nước vệ tinh của mình để "bảo vệ chủ nghĩa xã hội" đã bắt đầu được gọi là Học thuyết Brezhnev, dù nó thực tế là một sự trình bày lại của chính sách Xô viết đã tồn tại, như Khrushchev đã thể hiện tại Hungary năm 1956.
Dưới thời Brezhnev, quan hệ với Trung Quốc tiếp tục xấu đi, sau cuộc chia rẽ Trung-Xô và tan vỡ đầu thập niên 1960. Năm 1965, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai tới thăm Moskva để đàm phán, nhưng không có giải pháp nào cho sự xung đột. Năm 1969, giữa quân đội Liên Xô và Trung Quốc xảy ra một loạt các cuộc va chạm dọc biên giới trên sông Ussuri. Brezhnev cũng tiếp tục sự ủng hộ của Liên Xô cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong cuộc Chiến tranh Việt Nam. Năm 1962, Brezhnev trở thành công dân danh dự của Belgrade.[7] Ngày 22 tháng 1 năm 1969, một sĩ quan Liên Xô, Viktor Ilyin, đã tìm cách ám sát Brezhnev.[8]
Tuy nhiên, sự tan băng trong quan hệ Trung-Mỹ bắt đầu từ năm 1971, đã đánh dấu một giai đoạn mới trong quan hệ quốc tế. Để ngăn chặn sự hình thành một liên minh Mỹ-Trung chống Liên Xô, Brezhnev đã mở một vòng đàm phán mới với Hoa Kỳ. Tháng 5 năm 1972, Tổng thống Richard Nixon tới thăm Moskva, và hai nhà lãnh đạo đã ký Hiệp ước Giới hạn Vũ khí Chiến lược (SALT I), đánh dấu sự khởi đầu của thời kỳ "détente" (giảm căng thẳng). Tháng 1 năm 1973, Mỹ chính thức chấm dứt tham dự vào cuộc Chiến tranh Việt Nam, loại bỏ một chướng ngại quan trọng cho quan hệ Xô-Mỹ. Tháng 5, Brezhnev tới thăm Tây Đức, và, vào tháng 6, ông có một chuyến thăm cấp nhà nước tới Hoa Kỳ.
Đỉnh cao của thời kỳ giảm căng thẳng thời Brezhnev là việc ký kết Điều khoản Helsinki Cuối cùng năm 1975, công nhận các biên giới thời hậu chiến ở đông và trung Âu và, trên thực tế, hợp pháp hóa sự bá chủ của Liên Xô trong vùng. Đổi lại, Liên Xô đồng ý rằng "các nhà nước liên quan sẽ tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do nền tảng, gồm tự do tư tưởng, tự do lương tâm, tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, cho tất cả mọi người không phân biệt sắc tộc, giới tính, ngôn ngữ hay tôn giáo". Nhưng những điều này không bao giờ trở thành hiện thực, và sự chống đối chính trị với quá trình giảm căng thẳng tăng lên tại Mỹ khi những mong đợi lạc quan về sự "giảm căng thẳng" không xảy ra bởi không có bất kỳ sự tự do hóa nào bên trong Liên Xô và các quốc gia vệ tinh của nó. Vấn đề quyền di cư cho người Do Thái Liên Xô ngày càng trở thành trở ngại cho quan hệ Xô-Mỹ. Một hội nghị thượng đỉnh giữa Brezhnev và Tổng thống Gerald Ford tại Vladivostok tháng 11 năm 1974 đã không thể giải quyết các vấn đề. (xem Sửa đổi Jackson-Vanik)
Leonid Brezhnev và Gerald Ford ký tuyên bố chung về Hiệp ước SALT tại Vladivostok
Trong thập niên 1970, Liên Xô đã đạt tới đỉnh cao quyền lực chính trị và chiến lược trong quan hệ với Hoa Kỳ. Hiệp ước SALT Iđã hình thành một cách có hiệu quả sự cân bằng về vũ khí hạt nhân giữa hai siêu cường, Hiệp ước Helsinki hợp pháp hóa tầm ảnh hưởng của Liên Xô ở Đông Âu, và thất bại của Hoa Kỳ tại Việt Nam và vụ Watergate làm suy yếu danh tiếng của Mỹ. Dưới sự chỉ huy của Đô đốc Sergei Gorshkov, Liên Xô lần đầu tiên cũng trở thành một cường quốc hải quân thế giới. Liên Xô mở rộng quan hệ ngoại giao và ảnh hưởng chính trị tới Trung Đông và châu Phi. Đồng minh của Liên Xô, Cuba, đã can thiệp quân sự thành công vào cuộc nội chiến Angola năm 1975 và sau đó vào cuộc Chiến tranh Ogaden năm 1977-78 giữa Ethiopia và Somalia. Sự can thiệp quân sự của Liên Xô là tối thiểu, nhưng các vũ khí và cố vấn quân sự của họ đã tham gia vào các cuộc xung đột này cùng các lực lượng Cuba.
Trong giai đoạn này, Brezhnev đã củng cố vị trí của mình. Tháng 6 năm 1977, ông buộc Podgorny nghỉ hưu và một lần nữa trở thành Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô, biến chức vụ này trở thành tương đương với chức vụ của một tổng thống hành pháp. Tuy Kosygin vẫn là Thủ tướng chỉ một thời gian ngắn sau khi ông chết năm 1980, Brezhnev rõ ràng là người thống trị ban lãnh đạo từ năm 1977 trở về sau. Tháng 5 năm 1976, ông tự phong mình làm Nguyên soái Liên Xô, "Nguyên soái chính trị" đầu tiên từ thời Stalin. Bởi Brezhnev chưa bao giờ giữ chức chỉ huy quân sự, hành động này đã làm dấy lên sự phản đối trong giới chỉ huy chuyên nghiệp, nhưng quyền lực và ảnh hưởng của họ dưới thời Brezhnev đảm bảo rằng họ luôn ủng hộ ông. Cũng trong thời gian này sức khoẻ Brezhnev bắt đầu có dấu hiệu giảm sút.

Vụ việc máy bay

Ngày 9 tháng 2 năm 1961 khi Brezhnev (khi ấy là Chủ tịch Đoàn chủ tịch Tối cao) đang trên đường tới Cộng hòa Guinea trong một chuyến viếng thăm cấp nhà nước, chiếc IL-18 đã bị tấn công bởi một số chiếc máy bay chiến đấu của Pháp. Phi công Boris Bugaev đã thoát khỏi vụ tấn công thành công.[9]

Kinh tế trì trệ

Bài chi tiết: Trì trệ Brezhnev
Cả quyền lực của Liên Xô trên bình diễn quốc tế và quyền lực trong nước của Brezhnev đều dựa trên một nền kinh tế mạnh. Nhưng nông nghiệp Liên Xô dần không thể đáp ứng cho số dân thành thị, chỉ đủ cung cấp cho tiêu chuẩn sống mà chính phủ hứa hẹn là những kết quả của "chủ nghĩa xã hội" đã trưởng thành, và khả năng công nghiệp cũng dựa vào đó.
Những yếu tố đó cộng với sự chạy đua vũ trang trong nửa sau thập niên 1970. Những khoản chi tiêu khổng lồ cho các lực lượng vũ trang vào những dự án đầy tham vọng như chương trình vũ trụ hay tuyến Đường sắt Baikal Amur, càng trở nên nặng nề hơn với nhu cầu nhập khẩu ngũ cốc với giá cao, làm giảm khả năng đầu tư vào hiện đại hóa công nghiệp hay cải thiện các tiêu chuẩn sống. Hậu quả là một nền "kinh tế phi chính thức" lớn (xem Thị trường chợ đen) để cung cấp nhu cầu cho một nền kinh tế hạn chế về hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ. Điều này, cộng với những vấn đề chưa được giải quyết của nạn tham nhũng trong giới lãnh đạo địa phương, làm giảm sự ủng hộ của dân chúng cho Brezhnev. Nhiều quan chức cao cấp bị đem ra xét xử về các vấn đề tham nhũng ngay khi Yuri Andropov kế vị Brezhnev.
Carter và Brezhnev ký Hiệp ước SALT II, 18 tháng 6 năm 1979, tại Vienna

Những năm cuối cùng

Những năm cuối cùng thời kỳ cầm quyền của Brezhnev đặc điểm ở sự sùng bái cá nhân ngày càng tăng. Ông nổi tiếng là người thích huân chương (tổng cộng ông nhận được 114 chiếc), và vào tháng 12 năm 1976, nhân ngày sinh lần thứ 70 ông được trao huân chương Anh hùng Liên Xô, giải thưởng cao nhất của nhà nước, thường được trao cho người có thành tích lớn phục vụ nhà nước và xã hội. Brezhnev được nhận giải thưởng này, cùng với Huân chương Lenin và Huân chương Sao Vàng, ba lần nữa trong những ngày sinh nhật ông. Brezhnev cũng được trao Huân chương Chiến thắng, huân chương cao nhất của quân đội Liên Xô, năm 1978, trở thành người duy nhất được nhận nó sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Tuy nhiên, những huân chương dành cho Brezhnev đã gây ra một cuộc tranh cãi năm 1989, cho rằng ông không đáp ứng các tiêu chuẩn để được nhận chúng.
Những giải thưởng quân sự ông được nhận với thành tích tham gia vào một khoảng thời gian ít được biết tới trong Chiến tranh thế giới thứ hai, khi một nhóm lính thủy Liên Xô ngăn chặn một nỗ lực của Đức nhằm tiêu diệt cứ điểm của Liên Xô, có tên hiệu Malaya Zemlya, trên bờ Biển Đen gần Novorossiysk. Đầu những năm 1980, cuốn sách của Brezhnev về sự kiện này, cùng với những cuốn sách khác của ông, về Chiến dịch Virgin Lands[10] và về những công việc tái thiết ngành công nghiệp Ukraina thời hậu chiến, đã được dịch sang hai chục thứ tiếng (gồm cả tiếng Do Thái[11]) và trở thành (ít nhất trên báo chí) tài liệu nghiên cứu bắt buộc cho mọi trường học Liên Xô. Hiện mọi người tin rằng những cuốn sách được viết ra bởi một số "người viết thuê" của ông. Với sự thúc giục của Brezhnev - hay để tâng bốc vị lãnh đạo già - giai đoạn Malaya Zemlya được đề cao thêm: một bộ phim đã được sản xuất, với một bài hát của Aleksandra Pakhmutova.
Tuy nhiên, không giống như sự sùng bái cá nhân của Stalin, sự sùng bái dành cho Brezhnev được đa số người coi là rỗng tuếch và trơ tráo[cần dẫn nguồn], và, vì không có một cuộc thanh trừng, để có thể buộc mọi người phải kính trọng hay sợ hãi, nó đã không được đón nhận và bị hờ hững[cần dẫn nguồn]. Không biết được rằng liệu Brezhnev có biết về điều này không, bởi ông thường bận rộn với các cuộc họp thượng đỉnh quốc tế (như hiệp ước SALT II, được ký với Jimmy Carter vào tháng 6 năm 1979), và thường lãnh đạo các vấn đề quan trọng trong nước. Chúng được trao cho những người phụ tá của ông, một số trong số họ, như người chịu trách nhiệm lãnh đạo nông nghiệp Mikhail Gorbachev, dần tin tưởng rằng một cuộc cách mạng từ nền móng là cần thiết. Tuy nhiên, không có âm mưu nào trong giới lãnh đạo chống lại Brezhnev, và ông được phép dần rút khỏi quyền lực khi sức khoẻ sút giảm. Tình trạng sức khoẻ kém của ông hiếm khi – hay thậm chí không bao giờ  – được đề cập trên báo chí Liên Xô, nhưng thực tế đã trở nên rõ ràng với sự vắng mặt của ông trong các sự kiện công khai và với tình trạng ngày càng xấu đi về kinh tế và chính trị.
Trong số di sản của Brezhnev để lại cho những người kế nhiệm ông là quyết định can thiệp vào Afghanistan năm 1979, nơi một chế độ cộng sản đang chiến đấu với các chiến binh nổi dậy Hồi giáo được Hoa Kỳ viện trợ và các lực lượng khác nhằm giành quyền lực. Quyết định này không phải do Bộ chính trị đưa ra, mà chỉ trong bộ máy riêng của Brezhnev tại một cuộc họp không chính thức. Nó dẫn tới sự kết thúc bất ngờ của thời kỳ giảm căng thẳng, với việc áp đặt cấm vận lương thực của Hoa Kỳ, càng làm các vấn đề kinh tế của Liên Xô thêm nghiêm trọng.
Tháng 3 năm 1982, Brezhnev bị một cơn nhồi máu cơ tim nghiêm trọng, và sau đó, dần phải đấu tranh để giữ lấy quyền lực.

Huân chương và Huy chương

Leonid Brezhnev là người có nhiều huân huy chương nhất thế giới đến thời điểm hiện tại[12]. Tính đến ngày 26/11/1982 khi ông qua đời, theo thống kê ông có tổng số 114 huân huy chương các loại. Ngoài huân huy chương trong nước, ông còn được nhiều nước trao tặng.

Cái chết và di sản

Tới giữa thập niên 1970, "một trong những đồng minh thân cận nhất của ông là một y tá của KGB, người cung cấp cho ông liên tục hàng đống thuốc mà không cần hỏi ý kiến các bác sĩ"[13]. Ông trở nên phụ thuộc vào ma túy trong thuốc ngủ nembutal[14] và chết vì nhồi máu cơ tim ngày 10 tháng 11 năm 1982. Ông được vinh danh với một trong những lễ tang lớn và trang trọng nhất thế giới. Một lễ quốc tang bốn ngày được thông báo. Xác ông được đặt trong một quan tài mở trong Tòa nhà các Liên đoàn Thương mại tại Moskva. Bên trong các bức tường, những người đưa tang đi lên theo một cầu thang đá mable bên dưới những chùm đèn phủ vải đen. Trên bệ, giữa một vườn hoa lớn, một dàn nhạc giao hưởng đầy đủ mặc áo đuôi tôm đen chơi các bản nhạc cổ điển. Thân xác mang tính biểu tượng của Brezhnev, mặc đồ đen, áo sơ mi trắng và cà vạt đen-đỏ, nằm trong một quan tài mở với các hàng hoa cẩm chướnghoa hồng đỏ và hoa tulip, đối diện với một hàng dài những người đưa tang. Ngay bên phải phòng tang lễ, phía trước những hàng ghế dành cho gia đình của vị lãnh đạo, vợ ông Viktoria, ngồi cùng với hai người con, Galina và Yuri.
Sau đó, vào ngày 15 tháng 11 ngày sau buổi tang lễ, các lớp học tại các trường học và trường đại học được cho nghỉ và mọi tuyến đường vào Moskva đều bị chặn lại. Buổi lễ được truyền hình trên mọi kênh. Chiếc quan tài được xe bọc thép đưa tới Quảng trường Đỏ. Khi quan tài tới giữa Quảng trường Đỏ nó được đưa ra khỏi xe, và với nắp mở, nó được đặt trên một bệ phủ vải đỏ đối diện với Lăng Lenin. Từ phía trên Lăng Lenin hàng loạt những lời tán tụng được Tổng bí thư Andropov, Bộ trưởng quốc phòng Dmitriy Ustinov, Chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học Anatoli Alexandrov và một người công nhân đọc lên. Sau đó các thành viên Bộ chính trị từ trên lễ đài bước xuống, và những người quan trọng nhất trong số họ, AndropovChernenko và Gromyko đứng bên trái và Thủ tướng Nikolai Tikhonov, Bộ trưởng Quốc phòng Dimitry Ustinov và lãnh đạo Đảng tại Moskva Grishin đứng bên phải, cùng mang chiếc quan tài mở tới một bệ phía sau lăng, trong Nghĩa trang Bức tường Điện Kremlin. Đúng 12:45 chiều quan tài của Brezhnev được hạ huyệt với tiếng kèn rền vang, cùng với những tiếng còi báo động, những tiếng còi nhà máy, và tiếng súng.
Sau khi Brezhnev chết, thành phố Naberezhnye Chelny ở châu thổ Sông Volga được đổi tên thành "Brezhnev" để vinh danh ông.[15] Tuy nhiên, chưa tới 5 năm sau, cái tên cũ lại được phục hồi.[16] Một khu vực phía ngoài Moskva, Quận Cây Anh đào (Cheryomushky Rayon), được đổi lại tên cũ của nó, từ tên Quảng trường Hồng binh.[16].
Brezhnev đã cầm quyền ở Liên Xô lâu hơn bất kỳ một người nào khác trừ Stalin. Ông bị chỉ trích vì một giai đoạn trì trệ kéo dài được gọi là 'Trì trệ Brezhnev', trong đó những vấn đề nền tảng của nền kinh tế bị bỏ qua và hệ thống chính trị Liên Xô được cho phép suy tàn. Sự can thiệp vào Afghanistan, là một trong những quyết định lớn nhất trong sự nghiệp của ông, cũng làm suy yếu một cách nghiêm trọng vị thế quốc tế và sức mạnh bên trong của Liên Xô. Về thành tựu của Brezhnev, có thể nói rằng Liên Xô đã đạt tới mức độ quyền lực, ảnh hưởng ở mức chưa từng có và sẽ không bao giờ lặp lại, xã hội cũng yên tĩnh trong thời cầm quyền của ông. Một cuộc điều tra của Public Opinion Foundation tiến hành năm 2006 cho thấy 61% người Nga coi thời kỳ Brezhnev là tốt cho đất nước.[17] Một cuộc nghiên cứu của VTsIOMnăm 2007 cho thấy hầu hết người Nga muốn sống ở thời kỳ Brezhnev hơn ở bất kỳ giai đoạn nào khác trong lịch sử Nga thế kỷ 20[18]. Hơn nữa, không giống người tiền nhiệm là Khrushchev, ông là một nhà đàm phán có tài về các vấn đề ngoại giao. Nhiệm vụ nỗ lực cải cách hệ thống đó sau thời gian cầm quyền của ông phải mất 3 năm nữa mới được nhà cải cách Gorbachev tiếp tục thực hiện.
Brezhnev sống ở số 26 Kutuzovsky Prospekt, Moskva. Trong những kỳ nghỉ, ông cũng sống tại Gosdacha của mình tại Zavidovo. Ông cưới Viktoria Petrovna (1912-1995). Những năm cuối đời bà sống cô đơn, bị mọi người bỏ rơi. Bà bị tiểu đường trong một thời gian dài và hầu như mù ở cuối đời. Bà có một con gái, Galina Brezhneva (chính thức, là một phóng viên báo chí, 1929-1998), và một con trai, Yuri (sinh 1933, một quan chức thương mại). Con trai của Yuri, Andrei Brezhnev (sinh năm 1961), đã buộc tội Đảng Cộng sản Liên bang Nga đang chệch hướng khỏi tư tưởng cộng sản và phát động một Phong trào Cộng sản Toàn Nga cuối thập niên 1990 nhưng không thành công.[19]

Bộ sưu tập xe hơi của Brezhnev

Trong thời gian tại nhiệm Tổng Bí thư Brezhnev có niềm đam mê đặc biệt đối với xe hơi và lái xe tốc độ nhanh. Có trường hợp liều lĩnh đến nỗi khiến Henry Kissingerphải hoảng sợ. Bộ sưu tập của ông có từ 49-324 chiếc xe[20].
Các bộ sưu tập của ông được lưu giữ tại Kremlin, sau khi ông qua đời bộ sưu tập của ông bị bán hoặc trưng thu.
Những chiếc xe được biết trong bộ sưu tập của ông:
·      Chevrolet Bel Air (1955, Hoa Kỳ): Chiếc xe do Khrushchev tặng cho ông, sau đó ông cho lại con gái của mình là Galina. Chiếc xe hiện đang ở tại Dnepropetrovsk.
·      Opel Kapitan (1960, Đức): Chiếc xe được ông tặng cho con gái Galina và chồng.
·      Chrysler 300 (1966, Hoa Kỳ): Chiếc xe bị bán đi năm 1986 sau khi ông qua đời.
·      Maserati Quattroporte (1968, Italy): Chiếc xe do Đảng Cộng sản Ý tặng. Có tốc độ 230 km/h.
·      Mercedes-Benz W100 (1969, Tây Đức): Do Thủ tướng Tây Đức Willy Brandt tặng. Chỉ có 7 chiếc được sản xuất.
·      Mercedes-Benz SL-Class (Đức): Trong chuyến thăm Đức ông được tặng chiếc "Mercedes màu xanh". Sau đó ông đã lái nó và hài lòng, nhưng ông đề nghị chiếc xe nên là màu đỏ. Hãng xe đã sửa theo đề nghị của ông.
·      Cadillac (1971, Hoa Kỳ): Chiếc xe do Nixon tặng năm 1971. Ông đã lái nó trở Ngoại trưởng Kissinger trong chuyến thăm năm 1972.

Chiếc xe Rolls-Royce "Silver Shadow" tai nạn do Brezhnev lái vào năm 1980.
·      Cadillac Eldorado (1972, Hoa Kỳ): Tháng 5/1972 nhân chuyến thăm của Nixon tới Liên Xô. Vào đếm trước chuyến bay Đại sứ Liên Xô tại Mỹ Anatoly Dobrynin đã nói với Nixon "Brezhnev rất thích nhận món quà là chiếc xe Cadillac Eldorado". Chiếc xe được sản xuất theo đơn đặt hàng đặc biệt trong 3 ngày. Tới ngày thứ 4 chiếc xe được đưa tới Moscow bằng máy bay vận tải không quân Mỹ[21].
·      Lincoln Continental (1973, Hoa Kỳ): Do Nixon tặng tại trại David dưới danh nghĩa doanh nhân Mỹ tháng 6/1973. Ông đã lái chiếc xe ấy trở Nixon với tốc độ khá nhanh, trong hồi ký Nixon có ghi "Đến khúc cua mà Brezhnev không hề giảm tốc. May mà ông ấy lái rất tốt".
·      Nissan President (1973, Nhật Bản): Chiếc xe chỉ sản xuất đặc biệt cho Thủ tướng Nhật Bản và ông. Chiếc xe này do ông tự lái chở Nixon và Kissinger trong chuyến thăm Liên Xô 1972.
·      Rolls-Royce Silver Shadow (1968, Vương quốc Anh): Được doanh nhân Mỹ Armand Hammer tặng năm 1968. Chỉ có 5 chiếc được sản xuất.
·      Rolls-Royce Silver Shadow (1974, Vương quốc Anh): Do Nữ hoàng Elizabeth II tặng. Chiếc xe do ông lái và va chạm với xe tải năm 1980 ngoại ô Moscow. Chiếc xe hiện được trung bày tại bảo tàng ô tô Riga.
·      Rolls Royce Silver Wraith (1979, Vương quốc Anh)
·      GAZ-13 "Chaika" (1965, Liên Xô)
·      GAZ-14 "Chaika" (1976, Liên Xô): Chiếc xe bị hỏng hoàn toàn dưới thời Gorbachev.
·      GAZ-3102 "Volga" (1982, Liên Xô)
·      GAZ-24 "Volga" (Liên Xô)
·      ZIL-114 (Liên Xô)
·      ZIL-4105 (Liên Xô)
·      Ngoài ra còn có một số lượng lớn xe của các hãng "Jaguar", "Porsche" và thương hiệu khác.
Sau khi ông qua đời các chiếc xe của ông bị thu hồi vì được coi là tài sản của Trung ương không phải là của cá nhân ông và gia đình ông.
Về sở thích lái xe tốc độ cao, trong hồi ký Kissinger có ghi như sau:
"Brezhnev lái tôi bằng chiếc "Cadillac" do Tổng thống Nixon tặng theo lời khuyên của Dobrynin một năm trước. Brezhnev lái xe tốc độ cao trên con đường quanh co nhỏ hẹp, vì vậy bạn có thể cầu nguyện rằng tại ngã tư phía trước có một cảnh sát giao thông để chấm dứt trò chơi mạo hiểm này. Nhưng điều kinh ngạc đã xảy ra, trong quốc gia này, nếu có một cảnh sát giao thông thì ông ta cũng không dám dừng chiếc xe đang chạy của Tổng Bí thư Đảng. Việc đó kết thúc tại bến tàu. Brezhnev mời tôi xuống chiếc thuyền máy ở trên mặt nước, may thay lần này tôi không phải đi một mình. Dường như Tổng Bí thư đã phá kỷ lục về tốc độ lái xe của mình trong chuyến đi cùng tôi."
Trong chuyến thăm Hoa Kỳ, Brezhnev đã lái chiếc Lincoln Continental chở Nixon ngay sau khi nhận được món quá. Và Nixon cũng vô cùng hoảng sợ vì tốc độ lái xe của ông. Tốc độ Nixon viết trong hồi ký là hơn 50 dặm (80 km)/h và dường như đến các khúc cua, đoạn dốc tốc độ không thay đổi.

No comments:

Post a Comment