Tuesday, October 13, 2015

Phiên bản 1: Sưu tầm trên mạng

Cảm đề:
Thanh nhàn vô sự là tiên,
Nấm mồ phong nguyệt ruổi thuyền buông chơi.
Cơ tạo hóa,
Phép đổi dời,
Ðầu non mây khói tỏa,
Mặt nước cánh buồm trôi.
Hươu Tần mặc kệ ai xua đuổi,
Lầu Hán trăng lên ngẫm mệnh trời.
Tuổi già thua kém bạn,
Văn chương gởi lại đời.
Dở hay nên tự lòng người cả,
Bút nghiên soi họa chép mấy lời.
Bí truyền cho con cháu,
Dành hậu thế xem chơi.

Sấm ký :
Nước Nam từ họ Hồng Bàng,
Biển dâu cuộc thế, giang sơn đổi vần.
Tự Ðinh, Lê, Lý, Trần thưở trước.
Ðã bao lần ngôi nước đổi thay,
Núi sông thiên định đặt bày,
Ðồ thư một quyển xem nay mới rành.
Hòa đao mộc lạc,
Thập bát tử thành,
Ðông A nhật xuất,
Dị mộc tái sinh.
Chấn cung xuất nhật,
Ðoài cung vẩn tinh.
Mặt trời xuất hiện ở phương Ðông.
Sao sa ở phương Tây.
Theo Bát Quái, có tám cung là : Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly,
Khôn, Ðoài. Chấn thuộc về phương Ðông. Theo kinh Dịch, cung Chấn
thuộc về người trên. Ý muốn nói người anh cả của họ Nguyễn Tây
Sơn là Nguyễn Nhạc sẽ dấy nghiệp. Sao sa ở phương Tây : ý nói
nhà Tây Sơn xuất hiện.

Phụ nguyên chì thống,
Ðế phế vi đinh.
Thập niên dư chiến,
Thiên hạ cửu bình.
Lời thần trước đã ứng linh,
Hậu lai phải đoán cho minh mới tường.
Hòa đao mộc hồi dương sống lại,
Bắc Nam thời thế đại nhiểu nhương.
Hà thời biện lại vi vương,
Thử thời Bắc tận Nam trường xuất bôn.
Làm thế nào thời ấy tên biện lại làm vua,
Lúc ấy Bắc phải hết, Nam cũng chạy.
Hai câu trên đây ám chỉ Nguyễn Nhạc, tên biện lại ở huyện Vân
Ðồn, tỉnh Qui Nhơn khởi nghĩa dấy binh tự xưng là Tây Sơn Vương.
Nhà Tây Sơn nổi lên diệt Chúa Trịnh ở phương Bắc, đuổi Chúa
Nguyễn ở phương Nam lập nên đế nghiệp.

Lê tồn Trịnh tại,
Lê bại Trịnh vong.
Bao giờ ngựa đá sang sông,
Thì dân Vĩnh Lại Quận Công cả làng.
Khi nào ngựa đá qua sông được thì dân làng Vĩnh Lại đều được phong hầu.

Khi vua Lê Chiêu Thống lánh nạn Tây Sơn trốn qua làng Vĩnh Lãi dân chúng ủng hộ nhà vua chống lại Tây Sơn, vua Lê sẵn ấn tín đem theo mình liên phong tước hầu cho người cầm đất dân làng. Tin truyền ra dân chúng tranh nhau xin vua phong tước hầu cho mình. Sợ dân chúng sinh lòng phản trắc, nhà vua liền phong tước hầu cho tất cả dân làng.

Hà thời thạch mã độ giang,
Thử thời Vĩnh Lại nghênh ngang công hầu.
Chim bằng cất cánh về đâu ?
Chết tại trên đầu hai chữ Quận Công :
Nguyễn Hữu Chỉnh, một danh tài đất Bắc Hà thường tự hào và cho rằng : " Nhân tài xứ Bắc chỉ có một mình tôi ". Nguyễn Hữu Chỉnh thường ví mình có chí cả như chim Bằng. Người đương thời gọi là " Cống Chỉnh ". Lúc đầu, Nguyễn Hữu Chỉnh đến làm thuộc hạ của Hoàng Ngũ Phúc, một viên lão tướng đại tài của Chúa Trịnh. Sau khi Ngũ Phúc mất, Chỉnh lại theo con nuôi của Phúc là Hoàng Ðình Bảo, phò Trịnh Cán (con thứ của Tĩnh Ðô Vương Trịnh Sâm và thứ phi Ðặng Thị Huệ, tục gọi là Bà Chúa Chè). Phủ Chúa Trịnh có loạn Kiêu binh; phế Trịnh Cán, giết Hoàng Ðình Bảo, lập Trịnh Khải lên ngôi Chúa, Nguyễn Hữu Chỉnh liền bỏ Trịnh sang đầu Tây Sơn, và dâng lên vua Tây Sơn bài sách " Phù Lê diệt Trịnh ". Nhờ bài sách nầy mà nhà Tây Sơn đã áp dụng một chiến thuật mềm dẽo, đưa đất Bắc Hà sang một khúc quanh lịch sử quan trọng. Sau khi diệt được quân của Chúa Trịnh, Nguyễn Huệ đem các thuộc hạ như Nguyễn Hữu Chỉnh, Vũ Văn Nhậm... vào cung Văn Thọ vấn an vua Lê. Vua Lê phong cho Nguyễn Huệ làm chức Nguyên Soái, Dực chính Phù ân Uy Quốc Công.

Nguyễn Huệ có ý bất mãn, nhưng nhờ Nguyển Hữu Chỉnh khéo léo nên Nguyễn Huệ nguôi cơn giận. Vua Lê lại đem người con gái út là Ngọc Hân Công Chúa lúc bấy giờ mới mười sáu tuởi, tài sắc vẹn toàn, lại có tài văn chương thi phú gả cho Nguyễn Huệ. Kế vua Lê mất, Nguyễn Huệ tôn cháu là Hoàng Tôn Lê Duy Kỳ được nối ngôi vua lấy hiệu là Chiêu Thống. Khi quân Tây Sơn rút về Nam, nghe theo đề nghị của Vũ Văn Nhậm ( Nhân thường hay ghét Nguyễn Hữu Chỉnh về tính tình kiêu căng tự phụ ), Nguyễn Huệ bỏ Chỉnh lại đất Bắc. Chỉnh hốt hoảng đem gia nhân chạy theo quân của Nguyễn Huệ. Ðến Nghệ An, Chỉnh bắt kịp đạo quân của Nguyễn Huệ. Nguyễn Huệ tìm cách vỗ về Chỉnh và khuyên nên ở lại Nghệ An để phòng mọi bất trắc của dân tình xứ Bắc Hà, nhưng bên trong lại ngầm truyền lịnh cho Vủ Văn Nhặm theo dỏi mọi hành động của Chỉnh, vì Nguyễn Huệ biết trước sau gì Chỉnh cũng mưu phản.

Chỉnh không theo sát được Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ, biết mình đã bị bỏ rơi, tiến thoái lưỡng nan. Tuy nhiên, Chỉnh vốn là tay mưu trí giỏi, tìm những người tài trí lưu vong, quyết tâm tích thảo đồn lương, gây thanh thế để chiếm đất Nghệ An. Gặp lúc vua Lê Chiêu Thống bị con cháu của Chúa Trịnh là Trịnh Bồng, thừa kế tiên phụ giữ chức Án Ðô Vương áp bức. Vua Chiêu Thống liền phái sứ giả vào đất Nghệ triệu thỉnh Nguyễn Hữu Chỉnh ra dẹp loạn Bắc Hà. Cơ hội ngàn năm một thưở đã đến với Chỉnh. Chỉnh ra đất Bắc dẹp được yên Trịnh Bồng và được vua Lê phong chức Bình-Chương Quân-Quốc Trọng-Sự Ðại Tư - Ðồ Bằng Trung Công. Chỉnh lại chiếm Trịnh phủ làm Ðại bản doanh, Xin vua Lê phong cho con là Nguyễn Hữu Du làm Thế Tử, cắt đặt những tay chân bộ hạ vào những chức vụ trong triều Lê và ngoài các biên trấn. Các quan lại thuộc hạ của Chỉnh lại tâu vua Lê phong cho Chỉnh tước Nhất Tự Công, được mở Phủ quân Võ Thành (cũng như Bộ Tổng Tư Lệnh quân đội hiện nay) ; đúc ấn riêng và lập Khu Mật Viện.

Khi đã nắm trọn binh quyền trong tay, Chỉnh bắt đầu quyết đoán mọi việc, không thèm hỏi ý kiến vua Chiêu Thống. Thế là vua Lê vừa thoát được nạn Trịnh Bồng lại lọt vào tay lộng thần Cống Chỉnh. Ðất Bắc Hà lại một phen nữa khổ sở lầm than ; vua Lê làm bù nhìn chỉ còn biết âm thầm đau khổ. Vũ Văn nhậm được mật lệnh của Bắc Bình Vương theo dõi mọi hành động của Chỉnh, rồi mật trình tự sự về Nam. Nguyễn Huệ, sau khi hội nghị quân sự tại Quảng Nam đã nêu lên các tội tình của Chỉnh như họ Trịnh ngày trước ôm chân vua Lê mà lộng quyền. Thế là Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ ra lịnh cho các tướng như Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân ra Nghệ An họp với Vũ Văn Nhậm mở cuộc Bắt phạt bắt Nguyễn Hữu Chỉnh trị tội.

Nguyễn Hữu Chỉnh bị bại trận, và bị bộ tướng của Vũ Văn Nhậm là Nguyễn Văn Hòa bắt được tại núi Tam Tầng, thuộc huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Chỉnh bị bõ vào cũi mang về Thăng Long nạp cho Vũ Văn Nhậm. Riêng con của Chỉnh là Nguyễn Hữu Du bị bắt và bị chặt đầu ngay tại chổ. Vũ Văn Nhậm, với giọng điệu hách dịch hỏi tội Nguyễn Hữu Chỉnh tại sao làm phản. Chỉnh không van nài và chỉ trả lời : "Chỉ vì cái thế như vậy". Vũ Văn Nhậm truyền lệnh phanh thây Nguyễn Hữu Chỉnh . Thế là chim Bằng đã gảy cánh, sau những ngày hưởng thụ vinh sang tột đỉnh. Và đúng theo lời tiên tri của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: "Chết tại trên đầu hai chữ Quận Công".

Bao giờ trúc mọc qua sông,
Mặt trời sẽ lại đỏ hồng non Tây.
Ðoài cung một sớm đổi thay,
Chấn cung sao cũng sa ngay chẳng còn.
Ðầu cha lộn xuống thân con,
Mười bốn năm tròn hết số thì thôi.
Sáu câu nầy ứng nghiệm việc Tôn Sĩ Nghị đem quân Thanh sang cướp
nước Nam. Khi đến Thăng Long thành, Sĩ Nghị cho quân sĩ bắc một
chiếc cầu nổi bằng tre ngang sông Hồng. Sau khi dẹp được giặc
nhà Thanh một cách oai hùng ở trận Ðống Ða, Nguyễn Huệ xưng là
Quang Trung Hoàng Ðế (hai câu 1-2).
(Nhờ tài ngoại giao của Ngô Thời Nhiệm, Quang Trung được vua nhà
Thanh là Càn Long phong chức An Nam Quốc Vương, một vương hiệu
chính thức được Trung Hoa thừa nhận).

Sau hai năm lên ngôi vua, Hoàng đế Quang Trung mất ("Ðoài cung"
ở câu 3 có nghĩa là phương Tây. Theo kinh Dịch, cung Ðoài là phận
dưới, ý nói người em của nhà Tây Sơn là Nguyễn Huệ mất). Sau khi
vua Quang Trung mất, năm sau Nguyễn Nhạc vì tức vua Cảnh Thịnh,
tức Nguyễn Quang Toản (con của Quang Trung) chiếm thành Qui Nhơn
và tịch biên tài sản nên thổ huyết mà chết. ("Chấn cung" ở 4 ám
chỉ Nguyễn Nhạc. Theo kinh Dịch, cung Chấn là người trên, người
anh của nhà Tây Sơn). Câu 5 ám chỉ tên của vua Quang Trung và
vua Cảnh Thịnh (con của vua Quang Trung). Theo phép chiếc tự,
chữ "Quang" của vua Quang Trung có chữ "Tiểu" ở trên mà chữ
"Cảnh" của vua Cảnh Thịnh lại có chữ "Tiểu" ở dưới. Cho nên mới
gọi là : Ðầu cha lộn xuống chân con. Câu 6 ám chỉ nhà Nguyễn Tây
Sơn chỉ làm vua được 14 năm là dứt.

Phụ nguyên chính thống hẳn hoi,
Tin dê lại phải mắc mồi đàn dê.
Ý nói nhà Nguyễn mới là dòng dõi chính thống của nhà vua. Vua Gia Long nhờ sự trợ giúp của người Pháp để diệt nhà Tây Sơn, thống nhất đất nước. Nhưng rồi nhà Nguyễn cũng mất chủ quyền về tay người Pháp. Chữ "dê" dịch nghĩa chữ Hán là "dương", ám chỉ người Tây phương. Ví dụ như "dương lịch", người mình gọi là "lịch Tây".
Dục lòng chinh chích u mê,
Thập trên tứ dưới nhất đề chữ tâm.
Ðể loài bạch quỷ Nam xâm,
Làm cho trăm họ khổ trầm lưu ly.
Ngai vàng gặp buổi khuynh nguy.
Gia đình một ở ba đi dần dần.
Hai câu đầu, ám chỉ việc thôn tính của người Pháp ở Việt Nam làm cho dân chúng muôn phần khốn khổ, gây bao cảnh chia lìa "Bạch quỷ Nam xâm", nghĩa là : Nhân dân cực khổ điêu đứng vì cảnh chia lìa, tang tóc. Hai câu kế, vì chống lại sự xâm lăng của Pháp, ba vị vua nhà Nguyễn từ trước đến sau là : Hàm Nghi (bị đày sang Algérie) ; Thành Thái và Duy Tân (bị đày sang đảo Réunion) ; chỉ còn một mình Khải Ðịnh ở lại làm vua, kế nghiệp nhà Nguyễn ứng nghiệm vào câu : "Gia đình một ở ba đi dần dần".
Cho hay những gã công hầu,
Giầu sang biết gởi nơi đâu chuyến này.
Kìa kìa gió thổi lá rung cây,
Rung Bắc rung Nam Ðông tới Tây.
Sau ngày Pháp sang thôn tính Việt Nam, các phong trào Cần Vương trong nước, cũng như các đảng Văn Thân đều nổi dậy khắp nơi.
Tan tác Kiến kiều An đất nước.
Xác xơ Cổ thụ sạch Am mây.
Lâm giang nổi sóng mù Thao cát,
Hưng địa tràn dâng Hóa nước đầy.
Ứng nghiệm vào cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc Dân Ðảng kháng Pháp tại Kiến An, Cổ Am, Lâm Thao và Hưng Hóa. Thật đúng là cảnh đất nước xác xơ tan tác, như cành cổ thụ cằn cỗi trụi lá. Sóng gió, cát bụi nổi lên mịt trời chan hòa cùng máu của các chiến sĩ gục ngã đễ giành lại chủ quyền của dân tộc Lạc Hồng. Câu : "Ðồ, Môn, Nghệ, Thái dẩy đầy can qua." ám chỉ phong trào tranh đấu chống thực dân Pháp ở các nơi : Ðô Lương, Hóc Môn, Nghệ An và Thái Nguyên.
Một ngựa một yên ai sùng bái?
Nhắn con nhà Vĩnh bảo cho hay.
Tiền ma bạc quỷ trao tay,
Ðồ, Môn, Nghệ, Thái dẫy đầy can qua.
Giữa năm hai bảy mười ba,
Lửa đâu mà đốt tám gà trên mây.
"Tám gà" dịch sang Hán văn là "Bát kê". Ðúng vào năm âm lịch nhuần hai tháng bảy mười ba, tháng Toàn Quyền Ðông Dương Pasquier mãn nhiệm vụ trở về Pháp, dọc đường máy bay bị ngộ nạn Pasquier bị chết cháy giữa không trung, đúng vào câu "Lửa đâu mà đốt tám gà trên mây".
Rồng nằm bể cạn dể ai hay,
Rắn mới hai đầu khó chịu thay.
Ngựa đã gác yên không người cỡi,
Dê khôn ăn lộc ngoảnh về Tây.
Khỉ nọ ôm con ngồi khóc mếu,
Gà kia vỗ cánh trập trùng bay,
Chó nọ vẩy đuôi mừng thánh chúa
Ăn no ủn ỉn lợn kêu ngày.
Nói cho hay khảm cung ong dậy,
Chí anh hào biết đấy mới ngoan,
Chữ rằng lục thất nguyệt gian,
Ai mà giữ được mới nên anh tài.
Ra tay điều đỉnh hộ mai,
Bấy giờ mới rõ là người an dân
Lọ là phải nhọc kéo quân,
Thấy nhân ai chẳng mến nhân tìm về.
Phá điền than đến đàn dê,
Hễ mà chuột rúc thì dê về chuồng,
Dê đi dê lại tuồn luồn.
Ðàn đi nó cũng một môn phù trì.
Thương những kẻ nam nhi chí cả,
Chớ vội sang tất tả chạy rong,
Học cho biết chữ cát hung,
Biết phương hướng đứng chớ đừng lầm chi.
Hể trời sinh xuống phải thì,
Bất kỳ nhi ngộ tưởng gì đợi mong.
Kìa những kẻ vội lòng phú quí,
Xem trong mình một tí đều không.
Ví dù có gặp ngư ông,
Lưới giăng đâu dể nên công mà hòng.
Khuyên những đấng thời trung quân tử,
Lòng trung nghi nên giữ cho minh.
Âm dương cơ ngẩu hộ sinh,
Thái nhâm, thái ất … mình cho hay.
Chớ vật vờ quen loài ong kiến,
Hư vô bàn miệng tiếng nói không.
" Ô hô thế sự tự bình bồng,
Nam Bắc hà thời thiết lộ thông.
Hồ ẩn sơn trung mao tân bạch,
Kình cư hải ngoại huyết lưu hồng.
Kê minh ngọc thụ thiên khuynh Bắc,
“Châu Thanh Hoá gồm: huyện Nga Lạc (là huyện Ngọc Lặc và một phần đất huyện Thọ Xuân ngày nay); huyện Tế Giang (là vùng đất phía Tây huyện Thạch Thành ngày nay); huyện Yên Lạc (là phía Ðông huyện Thạch Thành ngày nay); huyện Lỗi Giang (là huyện Cẩm Thuỷ và Bá Thước ngày nay).”
Ngưu xuất Lam điền nhật chính Ðông.
Lam điền có thể xem là vùng đồng bằng, đồng ruộng quanh nu’i Lam

“Khu di tích lịch sử Lam Kinh (ở Thọ Xuân) cùng các lăng tẩm, bia mộ của các Vua và Hoàng hậu triều Lê”

“Khu di tích lịch sử Lam Kinh nằm trên địa bàn xã Xuân Lam , huyện Thọ Xuân, cách thành phố Thanh Hóa 50 km về phía Tây Bắc.”
“Lê Thái Tổ sau 10 năm lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1428) giành thắng lợi và lên ngôi hoàng đế đóng đô ở Đông Kinh, lấy niên hiệu là Thuận Thiên thứ nhất. Đồng thời cho xây dựng ở quê hương đất tổ Lam Sơn một kinh thành lớn thứ hai gọi là Lam kinh hay còn gọi là Tây Kinh.
Thành điện Lam kinh phía Bắc dựa vào núi Dầu (gọi là du sơn) mặt Nam nhìn ra sông Chu - có núi Chúa làm tiền án, bên tả là rừng Phú Lâm, bên hữu là núi Hương và núi Hàm Rồng chắn phía Tâỵ Khu Hoàng thành, cung điện và Thái miếu ở Lam Kinh được bố trí xây dựng theo trục Nam - Bắc trên một khoảng đồi gò có hình dáng chữ vương. Bốn mặt xây thành có chiều dài 314m, bề ngang 254m, tường thành phía Bắc hình cánh cung có bán kính 164m, thành dày 1m. Qua khảo cổ và dấu tích còn lại cho thấy xưa kia ở đây đã từng tồn tại Ngọ môn, sân rồng, chính điện, khu Thái miếu... nguy nga tráng lệ.”

Hoặc kiều tam lộng ngạn

“Cư dân Việt cổ thời đại Đông Sơn cư trú chủ yếu trên ba dòng sông lớn đó là: sông Hồng, sông Mã và sông Cả (sông Lam). Họ thường lập làng trên những gò đất cao bên dòng sông, một số ít cư trú ở đồng bằng và một bộ phận sống rải rác ở vùng trước núi gần nguồn nước.”

“Người Đông Sơn sống hoà mục, bình đẳng. Theo nhà sử học Phan Huy Chú nhận xét thì "Lúc bây giờ vua tôi cùng đi cày, cha con cùng tắm không chia giới hạn, không phân biệt uy quyền, thứ bậc, cùng nhau vui chơi vô sự, gọi là đời rất hồn nhiên...". Khi mới phát hiện sự choáng ngợp của nền văn minh rực rỡ này, các nhà học giả phương tây không thể giải thích nổi vì sao, tại một khu vực còn hết sức nghèo nàn, lạc hậu ở vào thời điểm vài thập kỷ đầu của thế kỷ trước, mà trong quá khứ hai ngàn năm, lại có thể nảy sinh một quốc gia có nền văn minh cao đến như vậy mà họ đã đi tìm nguồn gốc từ những yếu tố du nhập bên ngoài, với trung tâm Châu Âu là điểm chói sáng, phát toả tạo lập nên Đông Sơn.”

Hoặc ngụ kim lăng cương

“Tháng 11 - Kỷ Dậu (1429), vua Lê Thái Tổ về bái yết Sơn Lăng, Lam Sơn, sau 10 năm chiến đấu giành độc lập cho đất nước thắng lợị Mùa Hè năm Canh Tuất (1430) đổi Tây Ðô làm Tây Kinh và Ðông Ðô (Hà Nội) làm Ðông Kinh.”

Khởi nguyệt bộ đại giang

Mùa xuân, tháng Giêng ngày mồng 2 năm Mậu Tuất (1418), Lê Lợi cùng với những người tài giỏi trong cả nước khởi nghĩa ở Mường Chính (nay là huyện lỵ Lang Chánh) tiến về Khả Lam (tức Lam Sơn) bắt đầu cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh (Trung Quốc) giải phóng đất nước. Lê Lợi xưng là Bình Ðịnh Vương, người hương Lam Sơn, huyện Lương Giang (nay là xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân). Bình Ðịnh Vương chiến đấu ở Thanh Hoá 6 năm, các trận đánh lớn diễn ra ở Lam Sơn, Mường Một (vùng Bát Mọt, huyện Thường Xuân ngày nay), Mường Chính, Bến Bổng (vùng thượng du sông Âm), Ba Lẫm (vùng Chiềng Lẫm, huyện Bá Thước ngày nay), Kình Lộng (vùng Cổ Lũng, huyện Bá Thước),úng ải (vùng đèo Thiết ốvùng đèo thiết ống, huyện Bá Thước), Sách Khôi (ở khoảng giữa huyện Bá Thước và huyện Hoàng Long - Ninh Bình và huyện Thạch Thành - Thanh Hoá), Ða Căng (vùng Thọ Nguyên, Thọ Xuân), có trận phía địch có tới 10 vạn quân như ở Kình Lộng. Mùa đông năm 1424, Bình Ðịnh Vương tiến quân vào Nghệ An theo kế sách của Nguyễn Chích. Mùa thu năm 1426, quân khởi nghĩa tiến ra Bắc bao vây Ðông Quan. Ngày 17 tháng 9 năm Bính Ngọ (1426), Bình Ðịnh Vương đến Lỗi Giang (vùng đất các huyện Thạch Thành, Vĩnh Lộc ngày nay) chỉ huy bao vây Tây Ðô. Cuối năm 1426, Bình Ðịnh Vương ra Bắc chỉ huy giải phóng các miền đất Giao Chỉ (Bắc Bộ ngày nay), và vây hãm thành Ðông Quan. Ngày 22 tháng một năm Ðinh Mùi (1427), giặc Minh đầu hàng. Mùa xuân năm sau - giặc rút về, đất nước sạch bóng quân thù, thành Tây Ðô lại về Ðại Việt. Ngày 15 tháng giêng năm Mậu Thân (1428), Bình Ðịnh Vương lên ngôi hoàng đế nước Ðại Việt, thủ đô là Ðông Kinh (tức Ðông Quan, thủ đô Hà Nội ngày nay). Cả nước chia làm 3 đạo hành chính lớn, Thanh Hoá thuộc đạo Hải Tây trong số các trấn ven biển Tây Ðô.

Ðoài phương phước điạ giáng linh
Cửu trùng thụy ứng long thành ngũ vân

“ Năm Thuận Thiên thứ nhất (năm 1428), chia nước làm 5 đạo, Thanh Hoá thuộc Hải Tây đạo.”

Cửu trùng thụy ứng long thành ngũ vân

“Sang thời Tam Quốc - Lưỡng Tấn - Nam Bắc Triều (210 - 581), theo Ðào Duy Anh dẫn Tấn thư: cuối đời Ngô (Tam Quốc - Ðông Ngô, năm Nguyên Hưng thứ nhất), Ðào Hoàng xin "tách đất Cửu Chân mà đặt huyện Cửu Ðức". Quận Cửu Ðức tách ra là huyện Hàm Hoan đời Hán, phần đất tương đương với Nghệ An ngày naỵ Như vậy, quận Cửu Chân cuối thời Tam Quốc là phần đất tương đương với Thanh Hoá ngày naỵ

Nhược đãi ưng lai sư tử thượng,
Tứ phương thiên hạ thái bình phong "
Ngõ may gặp hội mây rồng,
Công danh rạng rở chép trong vân đài
Nước Nam thường có thánh tài,
Sơn hà vững đặt ai hay tỏ tường ?
So mấy lề để tàng kim quỹ,
Kể sau này ngu bỉ được coi,
Ðôi phen đất lở cát bồi,
Ðó đây ong kiến dậy trời quỷ ma.
Ba con đổi lấy một cha,
Làm cho thiên hạ xót xa vì tiền.
Mão, Thìn, Tý, Ngọ bất yên,
Ðợi tam tứ ngũ lai niên cũng gần.
Hoành sơn nhất đái,
Vạn đại dung thân.
Ðến thời thiên hạ vô quân,
Làm vua chẳng dễ, làm dân chẳng lành
Gà kêu cho khỉ dậy nhanh,
Phụ nguyên số đã rành rành cáo chung.
Thiên sinh hữu nhất anh hùng,
Cứu dân độ thế trừ hung diệt tà.
Thái Nguyên cận Bắc đường xa,
Ai mà tìm thấy mới là thần minh.
Uy nghi dung mạo khác hình,
Thác cư một góc kim tinh phương Ðoài.
Cùng nhau khuya sớm chăn nuôi,
Chờ cơ mới sẽ ra đời cứu dân.
Binh thư mấy quyển kinh luân,
Thiên văn, địa lý, nhân dân phép mầu.
Xem ý trời ngõ hầu khải thánh,
Dốc sinh ra điều đỉnh hộ mai.
Song thiên nhật nguyệt sáng soi,
Thánh nhân chẳng biết thì coi cho tường,
Thông minh kim cổ khác thường,
Thuấn Nghiêu là trí, Cao Quang là tài.
Ðấng hiên ngang nào ai biết trước,
Tài thao lược yêm bác vũ văn.
Ai còn khoe trí khoe năng,
Cấm kia bắt nọ hung hăng với người,
Chưa từng thấy nay đời sự lạ,
Chốc lại mồng gá vạ cho dân.
Muốn bình sao chẳng lấy nhân,
Muốn yên sao lại bắt dân ghê mình.
Ðã ngu dại Hoàn, Linh đời Hán,
Lại đua nhau quần thán đồ lê.
Chức này quyền nọ say mê,
Làm cho thiên hạ khôn bề tựa nương.
Kẻ thì phải thưở hung hoang,
Kẻ thì bận của bỗng toan khốn mình.
Cửu cửu càn khôn dĩ định,
Thanh minh thời tiết hoa tàn.
Trực đáo dương đầu mã vĩ,
Hồ binh bát vạn nhập Trường An.
Nực cười những kẻ bàng quan,
Cờ tan lại muốn toan đường chống xe.
Lại còn áo mũ xum xoe,
Còn ra xe ngựa màu mè khoe khoang.
Ghê thay thau lẫn với vàng,
Vàng kia thử lửa càng cao giá vàng.
Thành ra tuyết tán mây tan,
Bấy giờ mới sáng rõ ràng nơi nơi.
Can qua việc nước tơi bời,
Trên thuận ý trời, dưới đẹp lòng dân.
Oai phong khấp quỷ kinh thần,
Nhân nghĩa xa gần bách tính ngợi ca.
Rừng xanh núi đỏ bao la,
Ðông tàn Tây bại sang gà mới yên.
Sửu, Dần thiên hạ đảo điên,
Ngày nay thiên số vận niên rành rành.
Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh,
Can qua xứ xứ khổ đao binh.
Mã đề dương cước anh hùng tận,
Thân Dậu niên lai kiến thái bình.
Sự đời tính đã phân minh,
Thanh nhàn mới kể chuyện mình trước sau :
Ðầu thu gà gáy xôn xao,
Mặt trăng xưa sáng tỏ vào Thăng Long.
Chó kêu ầm ỉ mùa Ðông,
Cha con Nguyễn lại bế bồng nhau đi.
Lợn kêu tình thế lâm nguy.
Quỷ dương chết giữa đường đi trên trời.
Chuột sa chỉnh gạo nằm chơi,
Trâu cày ngốc lại chào đời bước ra.
Hùm gầm khắp nẻo gần xa.
Mèo kêu rợn tiếng quỷ ma tơi bời,
Rồng bay năm vẻ sáng ngời,
Rắn qua sửa soạn hết đời sa tăng,
Ngựa lồng quỷ mới nhăn răng,
Cha con dòng họ thầy tăng hết thời.
Chín con rồng lộn khắp nơi,
Nhện giăng lưới gạch đại thời mắc mưu.
Lời truyền để lại bấy nhiêu,
Phương Ðoài giặc đã đến chiều bại vong.
Hậu sinh thuộc lấy làm lòng,
Ðến khi ngộ biến đường trong giữ mình.
Ðầu can võ tướng ra binh,
Ắt là trăm họ thái bình âu ca.
Thần Kinh Thái Ất suy ra,
Ðể giành con cháu đem ra nghiệm bàn.
Ngày thường xem thấy quyển vàng,
Của thiên bảo ngọc để tàng xem chơi.
Bởi Thái Ất thấy lạ đời,
Ấy thưở sấm trời vô giá thập phân.
Kể từ đời Lạc Long Quân,
Ðắp đổi xoay vần đến lúc thất gian.
Mỗi đời có một tôi ngoan,
Giúp chung nhà nước dân an thái bình.
Phú quí hồng trần mộng,
Bần cùng bạch phát sinh.
Hoa thôn đa khuyển phệ,
Mục giả giục nhân canh.
Bắc hữu Kim thành tráng.
Nam hữu Ngọc bích thành,
Phân phân tùng bách khởi,
Nhiễu nhiễu xuất Ðông chinh,
Bảo giang thiên tử xuất,
Bất chiến tự nhiên thành.
Rồi đây mới biết thánh minh,
Mừng đời được lúc hiển vinh reo hò.
Nhị hà một dải quanh co,
Chính thực chốn ấy đế đô hoàng bào.
Khắp hòa thiên hạ nao nao.
Cá gặp mưa rào có thích cùng chăng ?
Nói đến độ thầy tăng ra mở nước,
Ðám quỷ kia xuôi ngược đến đâu ?
Bấy lâu những cậy phép mầu,
Bây giờ phép ấy để lâu không hào.
Cũng có kẻ non trèo biển lội,
Lánh mình vào ở nội Ngô, Tề.
Có thầy Nhân Thập đi về,
Tả hữu phù trì, cây cỏ thành binh.
Những người phụ giúp thánh minh.
Quân tiên xướng nghĩa chẳng tàn hại ai,
Phùng thời nay hội thái lai,
Can qua chiến trận để người thưởng công.
Trẻ già được biết sự lòng,
Ghi làm một bản để hòng dở xem.
Ðời này những thánh cùng tiên,
Sinh những người hiền trị nước an dân.
Nầy những lúc thánh nhân chưa lại,
Chó còn nằm đầu khải cuối thu.
Khuyên ai sớm biết khuông phù,
Giúp cho thiên hạ Ðường, Ngu ngõ hầu
Cơ tạo hóa phép mầu khôn tỏ,
Cuộc tàn rồi mới rõ thấp cao.
Thấy sấm từ đây chép vào,
Một mảy tơ hào chẳng dám sai ngoa. 

No comments:

Post a Comment