Nền chuyên chế Singapore – Kỳ 3/4: Huyền thoại về “làng chài”
https://www.luatkhoa.org/2020/07/nen-chuyen-che-singapore-ky-3-huyen-thoai-ve-lang-chai/
Nền chuyên chế Singapore – Kỳ 3: Huyền thoại về “làng chài”
Published 2 weeks ago on 08/07/2020
By Phùng Anh Khương
"Làng
chài" Singapore cuối những năm 1940. Ảnh: photo-heritage.com."Làng chài" Singapore cuối những năm
1940. Ảnh: photo-heritage.com.
Dịch từ bài “Justifying Colonial Rule in
Post-Colonial Singapore”: https://newnaratif.com/research/justifying-colonial-rule-in-post-colonial-singapore/
của tác giả Thum Ping Tjin, được đăng trên New
Naratif ngày 9/9/2017. Thum Ping Tjin là giám đốc điều hành của New Naratif, đồng thời là nghiên cứu viên về Đông Nam Á tại Đại học Oxford (Anh).
Tựa chính,
tựa phụ
và cách chia kỳ do Luật Khoa
tạp chí đặt.
Kỳ 3: Huyền thoại về “làng
chài”
Trái với giọng điệu
đầy lo lắng khi nói về các nguy cơ phản động, tài liệu ghi chú
của chính quyền thuộc địa Anh nhắc đến các vấn đề kinh tế Singapore từ thế kỷ 19 trở đi bằng một giọng
kể đầy tự hào.
Trong câu chuyện đó, nền cai trị thuộc địa anh minh của người Anh đã giúp phát triển Singapore, giúp mang lại sự giàu
sang, hòa bình và ổn định. Tới năm 1950, người Anh đã biến Singapore từ một làng chài bé nhỏ thành một đô
thị toàn cầu sống động.
Câu
chuyện này
phần lớn
là sự thật, tuy
nhiên không nhất thiết chính xác theo cái cách người Anh tự khắc họa.
Khi Raffles bước lên bãi biển Singapore năm 1819, địa
phương này lúc đó đang sống trong cái bóng của một thời hoàng kim xưa cũ. Trong các năm 1800, Singapore đã tăng trưởng nhanh chóng nhờ vào sự trợ giúp của các thương gia người Bugis và người Hoa, và đã hưởng lợi từ các đường dây mua bán thuốc phiện và nô lệ trong khu vực.
Báo cáo năm 1904 của Thống đốc Ngài John
Anderson mạnh mẽ tuyên bố rằng khu vực Malaya sở hữu “các điều kiện cơ sở vật chất thông thường về hành chính, về tiện nghi và nhu cầu thiết yếu của cuộc sống văn minh
nhiều hơn bất kỳ thuộc địa nào
của Đế quốc Anh”. Tới năm 1930, Singapore là nước giàu nhất tại châu Á, “bề ngoài là một trong những thành phố giàu sang nhất trong Đế quốc Anh”.
Singapore lúc ấy vốn đã nổi tiếng vì nhiều điều vẫn đang làm quốc đảo này nổi tiếng ngày nay: các tòa nhà cao, tráng lệ và hiện đại; các khu mua sắm khổng lồ; công nghệ hàng đầu; một giai cấp thượng lưu quốc tế; tiêu chuẩn sống cao; và thương mại.
PHIM TÀI LIỆU VỀ SINGAPORE NĂM 1938.
Sau giai đoạn Nhật chiếm đóng, Singapore cũng
nhanh chóng hồi phục, và tới năm 1950, lại lần nữa trở thành trung
tâm quan trọng nhất về thương mại, vận tải, và truyền thông trong khu vực Viễn Đông. Singapore lúc đó cũng có: thị trường lớn nhất trên thế giới dành cho cao su tự nhiên và thiếc; một thị trường giao dịch
kỳ hạn (commodities futures) có chuyên môn; một trung tâm phân phối dầu khí hàng đầu thế giới.
Các cộng đồng tinh hoa người châu Âu và người châu Á tại Singapore đã trở nên giàu có nhanh chóng nhờ vào thương mại. Singapore cũng có nước uống sạch nhất tại châu Á, và số xe gắn máy tính trên đầu người cao nhất châu Á. Siêu đô thị giàu có này có mức thu nhập bình quân đầu người lúc đó là
$1.200, cao thứ nhì châu Á, chỉ sau thủ đô Tokyo của Nhật Bản.
Các quan chức người Anh cho rằng người dân Singapore phải cảm thấy biết ơn người Anh. Năm 1957, Thống đốc Black than phiền rằng những
cử tri người Singapore đã tỏ ra vô ơn với “các thành tích rõ rệt mà Hội đồng Thành
phố đã
giành được trong 10 năm qua”.
Nhưng các
cử tri
người Singapore lại nhìn nhận rằng Hội đồng
Thành phố – vốn là một dạng chính
quyền dân cử địa phương được chính
quyền thuộc
địa Anh đưa vào áp
dụng
trong các năm 1950 – là một cơ quan
tham nhũng và kém
hiệu quả,
và là một bộ máy quan liêu chỉ phục vụ quyền lợi người châu Âu và giới thượng lưu.
Tương tự, Giám
đốc Sở
Giáo dục David
McLellan than phiền rằng công
chúng Singapore chưa bao giờ biết ơn công
sức lao
động của các quan chức cơ quan giáo dục. Chính
những
quan chức này đã chịu trách nhiệm tìm
cách kiểm soát
giáo dục bằng tiếng Hoa, đóng
cửa các trường Hoa ngữ, và
ngăn chặn hoạt động của Đại học Nanyang. Nanyang vốn là trường đại học Hoa ngữ đầu tiên của Đông
Nam Á vốn được thành
lập năm
1956 nhờ một chiến dịch quyên
góp từ người dân
Singapore bất kể chính
quyền thuộc
địa Anh chống đối.
Giới cầm quyền Anh vẫn luôn tin rằng nền cai trị thuộc địa là tốt cho khu vực Malaya, và tương lai Malay phụ thuộc vào việc người dân
Malaya chấp nhận các
kế hoạch
của người Anh trong tiến trình
trao trả thuộc địa. Người Anh cho rằng các hoạt động phản kháng
lại các kế hoạch của họ, như phong trào chống thuộc địa của các
phe phái cánh tả theo chủ nghĩa xã
hội, là mối đe dọa hủy hoại các
thành quả của người Anh và
đe dọa tương lai của khu vực Malaya.
Luận điểm đó dĩ nhiên là hư cấu. Mục tiêu của công cuộc thuộc địa hóa là làm giàu cho Anh quốc. Người Anh theo đuổi việc
phát triển kinh tế chính là để đẩy mạnh việc thực hiện mục tiêu đó. Có một số lớn dân chúng thời thuộc địa là các cộng đồng lao động nghèo khổ vốn đã bị bóc lột để tạo ra của cải. An sinh của người dân Singapore đã hoàn toàn phụ thuộc vào mối quan hệ của nước này với tư bản toàn cầu.
Chính quyền thuộc địa Anh đã phớt lờ hay tránh né vấn đề an sinh xã hội cho đến khi họ thấy rằng vấn đề này là thiết yếu cho việc duy trì chính sách thuộc địa sau Thế Chiến thứ Hai. Singapore vẫn luôn rất giàu, nhưng nó cũng là một nơi đầy sự phân biệt và bất bình đẳng.
Không
ảnh Singapore khoảng năm 1950. Ảnh: National Archives of
Singapore (NAS).
Huyền thoại về phát triển kinh tế Singapore của Đảng
Nhân dân Hành động (PAP) tìm cách thế chỗ cho cái huyền thoại cũ hơn của người Anh bằng cách giành về cho PAP chiến công phát triển kinh tế Singapore. Theo đó, Singapore trước khi độc lập là một nước nghèo khó và thành quả lớn của PAP chính là làm
cho Singapore giàu mạnh.
Ngay từ khi bắt đầu làm thủ tướng, Lý Quang Diệu đã tìm cách giành lấy công trạng phát triển kinh tế đó.
Khi chính phủ của ông ta vừa chưa đầy một năm tuổi, Lý đã huênh hoang vào năm 1960 rằng nhờ chính sách của chính phủ ông, Singapore đã có “thu nhập bình quân cao nhất tại châu Á – $1.200/người/năm.”
Con số đó không đến từ chính sách
kinh tế hiệu quả mà đến từ những năm bóc lột sức lao động người dân của chính quyền thuộc địa Anh.
Lương bổng ở Singapore đã bị gìm giữ do chính sách chứ không
phải do
thị trường. Thu nhập trung bình
(mean income) năm 1957 của Singapore là
$1.200, nhưng mức lương (wage) phổ biến nhất của một lao động phổ thông nam lúc đó chỉ vào khoảng $100-120/tháng
– ngay ngưỡng nghèo
của một
hộ gia đình bốn người
($101.85/tháng) và ít hơn 1/10 con số lương trung
bình (mean wage)
$1.200/tháng.
Các công nhân Singapore có
rất ít quyền và
sự bảo
đảm pháp lý dành cho người lao động
trong thời thuộc địa. Các
quyền ít ỏi họ có
được cũng
hay bị xâm phạm. Chi phí cuộc sống thường cao: tiền nhà, tiền y tế, tiền đi lại đều đắt đỏ. Những người dân Singapore không được hưởng nền giáo dục Anh quốc thường chịu các hình thức phân
biệt đối
xử mang tính hệ thống, bởi vì, tiếp cận với giáo
dục, dịch
vụ hành chính, và công việc trong khu vực
công đều yêu cầu phải có
bằng cấp
tiếng Anh.
Từ năm 1959, PAP ban đầu tìm cách phá bỏ các hình thức phân
biệt đối
xử có hệ thống như thế.
Họ áp dụng các chính sách tiến bộ như bảo vệ người lao động khỏi
các hình thức bóc lột và
mở rộng
các cơ hội giáo dục, cũng như bảo đảm bình đẳng giữa các
ngôn ngữ khác
nhau. PAP cũng vạch ra các
kế hoạch
rộng lớn cho việc mở rộng an sinh xã
hội, xây dựng một hệ thống chăm sóc y tế công sử dụng ngân quỹ nhà
nước, và ủng hộ trường Đại học Nanyang.
Chính
phủ PAP
bắt đầu hiểu rằng người dân
làm việc tốt nhất khi họ được nhận lương bổng thỏa đáng, được trao thêm
quyền tự
do, và không phải lo ngại về
các vấn đề như tiếp
cận y tế, giáo dục, và nhà cửa. Tuy nhiên,
nhiều chính sách tiến bộ nói
trên không kéo dài lâu.
Thành công của PAP không hề đến từ việc làm
giàu và phát triển Singapore, như người ta thường giả định. Singapore đã giàu và phát triển từ rất lâu trước khi PAP ra đời.
Danh tiếng của PAP về quản trị nhà nước tốt đến từ các chính sách thúc đẩy công lý xã hội và cơ hội cho mọi người; từ việc
duy trì và bảo vệ quyền lợi của người dân, tạo điều kiện cho người dân được hưởng các thành quả từ phát triển kinh tế, để họ có được mức lương công bằng, và đạt được một mức sống tương xứng với nỗ lực họ đã bỏ ra để xây dựng Singapore.
Các cải cách nói trên phần lớn được đưa ra trong thập niên cầm quyền đầu tiên
của PAP
và chúng vẫn tiếp tục là nền tảng cho thành
công ngày nay của Singapore. Tuy nhiên, nhiều cải cách
và chính sách đang ngày càng bị cắt giảm kể từ khi chính phủ Singapore chuyển hướng sang áp dụng tư tưởng tân
tự do
(neoliberal) từ cuối thập niên
1970. Dấu hiệu của việc chuyển hướng này bao gồm việc rút
trợ cấp
an sinh xã hội và tư nhân hóa các dịch vụ công ích.
Kỳ 4 và hết – Huyền thoại về chế độ nhân tài
No comments:
Post a Comment