Thử tìm lại
biên giới cổ của Việt-Nam: bằng cổ sử, bằng triết học, bằng di tích và hệ thống ADN. (2)
Bác-sĩ Trần Ðại-Sỹ.
Giám đốc Trung-quốc sự vụ, viện Pháp- Á
(tiếp theo)Giám đốc Trung-quốc sự vụ, viện Pháp- Á
IV.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Trong việc đi tìm nguồn gốc tộc Việt, tôi đã
dùng phương pháp y-khoa nhiều nhất, và phương pháp khoa học mới đây. Tôi đã
được giáo sư Tarentino về khoa Anatomie của Ý và giáo sư sinh vật Vareilla
Pascale của Pháp tích cực giúp đỡ. Tôi chỉ muốn chứng minh rằng trong khoảng
5000 trước Tây-lịch, lãnh thổ tộc Việt nằm từ phía Nam sông Trường-giang tới
vịnh Thái-lan. Phía Tây tới tỉnh Tứ-xuyên Trung-quốc, phía Ðông tới biển
Nam-hải. Nghĩa là bao gồm toàn bộ Hoa-Nam, và Ðông-dương.
1.
Dùng biện chứng y-khoa vào khảo cổ.
Biện chứng căn bản của người nghiên cứu y-khoa là:
« Khi có chứng trạng, ắt có nguyên do »
Biện chứng này đã giúp tôi rất
nhiều trong khi nghiên cứu về nguồn gốc tộc Việt. Khi nghiên cứu, những tài
liệu cổ, dù là huyền thoại, dù là huyền sử, dù là triết học, tôi cũng coi là
chất liệu quan trọng. Như tôi đã trình bày, nước tôi có một tôn giáo, mà toàn
dân đều theo đó là thờ các anh hùng dân tộc. Tại những đền thờ chư vị anh hùng,
thường có một cuốn phổ kể sự tích các ngài. Vì theo thời gian, tiểu sử các ngài
bị dân chúng huyền thoại hóa đi, riết rồi thành hoang đường. Cho nên những học
giả đi tiên phong, nghiên cứu về sử học Việt thường bỏ qua. Tôi lại suy nghĩ
khác:
« Không có nguyên do, sao có chứng trạng? »
Vì vậy tôi đã tìm ra rất nhiều
điều lý thú. Tỷ dụ: Bất cứ một nhà nghiên cứu nào, khi khảo về thời vua
An-Dương cũng cho rằng chuyện thần Kim-quy do vua móng làm nỏ bắn một lúc hàng
nghìn mũi tên khiến Triệu-Đà bị bại là hoang đường, là ma trâu đầu rắn. Nhưng
tôi lại tin và cuối cùng tôi tìm ra sự thật. Hồi ấy Cao Cảnh hầu Cao Nỗ đã chế
ra nỏ liên châu, như súng liên thanh ngày nay. Tôi cũng tìm ra kích thước của
ba mũi tên đồng của nỏ này.(4)
Trước
tôi đã có các nhà khảo cổ căn cứ vào xương sọ tìm được tại Trung và Bắc-phần
(70 cái). Trong đó có 38 cái do người Pháp sưu tầm thuộc thời đại Đồ-đá, thì
29/38 cái được kết luận là thuộc chủng loại Malanésien, Indonésien, Australoide
hay Nam-á. Với 29 cái thì không thể kết luận rằng đó là toàn thể. Gần đây các
học giả Việt-Nam lại tìm ra 32 xương sọ, thuộc thời đại Đồ-sắt (1000 năm trước
Tây-lịch đến 300 sau Tây-lịch), thì 22/27 thuộc chủng loại Mongoide. Với 32 cái
thì không thể kết luận rằng đó là toàn thể tộc Việt thuộc chủng loại Mongoide.
Những tác giả trên đã căn cứ vào chỉ số xương sọ để kết luận. Nhưng y học đã tiến bộ, căn cứ vào chỉ số xương sọ để định nguồn gốc đã bị đánh đổ. Nguyên do: Khi con người di cư đến vùng khác, bị khí hậu, bị nước uống, bị thực phẩm làm thay đổi xương sọ. Chúng tôi dùng hệ thống ADN, hệ thống sinh học mới nhất thử nghiệm ngay những người đang sống của 35 dòng họ tại Hoa Nam với Việt-Nam, rồi với những dòng họ khác tại Hoa Bắc. Lại cũng thử nghiệm những bộ xương của ba vùng trên, không phân biệt thời gian. Cuối cùng chúng tôi tìm ra sự khác biệt của những tộc Hoa Nam, Việt Nam với những tộc Hoa Bắc, và đi đến kết luận: lãnh thổ Văn-lang, tới hồ Ðộng-đình. (5)
Những tác giả trên đã căn cứ vào chỉ số xương sọ để kết luận. Nhưng y học đã tiến bộ, căn cứ vào chỉ số xương sọ để định nguồn gốc đã bị đánh đổ. Nguyên do: Khi con người di cư đến vùng khác, bị khí hậu, bị nước uống, bị thực phẩm làm thay đổi xương sọ. Chúng tôi dùng hệ thống ADN, hệ thống sinh học mới nhất thử nghiệm ngay những người đang sống của 35 dòng họ tại Hoa Nam với Việt-Nam, rồi với những dòng họ khác tại Hoa Bắc. Lại cũng thử nghiệm những bộ xương của ba vùng trên, không phân biệt thời gian. Cuối cùng chúng tôi tìm ra sự khác biệt của những tộc Hoa Nam, Việt Nam với những tộc Hoa Bắc, và đi đến kết luận: lãnh thổ Văn-lang, tới hồ Ðộng-đình. (5)
Ghi chú của Tăng Hồng Minh:
Một quan khách, nữ giáo sư khoa
Thiên-văn học tên Madeleine Chevalier hỏi: "ADN là gì? Tôi nghe
nói, cũng như đọc trên báo hoài, mà không biết rõ chi tiết cái hệ thống
này?"
Trần Ðại-Sỹ: "Tôi xin nhường lời cho Giáo-sư Vareilla Pascale chuyên khoa về vấn đề này trả lời."
Vareilla Pascale: "Cảm ơn Giáo-sư Trần Ðại-Sỹ đã cho tôi danh dự trả lời Giáo-sư Chevalier. ADN viết tắt của từ Acide désoxyribonucléique, tiếng Anh là Deoxyribosenucleic acide, viết tắt là DNA."
Trần Ðại-Sỹ: "Tôi xin nhường lời cho Giáo-sư Vareilla Pascale chuyên khoa về vấn đề này trả lời."
Vareilla Pascale: "Cảm ơn Giáo-sư Trần Ðại-Sỹ đã cho tôi danh dự trả lời Giáo-sư Chevalier. ADN viết tắt của từ Acide désoxyribonucléique, tiếng Anh là Deoxyribosenucleic acide, viết tắt là DNA."
(Phần này khá dài, khoảng 20 trang A4,
chúng tôi không dịch hết, vì quá chuyên môn, chỉ dành cho sinh viên y khoa. Vả
phần này quí độc giả có thể tìm đọc trong bất cứ bộ tự điển Encyclopédie của
Pháp hay Anh, Mỹ nào.)
2. Những vấn đề.
Vì vậy tôi đi tìm ranh giới phía Bắc.
Dưới đây là huyền thoại, huyền sử mà tôi đã bấu
víu vào để đi nghiên cứu. Tôi cần tra cứu cho ra:
Vấn đề thứ nhất,
Cổ sử Việt đều nói rằng ranh giới phía Bắc tới hồ Ðộng-đình. Có thực như vậy
không?- Truyền thuyết nói Ðế-Minh lập đàn tế cáo trời đất, rồi
chia thiên hạ làm hai. Từ Ngũ-lĩnh về Bắc cho Ðế-Nghi, sau thành Trung-quốc.
Từ Ngũ-lĩnh về Nam truyền cho vua Kinh-Dương sau thành Văn-lang.
Núi Ngũ-lĩnh, hồ Ðộng-đình nay vẫn còn. Nhưng
liệu có di tích gì chứng minh chăng? Tôi phải đi tìm Ngũ-lĩnh, hồ Ðộng-đình.
Vấn đề thứ nhì,
- Truyền thuyết nói: Sau khi vua Kinh-Dương, vua Lạc-Long
kết hôn, đều lên núi Tam-sơn trên hồ Ðộng-đình hưởng thanh phúc ba năm.
Lúc ngài lên núi có chín vạn hoa tầm xuân nở. Tôi phải đi tìm núi Tam-sơn ở
hồ Ðộng-đình. Liệu trên núi này có di tích gì về cuộc tình năm nghìn năm
trước chăng?
Vấn đề thứ ba,
- Truyền sử nói: Sau khi Quốc-tổ Lạc-Long, Quốc-mẫu Âu-Cơ
cho các hoàng tử đi bốn phương qui dân lập ấp, dặn rằng: Mỗi năm về
Tương-đài chầu Quốc-tổ, Quốc-mẫu một lần.
- Cổ sử nói: Quốc-tổ dẫn năm mươi con xuống biển, Quốc-mẫu
dẫn năm mươi con lên núi, hẹn mỗi năm một lần gặp nhau ở cánh đồng Tương.
Cánh đồng Tương ở đâu? Nếu có cánh đồng Tương
thì cũng có thể kết luận rằng biên giới nước Văn-lang tới hồ Ðộng-đình. Tôi
phải đi tìm.
Vấn đề thứ tư,
Chứng tích thứ nhất xác định:- Bộ Sử-ký của Tư-mã, Nam-Việt
liệt truyện có thuật việc: vua nước Nam-Việt là Triệu-Ðà thường
đem quân quấy nhiễu biên giới Việt-Hán là Nam-quận, Trường-sa (Mậu-Ngọ 183
trước Tây-lịch).
Như vậy biên giới Nam-Việt (Tức Việt-Nam) với
Hán (Tức Trung-quốc) ở vùng này. Ngày nay Trường-sa là thủ phủ của tỉnh Hồ-nam,
nằm ngay Nam ngạn sông Trường-giang.
Vấn đề thứ năm,
- Huyền sử nói rằng: trong cuộc khởi nghĩa của vua Trưng:
- Khi Trưng Nhị, Trần Năng, Phật Nguyệt, Lại Thế-Cường,
Trần Thiếu-Lan đem quân đánh Trường-sa (39 sauTây-lịch), thì nữ tướng Trần
Thiếu-Lan tử trận, mộ chôn ở ghềnh Thẩm-giang (sự thật đó là Tương-giang
thông với hồ Ðộng-đình).
- Sau đó ít năm có trận đánh giữa Lĩnh-Nam và Hán (42
sau Tây-lịch). Tướng Lĩnh-Nam tổng trấn hồ Ðộng-đình là Phật Nguyệt, tướng
Hán là Mã Viện, Lưu Long (40 sau Tây-lịch).
Có thực thế không? Có hai trận Trường-sa, hồ
Ðộng-đình không? Nếu có thì ranh giới thời Lĩnh-Nam (40-43 sau Tây-lịch) quả
tới hồ Ðộng-đình.
Vấn đề thứ sáu,
Năm 42, sau Tây-lịch, ba tướng thống lĩnh Kỵ-binh thời vua Trưng là Đào
Chiêu-Hiển, Đào Đô-Thống, Đào Tam-Lang, đánh nhau với quân Hán tại Bồ-lăng
thuộc Tượng-quận, vì quân ít, thế cô, ba ông tự tử. Vậy Bồ-lăng ở đâu? Có trận
này không? Nếu có trận này thì ranh giới Lĩnh-Nam phía Tây quả tới Ba-thục
(Tứ-xuyên.)Thưa Quý-vị,
Nhưng các sử gia gần đây (1900-1975) đều đặt nghi vấn rằng: Làm gì biên giới thời Văn-Lang rộng như vậy? Nếu có chỉ ở vào phía Bắc biên giới Hoa-Việt hiện nay trăm cây số là cùng. Lại cũng có những người dốt nát (1975-1991), không đủ sách đọc, không theo kịp sự tiến triển của y học, họ chỉ đọc những tài liệu sai lầm, rồi họ như con ngựa kéo xe, chỉ biết có vậy, chúng tôi thấy họ ngu dốt quá, nên không trả lời, cũng như giải thích.
Tôi căn cứ vào những chứng trạng trên mà đi tìm nguồn gốc.
V.
ÐI TÌM BIÊN GIỚI NƯỚC VĂN- LANG.
1.
Núi Ngũ-lĩnh.
Cuối năm Canh-Thân (1980) tôi lấy máy bay đi Bắc-kinh, rồi đổi máy bay ở
Bắc-kinh đi Trường-sa. Trường-sa là thủ phủ của tỉnh Hồ-nam. Tất cả di tích của
tộc Việt như hồ Động-đình, núi Tam-sơn, núi Ngũ-lĩnh, sông Tương, Thiên-đài,
Tương-đài, cánh đồng Tương đều nằm ở tỉnh này.Tôi đi nghiên cứu với một thư giới thiệu của giới chức cao cấp y học Pháp-Hoa (CMFC). Có một sự hiểu lầm lớn, vì trong thư giới thiệu các giới chức y-khoa chỉ xin được giúp đỡ cho tôi, nên khi tôi muốn tiếp xúc với sở du-lịch, ty văn hóa địa phương, họ đều tưởng tôi tới Trường-sa để nghiên cứu sự cấu tạo hình thể cùng bệnh tật dân chúng tại đây. Thành ra tôi bị mất khá nhiều thì giờ nghe thuyết trình của các đồng nghiệp về vấn đề này. Tôi cư ngụ trong khách sạn Trường-sa tân điếm nằm trên đại lộ Nhân-dân. Tôi mua cuốn địa phương chí mới nhất của tỉnh, rồi mò vào thư viện ty văn hóa, sở bảo vệ cổ-tích, đại-học văn-khoa, lục lọi những tài liệu cổ, mà ngay những sinh viên văn khoa cũng ít ai ghé mắt tới.
Đầu tiên tôi đêi tìm núi Ngũ-lĩnh. Không khó nhọc, tôi thấy ngay đó là năm dãy núi gần như ngăn đôi Nam, Bắc Trung-quốc
- Một là Ðại-dữu
lĩnh.
- Hai là Quế-dương,
Kỳ-điền lĩnh.
- Ba là Cửu-chân,
Ðô-lung lĩnh.
- Bốn là Lâm
gia, Minh-chữ lĩnh.
- Năm là Thủy-an,
Việt-thành lĩnh.
- Ngọn Thủy-an,
Việt-thành chạy từ tỉnh Phúc-kiến, đến huyện Tuần-mai tỉnh Quảng-đông.
- Ngọn Ðại-dữu
chạy từ huyện Ðại-dữu (Nam-an), tỉnh Giang-Tây đến huyện Nam-hùng tỉnh Quảng-đông.
- Ngọn Cửu-chân,
Ðô-lung chạy từ Ðạo-huyện tỉnh Hồ-nam tới Gia- huyện tỉnh Quảng-tây.
- Ngọn
Lâm-gia, Minh-chữ chạy từ Lâm-huyện tỉnh Hồ-Nam đến Liên-huyện tỉnh Quảng-Ðông.
- Ngọn Quế-dương
từ Toàn-huyện tỉnh Hồ-nam tới huyện Quế-lâm tỉnh Quảng-tây.
Như vậy là Ngũ-lĩnh có thật, nay có núi đã đổi tên, có núi vẫn giữ tên cũ. Một câu hỏi đặt ra: Tại sao khi vua Minh phân chia từ Ngũ-lĩnh về Nam thuộc Lộc-Tục mà lĩnh địa Việt tới hồ Động-đình, mà hồ ở phía Bắc núi đến mấy trăm cây số. Tôi giải đoán như thế này:
- Một là vua
Minh tế trời ở trên núi Ngũ-lĩnh là nơi người gặp tiên rồi chia địa giớị
Nhưng bấy giờ dân chưa đông, mà sông Trường-giang rộng mênh mông, sóng lớn
quanh năm nên vua Nghi chỉ giữ từ Bắc ngạn mà thôị Còn vua Kinh-Dương thì
sinh trưởng ở vùng này, lại nữa lấy con vua Ðộng-đình (một tiểu quốc), nên
thừa kế luôn vùng đất của nhạc gia.
- Hai là dân
chúng Nam-ngạn Trường-giang với vùng Nam Ngũ-lĩnh vốn cùng một khí hậu,
phong tục, nên họ theo về Nam không theo về Bắc, thành thử hồ Ðộng-đình mới
thuộc lãnh địa Việt.
« Quả
có núi Ngũ-lĩnh phân chia Nam, Bắc Trung-quốc hiện thời, vậy có thể núi này
đúng là nơi phân chia lãnh thổ Văn-Lang và Trung-Quốc khi xưa ».
|
Ánh sáng đã soi vào nghi vấn huyền thoại.
2.
Thiên-đài nơi tế cáo của vua Minh.
Tương truyền vua Minh lập đàn tế cáo trời đất trên núi Quế-dương, phân chia
lãnh thổ Lĩnh-Bắc tức Trung-Quốc, Lĩnh-Nam tức Đại-Việt. Đàn tế đó gọi là
Thiên-đài. Nhưng dãy núi Quế-dương có mấy chục ngọn núi nhỏ không biết ngọn
Thiên-đài là ngọn nào? Trên bản đồ không ghi. Sau tôi hỏi thăm dân chúng thì họ
chỉ cho tôi thấy núi Thiên-đài nằm gần bên bờ Tương-giang. Điều này dễ hiểu, tỷ
như ngày nay, du khách nhìn bản đồ sẽ không thấy địa điểm Sài-gòn. Nhưng trong
dân chúng, họ vẫn nhớ tên cũ.Tôi đi thăm Thiên-đài.
Thiên-đài là ngọn đồi nhỏ, cao 179m, đỉnh tròn có đường thoai thoải đi lên. Trên đỉnh có ngôi chùa nhỏ, nay để hoang. Tuy chùa được cấp huyện bảo tồn nhưng không có người trụ trì. Chùa xây bằng gạch nung, mái lợp ngói. Lâu ngày chùa không được tu bổ, nhiều chỗ ngói bị lở, bị khuyết. Tường mất hết vữa, gạch bị mòn nhiều chỗ gần như lún sâu. Duy nền với cổng bằng đá là còn nguyên, tuy nhiều chỗ đá bị bong ra. Bên trong cột kèo bằng gỗ đã nứt nẻ khá nhiều. Những câu đối, chữ còn, chữ mất.
Tại thư viện Hồ-nam tôi tìm được một tài liệu rất cũ, giấy hoen ố, nhưng chữ viết như phượng múa rồng bay, gồm 60 trang. Ðầu đề ghi:
Thiên-đài di sự lục
Trinh-quán tiến sĩ Chu Minh-Văn soạn.
Trinh-quán là niên hiệu của vua Đường Thái-Tông, từ năm Đinh-Hợi (627) đến
Đinh-Mùi (647) nhưng không biết Chu đỗ tiến-sĩ năm nào?Trinh-quán tiến sĩ Chu Minh-Văn soạn.
Tuy sách do Chu Minh-Văn soạn, nhưng dường như bản nguyên thủy không còn. Bản này do người sau sao chép lại vào đời Thanh Khang-Hy. Nội dung sách có ba phần. Phần của Chu Minh-Văn sọan, phần chép tiếp theo Chu Minh-Văn, của một sư ni tên Đàm-Chi, không rõ chép vào bao giờ. Phần thứ ba chép pháp danh các vị trụ trì từ khi lập chùa tới thời Khang-Hy (1662-1772). Chu Minh-Văn là tiến sĩ đời Đường, nên văn của ông thuộc loaị văn cổ rất súc tích, đầy những điển cố cùng thành ngữ lấy trong Tứ-thư, Ngũ-kinh cùng kinh Phật. Nhân viên quản thủ thư viện thấy tôi đọc dễ dàng, chỉ lướt qua là hiểu ngay, ông ta ngạc nhiên khâm phục vô cùng. Nhưng nếu ông ấy biết rằng, tôi chỉ được học loại văn đó vào hồi sáu, bảy tuổi thì ông sẽ hết phục. Tài liệu Chu Minh-Văn cũng nhắc lại việc vua Minh đi tuần thú phương Nam, kết hôn với nàng tiên sinh ra Lộc-Tục. Vua lập đàn tại núi này để tế cáo trời đất, vì vậy đài cũng mang tên Thiên-đài núi cũng mang tên Thiên-đài sơn, Minh-Văn còn kể thêm:
« Cổ thời trên đỉnh núi chỉ có Thiên-đài thờ vua Đế Minh, vua
Kinh-Đương. Đến thời Đông-Hán, một tướng của vua Bà tên Đào Hiển-Hiệu được lệnh
rút khỏi Trường-sa. Khi rút tới Quế-dương ông cùng nghìn quân lên Thiên-đài lễ,
nghe người giữõ đền kể sự tích xưa. Ông cùng quân sĩ nhất định tử chiến, khiến
Lưu Long thiệt mấy vạn người mới chiếm đươc núi. Về đời Đường để xóa vết
tích Việt-Hoa cùng Nam Bắc, các quan được sai sang đô hộ Lĩnh-Nam mới cho xây
chùa tại đây ».
Tôi biết vua Bà là vua Trưng, còn tướng Ðào Hiển-Hiệu là em con chú của
Bắc-bình vương Ðào Kỳ. Ngài Ðào Kỳ lĩnh chức Ðại Tư-mã thời vua Trưng. Còn
tướng Ðào Hiển-Hiệu tước phong quốc công, giữ chức Hổ-nha đại tướng quân. Nữ
tướng Hoàng Thiều-Hoa chỉ huy trận rút lui khỏi Trường-sa, hồ Ðộng-đình, đã sai
Hiển-Hiệu đi cản hậu, đóng nút chặn ở Thiên-đài, đợi quân Lĩnh-Nam rút hết, sẽ
rút sau. Nhưng Hiển-Hiệu cùng chư quân lên núi thấy di tích thời Quốc-tổ,
Quốc-mẫu, đã không chịu lui quân, tử chiến, khiến quân Hán chết không biết bao
nhiêu mà kể tại đây.Ngoài cổng chùa có hai đôi câu đối:
Thoát
thân Nam thành xưng sư tổ,
Thọ pháp Tây-thiên diễn Phật- kinh.
Hai câu này ngụ ý ca tụng Thái-tử Tất-Ðạt-Ða đang đêm ra khỏi thành đi tìm
lẽ giải thoát sau đó đắc pháp ở Tây-thiên, đi giảng kinh.Thọ pháp Tây-thiên diễn Phật- kinh.
Tam
bảo linh ứng, phong điều vũ thuận,
Phật công hiển hách quốc thái an dân.
Hai câu này là ngụ ý nói: Tam bảo linh thiêng, khiến cho mưa thuận,
gió hòa đó là công lao của nhà Phật khiến quốc thái dân an.Phật công hiển hách quốc thái an dân.
Nơi có dấu vết Thiên-đài, còn đôi câu đối khắc vào đá:
Thiên-đài
đại đại phân Nam, Bắc.
Lĩnh địa niên niên dữ Việt-thường.
Nghĩa là: Từ sau vụ vua Minh tế cáo ở đây, đài thành Thiên-đài, biết
bao đời phân ra Nam, Bắc. Núi Ngũ-lĩnh năm này qua năm khác với giòng giống
Việt-thường.Lĩnh địa niên niên dữ Việt-thường.
Chỗ miếu thờ của Ðào Hiển-Hiệu có đôi câu đối:
Nhất
kiếm Nam-hồ kinh Vũ-đế,
Thiên đao Bắc-lĩnh trấn Lưu Long.
Thiên đao Bắc-lĩnh trấn Lưu Long.
Nghĩa là: Một kiếm đánh trận ở phía Nam
hồ Ðộng-đình làm kinh tâm vua Quang-Vũ nhà Hán. Ý chỉ nữ tướng Phật-Nguyệt đánh
bại Mã Viện ở phía Nam hồ Ðộng-đình. Một nghìn tay đao do Hiển-Hiệu thủ ở Bắc
núi Ngũ-lĩnh trấn Lưu Long.
Kết luận:
« Như
vậy việc vua Minh tế cáo trời đất là có thật. Vì có Thiên-đài nên thời
Lĩnh-Nam mới có trận hồ Động-đình. Hai sự kiện đó chứng tỏ lãnh địa thời vua
Trưng cũng như Văn-Lang xưa qủa tới Ngũ-lĩnh, hồ Động-đình ».
|
3.
Cánh đồng Tương,
Nhắc lại: Có hai huyền sử nói về cánh đồng Tương:- Một là Quốc-tổ dẫn năm mươi con xuống biển, Quốc-mẫu dẫn
năm mươi con lên núi, mỗi năm tái hội nhau trên cánh đồng Tương một lần.
- Hai là Quốc-tổ, Quốc-mẫu truyền các hoàng tử đi khắp bốn
phương quy dân lập ấp, mỗi năm hội tại cánh đồng Tương một lần.
- Cả hai vị
Quốc-tổ Kinh-Dương, Lạc-Long sau khi kết hôn đều đem Quốc-mẫu lên núi
Tam-sơn trên hồ Ðộng-đình hưởng thanh phúc ba năm. Vậy thì cánh đồng Tương
sẽ gần đâu đó trên hồ Ðộng-đình.
- Phía Nam
hồ Ðộng-đình là sông Tương-giang, chảy theo hướng Nam-Bắc dài 811 km, lưu
vực tới 92500km2, chẻ đôi tỉnh Hồ-nam với Quảng-tây. Vậy cánh đồng Tương sẽ
nằm trong lưu vực Tương giang.
Không khó nhọc tôi tìm ra:
- « Cánh
đồng Tương, tức là vùng trũng phía Tây-ngạn, giới hạn phía Bắc là hồ Động-đình,
Nguyên-giang. Phía Nam là Linh-lăng, Hành-giang. Phía Tây là vùng
Chiêu-dương, Lãnh-thủy. Nhưng nay cánh đồng Tương chỉ còn khu vực tứ giác:
Tương-giang, Nguyên-giang, Liên-thủy, Thạch-khê-thủy ».
- « Quốc-tổ
Lạc Long kết hôn với công chúa con Đế-Lai, hẳn công chúa cũng có tên.
Nhưng vì lâu ngày người ta không nhớ được tên ngài, nên đã lấy con chim
Âu, rất hiền hòa, xinh đẹp ở vùng hồ Động-đình, Tương-giang mà gọi là
Âu-Cơ (Cơ là vợ vua). Vì người ta gọi Quốc-mẫu là Âu-Cơ, thì họ nghĩ ngay
đến Quốc-mẫu sinh đẻ. Khi chim Âu đẻ thì phải đẻ ra trứng. Còn con số một
trăm, là con số triết học Việt-Hoa dùng để chỉ tất cả. Như trăm bệnh là tất
cả các bệnh, trăm họ là toàn dân. Trăm con có nghĩa là tất cả dân ttrong
nước đều là con Quốc-mẫu »
« Đã
có cánh đồng Tương, thì chuyện Quốc-tổ, Quốc-mẫu hẹn mỗi năm hội tại đây một
lần là có. Khi sự kiện có núi Ngũ-lĩnh, có Thiên-đài. Nay chứng cớ được kiểm
điểm, thì lãnh địa của tộc Việt xưa quả tới hồ Động-đình ».
|
4.
Hồ Ðộng-đình và Tam-sơn
Hồ Động-đình nằm ở phía Nam sông Trường-giang. Hồ được coi như nơi phát tích
ra tộc Việt. Địa khu Bắc sông Trường-giang được gọi là tỉnh Hồ-bắc, tức đất
Kinh-châu thuở xưa. Địa khu phía Nam sông Trường-giang được gọi là tỉnh Hồ-nam.
Hồ Động-đình nằm trong tỉnh Hồ-nam. Hồ thông với sông Trường-giang bằng hai con
sông. Cho nên người ta coi hồ như nơi chứa nước sông Trường-giang, rồi đổ vào
Tương-giang. Trên Bắc-ngạn hồ có núi Tam-sơn. Tôi đã lên đây ba lần. Tương
truyền các các nữ tướng thời vua Trưng như Trưng-Nhị, Trần Năng, Hồ Đề, Phật
Nguyệt, Trần Thiếu-Lan đánh chiếm Trường-sa vào ngày đầu năm, vì vậy tôi cũng
tới đây vào dịp này để thấy rõ phong cảnh, rồi tả trận đánh trong bộ Cẩm-khê-di-hận (6). Hồ rộng 3915 cây số vuông, độ sâu về mùa
cạn là 38,5 mét, về mùa nước lớn là 39,20 mét. Tra trong chính sử thì quả hồ
Động-đình thuộc lãnh địa Văn-Lang. Như trên đã nói, triều đại Thần-Nông Bắc đến
đời vua Du-Võng thì mất vào năm 2696 trước Tây-lịch, chuyển sang thời đại
Hoàng-Đế. Sử gia Trung-Quốc cho rằng Hoàng-Đế là tổ lập quốc. Nói theo triết
học Tây phương thì vua Du-Võng gốc từ Thần-Nông thuộc nông nghiệp cư trú trong
vùng đồng bằng ở phương Nam lấy hỏa làm biểu hiệu nên còn gọi là Viêm-đế. Còn
vua Hoàng-đế gốc ở dân du mục, săn bắn, từ phương Bắc xuống. Dân du mục nghèo,
nhưng giỏi chinh chiến. Dân nông nhiệp giàu nhưng không giỏi võ bị nên bị
thua. Bộ Sử-ký của Tư-mã-Thiên, quyển 1, Ngũ-đế
bản kỷ chép rằng:
«...Thời vua Hoàng-đế, họ Thần-Nông (Bắc) đã suy, chư hầu chém giết
lẫn nhau, khiến trăm họ khốn khổ vô cùng. Triều Thần-Nông không đủ khả năng
chinh phục. Vua Hiên-Viên Hoàng-Đế thao luyện can qua, chinh phục những chư hầu
hung ác. Vì vậy các nơi theo về rất đông. Trong các chư hầu thì Suy-Vưu mạnh
nhất.
Vua Du-Võng triều Thần-Nông định đem quân xâm lăng chư hầu, nhưng
chư hầu chỉ tuân lệnh Hoàng-Đế. Vua Hoàng-Đế tu sửa đức độ, luyện tập binh mã,
vỗ về trăm họ, giúp đỡ bốn phương, luyện tập thú dữ rồi đại chiến với vua
Du-Võng ở Bản-tuyền, thành công.
Suy-Vưu làm lọan, không tuân đế hiệu. Hoàng-Đế triệu tập chư hầu
cùng Suy-Vưu đại chiến ở Trác-lộc, bắt sống Suy Vưu. Chư hầu tôn ngài làm
Thiên-tử thay họ Thần-Nông. Trong thiên hạ nơi nào không thuận vua Hoàng-Đế đem
quân chinh phục.
Lãnh thổ của Hoàng-Đế, Đông tới biển, vùng núi Hoàn-sơn, Đại-tông.
Phía Tây tới núi Không-động, Kê-đầu. Nam
tới Giang, Hùng, Tương... »(7)
Sông Giang đây tức là sông Trường-giang, Hùng
đây tức là Hùng-nhĩ-sơn, Tương là Tương-sơn. Bùi Nhân đời Tống lập giải Sử-ký
nói rằng Tương-sơn thuộc Trường-sa.
Kết luận:
« Từ chính sử, huyền-sử đều cho biết
lĩnh địa Văn-lang tới hồ Động-đình. Khi vua Hoàng-Đế dứt triều Thần-Nông Bắc,
thì triều Thần-Nông Nam tức họ Hồng-bàng còn kéo dài đến 2439 năm nữa. Lãnh
thổ Trung-quốc thời Hoàng-Đế cũng chỉ tới sông Trường-giang. Phía Nam bao gồm
Trường-sa, hồ Động-đình vẫn thuộc Văn-lang.
|
Khi chính sử ghi chép như vậy thì việc Quốc-tổ,
Quốc-mẫu với hồ Ðộng-đình, núi Tam-sơn không còn là huyền thoại nữa. Vậy chuyện
các ngài lên núi hưởng thanh phúc nên ghi vào chính sử.
5.
Biên giới lĩnh địa tộc Việt thế kỷ 2 trước Tây lịch.
Sử Hán là bộ Sử-ký của Tư-mã Thiên. Sử Việt như
bộ Ðại-Việt sử ký toàn thư, Khâm-định Việt-sử
thông giám cương mục, đều ghi rằng vào thế kỷ thứ nhì trước Tây-lịch,
thời Triệu Ðà cai trị lĩnh địa tộc Việt, biên giới vẫn còn ở vùng Trường-sa, hồ
Ðộng-đình.Sử Hán, sử Việt đều chép chi tiết giống nhau về vụ Triệu Ðà lập quốc ở lãnh thổ Lĩnh-Nam. Tần Thủy- Hoàng sai Ðồ Thư mang quân sang đánh Âu-lạc, chiếm được vùng đất phía Bắc, lập làm ba quận:
- Nam-hải
(Quảng-đông và một phần Phúc-kiến),
- Quế-lâm
(Quảng-tây, Hồ-nam và một phần Quí châu),
- Tượng-quận
(Vân-nam và một phần Quý-châu).
Sau nhân thời thế loạn lạc, một viên quan Tần là Triệu Đà trấn vùng Nam-hải, đem quân chiếm vùng Tượng-quận, Quế-lâm, rồi dùng gián điệp trong vụ án Mỵ-Châu, Trọng-Thủy mà chiếm được Âu-lạc lập ra nước Nam-Việt. Lãnh thổ nước Nam-Việt bao gồm những vùng nào ? Không một sử gia nào chép rõ ràng. Nhưng cứ những sự kiện lẻ tẻ, ta cũng có thể biết rằng lãnh địa Nam-Việt là lãnh địa thời Văn-lang.
Trong khi Triệu Đà lập nghiệp ở phương Nam, thì cuộc nội chiến ở phương Bắc chấm dứt. Hạng Vũ, Lưu Bang diệt Tần, rồi Lưu Bang thắng Hạng Vũ lập ra nhà Hán. Lưu Bang lên ngôi vua sai Lục Giả sang phong chức tước cho Triệu Đà. Đúng ra Triệu Đà cũng không chịu thần phục nhà Hán, nhưng họ hàng thân thuộc, mồ mả của Triệu Đà đều ở vùng Chân-định. Đà sợ nhà Hán tru diệt họ hàng, cùng đào mồ cuốc mả tổ tiên lên mà phải lùi bước.
Năm
183 trước Tây-lịch, Cao-tổ nhà hán là Lưu Bang chết, Lã-hậu chuyên quuyền cấm
bán hạt giống, thú vật cái, kim khí sang Nam-Việt. Triệu Đà không thần phục nhà
Hán, rồi đem quân đánh Trường-sa, Nam-quận.
Kết luận:
« Trường-sa là quận biên cương của
Hán. Vậy ít nhất lãnh thổ Nam-Việt, Bắc tới Trường-sa. Nam quận là quận ở
phía Bắc sông Trường-giang. Mà Nam-quận là quận biên cương Hán, thì biên giới
Nam-Việt ít nhất tới Nam-ngạn sông Trường-giang ».
|
Trang nhà có những Lịch sử tiểu thuyết của Yến Tử Trần Đại Sỹ:
No comments:
Post a Comment