Sunday, September 2, 2018

Ngày 2, tháng 9, 1945

Ngày 02 tháng 09, 1945



Chiến tranh Thái Bình Dương
Một vài hình ảnh trong cuộc chiến.

Thời gian                                          7 tháng 7 năm 19372 tháng 9 năm 1945
Địa điểm                                           châu Á, Thái Bình Dương, một phần Ấn Độ Dương, các hòn đảo thuộc Thái Bình Dương và vùng Đông Á, Đông Nam Á, Úc châu

Nguyên nhân bùng nổ                      Nhật Bản xâm lược Mãn Châu (1931)
                                                            Nhật Bản xâm lược Đông Dương thuộc Pháp (1940)
                                                            Nhật Bản xâm lược Trung Quốc (1937)
                                                            Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng của Hoa Kỳ (1941)

Kết quả                            Đồng Minh chiến thắng
                                          Đế quốc Nhật Bản sụp đổ
                                          Tiếp tục cuộc Nội chiến Trung Quốc
                                          Làm suy yếu thực lực của các cường quốc phương Tây, ảnh hưởng
                                          không nhỏ đối với các phong trào khởi nghĩa châu Á lúc bấy giờ (bao
                                          gồm Đông Dương thuộc Pháp, Đông Ấn Hà Lan)

Thay đổi lãnh thổ            Nhật Bản bị quân Đồng Minh chiếm đóng
                                          Miền nam đảo Sakhalin, quần đảo Kuril trao trả cho Liên Xô
                                          Mãn Châu sát nhập vào Trung Quốc
                                          Các thuộc địa khác của Nhật trên khắp Thái Bình DươngĐông NamÁ  
                                           trở lại thành thuộc địa của các cường quốc phương Tây
Tham chiến
Đồng Minh                                   Trục
Anh Quốc, Ấn Độ, Miến Điện                         Thái Lan (từ 1942), Quân đội quốc gia Ấn Độ
Úc, New Zealand, Canada                                Trung Quốc (chính quyền Uông Tinh Vệ)

Chỉ Huy
Tưởng Giới Thạch                             Hirohito
Franklin D. Roosevelt                        Hideki Tojo
Winston Churchill                             Kuniaki Koiso
John Curtin                                        Kantaro Suzuki
Iosif Vissarionovich Stalin                hibunsongkhram

Lực lượng
Đế quốc Anh: 700.000-800.000 quân (tất cả)            9.000.000 quân (tất cả)
Hoa Kỳ: 3,621,383+ quân(tất cả)                              7.000.000 quân (tháng 8-1945)
Trung Quốc: 5.600.000 quân (tất cả)                        Phương tiện (tất cả):
Liên Xô: 1.765.500 quân (tất cả)                              11 thiết giáp hạm
Hà Lan: khoảng 50.000 quân                                   25 tàu sân bay (21 tàu sân bay hạm đội và 4 tàu sân bay hạng nhẹ)
Phương tiện (tất cả):                                                  171 tàu ngầm
30 thiết giáp hạm                                                        44 tuần dương hạm, 169 khu trục hạm
40 tàu sân bay hạm đội và hơn 100                           11.000 máy bay tiêm kích loại Zero và khoảng 50.000
tàu sân bay hạng nhẹ                                                  máy bay các loại khác
Vài trăm tàu ngầm hoặc tàu chiến                               2.500 xe tăng
các loại khác                                                               Thái Lan: 95.000 quân (tất cả)
~150.000 máy bay các loại                                         Quân đội quốc gia Ấn Độ: 43.000 (1942)
Trên 10.000 xe tang                                                    quân đội thân Nhật tại Mãn Châu và quân của Uông Tinh Vệ:
                                                                                   900.000 quân
Tổn thất
Úc: 17.501 tử vong                                                                  Đế quốc Nhật Bản
Canada: 1.000 tử vong[cần dẫn nguồn]                             Lục quân: 1.439.101 người chết và mất tích,
Trung Quốc: 3,8 triệu lính (3,2 triệu quân                85.620 người bị thương.
Quốc dân Đảng/Đồng Minh và 580.000 quân            Hải quân: 419.710 người chết và mất tích,
của Đảng Cộng sản),, 17 triệu dân thường                  8.895 người bị thương.
chết                                                                                                 Tổng số thương vong của dân thường và binh lính:
Pháp: 5.000 người                                                       2.611.921 người.
Hà Lan: tử vong 27.600
New Zealand: 578 người[3
Liên Xô: 12.031 chết và mất tích,
24.425 bị thương
Mông Cổ: 300 người
Anh & thuộc địa:
Đế quốc Ấn Độ: 86.838 người
Hoa Kỳ: 354.523 người (106.207 người chết
và mất tích, 248.316 bị thương)
Philippines: 57.000 người[cần dẫn nguồn]
Mêxicô: 5 người
Thời gian: 7 tháng 7 năm 19372 tháng 9 năm 1945
Địa điểm: châu Á, Thái Bình Dương, một phần Ấn Độ Dương, các hòn đảo thuộc Thái Bình Dương và vùng Đông Á, Đông Nam Á, Úc châu

Chiến tranh Thái Bình Dương là tên gọi một phần của Chiến tranh thế giới lần thứ hai diễn ra trên Thái Bình Dương, các hòn đảo thuộc Thái Bình Dương và vùng Đông Á, Đông Nam Á từ ngày 7 tháng 7 năm 1937 đến 14 tháng 8 năm 1945.

Lịch sử tên gọi
Trong suốt giai đoạn chiến tranh tại các nước Đồng Minh, nói chung không có sự tách biệt với chiến tranh thế giới thứ hai, hoặc đơn giản được xem là cuộc chiến tranh với Nhật Bản. Tại Mỹ, thuật ngữ chiến trường Thái Bình Dương được sử dụng rộng rãi, nhưng không bao gồm cuộc chiến tại Trung Quốc hay Nam Á.
Người Nhật sử dụng tên gọi chiến tranh Đại Đông Á (大東亜戦争, Dai Tō-A Sensō), như được nội các Nhật Bản chọn vào ngày 10 tháng 12 năm 1941, bao gồm cả cuộc chiến với quân Đồng Minh phương Tây và cuộc chiến tại Trung Quốc đang tiếp diễn. Tên gọi này được công bố rộng rãi vào ngày 12 tháng 12 với lời giải thích bao hàm cả cuộc chiến giành độc lập cho các quốc gia châu Á khỏi sự cai trị của các quốc gia phương Tây nhằm thành lập Khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á. Quan chức Nhật Bản đã kết hợp cái mà họ gọi là Sự kiện Nhật-Trung (日支事変, Nisshi Jihen) vào cuộc chiến tranh Đại Đông Á.
Sau chiến tranh, trong giai đoạn Nhật Bản bị chiếm đóng, những thuật ngữ này bị cấm sử dụng trong các văn bản chính thức, cho dù vẫn được sử dụng trong các trường hợp thông thường. Tên gọi chính thức là Chiến tranh Thái Bình Dương (太平洋戦争, Taiheiyō Sensō), và tên gọi này trở nên phổ biến bên ngoài nước Nhật. Ngoài ra người Nhật còn một tên gọi khác là Chiến tranh mười lăm năm (十五年戦争, Jūgonen Sensō), muốn nói đến giai đoạn từ khi xảy ra sự kiện Mãn Châu năm 1931 cho đến năm 1945.
Thành phần tham chiến
Phe Trục: bao gồm Đế quốc Nhật Bản, chính quyền độc tài Thái Lan (tham gia liên minh với Nhật vào năm 1942, với sự kiện gửi quân xâm lược đông bắc Miến Điện), chính quyền bù nhìn Mãn Châu Quốc (cai trị Mãn Châu và một phần Nội Mông) và chính phủ Đài Loan (kiểm soát đảo Đài Loan). Chính phủ Nhật còn cho phép một số người Triều Tiên và Đài Loan gia nhập quân đội của Nhật hoàng. Ngoài ra còn có sự tham gia của một số nhóm quân sự khác như chính phủ Vichy của Pháp, quân đội quốc gia Ấn Độ và quân đội quốc gia Miến Điện, Hải quân ĐứcÝ cũng tham chiến tại Thái Bình DươngẤn Độ Dương.
Mãn Châu quốc (満州国) hay Đại Mãn Châu Đế quốc (大滿洲帝國) là chính phủ bảo hộ do Đế quốc Nhật Bản lập nên, cai trị trên danh nghĩa Mãn Châu và phía đông Nội Mông, do các quan chức nhà Thanh cũ tạo ra với sự giúp đỡ của Đế quốc Nhật Bản vào năm 1932
Lực lượng Đồng Minh: Hoa Kỳ (bao gồm cả lực lượng quân đội Philippines), Trung Quốc, Liên hiệp Anh (bao gồm cả Ấn Độ), Úc, Hà Lan, New Zealand, Canada, México, nước Pháp tự do và nhiều quốc gia cũng tham chiến, đặc biệt là các thuộc địa của Anh.
Liên Xô cũng tham gia chiến đấu trong hai khoảng thời gian ngắn, chiến tranh biên giới với Nhật vào năm 1938 và 1939, sau đó họ giữ vai trò trung lập cho tới tháng 8 năm 1945, sau khi tham gia khối đồng Minh và đánh bại quân Nhật tại Mãn Châu.
Các chiến trường chính
Giữa thời điểm 1942 đến 1945, có 4 chiến trường chính của Chiến tranh Thái Bình Dương: Trung Quốc, trung tâm Thái Bình Dương, Đông Nam Á và khu vực tây nam Thái Bình Dương.
Quân đội Mỹ có tham gia vào hai chiến trường: Thái Bình Dương và Trung Quốc, Miến Điện, Ấn Độ tuy nhiên họ không đóng vai trò trung tâm trong 2 cuộc xung đột này. Tại chiến trường Thái Bình Dương, quân Đồng Minh chia các lực lượng tham chiến thành 2 vùng là Vùng biển Thái Bình Dương và Vùng tây nam Thái Bình Dương.
Đến năm 1945, trước khi Nhật Bản đầu hàng, Liên Xô và đồng minh Mông Cổ đã đánh bại đạo quân Quan Đông của Nhật tại Mãn Châu, Bắc Triều Tiên, một phần Nội Mông, một nửa đảo Sakhalin, quần đảo Kurilebán đảo Liêu Đông.
Chiến tranh giữa Trung Hoa và Nhật Bản

Tình hình lịch sử

Bản đồ khu vực châu Á-Thái Bình Dương năm 1939
Nguyên nhân của chiến tranh bắt nguồn từ cuối thế kỉ 19, khi xã hội Trung Quốc rơi vào một thời kỳ hỗn loạn, và sự hiện đại hóa nhanh chóng của Nhật Bản. Trong suốt giai đoạn cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, Nhật Bản đã thôn tính Triều Tiên và can thiệp vào kinh tế và chính trị của Trung Quốc, đặc biệt là tại Mãn Châu. Những can thiệp bằng quân sự xảy ra từ những năm 1920, vào thời điểm này Trung Hoa rơi vào tình trạng cát cứ địa phương với một chính phủ trung ương yếu kém.

Bài quá dài, phải cắt bớt

Chiến tranh Trung - Nhật

Bài chi tiết: Chiến tranh Trung-Nhật
Quân Nhật trong trận Canton năm 1938
Tháng 12 năm 1936, trong một sự kiện gọi là Sự biến Tây An, Tưởng Giới Thạch bị Trương Học Lương bắt giữ. Điều kiện để được trả tự do là Tưởng phải chấp nhận thành lập một liên minh với Đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm chống lại Nhật Bản. Mặc dù đã hợp tác về quân sự trong việc chiến đấu chống Nhật, nhưng Mao Trạch Đông từ chối chấp nhận Quốc Dân Đảng và luôn duy trì mục tiêu giải phóng xã hội. Đây được gọi là Hợp tác Quốc-Cộng lần thứ hai. Đến năm 1936, Hồng quân Trung Quốc có khoảng 500.000 quân độc lập với Quốc Dân Đảng.

Bài quá dài, phải cắt bớt

Căng thẳng giữa Nhật Bản và phương Tây

Thủ tướng Nhật Bản Hideki Tōjō
Trong chiến lược của quân đội Nhật Bản có sự mâu thuẫn về quan điểm giữa Lục quân và Hải quân: trong khi phái Lục quân chủ trương "Bắc tiến" (Hokushin) nhằm tấn công Liên Xô thì ngược lại phái Hải quân chủ trương "Nam tiến" (Nanshin) với mục tiêu là vùng Đông Nam Á giàu tài nguyên thiên nhiên (dầu mỏ, cao su, quặng sắt, lúa gạo,...) đang là những thuộc địa của Anh, Pháp, Hoa KỳHà Lan. Tuy nhiên, thất bại của quân Nhật tại Chiến tranh biên giới Xô-Nhật đã khiến kế hoạch "Bắc tiến" gần như phá sản.
Tháng 11 năm 1936, Nhật Bản đã ký với Đức "Hiệp ước chống Quốc tế cộng sản". Với hiệp ước này, Nhật Bản muốn khống chế ảnh hưởng của Liên Xô ở Viễn Đông đồng thời ngăn chặn khả năng chính phủ Tưởng Giới Thạch nhờ Liên Xô giúp đỡ để chống Nhật.[22] Tuy nhiên, trên thực tế, khi hiệp ước này được ký kết, không những Liên Xô mà cả các cường quốc phương Tây khác như Anh hay Hoa Kỳ bắt đầu có lập trường cứng rắn hơn đối với Nhật.[22] Ngày 6 tháng 11, đến lượt Ý cũng gia nhập vào hiệp ước này.

Bài quá dài, phải cắt bớt

Ảnh hưởng của Ý và Đức

Bài quá dài, phải cắt bớt

Chiến tranh Thái Bình Dương bắt đầu - Sự bành trướng của Nhật Bản
Ngày 8 tháng 12 năm 1941, cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương chính thức bùng nổ khi các lực lượng Nhật Bản bất ngờ tấn công Trân Châu cảngPhilippines của Hoa Kỳ, Hồng Kông của Anh và đổ bộ lên Thái Lan để mượn đường tấn công Mã Lai.

Trận Trân Châu cảng và sự bùng nổ chiến tranh

Bài chi tiết: Trận Trân Châu cảng
Các máy bay Mitsubishi A6M2 "Zero" của Nhật đang chuẩn bị cất cánh từ Hàng không mẫu hạm Shokaku để tấn công Trân Châu cảng vào ngày 7 tháng 12, 1941.

Bài quá dài, phải cắt bớt

Trận Trân Châu cảng là một chiến thắng rực rỡ của hải quân Nhật nhưng xét về mặt chính trị, chiến thắng này đã mang lại một hậu quả lớn. Trước trận đánh này, tại Hoa Kỳ, 800.000 thành viên của America First Committee đã cực lực phản đối việc nước này can thiệp vào tình hình ngoài Bắc Mỹ. Tuy nhiên, vì thất bại đau đớn này mà dân chúng Hoa Kỳ sau đó trở nên đoàn kết chặt chẽ chống Nhật dưới khẩu hiệu: "Đừng quên Trân Châu Cảng!"[37] 12 giờ 30 phút ngày 8 tháng 12, tổng thống Roosevelt đã đọc Tuyên cáo chiến tranh của Hoa Kỳ đối với Nhật Bản. Ông mở đầu bài diễn văn như sau:
Hôm qua, ngày 7-12, một ngày của sự nhục nhã – Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã bị các lực lượng hải quân và không quân của đế quốc Nhật tấn công bất ngờ và không tuyên chiến….[38]"
Sau khi nói rõ thiện chí hòa bình và sự tráo trở của Nhật Bản trong các cuộc hội đàm và trong hành động thực tế để dẫn đến chiến tranh, tổng thống Roosevelt tuyên bố:
Tôi yêu cầu lưỡng viện của quốc hội Hoa Kỳ tuyên chiến với Nhật Bản, kể từ ngày chủ nhật hôm qua[38]."
Hoa Kỳ đã chính thức bước vào cuộc chiến tranh tổng lực với Nhật Bản. Trong ngày 7 tháng 12, Úc cũng tuyên chiến với Nhật Bản[39] và một ngày sau đến lượt Hà Lan.[40] Tiếp đó, nước Pháp Tự do, New Zealand, Canada,… tất cả hơn 20 nước cũng lần lượt tuyên chiến với Nhật.[41] Ngày 9 tháng 12, chính phủ Trung Quốc giờ mới chính thức tuyên chiến với Nhật.
 https://s20.postimg.cc/kfv2lxxel/Prince_of_Wales_and_Repulse_underway_with_a_destroyer.jpg
Prince of Wales (phía trước, bên trái) và Repulse (đằng sau, bên trái) đang bị các máy bay Nhật Bản tấn công.
Tin chiến tranh giữa Nhật và Hoa Kỳ bùng nổ bay đến Berlin một cách đột ngột trong lúc Đức Quốc xã đang tập trung mọi sự chú ý vào mặt trận phía đông, nơi Hồng quân Liên Xô đã phản công mãnh liệt đẩy lùi quân Đức trước Moskva. Liền đó, cũng trong ngày 8 tháng 12, Quốc trưởng Adolf Hitler đã nhận được thông điệp của chính phủ Nhật, yêu cầu Đức và Ý tuyên chiến với Hoa Kỳ theo như cam kết trong Hiệp ước Tam cường. Đêm ngày 9 tháng 12, cả Hitler lẫn Mussolini đã điện trả lời chính phủ Nhật rằng cam đoan cả ba nước sẽ chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng, không giảng hòa riêng rẽ nhưng vẫn né tránh việc tuyên chiến với Mỹ.[42]

Bài quá dài, phải cắt bớt

Nhật Bản bành trướng

Theo kế hoạch phối hợp của Bộ tổng tham mưu Lục quân với Bộ tổng tham mưu Hải quân Nhật Bản, trong khi các lực lượng chủ yếu của hải quân tấn công hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ tại Hawaii thì các lực lượng hải quân khác sẽ tấn công các căn cứ quân sự tại Philippines, Singapore,… đồng thời lục quân sẽ đánh vào các mục tiêu đã định sẵn ở Mã Lai, Thái LanHồng Kông. Nhưng vì cuộc tấn công ở Trân Châu cảng đã bắt đầu chậm mất 2 giờ nên những tiếng súng đầu tiên mở màn cho cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương đã bắt đầu ở bãi biển thuộc thành phố Khota Baru, Mã Lai thuộc Anh.[43]

Tiến quân sang Thái Lan

Bài quá dài, phải cắt bớt

Đánh chiếm Hồng Kông và Mã Lai

Bài quá dài, phải cắt bớt


Prince of Wales (phía trước, bên trái) và Repulse (đằng sau, bên trái) đang bị các máy bay Nhật Bản tấn công.

Bài quá dài, phải cắt bớt

 

Singapore thất thủ

Bài chi tiết: Trận Singapore
Singapore với diện tích chỉ hơn 600 km² nhưng lại là một pháo đài vững chắc của người Anh tại Đông Nam Á. Sau khi chiếm được Mã Lai, người Nhật đã cho ngừng tiến quân một thời gian để củng cố lại lực lượng và nghiên cứu cách đánh. Do đó, đến tối ngày 7 tháng 2, quân Nhật mới bắt đầu tấn công.

Bài quá dài, phải cắt bớt

Tấn công Philippines

Lính Nhật đổ bộ lên Corregidor

Bài quá dài, phải cắt bớt

Đánh chiếm miền Trung và Nam Thái Bình Dương

Bài quá dài, phải cắt bớt

Đánh chiếm Indonesia

Bài quá dài, phải cắt bớt

Chiến dịch Miến Điện

Bài quá dài, phải cắt bớt

ABDA

Bài chi tiết: ABDA
Ngày 1 tháng 1 năm 1942, tại Washington D.C, 26 quốc gia đã ký Tuyên ngôn Liên Hiệp các quốc gia, đánh dấu việc hình thành mặt trận Đồng Minh chống phát xít trên toàn thế giới.[70] Ngay sau đó, đại tướng Anh Archibald Wavell đã được bổ nhiệm làm tổng tư lệnh liên quân Hoa Kỳ-Anh-Hà Lan-Úc (ABDACOM) cho toàn vùng Đông Nam Á. Phạm vi mà Wavell phải kiểm soát và phòng thủ trước quân Nhật bao gồm từ Miến Điện đến Philippines, phía bắc Úc. Những khu vực khác, như Ấn Độ, Hawaii và phần còn lại của nước Úc vẫn nằm dưới sự chỉ huy của các chính quyền địa phương. Ngày 15 tháng 1, Wavell đã đến Bandung tại Java để chính thức chỉ huy ABDACOM.

Bài quá dài, phải cắt bớt

Tiến vào Ấn Độ Dương

Tàu sân bay Hermes của Anh bị máy bay Nhật đánh chìm vào ngày 9 tháng 4 năm 1942.

Bài quá dài, phải cắt bớt

Uy hiếp châu Úc

Bài quá dài, phải cắt bớt 

Tổng kết giai đoạn đầu

Suốt 5 tháng kể từ ngày nổ ra cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương, quân đội Nhật Bản đã đánh chiếm được tất cả các thuộc địa của Anh, Mỹ, Pháp, Hà Lan ở vùng Đông Nam Á và một số hòn đảo quan trọng trên Thái Bình Dương mà không vấp phải sự kháng cự đáng kể nào.[76] Toàn bộ vùng Nhật Bản chiếm được rộng 3,8 triệu km² với 150 triệu dân. Còn nếu tính cả các vùng chiếm được ở Trung Quốc thì diện tích lên đến 7 triệu km² với số dân khoảng 500 triệu người.[47] Nhật Bản giờ đây đã nắm trong tay những nguyên liệu chiến lược mà họ rất cần - dầu hỏa, cao su, thiếc, tungsten, crôm, mangan và lúa gạo - ngoại trừ sắt.[77]

Bài quá dài, phải cắt bớt

Đòn phản kích của Đồng Minh

Bài chi tiết: Không kích Doolittle
Một oanh tạc cơ B-25 đang cất cánh từ hàng không mẫu hạm USS Hornet để thực hiện cuộc ném bom xuống Nhật Bản
Mặc dù yếu đi một cách đáng kể do trận Trân Châu cảng, hải quân Hoa Kỳ chỉ mất 2 tháng để phản công khi lần lượt ném bom quần đảo Gilbert và Marshall, đảo Wake (ngày 24 tháng 2) và quần đảo Marcus cách Tokyo 1.500 km (ngày 4 tháng 3). Ngày 10 tháng 3, các máy bay Mỹ lại ném bom các căn cứ Nhật ở Lae, Salamoa và New Guinea, đánh chìm 1 tuần dương hạm hạng nhẹ, một tàu vớt mìn và một tàu chở hàng.[83]

Bài quá dài, phải cắt bớt

Hải chiến biển Coral

Hàng không mẫu hạm Shōkaku đang bị các máy bay xuất phát từ Yortown tấn công vào sáng ngày 8 tháng 5
Đầu tháng 5 năm 1942, "Chiến dịch MO" do phó đô đốc Shigeyoshi Inoue chỉ huy bắt đầu được thực hiện nhằm đánh chiếm cảng Moresby tại New Guinea. Nếu chiếm được cảng này, Nhật Bản sẽ kiểm soát được vùng biển phía bắc nước Úc và đặt nước này vào tình thế nguy hiểm. Quân Nhật dự tính chiếm Tulagi ở phía nam quần đảo Solomon và bao vây bằng nột phân hạm đội mũi Đông của New Guinea để chiếm Moresby.[87] Cuộc đổ bộ ở Tulagi của quân Nhật không gặp sự đối kháng vào ngày 3 tháng 5

Bài quá dài, phải cắt bớt

Bước ngoặt Midway và Guadalcanal

Trận Midway

Hiryū đang bốc cháy dữ dội và chuẩn bị chìm sau khi chịu đợt oanh kích của các máy bay Mỹ
Đảo Midway là một đảo san hô nằm ở phía bắc Thái Bình Dương và có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng vì nằm giữa con đường hàng hải Thái Bình Dương từ Hoa Kỳ sang Châu Á. Theo kế hoạch của đô đốc Yamamoto Isoroku, cuộc tấn công của người Nhật vào Midway, kết hợp với một cuộc tấn công khác tại quần đảo AleutianAlaska, nhằm mở rộng quyền kiểm soát của Nhật Bản trên Thái Bình Dương. Ngoài ra, ông còn muốn tiêu diệt Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ mà quan trọng nhất là các hàng không mẫu hạm đang ngày càng trở thành mối đe dọa với Nhật.

Bài quá dài, phải cắt bớt

Chiến dịch Guadalcanal

Tàu sân bay Wasp bốc cháy sau khi trúng ngư lôi của tàu ngầm Nhật ngày 15 tháng 9 năm 1942.
Sau thất bại tại đảo Midway, mùa thu năm 1942, quân Nhật có ý định tiến xa hơn nữa về phía nam Thái Bình Dương, nhằm mưu toan cô lập Úc với Hoa Kỳ. Nằm về phía bắc và đông bắc Úc là đảo New Guineaquần đảo Solomon. New Guinea từ đầu chiến tranh đã bị quân Nhật chiếm được 2/3. Các sân bay tại đây cho phép máy bay Nhật vừa phong tỏa một phần lãnh hải Úc vừa cho phép họ thực hiện những cuộc oanh tạc vào cảng Darwin, miền bắc Úc.[96]

Bài quá dài, phải cắt bớt


Lực lượng quân sự
Nhật
Mỹ
Năm 1941
2,1 triệu lục quân
320.000 lính hải quân
1.500 máy bay lục quân và 3.300 máy bay hải quân
1,48 triệu tấn tải trọng tàu chiến
1,52 triệu lục quân
360.000 lính hải quân
8.700 máy bay lục quân và 3.500 máy bay hải quân
1,31 triệu tấn tải trọng tàu chiến
Năm 1943
2,9 triệu lục quân
680.000 lính hải quân
2.000 máy bay lục quân và 7.100 máy bay hải quân
1,4 triệu tấn tải trọng tàu chiến
7 triệu lục quân
2,2 triệu lính hải quân
8.700 máy bay lục quân và 3.500 máy bay hải quân
2,8 triệu tấn tải trọng tàu chiến
Nhìn chung, nhờ ưu thế về dân số đông, giàu tài nguyên và quy mô nền công nghiệp, tương quan lực lượng ngày càng nghiêng về phía Mỹ. Từ năm 1943, Nhật Bản bị đẩy vào thế phòng ngự bị động cho tới khi thất bại.
Khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á

Chính sách Đại Đông Á

Mục tiêu cuối cùng của Nhật trong cuộc "Nam tiến" là thành lập "Khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á" (Daitoa kyoeyken), một danh từ do Bộ trưởng ngoại giao Yosuke Matsuoka sử dụng lần đầu vào ngày 1 tháng 8 năm 1941, gồm có Đế quốc Nhật Bản, Mãn Châu quốc, Bắc Trung Hoa, Đông Dương, Thái Lan, Miến Điện, Ấn Độ, Mã Lai, Indonesia, ÚcNew Zealand.[103]

Bài quá dài, phải cắt bớt

Hội nghị Đại Đông Á

Đầu tháng 11 năm 1943, "Hội nghị Đại Đông Á" đã được triệu tập tại Tokyo gồm Thái Lan, Miến Điện, Philippines, Mãn Châu quốc, chính quyền Uông Tinh Vệ ở Trung Hoa. Ấn Độ đến với tư cách là quan sát viên.[106]

Bài quá dài, phải cắt bớt

Phong trào kháng chiến chống Nhật của nhân dân châu Á

Bài quá dài, phải cắt bớt

Đồng Minh phản công ở tây nam Thái Bình Dương

Chiến trường New Guinea và Solomon

Đánh chiếm quần đảo Gilbert và Marshall

Bài quá dài, phải cắt bớt

Chiến sự ở quần đảo Marianas và Palau

Đợt đổ bộ đầu tiên của thủy quân lục chiến Hoa Kỳ lên đảo Saipan vào ngày 15 tháng 6 năm 1944

Bài quá dài, phải cắt bớt

Nhật Bản phản công trên đất liền châu Á - Đồng Minh giành lại Miến Điện và Borneo

Giao tranh tại Ấn Độ

Nhật Bản tấn công ở Trung Hoa

Bài quá dài, phải cắt bớt

Nhật Bản đảo chính Pháp ở Đông Dương

Bài chi tiết: Nhật đảo chính Pháp
Trước tình hình quân Nhật thất bại liên tiếp trên chiến trường Thái Bình Dương, lực lượng Pháp ở Đông Dương theo phái Charles de Gaulle ráo riết hoạt động chờ Đồng Minh đổ bộ lên Đông Dương sẽ nổi dậy chống Nhật. Quân Nhật biết rõ hoạt động của người Pháp nên quyết định hành động trước.
Vào lúc 21 giờ 20 phút ngày 9 tháng 3 năm 1945, quân Nhật tấn công Pháp ở Sài Gòn, chiếm Phủ toàn quyền và bắt giữ Toàn quyền. Tại các nơi khác trên lãnh thổ Đông Dương, quân Nhật nhanh chóng làm chủ tình hình, một số ít quân Pháp chạy thoát được sang Trung Quốc.[131] Với sự kiện này, toàn bộ Đông Dương đã trở thành thuộc địa của Nhật.

Đồng Minh giành lại Miến Điện

Cuối năm 1944, đầu năm 1945, Bộ tư lệnh các lực lượng Đồng Minh tại Đông Nam Á (SEAC) do phó đô đốc Anh Louis Mountbatten đứng đầu gồm 750.000 quân, sẵn sàng phản công giành lại tất cả những đất đai đã bị quân Nhật chiếm ở lục địa Đông Nam Á. Cùng với sự vượt trội hơn hẳn về quân số, Đồng Minh có ưu thế tuyệt đối về không quân, chiến xa và các phương tiện cơ giới khác. Trong khi đó, bộ tư lệnh quân Nhật nhận thức được sự yếu kém của mình quyết định cố đánh cầm chừng chờ mùa mưa tới và dự định sử dụng Quân đội Quốc gia Miến Điện của chính phủ Ba Maw do người Nhật dựng lên.[132]

Bài quá dài, phải cắt bớt

Đồng Minh giải phóng Borneo

Bài quá dài, phải cắt bớt

Chiến cuộc quần đảo Phillipines 1944-45
Sau khi đánh chiếm thành công New Guineaquần đảo Mariana, trong lúc quan điểm của tướng Douglas MacArthur là tiến đánh và giải phóng Philippines, giới lãnh đạo lục quân và hải quân Hoa Kỳ lại cho rằng đổ bộ lên Đài Loan rồi tấn công Okinawa là con đường ngắn nhất tiến đến Nhật Bản.[141] MacArthur kiên quyết bảo vệ quan điểm của mình vì cho rằng nếu Mỹ bỏ rơi Philippines, "đó sẽ là một thất bại quan trọng về tâm lý và chính trị đối với Hoa Kỳ trong nhiều năm sau.[142]" và đến ngày 26 tháng 7, ông và đô đốc Nimitz được mời đến Hawaii gặp tổng thống Franklin D. Roosevelt.

Bài quá dài, phải cắt bớt

Hải chiến vịnh Leyte

Hải chiến vịnh Leyte, được xem là trận hải chiến lớn nhất của Chiến tranh thế giới thứ hai cũng như là một trong những trận hải chiến lớn nhất lịch sử.[147] Trận hải chiến này là một chuỗi 4 trận hải chiến nhỏ diễn ra quanh đảo Leyte từ ngày 23 đến ngày 26 tháng 10 năm 1944. Trận chiến này cũng ghi nhận lần đầu tiên mà máy bay Nhật thực hiện các cuộc tấn công tự sát kiểu Kamikaze.[148][149]

Bài quá dài, phải cắt bớt

Tàu sân bay Nhật Zuikaku (bên trái ở giữa), và có thể là tàu sân bay Zuihō (góc trên bên phải) đang bị máy bay ném bom bổ nhào tấn công trong trận chiến ngoài khơi mũi Engaño.
Trở lại với lực lượng phía bắc của Ozawa, từ sáng ngày 25 tháng 10, ông đã phóng khoảng 75 máy bay tấn công Đệ Tam hạm đội. Đa số bị các máy bay Mỹ làm nhiệm vụ tuần tra chiến đấu trên không bắn rơi, và không gây thiệt hại gì cho các tàu Mỹ. Vào lúc 8 giờ, đô đốc Hasley tung đợt tấn công đầu tiên gồm 180 máy bay. Ozawa đưa các chiến đấu cơ của mình lên ngăn chặn nhưng đều bị bắn rơi. Sau 4 đợt tấn công của máy bay Mỹ, Nhật Bản mất 3 hàng không mẫu hạm Zuikaku, ZuihoChiyoda. Chiếc hàng không mẫu hạm thứ tư, Chitose và một khu trục hạm bị vô hiệu hóa và chìm sau đó.

Bài quá dài, phải cắt bớt

Trận Leyte

Bài quá dài, phải cắt bớt

Chiến sự ở Luzon

Bài quá dài, phải cắt bớt

Chiến tranh trên lãnh thổ Nhật

Iwo Jima

Bài chi tiết: Trận Iwo Jima
Theo phương án tác chiến của hội đồng tham mưu Hoa Kỳ, sau khi giành được PhilippinesIndonesia sẽ đổ bộ đánh chiếm Đài Loan. Tuy nhiên, sau những thắng lợi liên tiếp trên chiến trường Thái Bình Dương, họ quyết định thay đổi kế hoạch tấn công: bỏ qua Đài Loan và tiến đánh Iwo Jima là lãnh thổ cực nam Nhật Bản có tác động tâm lý lớn hơn.[178] Ngoài ra, trên đảo còn có 3 sân bay có thể được người Mỹ sử dụng cho các cuộc oanh kích vào lãnh thổ Nhật Bản bằng các máy bay ném bom hạng nặng B-29 hay tiếp nhận hạ cánh khẩn cấp những máy bay Mỹ đi ném bom trở về và còn nhằm triệt hạ các căn cứ radar Nhật trên đảo.
Thủy quân lục chiến Mỹ cắm cờ chiến thắng trên đỉnh Suribachi

Bài quá dài, phải cắt bớt

Okinawa

Bài chi tiết: Trận Okinawa
Lính Mĩ sử dụng súng phun lửa tại Okinawa để tiêu diệt quân Nhật trong các hang động
Mục tiêu kế tiếp của người Mỹ sau Iwo JimaOkinawa, hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Ryukyu, nằm về phía nam đảo Kyushu, dài gần 100 km. Đảo có một vị trí chiến lược quan trọng vì nằm trên ngã tư quốc tế ở Đông Á, giữa Trung Quốc, Đài LoanNhật Bản.[183] Trên đảo còn có thể xây dựng các sân bay lớn và quân cảng.

Bài quá dài, phải cắt bớt

Ném bom chiến lược trên lãnh thổ Nhật

  https://s20.postimg.cc/o4pcyx4gd/Firebombing_of_Tokyo.jpg
Cảnh thành phố Tokyo trong biển lửa khi bị tấn công bằng bom lửa ngày 26 tháng 5 năm 1945.
Từ tháng 6 năm 1944, Hoa Kỳ đã tiến hành những cuộc ném bom lẻ tẻ trên lãnh thổ Nhật Bản. Mãi đến cuối năm 1944, khi tuyến phòng thủ của Nhật ngày càng bị đẩy lùi, các cuộc oanh tạc Nhật Bản mới được tiến hành với quy mô ngày càng lớn và tính chất ngày càng ác liệt. Đó không chỉ là một đòn tâm lý mà còn là bộ phận quan trọng trong chiến lược của Đồng Minh nhằm hủy diệt tiềm lực công nghiệp quân sự Nhật; tiêu diệt các căn cứ hải, lục, không quân; ngăn cản sự chi việc của Nhật đến các chiến trường xa và phong tỏa nước Nhật. Sau cùng, không quân, lục quân, hải quân Đồng Minh sẽ phối hợp tấn công buộc Nhật Bản đầu hàng.[189] Tuy nhiên, vào đầu năm 1945, nhiều nhà máy Nhật đã đóng cửa hoặc hoạt động dưới công suất vì thiếu nguyên liệu ngay trước cuộc ném bom của Đồng Minh.[190]

Bài quá dài, phải cắt bớt

Những kế hoạch tác chiến cuối cùng

Như vậy, đến đầu tháng 8 năm 1945, hải quân và không quân Nhật - lực lượng chủ yếu đem đến chiến thắng liên tiếp cho họ vào thời kì đầu chiến tranh Thái Bình Dương - đã bị loại khỏi vòng chiến, tiềm lực công nghiệp chiến tranh của Nhật Bản bị tàn phá nặng nề và chính quốc bị bao vây, phong tỏa gay gắt. Tokyo giờ chỉ còn trông cậy vào lục quân trên đất liền châu Á và sự hi sinh quên mình của 100 triệu thần dân của Thiên hoàng.[201]

Bài quá dài, phải cắt bớt


Chính phủ Nhật họp vẫn quyết định chiến đấu đến người cuối cùng và tin rằng Mỹ sẽ thua vì thương vong sẽ vô cùng nặng nề, Nhật có thể phản công thắng lợi. Đại tướng Suzuki khi nhậm chức Thủ tướng đầu tháng 4/1945 tuyên bố: "Nếu tôi hy sinh, xin chư vị băng qua xác tôi mà tiến lên!". Bộ trưởng Lục quân Anami ra "Thông cáo gửi tướng sĩ toàn quân" kêu gọi: "Thề quyết bảo vệ vùng đất thiêng này, chiến đấu đến cùng, dù cho núi sông cây cỏ tan tành, hãy tin là từ chỗ chết sẽ tìm được đường sống".
Tháng 7/1945, Bộ chỉ huy Nhật ra kế hoạch[202]:
Chúng ta sẽ chuẩn bị 10.000 máy bay để chống lại cuộc đổ bộ của đối phương. Chúng ta sẽ huy động tất cả các máy bay có thể, tập luyện "tấn công đặc biệt" (Kamikaze). Chúng ta sẽ tiêu diệt 1/3 tiềm năng chiến tranh của đối phương với lực lượng không quân này ở trên biển. 1/3 khác cũng sẽ bị tiêu diệt trên biển bởi tàu chiến của chúng ta, các ngư lôi cảm tử và các vũ khí đặc biệt khác. Hơn nữa, khi kẻ thù thực sự đổ bộ, nếu chúng ta sẵn sàng hy sinh một triệu người, chúng ta sẽ có thể gây ra một số lượng thương vong tương đương cho địch. Nếu đối phương mất một triệu lính, dư luận ở Mỹ sẽ muốn hòa bình, và Nhật Bản sẽ có thể đạt được hòa bình với các điều kiện tương đối thuận lợi
Về phía Đồng Minh, Bộ Tham mưu Liên quân Mỹ trình lên Tổng thống Truman kế hoạch tấn công Nhật Bản, gọi là Chiến dịch Downfall. Kế hoạch chia làm 2 bước, gồm chiến dịch Olympicchiến dịch Coronet (Vòng hoa), đều mở màn bằng đợt ném bom rải thảm dài ngày của máy bay lục quân cất cánh từ Trung Quốc và Triều Tiên.
  • Chiến dịch Olympic dự kiến bắt đầu ngày 1/11, sử dụng 11 sư đoàn lục quân và 3 sư đoàn lính thủy đánh bộ, dùng tàu chở quân dưới sự yểm hộ của hải quân và không quân đổ bộ lên chiếm vùng cực nam đảo Kyushu (đảo nhỏ thứ 3, chiếm 11% diện tích nước Nhật), xây dựng nhiều sân bay dã chiến ở đây để máy bay xuất kích, ném bom quy mô lớn phía bắc Kyushu và đảo Honshu (đảo lớn nhất Nhật), gây sức ép buộc Nhật đầu hàng.
  • Sau chiến dịch Olympic, nếu Nhật vẫn không hàng thì chuyển sang chiến dịch Coronet, tấn công đảo Honshu để kết thúc chiến tranh. Chiến dịch dự kiến bắt đầu vào ngày 1/3/1946, ngày hoàn thành phụ thuộc vào tình hình diễn biến thực tế. Chiến dịch Coronet sẽ sử dụng 12 sư đoàn bộ binh và 3 sư đoàn lính thủy đánh bộ.
Mỹ dự kiến chiến dịch Olympic họ sẽ chịu thương vong 456 nghìn người, trong đó chết 109 nghìn; chiến dịch Coronet thương vong 1,2 triệu người, số chết là 267 nghìn. Đây chỉ là dự kiến tối thiểu, vì chưa lường hết khả năng của cách đánh tự sát của quân Nhật, chưa đánh giá được khả năng chiến đấu của gần 100 triệu thường dân Nhật.
Nhật Bản đầu hàng

Tuyên bố Potsdam

Từ ngày 17 tháng 7 đến ngày 2 tháng 8 năm 1945, đại biểu ba nước Liên Xô, Anh, Hoa Kỳ đã họp hội nghị tại Potsdam, Đức để bàn về những vấn đề quan trọng sau chiến tranh, trong đó có vấn đề nhanh chóng đánh bại đế quốc Nhật Bản và kết thúc chiến tranh. Ngày 26 tháng 7, Anh-Mỹ-Trung Hoa dân quốc đã thông qua và gửi cho Nhật Bản tuyên cáo Potsdam mang tính tối hậu thư, đòi Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện ngay lập tức. Tuyên cáo cũng đề ra một số biện pháp vận dụng cho nước Nhật sau khi đầu hàng, nhằm loại bỏ nguy cơ phục hồi chủ nghĩa quân phiệt và dân chủ hóa nước Nhật.[205] Tuyên cáo này đã đánh dấu sự thất bại của Nhật Bản định thông qua con đường ngoại giao để chia rẽ khối Đồng Minh, trước hết là chia rẽ Liên Xô-Anh-Hoa Kỳ.[206]
Nhật Bản ngay trong ngày 26 tháng 7 đã nhận được lời tuyên cáo này và đã có những phản ứng khác nhau trong giới lãnh đạo. Trong khi chính phủ Nhật Bản không có phản ứng cụ thể thì phe quân phiệt lại cho rằng tuyên cáo láo xược và chính phủ cần bác bỏ ngay.[207] Chiều ngày 28 tháng 7, trong buổi họp báo, thủ tướng Kantaro Suzuki xin miễn bình luận (Mokusatsu) về bản tuyên cáo[208] và Nhật Bản vẫn tiếp tục cuộc chiến tranh.

Vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki

Đám mây hình nấm phát sinh sau vụ thả bom nguyên tử xuống Nagasaki, Nhật Bản vào ngày 9 tháng 8 năm 1945
Giữa tháng 7 năm 1945, Hoa Kỳ đã thực hiện thí nghiệm thành công bom nguyên tử tại sa mạc Alabama. Để đẩy nhanh tốc độ kết thúc chiến tranh đồng thời thí nghiệm về hiệu quả thực tế của bom nguyên tử trước khi chiến tranh kết thúc, Mỹ quyết định thả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
Ngày 6 tháng 8 năm 1945, chiếc máy bay B-29 mang tên Enola Gay đã ném quả bom nguyên tử Little Boy xuống Hiroshima, tạo nên thảm họa vũ khí hạt nhân đầu tiên trong lịch sử loài người. Ngày 9 tháng 8, tại Nagasaki, thảm họa trên lại lặp lại với quả bom nguyên tử Fat Man. Hai quả bom nguyên tử này đã giết chết trực tiếp hơn 240.000 người.[209] Ngoài ra, còn hàng triệu người khác bị tàn phế hoặc nhiễm phóng xạ từ 2 vụ nổ bom này.

Bài quá dài, phải cắt bớt


Nhà sử học Samuel J. Walker, đã phân tích 5 lý do tại sao Mỹ đã chọn sử dụng bom nguyên tử đối với Nhật Bản:
  • Thứ nhất là giành chiến thắng trong cuộc chiến với chi phí thấp nhất. Và cách hiệu quả nhất có thể là sử dụng bom nguyên tử.
  • Thứ hai, chứng minh hiệu quả của Dự án Manhattan (dự án chế tạo bom nguyên tử) mà Mỹ đã đổ khoảng 1.889.604.000 USD (tính theo thời giá năm 1945).
  • Thứ ba, phô diễn sức mạnh để gây ấn tượng với Liên Xô. Nếu chiến tranh kết thúc trước khi quân đội Liên Xô tiến vào Nhật, Mỹ sẽ chiếm được lợi thế ngoại giao trước Liên Xô.
  • Thứ tư, khi đó không ai ở Mỹ phản đối việc ném bom lên dân thường. Trước năm 1945, các vụ đánh bom vào dân thường đã được Mỹ tiến hành. Cụ thể, chiến dịch thả bom của Mỹ tại Nhật Bản đã bắt đầu vào năm 1944, sát hại khoảng 315.922 người Nhật, con số lớn hơn rất nhiều so với ước tính số lượng người tử vong do các vụ đánh bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki. Riêng chỉ việc đánh bom tại Tokyo, số người thiệt mạng cũng lên đến khoảng 100.000 người.
  • Thứ năm, để đáp trả mối thù trong trận Trân Châu Cảng: Khi một vị tướng phản đối việc sử dụng bom, Truman trả lời bằng gợi lại sự tàn bạo của Trân Châu Cảng và nói: “Khi phải đối phó với một con thú, anh phải xử lý nó như một con thú”.

Chiến dịch Mãn Châu của Liên Xô

Theo những thỏa thuận tại hội nghị Yalta, sau khi giành chiến thắng trước Đức Quốc xã ở châu Âu, Liên Xô có trách nhiệm chuẩn bị tác chiến với Đế quốc Nhật Bản. Tháng 4 năm 1945, Liên Xô tuyên bố xóa bỏ "Hiệp ước Trung lập Nhật-Xô". Tháng 6, Liên Xô thành lập bộ tổng tư lệnh Viễn Đông đóng tại Sabarovsk do nguyên soái Aleksandr Mikhailovich Vasilevsky đứng đầu đồng thời bí mật điều động từ mặt trận phía tây 750.000 quân sang mặt trận phía đông.[213] Từ tháng 5 đến tháng 8, 136.000 toa xe lửa đã được sử dụng để chuyển quân, vũ khí và các phương tiện chiến tranh đến sát Mãn Châu, Mông Cổ, Bắc Triều Tiên.[195]
 https://s20.postimg.cc/61wa7xlj1/Manchuria_Operation_map_svg.png
Bản đồ chiến dịch Mãn Châu.
Bộ tư lệnh Hồng quân Liên Xô tại Viễn Đông có trong tay 3 phương diện quân, tổng cộng có 11 tập đoàn quân, 1 tập đoàn quân tăng thiết giáp, ba tập đoàn quân lính dù và một bộ phận quân Mông Cổ, tất cả có 1.740.000 quân.[214] Trong khi đó, Đạo quân Quan Đông của Nhật Bản đóng tại Mãn Châu có 700.00 quân, ngoài ra còn có 200.000 quân Mãn Châu quốc. Quân Nhật xây dựng tại đây 17 vùng phòng thủ mạnh và 4 vùng ở Triều Tiên.[215] Quân đội Liên Xô trội hơn Nhật Bản về người gấp 1,6 lần, về đại bác gấp 4,8 lần, về xe tăng gấp 4 lần, về máy bay gấp 1,9 lần nên chiếm ưu thế tuyệt đối.[216]

Bài quá dài, phải cắt bớt

Nhật Bản đầu hàng

Phái đoàn Nhật bước lên mạn tàu USS Missouri để ký kết hiệp định đầu hàng vô điều kiện Đồng Minh.
Sau khi Liên Xô tham chiến, thủ tướng Suzuki muốn chấp nhận đầu hàng theo tuyên cáo Postdam chỉ với một điều kiện là quốc thể (kokutai) của Nhật (có nghĩa là vai trò của Thiên Hoàng) phải được duy trì.[224] Trong khi đó, Lục quân và Hải quân Nhật lại chỉ chấp nhận đầu hàng với 4 điều kiện bổ sung là[225]:
  1. Chế độ hiện hành của Nhật phải được duy trì
  2. Người Nhật sẽ tự trừng trị tội phạm chiến tranh của mình
  3. Người Nhật sẽ độc lập trong việc giải giáp
  4. Đồng Minh không được chiếm đóng Nhật Bản; còn nếu bị chiếm đóng cũng không được chiếm đóng lâu dài và chiếm đóng thủ đô Tokyo.
Ngày 11 tháng 8, chính phủ Liên Xô, Anh, Mỹ và Trung Quốc đã trả lời không chấp nhận tuyên bố của Nhật, đồng thời một lần nữa khẳng định lại yêu cầu của Đồng Minh về việc Nhật phải đầu hàng vô điều kiện và lưu ý chính phủ Nhật kể từ lúc đầu hàng, chính quyền của Nhật hoàng sẽ phục thuộc vào sự chỉ huy tối cao của các nước Đồng Minh và hình thức cai trị của nước Nhật sẽ do nhân dân Nhật quyết định theo tinh thần Tuyên bố Postdam.[226] Đồng Minh trả lời như vậy lại càng gây ra sự tranh cãi và bất đồng ý kiến trong giới cầm quyền Nhật.

Bài quá dài, phải cắt bớt

Tình hình châu Á – Thái Bình Dương sau cuộc chiến

Tướng MacArthur và Nhật hoàng Hirohito tại trụ sở Bộ chỉ huy Lực lượng Đồng Minh ở Tokyo ngày 17 tháng 9, 1945.

Giải giáp quân Nhật

Sau khi chiến tranh kết thúc, việc giải giáp quân đội Nhật đã được tiến hành trên toàn khu vực Châu ÁThái Bình Dương. Tại Đông Dương, theo thỏa thuận tại hội nghị Postdam, việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương được giao cho quân Anh ở phía nam vĩ tuyến 16 và quân đội Trung Hoa Dân quốc ở phía bắc. Ngày 14 tháng 9, trung tướng Lư Hán được thống chế Tưởng Giới Thạch ủy nhiệm làm tư lệnh trưởng đến Hà Nội và trước đó vào ngày 12 tháng 9, tướng Anh Douglas Gracey đã đến Sài Gòn. Việc tổ chức hồi hương cho số quân Nhật chiếm đóng Đông Dương mãi tới ngày 26 tháng 3 năm 1946 mới kết thúc.[234]

Bài quá dài, phải cắt bớt

Chiếm đóng Nhật Bản

Sự thất bại trong chiến tranh đã để lại cho Nhật Bản những hậu quả nặng nề: khoảng 3 triệu người chết và mất tích; mất hết các thuộc địa (chiếm 44% diện tích nước Nhật); kinh tế bị phá hủy nặng nề với 40% đô thị, 34% máy móc công nghiệp bị phá hủy; 13 triệu người thất nghiệp.[237] Việc mất các thuộc địa, nguồn cung lương thực lớn của Nhật trước chiến tranh cũng làm cho lương thực bị thiếu hụt trầm trọng. Sản xuất công nghiệp chỉ còn 10% so với trước chiến tranh.[238]

Bài quá dài, phải cắt bớt

Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á

Tại Đông Nam Á, tận dụng thời cơ Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh, nhiều nước đã đứng lên đấu tranh giành được độc lập dân tộc hoặc giải phóng phần lớn lãnh thổ.[243]
Ngày 17 tháng 8, Indonesia tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hòa Indonesia.[244]
Tháng 8 năm 1945, nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền và đến ngày 2 tháng 9, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Ngày 12 tháng 10, đến lượt Lào tuyên bố độc lập.
Mặc dù chưa giành được độc lập nhưng Miến Điện, Mã LaiPhilippines cũng đã giải phóng được nhiều vùng rộng lớn từ tay Nhật Bản.

Bài quá dài, phải cắt bớt


 Các tàu ngầm Hoa Kỳ đã làm chủ được đường biển khi đánh chìm tàu buôn, tàu chở quân và đặc biệt là các tàu chở dầu làm ảnh hưởng đến việc vận hành các khí tài quân sự và các chiến dịch quân sự của quân Nhật. Hậu quả là đến đầu năm 1945, các kho xăng dầu của quân Nhật đều cạn sạch. Phía Nhật Bản khẳng định đã đánh chìm 468 tàu ngầm Đồng minh trong khi thật sự chỉ có 42 tàu ngầm Mỹ bị đánh chìm tại Thái Bình Dương, 10 chiếc còn lại bị tai nạn, bị chìm ở Đại Tây Dương hoặc do hậu quả của việc bắn nhầm.
 https://s20.postimg.cc/up6du0vwd/Torpedoed_Japanese_destroyer_Yamakaze.jpg
Khu trục hạm Yamakaze của Nhật bị trúng ngư lôi, góc nhìn từ kính tiềm vọng tàu ngầm USS Nautilus SS-168 của Mỹ vào tháng 6 năm 1942.
Theo tính toán, các tàu ngầm Hoa Kỳ đã đánh chìm 56% các thương thuyền Nhật Bản; hầu hết số còn lại đều bị tiêu diệt bởi thủy lôi và máy bay.[248] Các tàu ngầm này còn khẳng định đã đánh chìm 28% số tàu chiến Nhật.[250] Ngoài ra, tàu ngầm Đồng Minh còn đóng vai trò trinh sát, như trong trận đánh ở biển Philippinesvịnh Leyte, khi đã cung cấp chính xác thời gian và cảnh báo về hướng tiến của hạm đội Nhật. Chưa kể hàng ngàn phi công Đồng Minh bị bắn hạ rơi xuống biển đã được cứu bởi lực lượng tàu ngầm.

Bài quá dài, phải cắt bớt


 Khi chiến cuộc trở nên bất lợi đối với người Nhật, các tàu ngầm Nhật chuyển sang vai trò cung cấp tiếp liệu cho các căn cứ đã bị phong tỏa như TrukRabaul. Ngoài ra, mặc dù là đồng minh với Đức, Nhật Bản lại tôn trọng hiệp ước với Liên Xô mà bỏ qua hàng triệu tấn hàng tiếp liệu chiến tranh của Mỹ cho Liên Xô từ San Francisco đến Vladivostok.[253]
 https://s20.postimg.cc/g5z8st5e5/I400_2.jpg
Tàu ngầm I-400 của hải quân Nhật. Lớp tàu Sen Toku I-400 là những tàu ngầm phi hạt nhân lớn nhất từng được xây dựng. Tuy nhiên, các tàu ngầm Nhật đã không được sử dụng hết khả năng trong cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương.

Bài quá dài, phải cắt bớt


Xem thêm tổn thất về tàu chiến và tài vận tải biển của Nhật Bản trong giai đoạn 1941-1945 và tải trọng tàu mà các tàu ngầm Mỹ khẳng định đã đánh chìm hay làm bị thương giai đoạn 1941-1945. Ủy ban đánh giá liên quân Hải - Lục ước định thành tích của các tàu ngầm Mỹ.
Kamikaze
  
Một máy bay Mitsubishi Zero chuẩn bị đâm vào thiết giáp hạm Missouri của Hoa Kỳ vào ngày 11 tháng 4 năm 1945 trong trận Okinawa
Kamikaze (Thần phong) là tên gọi một chiến thuật tấn công đặc biệt mà không quân Nhật áp dụng trong giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai. Theo chiến thuật này, một phi công sẽ lái máy bay của mình, thường là máy bay tiêm kích hay máy bay ném bom hạng nhẹ[263] chở đầy thuốc nổ, bom, ngư lôi và bình xăng đâm vào chiến hạm đối phương. Tên gọi Kamikaze còn được dùng để chỉ chiếc máy bay thực hiện nhiệm vụ đó. Từ Kamikaze bắt nguồn từ tên một trận bão lớn đã đánh chìm toàn bộ đoàn thuyền chiến của đế quốc Mông Cổ, cứu nước Nhật khỏi họa xâm lăng vào thế kỷ XIII.

Bài quá dài, phải cắt bớt


Các chiến thuật tấn công tự sát khác

Một ngư lôi đỉnh tự sát Shinyo.
Ngoài Kamikaze, người Nhật còn có một số chiến thuật tấn công tự sát khác. Hải quân Đế quốc Nhật BảnKairyu, một kiểu tàu ngầm được trang bị 2 ngư lôi và 600 kg chất nổ dùng trong các nhiệm vụ tự sát. Ngoài ra còn có Kaiten ("Hồi thiên" tức là xoay trời), một kiểu ngư lôi có một người ngồi bên trong và sẽ lái nó lao thẳng vào tàu địch sau khi được phóng ra từ các chiến hạm hoặc tàu ngầm; Shinyo, một kiểu ngư lôi đỉnh phía trước mũi chứa đầy chất nổ cực mạnh, có thể đạt đến tốc độ 28 hải lý hay Fukuryu, những người nhái sẽ mang một khối thuốc nổ lặn xuống đáy biển để gắn vào chân vịt hoặc bánh lái tàu của địch quân.

Bài quá dài, phải cắt bớt

No comments:

Post a Comment