Monday, November 5, 2018

Lĩnh Nam

Xin giới thiệu với quý vị trang nhà LĨNH NAM, với tên miền sau:

Với đôi câu đối: Văn hiến thiên niên quốc, Xa thư vạn lý đồ.
Sau khi nhấn (click) vào hình trống đồng Đông Sơn sẽ hiện ra như sau:
Phần chính là bản đồ nước Việt năm 1754; phía trên là các lựa chọn:
Huyền Sử/Triết Việt, Nguồn Gốc, Sử Liệu, Ngôn Ngữ, Văn Hoá, Lãnh Thổ/Hải, Môi Sinh, Đạo Học, Võ Học.
Phần bên phải có một cửa sổ (window) không có gì.
Khi chọn Huyền Sử/Triết Việt, cửa sổ bên tay mặt sẽ như hình sau:
Tốt nhất khi lựa chọn một đề mục nào ở bên phải, dùng nút PHẢI của con chuột để có một cửa sổ khác.
Bản điều trần của bs Trần Đại Sỹ ở mục Lãnh Thổ/Hải.
Hôm nay tôi muốn giới thiệu với quý vị về chữ Việt trong tên nước Việt-Nam, và người Việt của Lê Văn Ẩn.
Bài này không thể đem về trang Blog của tôi vì có quá nhiều chữ Hán tượng trưng cho chữ Việt:
Xin vui lòng đọc bài từ đây:
PHẢI HẢNH DIỆN XƯNG MÌNH LÀ VIỆT
Trong số năm học giả ở trên thì có hai học giả cảm thấy xẩu hổ khi xưng mình là Việt, và đề nghị xưng mình là người Nam!
Sau khi tìm hiểu nguồn gốc chữ "Việt" tôi không thấy có gì là xấu hổ cả! Tổ tiên của chúng ta đã có suy nghĩ rất kỹ khi đặt tên "Việt" cho dân tộc mình. Tên "Việt" đã được ghi rõ ràng qua kinh điển và qua bằng chứng của khảo cổ trên những chữ khắc trên xương và yếm rùa mà chúng ta gọi là sấm ngữ.
Khi nghiên cứu lại tiền sử của dân Việt, chúng ta sẽ đi từ ngạc nhiên nầy đến ngạc nhiên khác, vì người ta viết không trúng về người Việt rất nhiều. Trong mỗi chặn sử của Trung Hoa, đều có sự hiện diện của tiền nhân người Việt. Những di tích của người Việt còn để lại trên đất Trung Hoa, những ảnh hưởng của người Việt còn tìm thấy qua khảo cổ, nhân chủng học, ngôn ngữ học vv... ở trên đất Trung Hoa. Các học giả Trung Hoa đã đề xướng "Chủ Thuyết Trung Nguyên" để tìm cách loại cái ảnh hưởng của tiền nhân người Việt ra khỏi sử Trung Hoa, nhưng họ đã không làm được chuyện đó, vì lý do đơn giản là họ không thể gạt bỏ Kinh Điển và những cổ thư mà khảo cổ đào được.
Đừng bao giờ nói như một học giả ở trên viết:... "Từ thời thượng cổ cho đến cận đại, dân tộc mà ngày nay bị gọi là Việt Nam này không bao giờ chịu nhận mình là người Việt". Cái lỗi ở đây là tại chúng ta không tìm hiểu cho cận kẽ, rõ ràng rồi tuyên bố không muốn xưng mình là Việt, chứ tiền nhân của chúng ta vẫn gọi họ là người Việt. Cổ thư, kinh điển đều ghi là Việt, là người Việt, bạn và tôi đâu có bịa những chuyện đó ra đâu.
Trước khi kết thúc tôi xin tóm tắt lại như sau:
  1. Nói chữ Việt   
      gồm bộ Tẩu với chữ Tuất là sai. Chữ Việt đúng là gồm bộ Tẩu và chữ Việt. Có hai cái sai: thứ nhất là sai chữ. Các học giả trên đọc lộn chữ Việt  
     ra chữ Tuất  
    . Cái sai thứ hai là các học giả trên không kiểm soát lại cái âm khi đọc để biết mình nói có đúng hay không.
     
  2. Không có ai, kể cả nhà Thương hay nhà Chu hoặc nhà Hán, đặt tên Việt cho người Việt. Tên Việt là do chính tổ tiên của người Việt đặt cho dân Việtï, bằng chứng từ kinh điển và khảo cổ có cho biết là tên Việt đã có từ lâu đời.
  3. Chữ Việt có hai nghĩa. Chữ Việt  
     bộ Mễ là để nói, thời bình người Việt làm nghề nông sanh sống, lúa gạo trữ trong kho. Chữ Việt   https://i.postimg.cc/sXMMMhDD/image003.jpg   bộ Tẩu là để nói, thời chiến người Việt cầm vũ khí đi chống xâm lăng để giữ nước.
Chữ Việt  
 mà người ta lầm tưởng là chó chạy, đã giải thích trật từ lâu lắm rồi, không phải đợi tới các học giả trên viết ra mới biết là sai. Các học giả trên viết bài với tấm lòng yêu nước, nhưng chỉ lập lại cái trật của những người đi trước mà thôi.Thật ra, tôi lấy năm tài liệu nầy để làm cái cớ mà đính chính và giải thích chữ "Việt", chứ không có ý chỉ trích ai. Tôi xin cám ơn năm học giả trên đã cho tôi cơ hội, giải thích lại phần nào nguồn gốc của người Việt. Nếu trong sự giải thích nầy có đều gì xúc phạm đến năm học giả trên, xin miển thứ.
Trước khi kết thúc tôi xin lập lại câu nói của cụ Trần Trọng Kim ghi trong Việt Nam Sử Lược"Người trong nước có thông hiểu những sự tích nước mình mới có lòng yêu nước, yêu nhà, mới biết cố gắng học hành, hết sức làm lụng, để vun đắp thêm vào cái nền xã-hội của tiên-tổ đã xây dựng nên mà để lại cho mình". Tôi hy vọng bài viết nầy gíúp cho bạn và tôi biết được một đôi chút sự-tích nước mình để cho khỏi tủi quốc hồn, tôi chỉ có ước mơ đơn giản vậy thôi.
Lê Văn Ẩn





No comments:

Post a Comment