Hiệp Ước Portsmouth
Cách nay 113 năm, Mỹ làm trung gian hoà giải Nga, Nhật.
Ngày 05
tháng 09, 1905
·
1905 – Chiến tranh Nga-Nhật kết thúc khi Điều ước
Portsmouth (hình)được ký kết với sự trung gian của Tổng thống Hoa Kỳ Theodore Roosevelt.
Chiến tranh Nga-Nhật
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tham chiến
Chỉ huy
Lực lượng
1.200.000 1.080.000
Chiến
phí: Chiến
phí:
~2
tỷ yên (thời giá 1905) 1,98
tỷ yên (thời giá 1905)
Tổn thất
34.000
- 52.623 chết tại trận hoặc do vết thương 47.400
chết tại trận
9.300
- 18.830 chết do bệnh tật 11.500
chết do vết thương
146.032
bị thương 21.800
- 27.200 chết do bệnh tật
74.369 bị bắt 173.425 bị thương
74.369 bị bắt 173.425 bị thương
Chiến tranh Nga-Nhật (tiếng Nhật: 日露戦争 Nichi-Ro Sensō; tiếng Nga:
Русско-японская война; tiếng Trung: 日俄戰爭 Rìézhànzhēng; 10 tháng 2 năm 1904 – 5 tháng 9 năm 1905) - được
xem là "cuộc đại chiến đầu tiên của thế kỷ 20." - là một cuộc xung đột xảy ra giữa các nước đế quốc đối địch đầy tham vọng: Đế quốc Nga và Đế quốc Nhật Bản trong việc giành quyền kiểm soát Mãn Châu và Triều Tiên.
Nơi diễn ra cuộc chiến là Nam Mãn Châu
thuộc Trung Quốc, đặc biệt là khu vực xung quanh bán đảo Liêu Đông và Phụng Thiên, và các khu vực biển quanh Triều Tiên, Hoàng Hải và
Nhật Bản.
Vị trí của bán đảo Liêu Đông
Thẩm Dương (tiếng Trung giản thể: 沈阳市, Shenyang) là tên một thành phố ở đông
bắc Trung Quốc. Đây là tỉnh lỵ tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc.
Nguyên
nhân
Sau cuộc Minh Trị Duy Tân năm 1868, chính phủ Minh Trị đã lao vào một nỗ lực hấp thụ ý
tưởng, các phong tục và các tiến bộ công nghệ của phương Tây. Cuối thế kỷ
19, Nhật Bản đã trỗi dậy từ một nước cô lập và tự
chuyển đổi thành một quốc gia hiện đại chỉ trong một thời gian khá ngắn. Người
Nhật mong ước giữ gìn chủ quyền và đồng thời cũng được công nhận là một nước
ngang hàng với các cường quốc phương Tây.
Nga, một trong những nước đế quốc lớn, có tham vọng ở phía Đông.
Cho đến cuối thập kỷ 1890, nước này đã mở rộng biên giới ở Trung Á đến Afghanistan, sáp
nhập các quốc gia khác trong quá trình đó.
Afghanistan (/æfˈɡænɪstæn, -ɡɑːnɪstɑːn/ ( listen); Pashto/Dari: افغانستان, Pashto: Afġānistān [avɣɒnisˈtɒn, ab-],[10] Dari: Afġānestān [avɣɒnesˈtɒn]), officially the Islamic
Republic of Afghanistan, is a landlocked country located within South Asia and Central Asia.
Bán đảo Kamchatka (phiên âm tiếng Việt: Bán đảo Cam-sát-ca; tiếng Nga: полуо́стров Камча́тка, Poluostrov
Kamchatka) là một bán đảo dài khoảng
1.250 km ở miền Viễn Đông nước Nga, với diện tích khoảng 472.300 km². Nó nằm
giữa Thái Bình Dương (về phía đông) và biển Okhotsk (về phía tây).
Bán đảo Kamchatka ở miền viễn đông của Nga. Các
khu vực màu hồng là Kamchatka Krai trong đó bao gồm một phần đại lục ở phía
bắc.
Với việc xây dựng tuyến đường sắt Xuyên Siberia đến
cảng Vladivostok, Nga hy vọng có thể củng cố hơn nữa ảnh
hưởng và sự hiện diện của mình tại vùng này. Đây là điều Nhật Bản vô cùng lo
ngại, vì họ coi Triều Tiên (và một phần nào đó với Mãn Châu) như một vùng đệm
an toàn. Nga đang tìm kiếm một cảng không đóng băng tại Thái Bình Dương cho hải quân cũng như
thương mại biển. Hải cảng Thái Bình Dương mới mở tại Vladivostok là
cảng duy nhất của người Nga và chỉ có thể mở cửa vào mùa hè; nhưng Cảng Lữ Thuận có thể mở cửa được cả
năm.
Vladivostok (phiên âm tiếng Việt: Vla-đi-vô-xtốc; tiếng Nga: Владивосто́к (giúp đỡ·thông tin) ) là trung tâm hành
chính của Primorsky Krai, Nga, tọa lạc gần biên giới Nga - Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.
Lữ Thuận Khẩu (chữ Hán giản thể: 旅顺口区, âm Hán Việt: Lữ Thuận Khẩu
khu, tên do người phương Tây gọi trong các tài liệu lịch sử là Port
Arthur và Ryojun) là một quận của địa cấp thị Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Từ khi kết thúc Chiến tranh Thanh-Nhật đến cuộc đàm phán vô ích
năm 1903 giữa chính phủ Sa
hoàng với Nhật Bản, Nhật Bản chọn chiến tranh để bảo vệ đất nước
bằng cách duy trì quyền thống trị tuyệt đối tại Triều Tiên, trong khi các nước
châu Âu hy vọng đế quốc Nga sẽ thắng.
Các chiến dịch sau này, trong đó quân đội Nhật Bản non nớt liên
tục giành chiến thắng trước quân đội Nga, là một bất ngờ đối với giới quan sát
quốc tế. Những chiến thắng này, khi thời gian dần chứng minh, làm chuyển biến
mãnh liệt cán cân quyền lực ở Đông Á, đem đến cho Nhật Bản một vị thế mới trên
sân khấu thế giới. Những điều kiện ràng buộc mất mặt sau thất bại gia tăng bất
mãn trong công chúng Nga với chính
phủ Sa hoàng vô tích sự và tham nhũng và là một nguyên nhân
quan trọng dẫn đến cuộc Cách mạng Nga 1905.
Chiến
tranh Thanh-Nhật
Chính phủ Nhật
Bản coi Triều Tiên, địa chính trị gần gũi với Nhật Bản, là một
bộ phận quan trọng của an ninh quốc gia. Người Nhật muốn, ít nhất, giữ Triều
Tiên độc lập dưới ảnh hưởng của Nhật. Việc quân Nhật đánh bại quân Thanh sau
này trong Chiến tranh Thanh-Nhật dẫn đến Điều ước Shimonoseki, theo
đó triều đình Mãn Thanh buông bỏ quyền bá chủ với Triều Tiên
và nhượng lại Đài
Loan, quần đảo Bành Hồ và bán đảo Liêu Đông (Cảng Lữ Thuận) cho Nhật Bản.
Tuy vậy, Đế quốc Nga cũng có tham vọng của riêng mình đối
với vùng đất này thuyết phục Đức và Pháp gây áp lực với Nhật. Vì Tam cường can thiệp, Nhật
Bản phải từ bỏ bán đảo Liêu Đông để đổi lại một khoản đền bù tài chính lớn hơn.
Sự xâm
phạm của Nga
Tháng 12 năm 1897, một
hạm đội Nga xuất
hiện ở cảng Lữ Thuận. Sau 3 tháng, năm 1898, một
hiệp định được ký kết giữa triều đình Mãn Thanh và Nga theo đó Nga được thuê
cảng Lữ Thuận, vịnh Đại Liên và vùng nước xung quanh. Nó còn được thỏa thuận
rằng hiệp định này có thể được mở rộng bằng sự đồng ý của đôi bên. Người Nga
tin tưởng rõ ràng rằng đây là cách mà họ không mất thời gian xâm chiếm và cảng
Lữ Thuận vững chắc là hải cảng nước ấm duy nhất của họ ở bờ biển Thái Bình
Dương, và có giá trị chiến lược quan trọng. Một năm sau, để củng cố vị thế của
mình, Nga bắt đầu xây dựng một tuyến đường sắt từ Cáp Nhĩ Tân (Harbin) qua Thẩm Dương (Phụng Thiên) đến cảng Lữ Thuận.
Vị trí của Cáp Nhĩ Tân trong tỉnh Hắc Long
Giang
Sự phát triển của đường sắt là yếu tố góp phần dẫn đến cuộc nổi
dậy Nghĩa Hòa Đoàn và các ga tại Thiết Lĩnh
và Liêu Dương bị đốt cháy. Người Nga cũng tìm đường vào Triều Tiên, đến năm
1898, họ nhận được nhượng bộ về khai mỏ và lâm nghiệp gần sông Áp Lục và Đồ Môn (Tumen), khiến
cho người Nhật quan ngại sâu sắc.
Sông Áp Lục (giản thể: 鸭绿江; phồn thể: 鴨綠江; bính âm: Yālǜ Jiāng; Hán-Việt: Áp Lục Giang; tiếng Triều Tiên: 압록강/鴨綠江 Aprokkang) là sông hình thành biên giới tự nhiên giữa hai
quốc gia Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.
Vị trí sông Đồ Môn.
Sông Đồ Môn, Đồ Môn Giang (tiếng Trung: 圖們江 Túmen
jiāng) hay Đậu Mãn (tiếng Triều Tiên: 두만강 / 豆滿江 Duman-gang) là con sông nằm ở đông bắc Á, hình thành biên giới tự
nhiên giữa Trung Quốc và Nga với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
Cuộc nổi
dậy Nghĩa Hòa Đoàn
Nga và Nhật đều tham dự vào Liên quân tám nước được gửi đến dẹp cuộc nổi
dậy Nghĩa Hòa Đoàn và để giải vây cho công sứ các nước đang bị bao vây
tại Bắc Kinh (Trung
Quốc). Như các quốc gia thành viên khác, người Nga gửi quân đến
Trung Quốc, đặc biệt là Mãn
Châu để bảo vệ lợi ích của mình. Nga
đảm bảo với các cường quốc khác rằng họ sẽ bỏ trống vùng đất này sau cuộc khủng
hoảng. Tuy vậy, năm 1903, người Nga vẫn chưa đưa ra một lịch rút quân nào và
thực tế còn củng cố thế đứng của mình tại Mãn Châu. Vào ngày 15
tháng 5 năm 1903, Sa hoàng Nikolai II ra lệnh loại trừ ảnh hưởng
của "ngoại bang" vào vùng Mãn Châu và dốc sức xây dựng quân lực Nga ở
Viễn Đông.
Đàm phán
Itō Hirobumi - một chính khách Nhật Bản, bắt đầu
đàm phán với người Nga.
Ito Hirobumi (伊藤 博文 (Y Đằng
Bác Văn) Ito Hirobumi?) (16 tháng 10 năm 1841 – 26 tháng 10 năm 1909, cũng được gọi là Hirofumi/Hakubun và Shunsuke thời
trẻ) là một chính khách người Nhật, Toàn quyền Triều Tiên, bốn lần là Thủ tướng Nhật Bản (thứ 1, 5, 7 và 10) và là một nguyên lão. Itō bị ám sát bởi An Trọng Căn, một nhà cách mạng Triều
Tiên chống lại sự sáp nhập Triều Tiên vào Đế quốc Nhật Bản. Trớ trêu thay, cái chết của Itō đã làm đẩy
nhanh quá trình cuối cùng của việc chinh phục Triều Tiên.
Ông tin rằng Nhật quá yếu để có thể đánh đuổi Nga bằng biện pháp
quân sự, vì vậy ông đề xuất trao quyền kiểm soát Mãn Châu cho Nga để đổi lấy
việc Nhật Bản kiểm soát Bắc Triều Tiên. Trong khi đó, Nhật Bản và Anh đã ký hiệp ước Liên minh Anh-Nhật năm
1902, người Anh muốn hạn chế đối thủ hải quân của mình bằng cách giữ các cảng
biển của Nga ở Thái Bình Dương như Vladivostok và Lữ Thuận không được sử dụng
triệt để. Liên minh với Anh Quốc có nghĩa rằng nếu bất kỳ quốc gia nào liên
minh với Nga trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào với Nhật, thì nước Anh sẽ tham
chiến về phe Nhật. Nga không thể nhận sự giúp đỡ từ cả Đức lẫn Pháp thêm nữa vì
sự nguy hiểm của việc nước Anh tham chiến. Với một liên minh như thế, Nhật Bản
cảm thấy có thể tự do khai chiến, nếu cần thiết.
Vào ngày 23
tháng 6 năm 1903, Thiên
hoàng Minh Trị chấp thuận rằng Nhật Bản phải gây chiến với Nga
nếu cần thiết.
Ngày 28
tháng 7 năm ấy, Công sứ Nhật Bản tại Sankt-Peterburg được
chỉ thị thể hiện quan điểm của nước mình chống lại kế hoạch củng cố Mãn Châu
của Nga. Quan hệ thương mại bị cắt đứt và tình hình lên tới mức ngày 13
tháng 1 năm 1904 nhờ
đó Nhật Bản đề xuất một công thức mà Mãn
Châu nằm ngoài tầm ảnh hưởng của nước này và tương tự với tìm
kiếm một tuyên bố tương tự liên quan đến các từ bỏ các lợi ích của Nga
tại Triều Tiên. Cho đến ngày 4 tháng
2 năm 1904, không
có lời đáp lại chính thức nào được gửi đi và ngày 6 tháng 2, Công sứ Nhật Bản
là Kurino Shinichiro, thăm Bộ trưởng Ngoại giao Nga là Bá tước Lamsdorf, để
thông báo mình sẽ về nước. Nhật
Bản cắt đứt quan hệ ngoại giao ngày 6 tháng
2 năm 1904.
Chiến
tranh
Tuyên
chiến
Đại Mãn Châu, Mãn Châu thuộc Nga (ở bên
ngoài) là phần màu đỏ nhạt ở phía trên bên phải
Nhật Bản tuyên chiến ngày 8 tháng
2 năm 1904. Tuy
vậy, 3 giờ trước khi triều đình Nga nhận được lời tuyên chiến từ phía
Nhật, Hải quân Đế quốc Nhật Bản tấn
công Hạm đội
Viễn Đông tại cảng Lữ Thuận. Sa hoàng Nikolai II sững sờ trước tin bị tấn công.
Nikolai II, cũng viết là Nicolas II (tiếng Nga: Николай II, Николай Александрович Романов, chuyển tự. Nikolay
II, Nikolay Alexandrovich Romanov [nʲɪkɐˈlaj
ftɐˈroj, nʲɪkɐˈlaj əlʲɪkˈsandrəvʲɪʨ rɐˈmanəf], phiên âm tiếng Việt là Nicôlai II Rômanốp[1] hay Ni-cô-lai
II) (19 tháng 5 năm 1868 – 17 tháng 7 năm 1918) là vị Hoàng đế, hay Sa hoàng cuối cùng
trong lịch sử Nga, cũng là Đại Công tước Phần Lan và Vua Ba Lan trên danh nghĩa
Ông không thể tin được rằng Nhật
Bản có thể tấn công mà không cần tuyên chiến chính thức, và đã
đảm bảo với các bộ trưởng của mình rằng Nhật Bản sẽ không đánh. Nga tuyên chiến
với Nhật 8 ngày sau đó. Tuy
vậy, việc yêu cầu tuyên chiến trước khi tiến hành chiến sự không được coi là
luật pháp quốc tế cho đến khi cuộc chiến đã kết thúc vào tháng 10 năm 1907, có
hiệu lực từ ngày 26
tháng 1 năm 1910.[10] Montenegro cũng
tuyên chiến với Nhật như là một hành động ủng hộ về mặt tinh thần với Nga vì
biết ơn Nga đã ủng hộ Montenegro kháng chiến chống lại Đế quốc Ottoman.
Cộng hòa Montenegro (tiếng Montenegro bằng chữ Kirin: Црна Гора; chữ Latinh: Crna Gora;
phát âm IPA: /'t͡sr̩naː 'ɡɔra/) (trong tiếng Montenegro có nghĩa là "Ngọn núi Đen") là một quốc gia tại miền đông nam châu Âu. Nước này giáp với biển Adriatic về phía tây nam, và
có chung đường biên giới với Croatia về phía tây, Bosna và Hercegovina về phía tây bắc, Serbia về phía đông bắc, Kosovo về phía đông và cuối cùng là Albania về phía đông nam
Đế quốc Ottoman hay Đế quốc Osman (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: دولتِ عَليه عُثمانيه Devlet-i Âliye-i Osmâniyye, dịch
nghĩa "Nhà nước Ottoman Tối cao"; tiếng Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại: Osmanlı İmparatorluğu), cũng thỉnh
thoảng được gọi là Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ, là một quốc hiệu Thổ Nhĩ Kỳ đã tồn tại từ năm 1299 đến 1923.
Tuy vậy, vì lý do hậu cần và không gian, đóng góp của Montenegro
cho cuộc chiến chỉ giới hạn ở những người Montenegro phục vụ trong lực lượng vũ
trang Nga.[cần dẫn nguồn]
Chiến
dịch năm 1904
Chiến trường trong Chiến tranh Nga-Nhật
Cảng Lữ Thuận, trên bán đảo Liêu Đông phía Nam Mãn Châu đã được
củng cố thành một căn cứ hải quân lớn của Quân đội Đế quốc Nga. Vì cần phải
kiểm soát mặt biển để chiến đấu được trên đất liền châu Á, mục tiêu quân sự đầu
tiên của Nhật là vô hiệu hóa hạm đội Nga tại cảng Lữ Thuận.
Hải chiến cảng Lữ Thuận
Đêm ngày 8 tháng
2 năm 1904, Hạm
đội Nhật Bản của Đô đốc Heihachiro Togo khai chiến bằng cuộc tấn
công bất ngờ của các thuyền phóng ngư lôi vào các con tàu Nga tại cảng Lữ
Thuận. Cuộc tấn công làm hư hại nặng các con tàu Tsesarevich và Retvizan, những
chiến hạm nặng nhất trên chiến trường Viễn Đông của Nga, và tuần dương hạm
6.600 tấn Pallada.[11] Những
cuộc tấn công này phát triển thành Hải chiến cảng Lữ Thuận sáng hôm sau. Một chuỗi
các cuộc chạm trán bất phân thắng bại tiếp diễn, trong đó Đô đốc Togo không thể
tấn công được Hạm đội Nga vì nó được bảo vệ bởi dàn pháo bờ biển trên cảng, và người
Nga miễn cưỡng phải rời cảng ra vùng nước sâu, đặc biệt là sau cái chết của Đô
đốc Stepan Osipovich Makarov ngày 13
tháng 4 năm 1904.
Tuy vậy, những cuộc đụng độ này tạo cơ hội thuận lợi cho quân
Nhật đổ bộ xuống gần Incheon, Triều Tiên. Từ Incheon, quân Nhật
chiếm Hán
Thành và sau đó là phần còn lại của Triều Tiên. Cho đến hết
tháng 4, Lục quân Đế quốc Nhật Bản do Đại tướng Kuroki Itei chỉ
huy đã sẵn sàng vượt sông Áp
Lục vào vùng chiếm đóng của Nga tại Mãn Châu.
Trận sông Áp Lục
Ngược lại với chiến lược nhanh chóng chiếm lĩnh chiến trường để
kiểm soát Mãn Châu, chiến lược Nga tập trung vào các hành động tránh giao chiến
để có thời gian đợi quân tiếp viện tới nơi qua tuyến đường sắt xuyên Xibia dài khi đó vẫn chưa hoàn
thành gần Irkutsk. Ngày 1 tháng
5 năm 1904, Trận sông Áp Lục trở thành trận chiến lớn
đầu tiên trên đất liền, khi quân Nhật đột chiếm các vị trí của quân Nga sau khi
vượt sông mà không gặp sự kháng cự nào. Quân Nhật tiếp tục đổ bộ xuống nhiều
điểm quan trọng tại bờ biển Mãn Châu, và trong một chuỗi các cuộc đụng độ, đã
đẩy lùi quân Nga về phía cảng Lữ Thuận. Những trận đánh này, bao gồm trận Nashan ngày 25
tháng 5 năm 1904, được
đánh dấu bằng thiệt hại nặng của quân Nhật khi tấn công vào các đường hào của
quân Nga, nhưng quân Nga vẫn duy trì sự tập trung vào phòng ngự và không phản
công.
Phong tỏa cảng Lữ Thuận
Quân Nhật cố ngăn cản quân Nga sử dụng cảng Lữ Thuận. Trong
đêm 12-14 tháng 2, quân Nhật cố phong tỏa luồng vào cảng Lữ
Thuận bằng cách đánh chìm vài tàu hơi nước đầy xi măng tại tuyến nước sâu vào
cảng, nhưng họ đánh chìm quá sâu nên không hiệu quả. Một cố gắng tương tự để
phong tỏa đường vào cảng trong đêm ngày 3-4 tháng
5 cũng thất bại. Tháng 3, Phó Đô đốc có uy tín Makarov được
bổ nhiệm làm chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương với ý định phá vỡ sự phong tỏa tại
cảng Lữ Thuận.
Ngày 12
tháng 4 năm 1904, 2
thiết giáp hạm tiền dreadnought, kỳ
hạm Petropavlovsk và Pobeda lẻn
ra khỏi cảng nhưng vướng phải thủy lôi Nhật Bản ngoài cảng Lữ Thuận.
Chiếc Petropavlovsk chìm ngày tức khắc, trong khi chiếc Pobeda phải
kéo về cảng và phải tu sửa nặng. Đô đốc Makarov, nhà chiến lược tài năng duy
nhất của Nga trong chiến tranh, tủ trận trên tàu Petropavlovsk.
Ngày 15
tháng 4 năm 1904, triều
đình Nga đe dọa bắt giữ phóng viên chiến trường người Anh khi đang đi trên
tàu Haimun vào
vùng chiến sự để lấy tin cho tờ báo có trụ sở tại London The
Times, viện dẫn rằng họ lo ngại việc người Anh có thể thông báo vị
trí của quân Nga cho hạm đội Nhật Bản.
Người Nga học nhanh, và không lâu sau cũng sử dụng chiến thuật
Nhật Bản về thủy lôi tấn công. Ngày 15
tháng 5 năm 1904, 2
thiết giáp hạm Nhật Bản, Yashima và Hatsuse, bị
nhử vào một bãi thủy lôi của Nga ở gần cảng Lữ Thuận, mỗi chiếc trúng ít nhất 2
trái thủy lôi. Chiếc Hatsuse chìm chỉ trong vài phút, mang theo 450 thủy thủ,
trong khi chiếc Yashima bị chìm trong khi được kéo về Triều Tiên để sửa chữa.
Đây cũng là 2 thiết giáp hạm đầu tiên mà hải quân Nhật bản có trong biên chế.
Việc 2 thiết giáp hạm bị mất được Nhật Bản giấu kín trong suốt thời gian chiến
tranh do không muốn làm sụt giảm tinh thần của binh sỹ và công luận.
Ngày 23
tháng 6 năm 1904, nỗ
lực phá vây của hạm đội Nga, bây giờ dưới quyền chỉ huy của Đô đốc Wilgelm Vitgeft thất
bại. Cho đến cuối tháng, pháo binh Nhật Bản liên tục pháo kích vào cảng.
Bao vây cảng Lữ Thuận
Nhật Bản bắt đầu cuộc
bao vây dài ngày cảng Lữ Thuận. Ngày 10
tháng 8 năm 1904, Hạm
đội Nga lại một lần nữa cố gắng phá vây và tiến đến Vladivostok, nhưng
khi ra được biển khơi thì chạm trán với đội thiết giáp hạm của Đô đốc Togo.
Người Nga thường gọi đây là Trận ngày 10 tháng 8, nhưng
thông thường, nó được gọi là Hải chiến Hoàng Hải, các thiết giáp hạm từ hai
phía liên tục khai hỏa. Trận đánh này là một yếu tố quyết định chiến trường,
mặc dù Đô đốc Togo biết một đội thiết giáp hạm Nga khác sẽ sớm được gửi đến
Thái Bình Dương. Quân Nhật chỉ có một đội thiết giáp hạm và Togo đã mất hai
thiết giáp hạm vì thủy lôi của Nga. Các thiết giáp hạm Nga và Nhật tiếp tục đấu
súng, cho đến khi kỳ hạm của quân Nga, chiếc Tsesarevich, bị
bắn trực diện vào cầu tàu, giết chết Tư lệnh hạm đội, Đô đốc Vitgeft. Đến lúc
này, Hạm đội Nga quay đầu lại và chạy về cảng Lữ Thuận. Mặc dù không có thuyền
chiến nào bị chìm trong trận này, quân Nga bây giờ lại trở về cảng và hải quân
Nhật vẫn còn thiết giáp hạm để đối đầu với hạm đội Nga khi nó tới nơi.
Cảng Lữ Thuận thất thủ
Cuối cùng, thuyền chiến Nga tại cảng Lữ Thuận bị đánh chìm bởi
pháo của quân đội bao vây. Nỗ lực giải vây cho thành phố bằng đường bộ cũng
thất bại, và, sau trận Liêu Dương vào cuối tháng 8, quân
Nga rút lui đến (Thẩm Dương). Cảng Lữ Thuận cuối cùng thất thủ vào
ngày 2 tháng 1 năm 1905 khi
Tư lệnh quân phòng thủ bỏ lại cảng cho quân Nhật mà không tham vấn cấp trên.
Hạm đội Ban Tích
Trong khi đó, trên biển, quân Nga đang chuẩn bị để tiếp viện Hạm
đội Viễn Đông bằng cách gửi đến Hạm đội Ban Tích, dưới
quyền chỉ huy của Đô đốc Zinovy Rozhestvensky. Hạm đội này phải đi vòng
quanh thế giới từ biển
Ban Tích đến Trung
Quốc qua mũi Hảo Vọng. Hạm đội Ban Tích phải đến tháng 5 năm 1905 mới
tới được Viễn Đông.
Ngày 21
tháng 10 năm 1904, khi
đi qua Vương quốc Anh (một đồng minh với Nhật
Bản nhưng trung lập trong cuộc chiến này), những con tàu của Hạm đội Ban Tích
suýt nữa thì khai mào một cuộc chiến trong Sự kiện Dogger Bank vì
bắn vào một thuyền đánh cá Anh vì lầm tưởng đó là thuyền phóng lôi của quân
Nhật.
Chiến
dịch năm 1905
Quân Nga rút lui sau Trận Phụng
Thiên.
Mùa đông khắc nghiệt và những trận đánh cuối cùng
Với việc Lữ Thuận Khẩu thất thủ, Tập đoàn quân
số 3 Nhật Bản nay đã có thể tiếp tục tiến lên phía Bắc và tiếp viện cho các vị
trí phía Nam của thành phố Phụng Thiên do Nga chiếm giữ. Với sự tấn công của
mùa đông Mãn Châu khắc nghiệt, không có cuộc đụng độ lớn nào trên bộ kể
từ Trận sông Sa năm
ngoái. Cả hai bên đều đóng trại đối diện nhau suốt dọc 110 km chiến tuyến,
phía Nam Phụng Thiên.
Tập đoàn quân số 2 Nga dưới sự chỉ huy của Đại tướng Oskar Grippenberg, từ 25
đến 29 tháng 1, tấn công cánh trái quân Nhật gần thị trấn Sandepu, và suýt nữa
thì chọc thủng được phòng tuyến. Điều này làm quân Nhật bất ngờ. Tuy vậy, không
nhận được sự trợ giúp từ các đơn vị quân Nga khác, cuộc tấn công bị chặn lại,
Grippenberg được Kuropatkin ra
lệnh tạm nghỉ và trận đánh không đem lại kết quả. Người Nhật biết rằng họ cần
tiêu diệt quân đội Nga tại Mãn
Châu trước khi quân tiếp viện Nga đến qua tuyến đường sắt xuyên Xibia.
Trận Phụng Thiên mở đầu vào ngày 20
tháng 2 năm 1905. Những
ngày sau đó, quân Nhật tiếp tục tấn công vào hai cánh trái phải của quân Nga
xung quanh Phụng Thiên, dọc phòng tuyến dài 80 km. Cả hai bên đều đào
nhiều đường hào và được nhiều pháo đội hỗ trợ. Sau vài ngày chiến đấu ác liệt,
áp lực tăng thêm từ hai cánh buộc cả hai điểm cuối của tuyến phòng thủ của quân
Nga cong về phía sau. Thấy rằng mình sắp bị bao vây, quân Nga bắt đầu rút lui,
đánh nhiều trận hậu tập ác liệt, sớm chuyển thành sự hỗn loạn và sụp đổ của
quân Nga. Ngày 10
tháng 3 năm 1905, sau 3
tuần chiến đấu, Đại tướng Kuropatkin quyết định rút về phía Bắc Phụng Thiên.
Đội hình rút lui của quân đội Nga tại Mãn Châu cũng tan rã như
các đơn vị chiến đấu, nhưng quân Nhật không tiêu diệt hoàn toàn được họ. Chính
quân Nhật cũng chịu thương vong lớn và không thể truy kích. Mặc dù trận Phụng
Thiên là một thất bại lớn của quân Nga nhưng nó không mang tính quyết định, và
thắng lợi cuối cùng vẫn dựa vào hải quân.
Chiến thắng tại Đối Mã
Hạm đội Thái Bình Dương thứ hai (đổi
tên từ Hạm đội Ban Tích) hải hành theo tuyến đường chưa từng có lên tới
29.000 km để phá vây cho cảng Lữ Thuận. Tin xấu rằng cảng Lữ Thuận đã thất
thủ bay đến hạm đội khi họ đến Madagascar. Hy
vọng duy nhất của Đô đốc Rozhestvensky bây giờ là đến được cảng Vladivostok. Có ba
con đường đến Vladivostok, ngắn nhất và theo đường thẳng là đường qua Eo biển Đối Mã giữa
Triều Tiên và Nhật Bản. Tuy vậy, đây cũng là con đường nguy hiểm nhất vì nó đến
rất gần nội địa Nhật Bản.
Đô đốc Togo biết rằng người Nga đang tới và hiểu rằng sau khi
cảng Lữ Thuận thất thủ, Hạm đội Thái Bình Dương thứ 2, thứ 3 sẽ cố đến cảng duy
nhất của Nga ở Viễn Đông, Vladivostok. Kế hoạch chiến đấu được thông qua, các
con tàu được sửa chữa và trang bị lại để chặn đứng hạm đội Nga.
Hạm đội liên hợp Nhật
Bản, ban đầu bao gồm 6 thiết giáp hạm, bây giờ chỉ còn 4 (2 chiếc mất vì thủy
lôi), nhưng vẫn giữ được số tuần dương hạm, tàu khu trục, và thuyền phóng lôi.
Hạm đội Thái Bình Dương thứ 2 bao gồm 8 thiết giáp hạm, bao gồm 4 thiết giáp
hạm mới thuộc lớp Borodino, cũng
như tuần dương hạm, khu trục hạm và các tàu phụ khác, tổng số lên tới 38 tàu.
Cho đến cuối tháng 5, Hạm đội Thái Bình Dương thứ 2 còn cách
Vladivostok không xa. Họ quyết định chọn con đường ngắn hơn, liều lĩnh hơn giữa
Triều Tiên và Nhật Bản. Họ đi vào ban đêm để không bị phát hiện. Không may cho
người Nga, một trong những con tàu cứu thương của họ để lộ một ngọn đèn và bị
tàu buôn vũ trang Nhật Bản Shinano Maru trông thấy. Thông tin
nhanh chóng được chuyển đến Bộ tư lệnh của Đô đốc Togo, và Hạm đội liên hợp
ngay lập tức được lệnh xuất kích. Nhận thêm được tin tức tình báo hải quân từ
đội do thám, quân Nhật có thể đưa hạm đội của mình chạy cắt dọc chữ T với hạm
đội Nga. Quân Nhật chạm trán quân Nga tại eo biển Đối Mã ngày 27-28
tháng 5 năm 1905. Hạm
đội Nga gần như bị tiêu diệt, mất 8 thiết giáp hạm, rất nhiều tàu nhỏ, và hơn
5.000 quân. Chỉ có 3 tàu Nga chạy thoát được đến Vladivostok. Sau trận Đối Mã,
hải quân Nhật chiếm toàn bộ quần đảo Sakhalin để ép Nga phải yêu cầu đình
chiến.
Hòa
bình
Đại biểu Nga Nhật trong Hiệp ước Portsmouth.
Sự thất bại của Lục quân và Hải quan Nga làm người Nga mất tự
tin. Trong suốt năm 1905, chế độ phong
kiến Sa hoàng rung chuyển vì Cách mạng Nga 1905. Sa hoàng Nikolai II chọn thương thảo hòa bình để có thể
tập trung vào các vấn đề trong nước. Tổng thống Hoa Kỳ Theodore Roosevelt đề nghị làm trung gian
hòa giải, và nhận được giải Nobel Hòa bình vì nỗ lực của mình. Sergius Witte dẫn
đầu đoàn đại biểu Nga và Nam tước Komura, tốt
nghiệp tại Harvard, dẫn đầu đoàn đại biểu Nhật. Hiệp ước Portsmouth được
ký vào ngày 5 tháng 12 năm 1905[12] trên
tàu hải quân Hoa Kỳ tại Portsmouth, New Hampshire. Witte
trở thành Thủ tướng Nga cùng năm. Tuy vậy, hiệp ước hòa bình với Montenegro không
được người Nhật ký và tình trạng chiến tranh về mặt kỹ thuật, vẫn tiếp diễn với
quốc gia châu Âu nhỏ bé này cho đến khi nó tuyên bố độc lập khỏi Serbianăm
2006 (xem Danh
sách các cuộc chiến tiếp diễn do trái quy cách ngoại giao).
Nga công nhận Triều Tiên là một phần trong không gian ảnh hưởng
của Nhật và đồng ý rút ra khỏi Mãn Châu. Nhật sáp nhập Triều Tiên năm 1910, với
ít sự phản đối từ các cường quốc khác.
Nga cũng hủy bỏ hợp đồng về quyền thuê cảng Lữ Thuận trong 25
năm, bao gồm căn cứ hải quân và bán đảo xung quanh nó. Đế quốc Nga nhượng lại
nửa phía Nam đảo Sakhalin cho đế quốc Nhật Bản. Nó được Liên Xô lấy
lại năm 1952 theo Hiệp ước San Francisco sau Chiến tranh thế giới II. Tuy
vậy, việc nhượng lại phía Nam đảo Sakhalin cho Liên Xô không được một số lớn
các nhà chính trị Nhật Bản ủng hộ.
Nội dung những điều thỏa thuận chính giữa hai bên trong hòa ước:
1- Nước Nga hoàn toàn chấp nhận quyền chỉ đạo và giám sát của
Nhật Bản ở Triều Tiên.
2- Nước Nga nhượng lại cho Nhật Bản quyền mướn tô giới Lữ Thuận
và Đại Liên cũng như đường sắt từ Trường Xuân xuống phía nam cùng các quyền phụ
thuộc quyền đó.
3- Nước Nga nhượng lại phần đất phía nam đảo Sakhalin (Hoa Thái
Đảo) từ vĩ tuyến thứ 50 trở xuống cũng như các đảo phụ thuộc phần đất ấy.
4- Nước Nga nhìn nhận quyền đánh cá của Nhật Bản ở vùng duyên
hải bán đảo Kamchatka.
Thương
vong
Một bức tranh màu mô tả cảnh các nhân
viên Hội Chữ thập Đỏ của Nhậtđang cứu chữa cho các
thương binh Nga
Theo các báo cáo thì phía Nga có 47.400 người chết, 146.032 bị
thương, 12.128 chết bệnh.[13] Phía bên kia chiến tuyến,
người Nhật có 47.152 người chết trận, 11.424 chết vì những vết thương, 21.802
chết vì bệnh.[14]
Hậu chiến
và kết quả
Đây là chiến thắng lớn đầu tiên của một nước châu Á trước một
cường quốc châu Âu trong thời hiện đại. Uy thế của Nhật Bản tăng lên nhanh
chóng và bắt đầu được coi là một cường quốc hiện đại. Đồng thời, Nga mất gần như
toàn bộ Hạm đội Viễn Đông và Ban Tích, và cũng mất luôn sự kính trọng trên
trường quốc tế. Điều này đặc biệt đúng trong mắt của Đức và Áo-Hung; Nga là đồng minh của Pháp và Serbia, và
việc mất thanh thế này sẽ ảnh hưởng quan trọng đến tương lai của nước Đức khi
lên kế hoạch gây chiến với Pháp, và chiến tranh của Áo-Hung với Serbia.
Vắng mặt nước Nga và sự sao lãng của các quốc gia châu Âu khác
trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết
hợp với cuộc Đại suy thoái sau đó, quân đội Nhật bắt
đầu thống trị Trung Quốc và phần còn lại của châu Á, cuối cùng sẽ dẫn đến
cuộc Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai và Chiến tranh Thái Bình Dương, những
chiến trường trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Tại Nga, thất bại năm 1905 dẫn đến một thời kỳ cải cách ngắn
trong quân đội Nga cho phép nó đối mặt với quân đội đế quốc Đức trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Trong trận Tannenberg (1914), quân
đội Đức đã tiêu diệt được tập đoàn quân số 2 của Nga do một cựu chiến binh của
cuộc Chiến tranh Nga-Nhật chỉ huy.[15] Và,
những cuộc nổi dậy sau chiến tranh đã đặt nền móng quan trọng cho cuộc Cách mạng Nga 1917 sau này.
Tất cả các ngày ở trên đều tính theo lịch mới Gregorian, không
phải Julian dùng tại Nga; để thuận tiên, khi ở đâu có hai loại ngài
tháng, hãy sử dụng cái nào chậm hơn 13 ngày so với cái kia).
Hải quân Hoàng gia Anh gửi một mớ tóc của Đô đốc
Nelson cho Hải quân Đế quốc Nhật Bản sau
chiến tranh để kỷ niệm chiến thắng năm 1905 trong Hải chiến Tsushima; là sự tiếp nối chiến thắng
của Anh tại Trafalgar năm 1805. Nó vẫn được trưng bày tại Kyouiku Sankoukan, bảo
tàng công cộng được Lực lượng phòng vệ Nhật Bản duy
trì.
Đánh
giá kết quả chiến tranh
Nga
Thất bại của đế quốc Nga là một cú sốc từ phương Tây cho đến
vùng Viễn Đông, rằng một nước châu Á đã đánh bại một cường quốc châu Âu trong
một trận chiến lớn.
Nga đã mất 2 trong số 3 hạm đội của mình. Chỉ còn lại Hạm đội
Biển Đen, và vì một hiệp ước trước đó không cho hạm đội này rời khỏi biển
Đen. Jakob Meckel, một cố vấn quân sự Đức cử đến Nhật Bản,
có sức ảnh hưởng ghê gớm đối với sự phát triển về huấn luyện, chiến lược, chiến
thuật và tổ chức của quân đội Nhật. Những cải cách của ông được minh chứng bằng
chiến thắng áp đảo với Trung Quốc trong Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất năm
1894–1895. Tuy vậy, việc ông quá dựa vào sử dụng bộ binh trong các chiến
dịch tấn công cũng
dẫn đến thương vong lớn cho quân Nhật trong chiến tranh Nga-Nhật. Người Nhật
luôn trong thế công suốt cuộc chiến, và sử dụng chiến thuật khối đông bộ binh (biển người) với
các vị trí phòng ngự[cần dẫn nguồn]. Các
trận đánh trong chiến tranh Nga-Nhật là điềm bảo trước cho chiến tranh hầm hào
trong suốt Chiến tranh thế giới I, trong
đó súng máy và pháo binh đã gây thiệt hại lớn cho quân lính Nhật[cần dẫn nguồn].
Tình trạng kiệt quệ về quân sự và kinh tế ảnh hưởng đến cả hai
quốc gia. Sự bất mãn trong dân chúng Nga sau chiến tranh tiếp thêm năng lượng
cho cuộc Cách mạng Nga 1905, một sự kiện mà Sa hoàng Nikolai II đã hy vọng tránh được hoàn toàn bằng
cách giữ thế đàm phán không khoan nhượng trước khi tới bàn thương lượng. 10 năm
sau đó, sự bất mãn bùng nổ thành cuộc Cách mạng Tháng Mười năm 1917. Ở Ba Lan, phần
lãnh thổ mà Nga được chia cuối thế kỷ 18, và ở nơi sự thống trị
của Nga đã gây ra hai
cuộc khởi nghĩa lớn, dân chúng bất trị đến nỗi một quân đội lên tới 250.000-300.000
- lớn hơn cả đội quân đã đối mặt với người Nhật – phải trú đóng tại đây để ổn
định tình
hình.[16] Đáng
chú ý là một vài nhà chính trị Ba Lan hàng đầu của phong trào khởi nghĩa,
như Józef Piłsudski), đã gửi đại sứ đến Nhật để
hợp tác trong việc phá hoại và thu thập tin tức tình báo trong Đế quốc Nga và
thậm chí cả một kế hoạch của Nhật trợ giúp cho cuộc khởi nghĩa.[17] Nước
Nga đã bước vào thế kỷ
20 với cuộc chiến tranh này, qua đó sự khủng hoảng trầm trọng
của chế độ Sa hoàng một lần nữa được thể hiện.[18]
Nhật Bản
Mặc dù chiến tranh kết thúc với thắng lợi của Nhật Bản, vẫn có
một hố sâu đáng chú ý giữa quan điểm của công chúng Nhật về những điều khoản
hòa bình rất hạn chế được đàm phán khi kết thúc chiến tranh.[19] Sự
bất mãn lan rộng trong dân chúng khi thông báo về các điều khoản của hiệp ước.
Có hai yêu sách rõ ràng, cần phải có ở một chiến thắng đáng giá như thế, lại
đặc biệt thiếu: chiếm thêm lãnh thổ và bồi thường chiến phí cho Nhật Bản. Hiệp
định hòa bình dẫn đến cảm giác ngờ vực, vì người Nhật đã dự định giữ lại toàn
bộ đảo
Sakhalin, nhưng họ buộc phải trả lại một nửa dưới sức ép của Mỹ.
Để chuẩn bị cho cuộc chiến, dân Nhật Bản đã nhịn nhục suốt 10
năm "nằm gai nếm mật", họ chịu đủ các đợt tăng thuế, thậm chí vắt
kiệt tài sản để mua quốc trái, rồi tiền tiết kiệm dân chúng gửi ở nhà băng cũng
bị chính phủ đem ra để cung ứng cho chiến phí. Hơn nữa, chính phủ và giới
truyền thông Nhật Bản cũng đã quá khoa trương về chiến thắng của quân đội. Khi
nghe tin chiến thắng, dân chúng Nhật Bản cực kỳ vui sướng, họ tưởng rằng cũng
như Chiến tranh Nhật - Thanh, lần này Nhật sẽ thu về món món tiền bồi thường
chiến phí khổng lồ để bù đắp cho 10 năm gian khổ đã qua. Nhưng rốt cục, sau khi
Hòa ước được ký, Nhật Bản không thu được một khoản bồi thường chiến phí nào,
trong khi họ đã chi tiêu một khoản ngân sách cực lớn cho chiến tranh, chưa kể
hơn 250.000 thanh niên Nhật Bản đã thương vong trong cuộc chiến. Từ vui sướng
chuyển sang thất vọng, dân chúng Nhật Bản cho rằng kết quả không tương xứng với
sự hy sinh của mình. Trong tâm trạng căm phẫn, nhiều người dân Nhật cho rằng
máu xương của binh sỹ và sự đóng góp của nhân dân đã bị nội các Nhật Bản bán
rẻ.
Bạo loạn bùng nổ ở các thành phố chính của Nhật Bản để phản đối.
Cuộc biểu tình ở công viên Hibiya, trung
tâm Tokyo đã
biến thành một cuộc bạo động lớn. Dân chúng kéo tới đập phá dinh thự của Tổng
trưởng Nội vụ, các trạm cảnh sát và những tòa báo thân chính quyền. Chính phủ
Nhật phải thiết lập lệnh giới nghiêm và điều quân đội đến giữ trật tự. Biến cố
này đã kéo dài suốt một tháng, không những chỉ ở Tokyo mà còn tiếp tục lan ra
khắp nước.
Các nhà sử học Nhật Bản coi cuộc chiến này là một bước ngoặt với
nước Nhật, và chìa khóa để hiểu được lý do tại sao nước Nhật lại thất bại về
chính trị và quân sự sau này. Mọi tầng lớp trong xã hội Nhật Bản đều cảm thấy
cay đắng và đồng lòng cho rằng đất nước của họ đã bị đối xử như một quốc gia
bại trận trên bàn đàm phán. Khi thời gian qua đi, cảm giác này, cùng với sự
kiêu ngạo khi trở thành một cường quốc[cần dẫn nguồn], tăng
dần và thêm vào sự thù địch ngày càng tăng với phương Tây và tiếp sức cho chủ
nghĩa quân phiệt và tham vọng đế quốc của người Nhật, mà đỉnh cao là cuộc xâm
lược Đông, Đông Nam, và Nam châu Á trong Chiến tranh thế giới thứ hai để
cố gắng tạo ra một đại đế quốc trên danh nghĩa tạo ra Khối Thịnh vượng chung Đại Đông
Á. Chỉ 5 năm sau chiến tranh, Nhật Bản chính thức sáp nhập Triều
Tiên vào nước mình, và xâm lược Mãn Châu trong Sự kiện Phụng Thiên 21 năm sau đó vào năm
1931. Kết quả là, phần lớn các sử gia Trung Quốc coi cuộc chiến này là chìa
khóa phát triển của chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
Ý nghĩa
đối với phong trào chống Đế quốc Thực dân ở châu Á
Chiến thắng vẻ vang của Nhật Bản trong cuộc chiến tranh với Nga
(1904-1905) dẫn đến hoà ước Postsmouth, đem lại cho Nhật Bản Hải cảng Lữ Thuận,
phía nam Sakhaline và con đường xe lửa phía nam Mãn Châu. Sự kiện trên khiến
các nước châu Âu giật mình vì một châu Á đang trỗi dậy, nó còn đem lại niềm
khích lệ lớn cho giới sĩ phu yêu nước Việt Nam là theo gương tự cường của nước
Nhật để đánh đuổi thực dân Pháp. Người
châu Á coi thắng lợi này là một điển mẫu cho những gì mà dân tộc họ có thể làm
được.[20]
Được xem là đòn giáng đầu tiên vào chủ nghĩa thực dân phương Tây, thắng lợi của
Nhật Bản trong chiến tranh với Nga đã đập tan cái huyền thoại về sự bất bại của
người da trắng.[20] Theo
học giả Nguyễn Hiến Lê thì sự kiện này đã hồi
sinh cho cả châu Á. Đối với phương Đông thì nó còn quan trọng hơn cả Cách mạng Pháp đối với phương Tây nữa.
Danh
sách các trận chiến
·
1904 Hải chiến Hoàng Hải, 10
tháng 8: Hải chiến Nhật
chiến thắng về mặt chiến lược/chiến thuật bất phân thắng bại
Kết
quả
Trên chiến trường, hầu hết trong các chiến dịch, Nhật đều giành
thắng lợi. Một số chiến dịch khác là bất phân thắng bại. Tuy nhiên, cả hai bên
đều bị thiệt hại nặng nề về người.
Trong nước, Nhật Bản đã phải huy động rất nhiều tiền của cho
chiến tranh. Kinh phí chiến tranh đối với Nhật lên tới 1,98 tỷ Yên, trong đó
1,2 tỷ Yên là đi vay của Hoa Kỳ và Anh.
Văn
học và nghệ thuật
1/ Chiến tranh Nga-Nhật được đưa tin bởi
hàng tá các phóng viên nước ngoài, gửi lại các bản phác thảo được chuyển thành
tờ in thạch bản và các dạng in được khác. Các hình ảnh tuyên truyền được truyền
bá từ cả hai phía và còn rất ít tấm ảnh còn được bảo quản.
2/ Cuộc
vây hãm cảng Lữ Thuận được viết lại trong một cuốn tiểu thuyết lịch sử tuyệt vời 'Cảng Lữ
Thuận' của Alexander Stepanov (1892-1965), người, vào tuổi 12, đã
sống trong thành phố bị bao vây và chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng của cuộc
vây hãm. Ông giữ một vị trí riêng trong quân phòng ngự cảng Lữ Thuận, với nhiệm
vụ mang nước đến các đường hào ở tiền tuyến; bị giập; và may mắn tránh khỏi bị
cưa chân khi ở trong bệnh viện. Cha ông, ngài Nikolay Stepanov, chỉ huy một
pháo đội Nga bảo vệ bờ biển; qua ông, Alexander quen biết nhiều chỉ huy quân sự
cao cấp trong thành phố - các tướng quân Stessels, Belikh, Nikitin,
Kondratenko, Đô đốc Makarov và nhiều người khác. Cuốn tiểu thuyết được viết năm
1932, dựa trên nhật ký của chính tác giả và ghi chép của người cha; mặc dù nó
chịu nhiều ảnh hưởng của thiên kiến, như bất kỳ thứ gì xuất bản ở Liên Xô thời
điểm đó, nó vẫn được coi là một trong những tiểu thuyết lịch sử hay nhất của thời
kỳ Sô Viết [21].
3/ Chiến tranh Nga-Nhật cũng được thường được
nói qua trong tiểu thuyết Ulysses của
nhà văn James Joyce. Trong chương "Eumaeus", một thủy
thủ say rượu trong quán bar tuyên bố, "Nhưng một ngày tính toán, ông nói với
giọng cao dần đến lạc giong—độc quyền triệt để các cuộc thương thuyết—dành sẵn
cho nước Anh hùng mạnh, bất chấp sức mạnh tiền bạc trả cho những tội ác của nó.
Sẽ có một sự sụp đổ và là sự sụp đổ lớn nhất trong lịch sử. Người Đức và người
Nhật sẽ để mắt đến, ông quả quyết."
4/ Chiến tranh Nga-Nhật được lấy làm nền tảng
cho các chiến lược hải quân trong game máy tính Distant Guns do Storm Eagle Studios phát
triển.
5/ Chiến tranh Nga-Nhật truyền cảm hứng cho
phần đầu tiên của tiểu thuyết The Diamond Vehicle, trong
seri trinh thám Erast Fandorin của Boris Akunin.
6/ Seri The Domination của S.M. Stirling có
một trận chiến Đối Mã khác trong đó quân Nhật sử dụng khí cầu để
tấn công Hạm đội Nga. Điều này được kể chi tiết trong truyện ngắn "Written
by the Wind" của Roland J. Green trong
hợp tuyển thơ Drakas!.
No comments:
Post a Comment