Thi,
họa-sĩ Vũ Hối
Sơ
lược về thi họa
Trên thế-giới, mỗi nước có một lối viết chữ riêng. Người Anh gọi là
Caligraphy, người Trung-Hoa gọi là Thư-đạo hay Thư-pháp. Viết trong dịp khai
bút đầu năm, người Nhật gọi là Thư-sơ (Kakizome). Ở Trung hoa, các bậc đại-thư
thường là các bậc đại thi và họa hoằn mới có một người viết chữ đẹp, và họ thường
nói "Nhan Cân, Liễu Cốt" (Cân là bút lực, Cốt là cốt cách riêng của mỗi
thư gia): bút lực của Nhan Châu Khanh, và cốt cách của Liễu Công Quyền. Được gọi
là thư pháp là viết chữ như rồng bay phượng núa, đường nết bay bướm, đậm nhạt
huyền ảo, làm thế nào bài thơ truyền đạt hết ý tứ, tâm tư gửi gấm được rung động,
xúc cảm qua nét thư-pháp uyển chuyển, trường hợp như Thội-Hiệu đề thơ. Lục thư
là cách viết cùng một chữ, thông thường là bốn lối: Triện, Lệ, Thảo và Khải
(chân phương).Dưới triều Đường ở Trung Hoa, các thư gia nổi tiếng nhất có Tam Đường Lục Đại Gia..Sơ Đường có Vương Hi Chi; Thịnh Đường có Nhan Châu Khanh; Vãn Đường có Liễu Công Quyền.
Ngày xưa, ở nước ta có chữ của Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Tô Như...được liệt vào hạng danh gia nhưng tiếc thay đến nay hầu như bị thất lạc hoàn toàn. Gần đây, cố thi sĩ Đông Hồ chữ cũng ảo mờ, rõ nét...
Hiện nay có nhà danh hoa Vũ Hối đã sáng chế ra một lối chữ viết độc đáo đã được hầu hết các nhà bình luận tiếng tăm trên văn đàn cũng như báo chí ở hải ngoại công nhận là một thư pháp gia số một ở hậu bán thế kỷ thứ xx. Họa sĩ Vũ Hối đã thể hiện được hết bản sắc dân tộc qua những nét chữ quốc ngữ, không lai căng nét bút của Tàu, không vay mượn nét chữ của Nhật hay bất cứ nước nào v.v...Người nghệ sĩ tài hoa này đã sáng tạo ra được một lối viết mà như vẽ chữ, được mệnh danh là Thư Họa. Lối viết dễ đọc, không cầu kỳ, đơn giản mà bay bướm, tài tình sống động- thoát hết được ý thơ bay bổng hoà nhập sự rung cảm tuyệt vời của nhà thơ.
Thư họa gia Vũ Hối ngoài lối viết trên giấy, trên lụa bồi, trên sơn mài v. v... còn đặc biệt viết trên đĩa sành bằng chất men sứ, sau đó đem nung lại. Đĩa thơ nghệ thuật này có thể gắn trên tường, để trong tủ kiếng. Đây cũng là hình thức phổ biến thơ sâu rộng nhất đến với giới thưởng ngoạn qua lối thư họa của Vũ Hối, người đã có công nghiên cứu lâu năm, đưa cái đẹp của lối viết chữ Quốc Ngũ lên cao, nên được rất nhiều người yêu chuộng. Đây cũng còn là một niềm tự hào của người Việt Nam, trong cũng như ngoài nước.
Sự thành công về Thư Họa của Vũ Hối cũng dễ hiểu vì chẳng những ông là một họa sĩ từng nổi tiếng trên thế giới hơn nửa thế kỷ cầm cọ vẽ tranh, cầm bút sáng tác thi ca và bây giờ lại thêm nổi tiếng với ngọn bút rồng bay phượng múa qua lối thư họa độc đáo có một không hai. Tên tuổi ông đã được đưa vào Tự Điển Larousse và giới yêu chuộng nghệ thuật Quốc tế cũng đã biết đến ông qua loạt tranh sinh động "Painting in motion". Đây cũng là một sáng tạo độc đáo của Vũ Hối nhằm mục đích đưa ý thơ hoà lẫn sắc màu trong Bộ Tranh "Hoạ Thi Giai Điệu". Những bức tranh vẽ trên lụa quê hương, với màu sắc hư thực đầy tính chất Liêu Trai được các phê bình gia nghệ thuật quốc tế như bà Karen Lawson và ông Dave Jones nhận xét :
"Với đề tài thuần túy qua bút pháp Á Đông kết hợp với sự đồng nhất diệu kỳ của Trường Phái Trừu Tượng Phương Tây, họa sĩ Vữ Hối đã tạo ra được một phong cách nghệ thuật sinh động riêng, tuyệt vời, trong nghệ thuật sáng tạo đầy mới lạ ở thời cận đại". Và họa phẩm của ông đã được cả thế giới thẩm định giá trị qua lời giải thích bằng Đại Số Học ứng học từ công thức của nhà bác học Einstein.
Ai muốn bảo cổ thì rõ là rất cổ kính, nhưng ai nhận thấy tân kỳ thì quả thật nét bút ấy mang nhiều màu sắc rất mới mẻ.
Thi sĩ Thanh Vân đã tặng cho Vũ Hối 2 câu thơ chữ Hán:
"Cảnh họa thủy nguyệt lưu thi bút
Hải thị thần lâu, thác họa đồ"
Hải thị thần lâu, thác họa đồ"
có
nghĩa là:
"Mơ màng hoa lộng gương trăng,
Lung linh thân bút cung Hằng đáy khơi,
San hô thành thị lâu đài,
Ảo huyền nét vẽ, danh tài mãi lưu"
Lung linh thân bút cung Hằng đáy khơi,
San hô thành thị lâu đài,
Ảo huyền nét vẽ, danh tài mãi lưu"
quả
thật đúng vậy.
(theo Như-Hiên nữ-sĩ)
(NVNY 62)
(theo Như-Hiên nữ-sĩ)
(NVNY 62)
Sơ
lược tiểu-sử của thi, hoạ-sĩ Vũ-Hối
Họa Sĩ Vũ Hối sinh ngày 22.11.1932 tại Tam Kỳ, Quảng Nam, xuất thân trong một gia đình Nho học. Thân phụ ông, cụ Vũ Khắc Thuyết là một nhà uyên thâm Hán học và là một Đông y có tiếng tăm khắp vùng. Cụ thân sinh họa sĩ và gia-đình là nạn nhân liên tục trong nhiều thập-niên của chính-sách khủng-bố và tiêu diệt giai-cấp Địa - Phú - Trí - Hào của CSVN.
Năm 1952, từ khu Việt Minh kiểm soát, chàng thanh niên Vũ Hối trốn thoát ra vùng tự do, theo học tại trường Khải Định, ở Huế. Năm 1953, do lệnh tổng động viên của chính quyền bảo hộ, ông gia nhập quân đội Quốc gia. Năm 1956 ông lập gia đình. Năm 1963 ông được cử sang Hoa Kỳ theo học khóa Tiếp Liệu Truyền Tin tại South Carolina và Tiểu Bang Geogia. Năm 1967, ông xin giải ngũ ra hoạt động trong ngành Mỹ Thuật.
Sau biến cố lịch sử tháng 4/1975, ông và gia đình bị ép buộc đi vùng kinh-tế mới. Không chấp nhận và công khai chống lại lệnh đày ải trá hình này, ông bị bắt giam, cùng với lúc thanh lọc hàng ngũ văn nghệ sĩ tại miền nam. Sau nhiều năm bị giam giữ, ông được thả ra với lệnh quản chế thật chặt chẽ.
Năm 1986, ông bị bắt lại với tội danh làm thơ, vẽ tranh tuyên-truyền chống đối chế độ. Đến năm 1989, nhờ sự can thiệp của tổ chức Nhân Nhân Quyền Quốc tế, các yếu nhân, trong đó có cả TNS Bob Dole, Quốc Hội Bỉ, Thủ Tướng Pháp, Nhật, ông được trả tự do.
Ông cũng là một nghệ sĩ đã vào tù ra khám nhiều lần dưới chế độ CSVN. Do chính sách tù đày khắc nghiệt, ông đã mất một mắt và mang một số thương tật vĩnh viễn. Tháng 6/1992, được sự bảo trợ của Mục Sư Frederick O.Hunt, ông cùng gia đình đến bến bờ tự do, định cư tại Rocrocville, tiểu Bang Maryland.
Theo nhà thơ Song Nhị, trong suốt gần năm thập niên, họa sĩ Vũ Hối đã đóng góp cho nền Mỹ Thuật Văn Hóa nước nhà nhiều cống hiến giá trị mà Tự Điển Văn Học của VNCH đã tuyên dương thành tích của ông, cũng như mới đây, trong cuốn Vẻ Vang Dân Việt, xb năm 1993 đã liệt kê ông là một trong những nhân vật đã đem lại cho đất nước và đồng bào một sự kính nể ở người ngoại quốc. Những hoạt động nghệ thuật của người Việt tài hoa này đã tiếp diễn một cách sôi nổi và hiệu quả trong suốt gần 50 năm qua.
Sơ
lược về những vinh dự của thi, hoạ-sĩ Vũ-Hối đã làm vẻ vang cho Việt-Nam
-Họa sĩ Vũ Hối là người đoạt giải Khôi Nguyên Hội Họa Quốc tế năm 1963 tại Hoa Kỳ. Tháng 7, 1963 ông được mời vào Toà Bạch Ốc vẽ chân dung cho TT Kennedy. Năm 1967 vẽ chân dung cho TT Nam Hàn Phác Chung Hy và ông cũng đã từng vẽ chân dung cho một số yếu nhân các nước, trong đó có Tướng Abrams.
-Họa sĩ được mời đi Âu Châu để triển lãm tranh và nói chuyện về trường phái Paintings in Motion tức Luân Vũ Họa và Thư Họa (Handwriting Paintings), là trường phái do ông thành lập.
-Ông được học viện Luân Đôn bầu là nhân vật của năm Quốc Tế Nghệ Thuật 1994-1995.
- Ông được Viện Nghệ Thuật Internationnal Biographical Center of Cambridge, England tại Luân Đôn tuyên dương.
-Viện Danh Nhân Hoa Kỳ American Biographical Institute ghi tên ông là một trong 5,000 nhân vật thuộc 75 nước có óc sáng tạo của thế kỷ.
-Ông đã từng triển lãm tranh tại một số nước dưới thời VNCH. Sau ngày định cư tại Mỹ, tranh của họa sĩ được trưng bày ở nhiều nơi, như tại Thư-Viện Luther King, Memorial Art tại Washington DC tổ chức.
-Tháng 11/1994 Ông được tuyên dương trước Đại-Hội Mỹ-Thuật thế-giới tổ chức tại Atlanta.
-Tháng1/1995, Trung-Tâm Văn-Hóa Âu Châu ở Bruxelles mời triển lãm và nói chuyện ở Tây Âu.
-Cũng trong năm 1994 Viện Nghệ-Thuật Public Playhouse tiểu bang Maryland tổ chức triển lãm tranh các loại của ông từ ngày 1 đến ngày 31 tháng 5.
-Tập kỷ yếu Braun Gallery xuất bản tại Pháp năm 1985 đã liệt kê họa sĩ Vũ Hối vào danh mục những họa sĩ quốc tế lỗi lạc bên cạnh các hoạ sĩ Vinci, Picasso, Toulouse, Lautric...
-Đặc biệt cảm động và đáng ghi nhận nhất trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật của ông là cuộc diện kiến giữa ông và TT Tiệp Khắc Vacla Havel ngày 5/9/1995. Hoạ sĩ được TT Tiệp mời thăm và nhân dịp này ông đã trao tặng TT bức tranh "Mộng Hòa Bình" trong cuộc tiếp kiến tại Dinh TT Tiệp trước một cử tọa đông đảo gồm phái đoàn các đoàn thể, tôn giáo từ Pháp, Đức, Bỉ, Hòa lan, Hoa Kỳ... và các giới truyền thông, báo chí. Bức tranh "Mộng Hòa Bình" thể hiện ước mơ và khát vọng hòa bình của dân tộc Việt Nam mà tác giả Vũ Hối đã thể hiện bằng cả tâm huyết của ông, và đã được TT Valav Havel đón nhận một cách trang trọng, tạo thông cảm sâu xa giữa hai dân tộc cùng chung lý tưởng đấu tranh cho nhân quyền và hạnh phúc của toàn dân.
Thi,
họa-sĩ Vũ Hối
Sau đây là một số thơ tiêu
biểu trích từ quyển "Chiêm bao trở giấc". Xuất bản bởi nhà sách
Mekong, 1997.
1- Nửa
Đời ta nửa tỉnh nửa say
Nửa đen, nửa trắng, nửa ngày, nửa đêm
Nửa vui với nửa ưu phiền
Nửa sông cồn cát, nửa triền núi cao
Nửa thương,nửa nhớ nghẹn ngào
Nửa cười tha thiết, nửa ngao ngán tình
Nửa hồn đau mắt phù sinh
Chênh vênh nửa cuộc hành trình bể dâu
Chập chờn nửa giấc canh thâu
Cười say bên ngọn dèn dầu nửa khuya.
2- Bức tranh sông núi
Núi sông còn mãi bên nhau,
Phải chăng núi thích lao xao vỗ về
Hay là sông muốn núi kề
Để cho sông khỏi bốn bề quạnh hiu !
Hay là sông ngại nắng chiều
Núi cao che bớt ít nhiều xôn xao
Núi non quê Mẹ lao đao
Núi cao che bớt nắng chiều xôn xao
Âm thầm sông rửa niềm đau quê mình
Ai hay sông núi hữu tình
Còn sông, còn núi, còn mình bên nhau !
Sông dài, trời rộng, núi cao
Trăng khuya vời vợi dạt dào tình quê
Buồm xa thấp thoáng đi về
Vi vu gió núi nặng thề nghĩa sông !
Điệp trùng sông núi mênh mông
Nắng mưa nghiệt ngã, giữa vòng bể dâu
Trăng khuya nhớ bóng bạc đầu
Thương sông núi đứng dãi dầu từng đêm
Thông reo như tiếng Mẹ hiền
Lời ru vọng cả hồn thiêng núi rừng :
"à ơi !...
"Thuyền ra giữa bến thuyền dừng
"Ai đi thương nước nửa chừng lại thôi
"Trách ai, tình nước như vôi
"Thù nhà, nợ nước buông xuôi giữa dòng
"Bỏ bao chiến hữu long đong
"Bỏ hình chữ S, đường cong quê mình
"à ơi !..."
Lời ru của mẹ đầy tình
Đèn khuya lay bóng lung linh, nhớ Người
Bức tranh sông núi tuyệt vời
Việt Nam ta đó, rạn ngời tương lai !...
3- Cuội đá tương tư
1- Nửa
Đời ta nửa tỉnh nửa say
Nửa đen, nửa trắng, nửa ngày, nửa đêm
Nửa vui với nửa ưu phiền
Nửa sông cồn cát, nửa triền núi cao
Nửa thương,nửa nhớ nghẹn ngào
Nửa cười tha thiết, nửa ngao ngán tình
Nửa hồn đau mắt phù sinh
Chênh vênh nửa cuộc hành trình bể dâu
Chập chờn nửa giấc canh thâu
Cười say bên ngọn dèn dầu nửa khuya.
2- Bức tranh sông núi
Núi sông còn mãi bên nhau,
Phải chăng núi thích lao xao vỗ về
Hay là sông muốn núi kề
Để cho sông khỏi bốn bề quạnh hiu !
Hay là sông ngại nắng chiều
Núi cao che bớt ít nhiều xôn xao
Núi non quê Mẹ lao đao
Núi cao che bớt nắng chiều xôn xao
Âm thầm sông rửa niềm đau quê mình
Ai hay sông núi hữu tình
Còn sông, còn núi, còn mình bên nhau !
Sông dài, trời rộng, núi cao
Trăng khuya vời vợi dạt dào tình quê
Buồm xa thấp thoáng đi về
Vi vu gió núi nặng thề nghĩa sông !
Điệp trùng sông núi mênh mông
Nắng mưa nghiệt ngã, giữa vòng bể dâu
Trăng khuya nhớ bóng bạc đầu
Thương sông núi đứng dãi dầu từng đêm
Thông reo như tiếng Mẹ hiền
Lời ru vọng cả hồn thiêng núi rừng :
"à ơi !...
"Thuyền ra giữa bến thuyền dừng
"Ai đi thương nước nửa chừng lại thôi
"Trách ai, tình nước như vôi
"Thù nhà, nợ nước buông xuôi giữa dòng
"Bỏ bao chiến hữu long đong
"Bỏ hình chữ S, đường cong quê mình
"à ơi !..."
Lời ru của mẹ đầy tình
Đèn khuya lay bóng lung linh, nhớ Người
Bức tranh sông núi tuyệt vời
Việt Nam ta đó, rạn ngời tương lai !...
3- Cuội đá tương tư
6- Ngày xa quê
Ngày ra đi, cây buồn ủ rũ
Gió heo may, lá úa, ngậm ngùi
Mòn lối cũ, thương từng hàng sỏi
Mưa bay bay! Sao bỗng sụt sùi
Mắt Mẹ buồn rưng rưng đưa tiễn
Người thân, ơi ới ! vẫy tay chào
Bằng hữu, chẳng rời tay, từ giã
Đếm bước đi, lòng bỗng nghẹn ngào...
Đường thăng trầm, nhục, vinh, dâu bể
Vạn lối đi, biết đến phương nào ?
Ta như cỏ úa, hôn phi đạo
Tiễn người đi, đất Mẹ xanh xao !
Cánh chim rừng, giờ đây lạc xứ
Khắp muôn phương, chưa hẹn về nguồn
Vẫn chờ mong, ngày vui nắng mới
Dập dìu cánh mộng, khắp quê hương !
Ngày ta về, ai còn ai mất
Kẻ đi người ở, luống ngậm ngùi
Thương bạn hiền, yên, lòng đất lạnh
Kẻ sống còn, vất vả ngược xuôi
Thân ly hương, xác gầy buốt giá
Mong một ngày sống giữa quê hương
Quán lá, nghèo, đậm tình cốc đế
Uống say cười, khóc, chuyện nhiễu nhương !
Bạn nhé ! ngày mai, xin hãy đợi
Rượu nồng men bốn phương tri kỷ
Con đò xưa, xuôi về "Bến cũ"
Giòng sông, quê Mẹ vẫn trăm năm !>
7- Gửi nàng Tự-Do
Xin hãy chỉ dùm tôi
Một con đường
Xưa là Tự Do
Nay là Đồng Khởi
Xin hãy chỉ dùm tôi
Nhà Bưu Điện Sài gòn
Để gửi cho Nàng
Một cánh thư
Chuyện tình ấy
Ngày xưa sao lỗi hẹn
Để tôi buồn
Tôi nhớ đã bao năm
Trong chiến tranh
Tôi là người mất Mẹ
Nên đau buồn
Cho số kiếp long đong
Có những lúc
Thẩn thơ ngoài đường phố
Có những lúc
Mưa lũ giữa đời tôi
Ta với người
Sao thấy vẫn còn xa lạ
Mà ta ở giữa quê hương
Đâu phải ở quê người
Nàng Tự Do ơi !
Nàng hãy về nhé !
Cho bao người
Lại thấy nụ cười
Cho ta thấy
Màu xanh trên mái tóc
Và nụ hôn đầu
Còn lại mãi trên môi
Nhưng vòng tay ấy
Ta ôm Nàng vào mộng
Chiếc hôn đầu
Còn lại trên môi.
8- Đuốc nhân-quyền
Uất hận tràn dâng ! ngày Cộng chiếm
Đấu-tranh đâu sá, chuyện xích-xiềng !
Vào tù, ra khám không ngừng tiếng...
Dù Cộng thù, đầy-ải rừng thiêng !
Đòn thù khảo-tra, mù một mắt
Hai chân cùm, vết sẹo còn nguyên
Noi gương xưa, nuôi chí bất khuất
Thân Tù-tội, đòi được nhân-quyên !
Đất-nước chưa thoát vòng Cộng đỏ
Thì ta còn mãi phải đấu-tranh !
Cho quê Mẹ, tàn cơn đau-khổ
Quyết đưa nước Việt, đến quang-vinh !
Mòn-mỏi năm châu, chân lê bước
Lặn-lội tuyết sương, tóc trở mầu
Mắt mờ, chung-thủy, tình sau trước
Miễn sao Sông Núi, thoát bể-dâu !
Ngục-tù, đấu-tranh cùng chiến hữu
Đồng lao, cộng khổ, vẫn có nhau !
Công-danh mà chi ? trên đất khách
Khi Đất Mẹ, còn mãi khổ đau ?
Đoàn kết lại, khối người hải-ngọai
Quyết vùng lên, diệt lũ bạo-quyền
Dân Việt, một lòng, khi nước mất
Sát cánh nhau tranh-đấu nhân-quyền !
Ngày tàn Cộng-Sản, không xa nữa
Cờ vàng, phất phới khắp ba miền
Nhìn lại núi sông, không hổ thẹn
Ngàn năm văn hiến, giống Rồng-Tiên !
9- Tâm-tình gởi bạn
Đất nước, trong tôi trăn trở mãi
Mòn-mỏi năm châu, bước gập-ghềnh
Thanh-bình, dân chủ cho quê Mẹ
Tự-do, no ấm khắp ba miền.
Mờ mắt, trắng đầu,chân khập-khễnh
Bởi khảo-tra, tù ải xích-xiềng
Kẻ Sĩ, nỡ đâu đành quay mặt
Cộng thù, dày xéo đất thiêng-liêng !
Máu sôi uất hận, loài Cộng đỏ
Quyết đấu-tranh, khôi-phục giang san
Hừng-hực lửa, bừng trang thư-họa
Vẫn còn chút Sĩ, vẫn hiên-ngang !
Nhân-quyền tranh-đấu không ngừng bước
Mang thanh-bình về khắp quê hương
Ngày mai quê Mẹ, vui chiến-thắng
Đổi tên thành phố, đổi tên đường
Sàigònkhông còn mang tên xác chết
Xóa tên đường, bè lũ vô-thần
Sạch Cộng thù, xé tan cờ đỏ
Thân này dù chết, chẳng ngại ngần ...
Xin nguyện máu xương, hòa đất Mẹ
Làm trai nước loạn, phải hy sinh
Nước còn, không còn ta cũng được
Miễn sao Tổ quốc mãi quang vinh !
Ngẩng nhìn trời cao không hổ thẹn
Giòng dõi ngàn năm, giống Tiên-Rồng !
Giờ đây quê Mẹ, vòng nghiệt-ngã
Xin kết đoàn, cứu lấy non sông !
Nối chí người xưa, gương oanh-liệt
Xin đừng quên trả nợ máu xương
Đời đâu có được hai lần chết !
Xả thân vì nước, cứu quê hương !
Luân-lưu máu đỏ, giòng Lạc-Việt
Việt Nam, sông núi vẫn điệp trùng
Ngày mai, ta có trở về Đất
Muôn đời, hãnh diện "Nước Vua Hùng !"
10- Xin hãy trả lời
"Giặc đến nhà, đàn bà phải đánh !"
Câu nói đó, trả lời sao các ông lãnh đạo
Giặc Cộng đến, các ông lẩn tránh
Bỏ chiến-hữu, lánh chạy nước ngoài !
Chúng tôi, trong tay không tấc sắt
Ở lại chống thù, ngay trong lòng địch
Bằng ngòi bút, cũng tội-tù
Xiềng-xích, cùm gông, ngang người cầm súng
Thù ghép tội danh :
"Phản động, lật đổ chính quyền
Công an khảo-tra đánh mù một mắt
Khỏi ngục tù, hai bàn tay trắng
Chẳng lãnh đồng lương, khi ra hải-ngoại
Tiếp tục đấu tranh, năm châu lê bước
Kêu gọi nhân-quyền, tự do, dân chủ
Cho toàn dân được hưởng thanh bình !
Mong quê hương, sạch bóng Cộng thù
Ngày mai chiến-thắng, lòng không hổ thẹn
Như các ông bỏ trốn, đầu hàng
Các ông trả lời sao ?
Với máu người chiến-hữu ?
Vì chính-nghĩa, họ đã hy sinh !
Trong cải-tạo, hồn vất vưởng xó rừng
Chữ "Liêm,Sỉ" các ông còn hay mất
Mà nay huênh-hoang, đón gió trở cờ
Kêu gọi hải-ngọai, hiệp-thương Cộng Sản
Tiếp tay Cộng thù, dày xéo quê hương !
Các ông ! những kẻ bán máu xương chiến hữu
Còn đổ thừa, Mỹ không viện trợ
Để chống Cộng, ông đành bỏ trốn !
Các ông đâu phải là lính đánh thuê
Đòi đô-la, ông mới chống thù !
Thôi, màn kịch đời các ông đã hết
Hãy để chuyện quốc gia đại sự
Cho thế hệ trẻ, mai sau xây dựng
Bầu nhiệt huyết, họ vẫn tràn đầy...
Các ông hãy ngậm miệng mà hưởng lộc thừa
Khối đô-la, ngày đi vơ vét
Nằm nghĩ chuyện đời, hai chữ nhục, vinh ?
Thôi các ông ơi !
Trò múa rối, nay đã hạ màn !!!
Thi, họa-sĩ Vũ Hối
Sau đây là một số thơ được phổ nhạc trích từ quyển "Chiêm bao trở giấc". Xuất bản bởi nhà sách Mekong, 1997.
1- Lời ru của mẹ
2- Chân dung và em
3- Chiêm bao trở giấc
4- Cha mãi mãi trong con
5- Sóng lúa mẹ tôi
Thi,
họa-sĩ Vũ Hối
Sau đây là một số họa tiêu biểu trích từ quyển "Chiêm bao trở giấc". Xuất bản bởi nhà sách Mekong, 1997.
1- Tâm sự
1- Tâm sự
2- Ngày xa quê
3- Việt-Nam
4- Chí trai
5- Ngày dài
No comments:
Post a Comment