Friday, September 21, 2018

Từ Hi Thái Hậu bên Tàu

Cách nay đúng 120 năm, Từ hi thái hậu đảm nhiệm việc nhiếp chính trong triều đình nhà Thanh

Ngày 21 tháng 09, 1898

·        1898 – Từ Hi Thái hậu phát động chính biến đồng thời đảm nhiệm nhiếp chính, cấm túc Quang Tự Đế và tìm bắt người thuộc phái cải cách, Mậu Tuất biến pháp kết thúc.


Từ Hi Thái hậu

Từ Hi Hoàng thái hậu
慈禧皇太后
Nhiế,  chính        11 tháng 11 năm 1861 – 15 tháng 11 năm 1908, (47 năm, 4 ngày)
 cùng với 
Từ An Thái hậu(18611881)
Tiền nhiệm         Túc Thuận
Trịnh Thân vương Đoan Hoa và 5 vị đại thần khác làm nhiếp chính cho Hoàng đế Đồng Trị
Thời kỳ              Hoàng đế Đồng Trị (1861-1875)
                           Hoàng đế Quang Tự(1875-1908)
Kế nhiệm           Long Dụ Thái hậu
                           Hoàng đế Quang Tự(1875-1908)

Thông tin chung
Phối ngẫu           Thanh Văn Tông
                             Hàm Phong hoàng đế
Hậu duệ              Hoàng đế Đồng Trị
Tước vị               Từ Hi Đoan Hựu Khang Di Chiêu Dự Trang Thành Thọ Cung Khâm Hiển Sùng Hi Thánh Mẫu hoàng thái hậu (慈禧端佑康頤昭豫莊誠壽恭欽獻崇熙聖母皇太后)
Thụy hiệu           Hiếu Khâm Từ Hi Đoan Hựu Khang Di Chiêu Dự Trang Thành Thọ Cung Khâm Hiến Sùng Hi Phối Thiên Hưng Thánh Hiển Hoàng hậu
(
孝欽慈禧端佑康頤昭豫莊誠壽恭欽獻崇熙配天興聖顯皇后)
Hoàng tộc           Gia tộc Ái Tân Giác La (nhờ hôn phối)
Thân phụ            Huệ Trưng
Thân mẫu           Phú Sát thị
Sinh                      29 tháng 11, 1835
Mất                      15 tháng 11, 1908 (72 tuổi) Điện Nghi Loan, 
An táng                Phổ Đà Dục Định Đông Lăng(菩陀峪定东陵), Đông Thanh Mộ

Hiếu Khâm Hiển Hoàng hậu (chữ Hán: 孝欽顯皇后Mãn Châuhiyoošungga gingguji iletu hūwangheo29 tháng 11 năm 1835 – 15 tháng 11 năm 1908), tức Từ Hi Thái hậu (慈禧太后) hoặc Tây Thái hậu (西太后), là phi tử của Thanh Văn Tông Hàm Phong Đế, sinh mẫu của Thanh Mục Tông Đồng Trị Đế.

Thanh Văn Tông (chữ Hán: 清文宗; 17 tháng 7 năm 183122 tháng 8 năm 1861), Hãn hiệu Đồ Cách Bá Nhĩ Ngạch Nhĩ Bách Đặc Hãn (:图格莫尔额尔伯特汗; Түгээмэл Элбэгт хаан), Tây Tạng tôn vị Văn Thù hoàng đế (文殊皇帝), là vị Hoàng đế thứ 9 của triều đại nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc.
Bà trở thành Hoàng thái hậu nhiếp chính thực tế của triều đình nhà Thanh cùng với Từ An Thái hậu - hoàng hậu của Hàm Phong Đế - khi con trai Đồng Trị Đế lên ngôi.
Sau khi Đồng Trị Đế mất, Thanh Đức Tông Quang Tự Đế lên, bà lại tiếp tục giữ vai trò nhiếp chính cùng với Từ An Thái hậu.
Thanh Đức Tông (chữ Hán: 清德宗; 14 tháng 8 năm 187114 tháng 11 năm 1908), tên húy là Ái Tân Giác La Tái Điềm (sử Việt Nam ghi là Tái/Tải Điềm), Tây Tạng tôn vị Văn Thù Hoàng đế (文殊皇帝) là vị hoàng đế thứ 11 của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc.
Theo đó, bà trên đã nắm đại quyền nhà Thanh trong vòng 47 năm, từ 1861 tới tận khi qua đời năm 1908, trong đó hoàn toàn nắm quyền 27 năm (1881 - 1908) do cái chết của Từ An Thái hậu. Từ Hi Thái hậu cùng với Võ Tắc Thiên thời Đường và Lã hậu thời Hán được xem là những người phụ nữ nắm quyền lực cao nhất của đế quốc Trung Hoa trong một thời gian dài.

Võ Tắc Thiên (chữ Hán: 武則天, 17 tháng 2, 624 - 16 tháng 2, 705[1]), cũng được đọc là Vũ Tắc Thiên[ten-nhan-vat 1], thường gọi Võ hậu (武后) hoặc Thiên Hậu (天后), là một Hậu cung phi tần của Đường Thái Tông Lý Thế Dân, sau trở thành Hoàng hậu của Đường Cao Tông Lý Trị.

(Lã hậu (chữ Hán: 呂后, 241 TCN180 TCN[1]), phiên âm khác là Lữ hậu, sử gia hay thường gọi Lã thái hậu (呂太后) hay Hán Cao hậu (汉高后), là vị Hoàng hậu dưới triều Hán Cao Tổ Lưu Bang, hoàng đế sáng lập nên triều đại nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc.)
Năm 1898, Quang Tự Đế vận động Bách nhật Duy tân, đối với Từ Hi Thái hậu mâu thuẫn gay gắt, thậm chí còn cùng với Khang Hữu Vi bí mật âm mưu ám sát Thái hậu.
Khang Hữu Vi (chữ Hán: 康有為; 1858 - 1927), nguyên danh là Tổ Di (祖詒), tự là Quảng Hạ (廣廈), hiệu là Trường Tố (長素), Minh Di (明夷), Canh Sinh (更生), Tây Tiều Sơn Nhân (西樵山人), Du Tồn Tẩu (游存叟), Thiên Du Hóa Nhân (天游化人). Ông là nhà văn, nhà tư tưởng tư sản, lãnh tụ phái Duy tân ở Trung Quốc cuối thế kỷ 19.
Biến pháp thất bại, Quang Tự Đế bị giam lỏng, Thái hậu tiếp tục là nhà lãnh đạo tối cao. Khi khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn bùng nổ, liên quân 8 nước phương Tây tấn công Trung Quốc, Từ Hi Thái hậu và hoàng tộc phải chạy tới Tây An.
Tây An (tiếng Hoa: 西安; pinyin: Xī'ān; Wade-Giles: Hsi-An) là thành phố tỉnh lỵ tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Đây là thành phố trực thuộc tỉnh. Tây An là một trong 4 kinh đô trong lịch sử Trung Hoa, là kinh đô của 13 triều đại, bao gồm: nhà Chu, nhà Tần, nhà Hánnhà Đường[1] Tây An cũng là điểm kết thúc phía đông của Con đường tơ lụa huyền thoại.

Bài quá dài, phải cắt bớt

Xuất thân

Từ Hi Thái hậu được ghi nhận là Diệp Hách Na Lạp thịMãn châu Tương lam kỳ xuất thân, con cháu nhà quan gia thế tập. Sau thời Trung Hoa Dân quốc, có nhiều học giả nhận định bà ắt hẳn là con cháu Diệp Hách bối lặc Kim Đài Cát, nhưng sự thực hoàn toàn không phải như vậy.
Cứ theo Đức Hạ Nột Thế quản tá lĩnh tiếp tập gia phổ (贺讷世管佐领接袭家谱) tại Trung Quốc đệ nhất lịch sử đương án quán (中国第一历史档案馆), thì tổ tiên của bà được gọi là Khách Sơn (喀山), thế cư Tô Hoàn, mang họ Na Lạp thị, cho nên nguyên bản phải được gọi là Tô Hoàn Na Lạp thị (甦完那拉氏) mới chính xác. Mà Tô Hoàn vốn ở trong lãnh thổ Diệp Hách, nên vài đời sau cứ lấy thế cư Diệp Hách, tạo thành ra Diệp Hách Na lạp thị ngộ nhận. Thanh sử cảo viết về bà cũng công nhận bà là hậu nhân của Diệp Hách bộ, dù sắc phong tần phi của bà ghi lại thì bà chỉ được gọi đơn giản là Na Lạp thị mà thôi.

Bài quá dài, phải cắt bớt

Nhập cung

Từ Hi Thái hậu trở thành phi tần của Thanh Văn Tông Hàm Phong vào năm 1851, sau khi vượt qua 60 cô gái cùng tham gia thi tuyển tú nữ. Bà được sắc phong thành Chính ngũ phẩm Quý nhân, phong hiệu là Lan Quý nhân (蘭貴人). Trong số những người được chọn còn có Trang Tĩnh Hoàng quý phi Tha Tha Lạp thị (莊靜皇貴妃他他拉氏), được tấn phong Lệ Quý nhân (麗貴人) và Trinh tần Nữu Hỗ Lộc thị (贞嫔钮祜禄氏), người sau này là Hiếu Trinh Hiển hoàng hậu.

Bài quá dài, phải cắt bớt

Đảo chính Tân Dậu

Hàm Phong qua đời

Từ Hi Hoàng thái hậu Diệp Hách Na lạp thị (慈禧皇太后叶赫那拉氏)
Từ An Hoàng thái hậu Nữu Hỗ Lộc thị (慈安皇太后钮祜禄氏)

Bài quá dài, phải cắt bớt

 

Tiến hành đảo chính

Ảnh chụp Cung thân vương Dịch Hân.
Hình chụp Vinh Thọ Cố Luân công chúa, con gái Cung thân vương.
Trong lúc chờ ngày lành tháng tốt để đưa di hài của Hàm Phong hoàng đế về Bắc Kinh, quan hệ giữa Lưỡng cung Thái hậu và nhóm của Túc Thuận ngày một xấu đi. Ngày 14 tháng 9, Sơn Đông Ngự sử Đổng Nguyên Thuần tấu thỉnh hai vị Thái hậu quản lý triều chính nhưng gặp phải sự phản đối của Túc Thuận, bởi nhà Thanh chưa có tiền lệ Thái hậu buông rèm nhiếp chính. Dưới tình thế đó, Từ Hi Thái hậu càng quyết tâm tiến hành chính biến. Bà âm thầm xây dựng vây cánh cho riêng mình gồm các tướng lĩnhquan lại, thân vương bất đồng với tám vị đại thần. Trong số này quan trọng nhất là Cung thân vương Dịch Hân và Thuần thân vương Dịch Hoàn, hoàng tử thứ 6 và 7 của Thanh Tuyên Tông Đạo Quang hoàng đế. Cung thân vương vốn là một người đầy tham vọng nhưng lại bị gạt khỏi vị trí đầu triều sau di chiếu của Hàm Phong hoàng đế nên rất tích cực ủng hộ cuộc đảo chính. Ngoài ra còn có Thị lang Thắng Bảo và Đại học sĩ Giả Trinh.
Thanh Tuyên Tông (chữ Hán: 清宣宗, 16 tháng 9 năm 178226 tháng 2 năm 1850), Hãn hiệu Thác Nhĩ Cách Lặc Đặc hãn (尔格勒特汗; Төр Гэрэлт хаан), Tây Tạng tôn vị Văn Thù hoàng đế (文殊皇帝), là vị Hoàng đế thứ 8 của triều đại nhà Thanh, cai trị Trung Quốc từ năm 1820 đến 1850. Nguyên thời kì dùng niên hiệu Đạo Quang (道光), còn gọi là Đạo Quang Đế (道光帝).

Bài quá dài, phải cắt bớt

Thời đại Đồng Trị

Đồng Trị Đế.

Triều đại mới

Tháng 11 năm 1861, sau khi đã loại bỏ Túc Thuận cùng đồng đảng, Từ Hi Thái hậu cùng Từ An Thái hậu nhanh chóng ban thưởng cho Cung thân vương Dịch Hân. Không những được phong làm Nghị chính vương đứng đầu Quân Cơ Xứ, con gái của ông cũng được phong là Cố Luân công chúa - tước vị vốn chỉ dành cho trưởng nữ của Hoàng hậu. Lương bổng của ông cũng tăng gấp đôi. Tuy vậy, Từ Hi Thái hậu vẫn không trao cho ông quyền lực tuyệt đối, như trường hợp của Nhiếp chính vương Đa Nhĩ Cổn dưới thời Thuận Trị. Một trong những động thái đầu tiên của Từ Hi và Từ An lưỡng vị Thái hậu khi bắt đầu chấp chính là xuống hai chỉ dụ quan trọng.
Một, Lưỡng cung Thái hậu có quyền quyết định tối cao và bất khả xâm phạm.
Hai, niên hiệu dự định sẽ đặt là Kỳ Tường (祺祥) được Lưỡng cung Thái hậu quyết định đổi thành Đồng Trị (同治), biểu thị trạng thái cùng nhiếp chính của cả 2 vị Thái hậu.

Bài quá dài, phải cắt bớt

 

Cuộc vận động tự cường (1862-1882)

Trước chiến tranh nha phiến, Mãn Thanh tự hào là Thiên triều, xem thường các nước Tây phương là ngoại di. Sau khi liên quân AnhPháp tới Bắc Kinh, buộc phải ký điều ước nhục nhã với họ, nhà Thanh mới chịu nhận rằng bọn ngoại di đó mạnh hơn mình nhiều, và muốn chống cự với họ thì phải có tàu bè như họ, súng ống như họ, quân đội phải luyện tập theo lối của họ. Vài người Mãn như Cung thân vương, Quế Lương nghĩ đến việc tự cường, bàn với Tăng Quốc PhiênLý Hồng Chương và Tả Tông Đường. Họ đồng ý với nhau rằng "muốn tự cường thì việc luyện binh là quan trọng nhất, mà muốn luyện binh thì trước hết phải chế tạo vũ khí giới". Năm 1862, họ giao cho Lý Hồng Chương thi hành.
Lý Hồng Chương (tiếng Hán giản thể: 鸿章; phồn thể: 李鴻章; bính âm: Lǐ Hóngzhāng; phiên âm Wade–Giles: Li Hung-chang), phiên âm tiếng Anh: Li Hongzhang) (1823 - 1901), là một đại thần triều đình nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc.

Bài quá dài, phải cắt bớt

 

Hôn nhân của Đồng Trị

Hiếu Triết Nghị Hoàng hậu A Lỗ Đặc thị, người được Đồng Trị Đế chọn làm chính cung hoàng hậu bất chấp sự phản đối của Từ Hi Thái hậu.

Bài quá dài, phải cắt bớt

 

Cái chết của Đồng Trị

Đồng Trị Đế khi còn nhỏ.

Bài quá dài, phải cắt bớt

Thời đại Quang Tự

Bệnh tật và các thách thức mới

Quan Tự Đế.
Việc Đồng Trị Đế qua đời mà không có con nối dõi đặt triều đình vào tình thế khó xử. Từ Hi Thái hậu và Từ An Thái hậu không thể chọn một vị thân vương thuộc thế hệ trước để kế vị, vì điều này sẽ khiến cả 2 người mất đi quyền lực đang nắm giữ. Vì vậy, tân hoàng đế phải thuộc cùng thế hệ hoặc nhỏ hơn Đồng Trị Đế. Sau nhiều tranh cãi giữa 2 Thái hậu, đứa trẻ 4 tuổi Tải Điềm, con trai đầu của Thuần thân vương Dịch Hoàn và em gái của Từ Hi Thái hậu, đã được chọn để truyền ngôi.
Dịch Hoàn (奕譞16 tháng 101840 - 1 tháng 11891), là vị hoàng tử thứ 7 của Đạo Quang Hoàng đế. Ông là thân phụ của Thanh Đức Tông Quang Tự Hoàng đế, và là ông nội của Phổ Nghi - hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh.
Năm 1875, tức Quang Tự nguyên niên, Tải Điềm được đưa vào Tử Cấm Thành và không bao giờ trở về gia đình của mình nữa. Từ Hi Thái hậu ép Quang Tự Đế gọi Từ An Thái hậu là Hoàng ngạch nương (tức mẫu hậu), còn gọi mình là Thân ba ba (親爸爸 - tức cha đẻ) với mục đích xác lập vị trí trụ cột cho bản thân. Quang Tự Đế bắt đầu việc học hành khi lên 5 tuổi dưới sự hướng dẫn của Ông Đồng Hòa, người sau này trở thành bạn thân và một vị đại thần tin cẩn của nhà vua.
Ngồi bên trái là em gái của Từ Hi Thái hậu, Thuần Thân vương phúc tấn, mẹ sinh của vị Quang Tựhoàng đế tương lai.
Một thời gian ngắn sau khi chọn Quang Tự để kế vị, Từ Hi Thái hậu lại lâm bệnh nặng[10] khiến Từ An phải một mình điều hành chính sự.[11] Bà cũng ít khi có điều kiện tiếp xúc với Quang Tự trong giai đoạn này. 

Bài quá dài, phải cắt bớt

 

Hôn sự của Quang Tự

Chân dung của Trân phi Tha Tha Lạp thị, sủng phi của Quang Tự Đế.
Chân dung Diệp Hách Na Lạp Tĩnh Phân, Hoàng hậu của Quang Tự Đế.
Năm 1889, Quang Tự đã 18 tuổi, có thể coi là già trong truyền thống cưới hỏi của cung đình Trung Hoa. Trong năm này, một vụ hỏa hoạn đã xảy ra ở Thái Hòa môn trong Tử Cấm Thành, cùng với hàng loạt thiên tai, mất mùa trong những năm trước đó đã làm dấy lên nghi ngại rằng thiên mệnh của nhà Thanh đang mất. Từ Hi bắt đầu nghĩ đến chuyện lập hậu cho nhà vua và để ông cai trị độc lập. Từ Hi Thái hậu chọn cháu gái của mình là Diệp Hách Na lạp-Tĩnh Phân, cũng là chị họ của Quang Tự Đế, cho vị trí Hoàng hậu. Quang Tự không thích Tĩnh Phân vì dung mạo quá tầm thường, song đành phải đồng ý vì Từ Hi nhiều lần khuyên:
"Lấy vợ chọn đức, lấy thiếp chọn sắc. Hoàng hậu quá xinh đẹp sẽ là mối nguy từ việc hoàng đế đắm chìm vào nữ sắc và hậu cung sóng gió vì ghen tuông. Khi xưa Từ An Hoàng Hậu nhan sắc thua ta mấy phần được phong mẫu nghi thiên hạ, quản tốt hậu cung, ai nấy đều kính nể".

Bài quá dài, phải cắt bớt

 

Rút lui vào hậu trường

Cung điện mùa hè Di Hòa Viên - nơi Từ Hi Thái hậu dành phần lớn thời gian trong những năm cuối đời.

Bài quá dài, phải cắt bớt


Bách nhật duy tân

Từ Hi Thái hậu và Quang Tự Đế đang quỳ. Tranh vẽ bởi Katharine Carl.
Sau vụ Thanh Nhật chiến tranh, thấy một nước lớn như Trung Quốc mà bị một nước nhỏ xưa nay mình vẫn khinh khi là Nhật Bản đánh thua, người Trung Hoa nhận ra rằng công cuộc tự cường hơn hai chục năm không có kết quả gì cả, vũ khí không đủ để cứu nước, phải cải cách từ gốc, thay đổi chế độ, như Vương Thao đã cảnh cáo thì mới được. Họ cổ vũ canh tân chính trị, tổ chức lại điều đình, giảm phung phí trong xã hội, bỏ hệ thống khoa cử cũ, tuyển nhân tài theo cách mới. Do đó mà có cuộc vận động duy tân (đổi mới) khắp trong nước. Các tài liệu lịch sử gọi sự kiện này là Mậu Tuất biến pháp (戊戌变法; 1898) hay Bách nhật Duy tân (百日維新 - 100 ngày cải cách).

Bài quá dài, phải cắt bớt

 

Khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn

 

Năm 1900phong trào Nghĩa Hòa Đoàn bùng nổ ở miền Bắc Trung Quốc. Tôn chỉ của phong trào là chống lại sự bành trướng thế lực nước ngoài trong các lĩnh vực giao thương, chính trị, văn hóa, công nghệ, và Thiên chúa giáo. Chính quyền của Từ Hi Thái hậu, vốn đã ác cảm với phương Tây, ban đầu tỏ ra ủng hộ phong trào. Quân đội triều đình đình đứng về phía các thành viên Nghĩa Hòa Đoàn tiêu diệt khoảng 2,000 binh lính và hàng trăm dân thường ngoại quốc. Các nhà ngoại giao, tướng lĩnh, thường dân nước ngoài cũng như một vài tín đồ Cơ Đốc Giáo người Hoa phải rút lui tới các tòa công sứ và cầm cự 55 ngày cho đến khi 8 nước gửi 20,000 quân tới giải cứu. Liên quân đánh bại quân chính quy nhà Thanh, chiếm đóng Bắc Kinh ngày 14 tháng 8, giải vây khu lãnh sự. Tiếp đó liên quân cướp phá Bắc Kinh và các khu vực lân cận, hành quyết các tù binh tình nghi là thành viên Nghĩa Hòa Đoàn bị bắt.

Bài quá dài, phải cắt bớt

Qua đời và lăng mộ

Tháp tưởng niệm bên ngoài lăng mộ của Từ Hi thái hậu.
Bên trong lăng mộ của Từ Hi thái hậu.
Ngày 15 tháng 11 năm 1908, Từ Hi Thái hậu qua đời tại Nghi Loan điện ở Trung Nam Hải, sau khi đã ấn định Phổ Nghi làm người kế vị. Bà qua đời chỉ một ngày sau cái chết đột ngột của Quang Tự Đế. Từ Hi Thái hậu được hợp táng cùng với Từ An Thái hậu trong Định Đông Lăng (東定陵), thuộc quần thể Thanh Đông Lăng (清東陵) cách Bắc Kinh 125km về phía đông. Cụ thể, nguyên tên của lăng mộ là Phổ Đà Dục Định Đông Lăng (菩陀峪定東陵) lấy từ tên của Phổ Đà sơn, một trong Trung Hoa tứ đại Phật giáo danh sơn. Ngoài ra, lăng nằm ở phía đông của Định Lăng - nơi yên nghỉ của Hàm Phong hoàng đế.
Ngày 4 tháng 11 năm 2008, một cuộc giám định pháp y đã kết luận hoàng đế chết vì bị đầu độc bằng thạch tín. Tờ China Daily dẫn lời một nhà sử học, Dai Yi, suy đoán Từ Hi có thể đã biết trước mình không còn sống được bao lâu nữa nên quyết định trừ khử Quang Tự để ngài không thể tiếp tục các biến pháp canh tân. CNN gần đây cũng công bố nồng độ thạch tín trong di hài của Quang Tự cao gấp 2,000 lần người bình thường.
Chiếc Điền tử đầu khảm châu báu có thể đã được Từ Hi Thái hậu đội trong các nghi lễ quan trọng. Có thể thấy rõ hoa văn chim phượng, tượng trưng cho bậc mẫu nghi thiên hạ trong quan điểm truyền thống Trung Quốc.

Bài quá dài, phải cắt bớt

Nhận định

Hình chụp Từ Hi Thái hậu. Dòng chữ phía sau là tên hiệu đầy đủ của bà.
Theo khuynh hướng của những người theo chủ nghĩa dân tộc, sử sách thường miêu tả Từ Hi Thái hậu như một bạo chúa và phải chịu trách nhiệm cho sự suy tàn của Trung Hoa cuối thế kỷ XIX. So với một nhà lãnh đạo cùng thời khác là Thiên Hoàng Minh Trị, Từ Hi ích kỷ hơn do nghĩ đến lợi ích cá nhân nhiều hơn. Bà đã nhiều lần sử dụng quốc khố cho mục đích riêng. Các cung điện, hoa viên, cũng như chi tiêu của bà được đánh giá là quá xa hoa tốn kém trong bối cảnh Trung Quốc đang trên bờ vực phá sản.[21] Dù nổi tiếng thông minh nhưng do ít học và thiếu nhiều kiến thức về tình hình quốc tế - tương tự các vua nhà Thanh trước đó như Đạo Quanghay Hàm Phong - nên bà có tầm nhìn hạn hẹp và tư duy bảo thủ hơn so với Minh Trị. Tuy nhiên, các nhà sử học cho rằng bước ngoặt đáng kể của lịch sử Trung Quốc, đánh dấu sự suy tàn của đế chế Đại Thanh, lại xảy ra khi Từ Hi đã lui về nghỉ ở Di Hòa Viên. Đó là lúc chiến tranh Thanh - Nhật bùng nổ dưới sự chấp chính của Quang Tự. Nhà Thanh sau đó phải bồi thường cho Nhật một khoản tiền khổng lồ, làm khánh kiệt quốc gia. Từ Hi buộc phải quay lại chấp chính để khắc phục những hậu quả do sự cai trị kém cỏi của hoàng đế.

Bài quá dài, phải cắt bớt

 

Luke Kwong




Luke Kwong, trong bài nghiên cứu về Bách nhật duy tân, đã chỉ ra rằng những cáo buộc nhằm vào thái hậu, tô vẽ bà như một kẻ độc tài ham mê quyền lực, là không xác đáng.[25] Ông miêu tả thái hậu là một người luôn lo lắng cho địa vị của mình.

Bài quá dài, phải cắt bớt

 

 

Đức Linh công chúa

Chân dung Đức Linh công chúa.
Dụ Đức Linh (裕德齡), tên thánh là Elisabeth Antoinette, sinh ở Bắc Kinh vào tháng 6 năm 1885 và mất ở Berkeley, California tháng 11 năm 1944. Bà là con gái của Vũ Khang, một quan lại thuộc Chính Bạch Kỳ, và vợ là Louisa Pierson - con của nhà buôn người Mỹ và một người thiếp Trung Quốc.
Năm 1903, sau khi cha của Đức Linh được gọi về Trung Quốc từ Paris, nơi ông đang làm đại sứ, bà cùng mẹ và em gái được Từ Hi thái hậu triệu vào cung làm nữ quan. Nhiệm vụ của họ là hầu cận bên thái hậu, cùng với phiên dịch và tiếp đón các vị khách nước ngoài. Đức Linh đã hầu hạ trong cung từ tháng 3 năm 1903 cho tới tháng 10 năm 1905. Năm 1907, bà kết hôn với một người Mỹ tên Thaddeus Cohu White.

Bài quá dài, phải cắt bớt

 

Các nguồn khác

Jung Chang, tác giả cuốn sách thách thức những quan niệm cũ cho rằng Từ Hi Thái hậu là một kẻ độc tài tàn bạo.
Trong cuốn hồi ký của mình khi đang làm phái viên của Anh ở Bắc Kinh, Sir Ernest Satow miêu tả Từ Hi thường xuất hiện trong các nghi lễ long trọng.

Bài quá dài, phải cắt bớt

Từ Hi Thái hậu trong văn hóa đại chúng

Tranh vẽ Từ Hi Thái hậu do một họa sĩ cung đình, không rõ năm.
Tranh Từ Hi thái hậu do một họa sĩ nước ngoài vẽ sau năm 1900.
Là một trong những nhân vật lịch sử nổi bật nhất ở châu Á thời kỳ cận đại, Từ Hi Thái hậu đã được miêu tả trong vô số sách truyện, báo chí, phim ảnh. Cộng thêm những bí mật về cuộc sống phía sau Tử Cấm Thành luôn là một chủ đề thu hút trí tò mò của công chúng, hình ảnh của thái hậu không tránh khỏi bị thêm thắt, đồn thổi. Một số chi tiết hư cấu đã trở nên nổi tiếng đến mức được nhắc lại nhiều lần trong các tác phẩm khác, khiến đông đảo người tin vào đó như những sự thật lịch sử.

Bài quá dài, phải cắt bớt

Các tên hiệu


Bà thường được biết đến dưới cái tên Từ Hi Thái hậu, nhưng đây không phải là tên thật của bà mà là tôn hiệu do các Hoàng đế Đồng Trị cùng Quang Tự chọn dâng lên. Tên khai sinh của Từ Hi Thái hậu không được sử sách ghi lại, nhưng trong một cuốn sách gần đây do hậu duệ của em trai bà xuất bản có nhắc đến cái tên Hạnh Trinh (杏貞). Tên bà được ghi lại lần đầu tiên khi bà nhập cung vào tháng 9, năm 1851, là Diệp Hách Na Lạp thị, con gái của Huệ Trưng (惠徵). Bà được gọi bằng họ của mình.

Bài quá dài, phải cắt bớt

No comments:

Post a Comment