Một máy bay Boeing 707 của Korean Air
phát nổ trên biển Andaman do bị điệp viên Bắc Hàn đặt bom
Ngày 29
tháng 11, 1987
·
1987 – Một máy bay Boeing 707 của Korean
Air phát nổ trên biển
Andaman, nguyên nhân được cho là do bị điệp viên Triều Tiên đặt bom.
Chuyến bay 858 của Korean Air
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chuyến bay 858 của Korean Air
Loại hình Đánh bom, khủng bố mang
tính chính trị
Chuyến bay 858 của Korean Air là
một chuyến bay thường lệ vận chuyển hành khách quốc tế giữa thủ đô Bagdad, Iraq, và Seoul, Hàn Quốc.
Bagdad (tiếng Ả Rập:بغداد Baġdād) (thường đọc
là "Bát-đa") là thủ đô của Iraq và là thủ phủ của
tỉnh Bagdad.
Seoul (Hangul: 서울; Bính âm từ Hoa
ngữ: Hán Thành ;
Phiên âm Tiếng Việt: Xê-un hay Xơ-un, Hán-Việt từ năm 2005: Thủ Nhĩ) nghetrợ giúpchi tiết là thủ đô của Hàn Quốc, nằm bên Sông Hán ở phía tây bắc Hàn Quốc.
Ngày 29 tháng 11 năm 1987, chiếc máy bay
bay tuyến bay này, chiếc Boeing
707-3B5C, số đăng ký HL7406 đã phát nổ trong không
trung bởi một quả bom do hai điệp viên Cộng
hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên gài
sẵn trong cabin hành khách.
Cộng hòa Dân
chủ Nhân dân Triều Tiên (tiếng Triều Tiên: 조선민주주의인민공화국, Chosŏn Minjujuŭi Inmin Konghwakuk; Hán-Việt: Triều Tiên
Dân chủ chủ nghĩa Nhân dân Cộng hòa quốc) – còn gọi là Triều
Tiên, Bắc Triều Tiên, Bắc Hàn – là một quốc
gia Đông Á trên phần phía
bắc Bán đảo Triều Tiên.
Hai điệp viên, hành động theo lệnh từ chính
phủ Bắc Triều Tiên, đã cài đặt các thiết bị trong một khoang hành lý trên đầu
ghế trước khi xuống máy bay trong thời gian đầu tiên dừng lại ở Abu Dhabi, UAE.
Các Tiểu vương
quốc Ả Rập Thống nhất (tiếng Ả Rập: دولة الإمارات العربية المتحدة Dawlat al-Imārāt
al-'Arabīyah al-Muttaḥidah) là một quốc gia quân chủ chuyên chế liên bang tại Tây Á. Quốc gia này nằm
trên bán đảo Ả Rập và giáp với vịnh Ba Tư, có biên giới trên bộ
với Oman về phía đông và
với Ả Rập Xê Út về phía nam, có biên giới hàng hải với Qatar về phía tây và với Iran về phía bắc.
Trong khi chiếc máy bay vượt qua vùng
biển Andaman tới điểm dừng thứ hai ở Bangkok, Thái Lan, quả bom
đã được kích hoạt và phá hủy chiếc máy bay.
Biển Andaman (tiếng Miến Điện: မြန်မာပင်လယ်; IPA: [mjəmà pìɴlɛ̀])
là một vùng nước ở đông nam vịnh Bengal, miền nam Myanma, miền tây Thái Lan và miền đông quần đảo Andaman; nó là một phần của Ấn Độ Dương.
Bangkok, hay Băng Cốc,
(tiếng Thái: กรุงเทพมหานคร Krung Thep
Maha Nakhon; phiên âm cũ: Vọng Các) là thủ đôvà đồng thời là thành phố đông dân nhất
của Thái Lan. Bangkok có diện tích
1568,7 km2 và nằm trong châu thổ sông Chao Phraya ở miền Trung Thái Lan với dân số khoảng 8 triệu
người.
Tất cả 104 hành khách và 11 thành viên phi
hành đoàn trên tàu đã thiệt mạng. Vụ tấn công xảy ra 34 năm sau khi Hiệp định
đình chiến Triều Tiên kết thúc chiến
tranh Triều Tiên, ngày 27 tháng 7 năm
1953.
Bahrain (phát âm tiếng Việt:
Ba-ranh; tiếng Ả Rập: البحرين al-Baḥrayntrợ giúpchi tiết), gọi chính thức là Vương
quốc Bahrain (tiếng Ả Rập: مملكة البحرين Mamlakat al-Baḥrayntrợ giúpchi tiết), là một quốc gia quân chủ Ả Rập trên vịnh Ba Tư . Đây là một đảo quốc gồm
một quần đảo nhỏ tập trung quanh đảo Bahrain, nằm giữa Qatar và duyên hải đông bắc của Ả Rập Xê Út,
Bahrain liên kết với Ả Rập Xê Út qua đường đắp cao Quốc vương Fahd dài
25 km.
Cả hai đều cố gắng tự sát bằng cách hút
thuốc lá với chất kali xyanua khi
họ nhận ra rằng họ sắp bị bắt. Thủ phạm nam giới chết, nhưng thủ phạm phụ
nữ, Kim
Hyon-Hui vẫn còn sống và thú nhận thực hiện vụ
đánh bom. Cô đã bị kết án tử hình sau khi bị đưa ra xét xử về vụ đặt bom, nhưng
sau đó được ân xá bởi Tổng thống Hàn Quốc, Roh Tae-woo.
Roh Tae-woo hay No Tae-u (tiếng Hàn: 노태우; Hán-Việt: Lô Thái Ngu) sinh ngày 04 tháng 12 năm 1932 là một tổng thống của Đại Hàn Dân Quốc. Ông làm tổng thống
từ 25 tháng 2 năm 1988 đến 25 tháng 2 năm 1993.
Lời khai của Kim ám chỉ Kim Jong-il, cựu lãnh đạo của Bắc Triều Tiên, như là người phải chịu
trách nhiệm cuối cùng về vụ việc.
Kim Chính Nhật hay Kim
Châng In (lúc mới sinh có tên Yuri Irsenovich Kim;[1] (tiếng Triều Tiên: 김정일; chữ Hán: 金正日; âm Hán Việt: Kim Chính Nhật; tiếng Anh viết Kim
Jong Il hay Kim Jong-il; sinh ngày 16 tháng 2 năm 1942-mất ngày 17 tháng 12 năm 2011) là lãnh tụ tối cao nắm thực quyền của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên từ 1994 đến 2011.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đặc biệt đề cập đến vụ đánh bom của KAL 858 là một
"hành động khủng bố" và cho đến năm 2008, liệt kê Bắc Triều Tiên như
là một quốc gia
tài trợ cho khủng bố.
Kể từ sau cuộc tấn công này, mối quan hệ
giữa hai miền Triều Tiên không có cải thiện nào đáng kể, mặc dù một số tiến
triển đã được thực hiện dưới hình thức của hai Hội nghị Cấp cao liên Triều. Kim Hyon-Hui sau đó đã xuất bản một cuốn sách có tựa
đề Những giọt lệ trong tâm hồn tôi (The Tears of My Soul),
trong đó cô hồi tưởng lại quá trình được đào tạo trong một trại huấn luyện gián
điệp được điều hành bởi quân đội Bắc Hàn, và việc được cung cấp thông tin để
thực hiện những vụ tấn công cá nhân của Kim Jong-il. Với Bắc Triều Tiên, cô bị
coi là một "kẻ phản bội", sau khi quyết định ở lại Hàn Quốc và chỉ
trích Bắc Triều Tiên. Hiện tại, cô đang sống lưu vong, và dù dưới sự giám sát
an ninh chặt chẽ liên tục, cô vẫn lo sợ cho sự trả thù từ thân nhân các nạn
nhân của vụ đánh bom. "Việc là thủ phạm khiến tôi có một cảm giác đau đớn
mà bản thân tôi phải đấu tranh với nó", cô phát biểu tại một cuộc họp báo
vào năm 1990. "Trong cảm giác ấy, tôi vẫn phải là một tù nhân, hoặc một
người bị giam cầm—bởi cảm giác tội lỗi."
Lịch
sử
Bình Nhưỡng (Tiếng Triều Tiên: 평양, Romanja Quốc ngữ: Pyongyang, phát âm:[pʰjɔŋjaŋ])
là thủ đô và thành phố lớn
nhất của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.
Triều Tiên trên một máy bay chở khách đến Mát-xcơ-va và
vào Liên Xô.[2]Từ đây,
họ rời đi Budapest, Hungary vào
buổi sáng hôm sau và ở lại nhà một điệp viên hướng dẫn của Bắc Hàn trong vòng
sáu ngày.[2]
Hungary [note 1](tiếng Hungary: Magyarország) là một quốc gia không giáp biển
thuộc khu vực Trung Âu. Nước này tiếp giáp
với Slovakia về phía bắc, Áo về phía tây, Slovenia về phía tây
nam, Croatia và Serbia về phía nam, Româniavề phía đông và Ukraina về phía đông bắc.
Áo ( /ˈɒstriə,_ˈɔːʔ/;[3][4] tiếng Đức: Österreich [ˈøːstɐˌʁaɪç] ( nghe)), tên chính thức là Cộng hòa Áo (tiếng
Đức: Republik Österreich, listentrợ giúpchi tiết), là một cộng hòa liên bang và quốc gia không giáp biển với hơn 8,7 triệu người dân[5] tại Trung Âu
Sau khi vượt qua biên giới vào nước Áo, người điệp viên hướng
dẫn trên cung cấp hai hộ
chiếu giả cho cặp đôi này. Giả làm khách du lịch lưu trú tại
khách sạn Hotel Am Parkring tại Viên, cả hai mua vé máy bay của Austrian
Airlines để bay từ Viên đến Belgrade, Nam Tư, sau
đó tới Baghdad, Abu Dhabi, và cuối cùng là Bahrain.[2]
Nam Tư (Jugoslavija trong tiếng Serbia-Croatia (ký tự Latinh) và tiếng Slovenia; Југославија trong tiếng Serbia-Croatia (ký tự Kirin) và tiếng Macedonia;) miêu tả ba thực thể chính trị tồn tại nối
tiếp nhau trên Bán đảo
Balkan ở Châu Âu, trong hầu hết thế kỷ 20.
Ngày 27 tháng 11, hai điệp viên hướng dẫn nữa từ Viên tới Nam Tư
bằng tàu hỏa đưa cho họ một quả bom hẹn giờ,
một đài bán dẫn hiệu Panasonic làm
tại Nhật, trong đó chứa thuốc
nổ, một kíp nổ, và một chai đựng chất
nổ dạng lỏng để tăng sức công phá, được ngụy trang như một chai nước.[3][4] Ngày
hôm sau, họ đáp chuyến bay của hãng Iraqi
Airways để bay từ Belgrade tới Sân bay quốc tế Saddam, Baghdad, Iraq.[3] Họ
đợi ở sân bay trong vòng ba giờ ba mươi phút để chờ chuyến bay KAL 858 — mục
tiêu chính của họ — cất cánh vào lúc 11:30 đêm[3] Hai
điệp viên đã cài đặt thiết bị nổ tự tạo bên
trên chỗ ngồi của họ, 7B và 7C, và sau đó xuống máy bay ở Sân bay quốc tế Abu Dhabi.[3]
Trên chặng thứ hai của chuyến bay, từ Abu Dhabi tới Thái Lan,
KAL 858 có 104 hành khách và 11 thành viên phi hành đoàn.[1] Vào
lúc 2:05 trưa Giờ chuẩn Triều Tiên(KST),[3] chín
giờ sau khi quả bom được cài đặt và là thời điểm gần kết thúc chuyến bay, quả
bom phát nổ và máy bay nổ tung trên biển
Andaman (14,55°B 97,3833°Đ), giết
chết toàn bộ 115 người trên máy bay.[5] Tín
hiệu điện đàm cuối cùng nhận được từ phi
công ngay trước vụ nổ là "Chúng tôi mong rằng sẽ đến được
Bangkok đúng giờ. Thời gian và vị trí ổn định."[3] 113 người trong đó là
công dân Hàn Quốc, cùng với đó là một công dân Ấn Độ và
một công dân Liban.[6] Nhiều
người trong số 113 công dân Hàn Quốc là công nhân trẻ tuổi về nước sau khi làm
việc nhiều năm trong ngành xây
dựng ở Trung
Đông.[6] Một nhà ngoại giao người
Hàn Quốc làm việc tại Đại sứ quán ở Baghdad, cùng vợ của mình, cũng có
mặt trên chuyến bay,[6] được
cho là mục tiêu chính của vụ tấn công này. Các mảnh vỡ của chiếc máy bay sau đó
trôi dạt vào một bờ biển của Thái Lan.[7] Người
ta không tìm thấy được hộp đen của
chiếc máy bay này.
Sau khi thực hiện vụ tấn công, hai kẻ đặt bom đã cố gắng bay từ
Abu Dhabi tới Amman, Jordan — chặng đầu tiên của cuộc tẩu thoát — nhưng các cơ quan
sân bay không chấp nhận visa của
họ để tới Amman; do đó họ buộc phải bay tới Bahrain, nơi họ dự định từ đó sẽ
tiếp tục bay tới Roma.[3]
Jordan (phiên âm tiếng Việt: Gioóc-đa-ni,[4] tiếng Ả Rập: الأردن Al-Urdunn),
tên chính thức Vương quốc Hashemite Jordan (tiếng Ả Rập: المملكة الأردنية الهاشمية, Al Mamlakah al Urdunnīyah al Hāshimīyah) là một quốc gia Ả Rập
tại Trung Đông trải dài từ phần phía nam của sa mạc Syria tới vịnh Aqaba.
Tuy nhiên, hộ chiếu của họ bị phát hiện là giả mạo ở Bahrain.[3] Nhận ra rằng họ sẽ bị bắt
giữ, cả hai ngay lập tức tìm cách hút thuốc lá tẩm kali
xyanua để tự tử.[5] Thủ
phạm nam được đưa đến bệnh viện và chết tại đó, nhưng thủ phạm nữ, 25
tuổi, Kim Hyon Hui, còn
sống, sau khi cảnh sát lấy được điếu thuốc lá từ miệng của cô.[5][8]
Điều
tra
Theo lời khai tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ngày
15 tháng 12 năm 1987, Kim, được dẫn độ về Seoul, Hàn
Quốc để giải độc, lúc đầu khai mình là trẻ mồ côi người Trung
Quốc lớn lên tại Nhật, và
không liên quan đến vụ tấn công.[5][9] Lời
khai này làm các nhà chức trách càng thêm nghi ngờ, vì trong khi bị thẩm vấn
tại Bahrain, cô đã tấn công một sĩ quan
cảnh sát và cố gắng cướp khẩu súng của người sĩ quan này, trước khi
bị bắt giữ.[5] Tại
buổi điều trần, bằng chứng chống lại Kim chính là điếu thuốc lá, trong đó, phân
tích cho thấy, là loại được sử dụng bởi một số điệp viên khác của Bắc Triều
Tiên bị bắt giữ tại Hàn Quốc.[5][9]
Vào tháng 1 năm 1988, Kim cho biết tại một
cuộc họp báo rằng chính phủ Bắc Triều Tiên đã ra lệnh tấn công để đe dọa các
đoàn tham dự Thế vận hội Seoul 1988.[10]
Phát biểu tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Choi Young-jin, đại
diện cho Hàn Quốc, cho biết sau tám ngày kể từ ngày thẩm vấn tại Hàn Quốc, cô
được phép xem một bộ phim về cuộc sống ở Hàn Quốc trên vô tuyến truyền hình, và nhận ra rằng "cuộc
sống... trên các đường phố của thủ đô Seoul là hoàn toàn khác với những gì cô
đã được dẫn dắt để tin. Cô bắt đầu nhận ra rằng những gì cô đã được cho biết
trong khi sống ở miền Bắc là hoàn toàn không đúng sự thật."[9] Kim sau đó "tự giao
nộp mình cho nữ điều tra viên" và thú nhận đã thực hiện các vụ đánh bom.[9] Bằng
tiếng Hàn, cô nói, "Hãy tha thứ cho tôi. Tôi xin lỗi. Tôi sẽ khai toàn
bộ,"[9] và
nói rằng cô đã bị "khai thác như một công cụ cho các hoạt động khủng bố
của Bắc Triều Tiên ", cùng với việc thú nhận một cách chi tiết và tự
nguyện.[9]
Kim khai, kế hoạch trốn chạy của cô bắt đầu từ Abu Dhabi
qua Amman tới
Roma, nhưng hai người đã chuyển hướng đến Bahrain do vấn đề với visa.[3] Cô
nói thêm rằng, cô đã bí mật di chuyển cùng với Kim Sung Il chuẩn bị cho vụ tấn
công trong vòng ba năm.[5] Khi
cô mười sáu tuổi, cô đã được lựa chọn bởi Đảng Lao động Triều Tiên và
được đào tạo một số ngôn ngữ.[5] Ba
năm sau, cô được học tại một trường đào tạo tình báo bí mật của Quân đội Nhân dân Triều Tiên, nơi
cô được học cách thủ tiêu bằng tay không và sử dụng các loại súng trường và lựu đạn.[5] Quá
trình đào tạo khiến cho cô phải trải qua những mệt mỏi về thể chất và tâm lý.
Năm 1987, khi 25 tuổi, Kim đã cho nổ một quả bom trên một chiếc máy bay phản
lực của Hàn Quốc, một cuộc tấn công mà cô nói là sẽ thống nhất đất nước bị chia
cắt của cô mãi mãi.[5]
Vào tháng 1 năm 1988, Kim công bố tại một cuộc họp báo được tổ
chức bởi Cơ quan Kế hoạch An ninh Quốc gia (NIS), là cơ quan mật vụ
của Hàn Quốc, rằng cô và đồng phạm của mình là đặc vụ của Bắc Triều Tiên. Cô
nói rằng họ đã để lại một máy phát thanh có chứa 350 gam thuốc nổ C-4 và
một chai dung dịch có chứa khoảng 700 ml thuốc nổ PLX trên một giá đỡ trong
khoang hành khách của máy bay. Kim bày tỏ sự hối hận về hành động của mình và
cầu xin sự tha thứ của các gia đình của những người đã chết. Cô cũng cho biết
vụ đánh bom trên đã được chính Kim Jong-il, con trai của Chủ tịch Cộng hòa Dân
chủ Nhân dân Triều Tiên Kim Nhật Thành chỉ đạo, với mục đích làm
chính phủ Hàn
Quốc mất ổn định, làm gián đoạn cuộc bầu cử Quốc hội của Hàn
Quốc vào năm 1988, và gây hoang mang cho các đoàn đại biểu tham gia Thế vận hội Mùa hè 1988 ở Seoul sau đó.[10] "Tôi
sẽ bị trừng phạt, sẽ phải chết hàng trăm lần vì tội lỗi của chính bản thân
tôi," cô nói.[4] Viết
trên tờ The Washington Post vào ngày 15 tháng 1 năm
1988, nhà báo Peter Maass phát
biểu rằng ông không cảm thấy thuyết phục với lời khai của Kim, vì có thể những
lời khai và xin lỗi của Kim là bị ép buộc.[11] Kim
sau đó đã bị kết án tử hình đối
với vụ đánh bom chuyến bay KAL 858, nhưng sau đó cô được ân xá bởi Tổng thống Hàn Quốc, Roh
Tae-woo. "Những người phải được xét xử ở đây là các nhà lãnh đạo
của Bắc Triều Tiên," ông phát biểu. "Đứa trẻ này là một nạn nhân của
chế độ độc ác đó, như các hành khách trên chuyến bay KAL 858"[5]
Hậu
quả
Bắc Triều Tiên
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đặc biệt đề cập đến vụ
đánh bom chiếc KAL 858 như một "hành động khủng bố" và, cho đến năm
2008, liệt kê Bắc Triều Tiên như là một quốc gia tài trợ cho khủng bố được
chỉ định rõ[12] dựa
trên kết quả cuộc điều tra của Hàn Quốc. Charles E. Redman, Trợ lý
Ngoại trưởng về các vấn đề công cộng, cho biết trong tháng 1 năm
1988 rằng vụ việc là một "hành động giết người hàng loạt," và thêm
rằng chính quyền đã "kết luận rằng bằng chứng về việc có tội của Bắc Triều
Tiên tỏ ra rất thuyết phục. Chúng tôi kêu gọi tất cả các quốc gia lên án Bắc
Triều Tiên cho hành động khủng bố này."[13] Hành
động này đã được thảo luận trong ít nhất hai cuộc họp Hội đồng Bảo an Liên Hiệp
Quốc, nơi các cáo buộc và bằng chứng được đưa ra bởi tất cả các bên,[14][15] nhưng
không có nghị quyết nào được thông qua.[16] Bắc
Triều Tiên tiếp tục phủ nhận việc dính líu tới vụ tấn công chuyến bay KAL 858,
nói rằng vụ việc là một "câu chuyện bịa đặt" tạo nên bởi Hàn Quốc và
các nước khác.[5][17]
Kim Jong-il trở thành lãnh đạo của Bắc Triều Tiên vào năm 1994,
kế thừa vị trí của cha mình.[18] Năm 2001, các nhà hoạt động xã hội phe cánh hữu và thân nhân của các nạn nhân thiệt
mạng trong vụ tấn công yêu cầu bắt giữ Kim Jong-il vì tội khủng bố khi ông đến
thăm Seoul vào cuối năm đó.[19] Hai
kiến nghị đã được đệ trình để chống lại ông, với các nhà hoạt động và người
thân nói rằng có bằng chứng mạnh mẽ—cụ thể là lời khai của Kim—cho thấy ông là
người chịu trách nhiệm cuối cùng về vụ đánh bom. Họ cũng kêu gọi Kim Jong-il
thực hiện một lời xin lỗi công khai về vụ việc và chính thức bồi thường cho gia
đình các nạn nhân.[19] Nhà lãnh đạo của một nhóm
cánh hữu Hàn Quốc, luật sư Lee Chul-sung, nói rằng, "Kim Jong-il phải bị
bắt và bị trừng phạt nếu ông ta đến Seoul mà không thừa nhận hành vi phạm tội
của mình, đưa ra lời xin lỗi và bồi thường."[19] Tuy
nhiên, Kim Jong-il không bị bắt giữ. Ông qua đời vào tháng 12 năm 2011, và được
kế thừa bởi con trai mình, Kim
Jong-un.[20]
Kim
Hyon-hui
Năm 1993, nhà xuất bản William
Morrow and Company xuất bản cuốn Những
giọt lệ trong tâm hồn tôi (The Tears of My Soul), là
tự thuật của Kim về cách mà cô được đào tạo như một đặc vụ gián điệp Bắc Triều
Tiên và thực hiện vụ đánh bom chuyến bay KAL 858. Trong một cử chỉ ăn năn cho
tội lỗi của mình, cô dành tặng tất cả số tiền thu được từ việc bán cuốn sách
này cho gia đình các nạn nhân trên chiếc máy bay KAL 858.[22] Cuốn
sách nêu chi tiết việc đào tạo ban đầu của cô và cuộc sống ở Trung
Quốc, Ma Cao, và trên toàn châu Âu, việc
thực hiện vụ đánh bom, bản án mang tính tất yếu của mình, sự ân xá, và nhập
tịch vào Hàn Quốc. Trong cuốn sách, Kim nói rằng Kim Jong-il chủ mưu vụ đánh
bom, và ra lệnh cho cô thực hiện vụ đánh bom.[5] Người ta cũng tin rằng
Kim Jong-il chủ mưu Vụ đánh bom Rangoon năm 1983, trong đó Bắc
Triều Tiên đã cố gắng ám sát Chun
Doo-hwan, người lúc đó là Tổng thống Hàn Quốc.[5]
Jeon Du-hwan hay Chun Doo-hwan (Hangul: 전두환 (âm Việt: Chon Đu
Hoan, chữ Hán: 全斗煥 (âm Hán Việt: Toàn Đẩu Hoán), sinh
ngày 18 tháng 1 năm 1931 là một tướng lĩnh và chính khách Hàn Quốc. Ông từng giữ chức Tổng thống Đại Hàn Dân Quốc từ 1 tháng 9 năm 1980 đến 25 tháng 2 năm 1988
Câu chuyện của cô cũng đã được đưa lên màn ảnh nhỏ, với bộ
phim Mayumi, đạo
diễn bởi Shin Sang-ok vào
năm 1990.[23]
Trong năm 2010, Kim đã đến thăm Nhật Bản, nơi cô gặp gia đình
của những người dân Nhật Bản bị bắt
cóc bởi Bắc Triều Tiên trong những thập niên 1970 và 1980,
những người buộc phải dạy điệp viên Bắc Triều Tiên cách ngụy trang bản thân
giống người Nhật—một số người, theo báo cáo, có thể đã dạy Kim tự thực hiện.[24]Chính
phủ Nhật Bản từ bỏ luật nhập cư để chuyến viếng thăm được diễn ra, kể từ khi
Kim bị coi là một tội phạm trong nước bởi việc dùng hộ chiếu giả. Báo chí Nhật
Bản, tuy nhiên, chỉ trích chuyến thăm, mà an ninh được thắt chặt do lo ngại
rằng cô có thể bị tấn công.[24] Kim
đến Nhật trên một máy bay phản lực tư nhân được sự cho phép của chính phủ Nhật,
và được hộ tống vào một chiếc ô tô được che chắn bởi những chiếc ô dù lớn.
Trong suốt chuyến thăm, cô ở trong một nhà nghỉ thuộc sở hữu của Yukio
Hatoyama, người lúc đó là Thủ tướng Nhật Bản.[24]
Hatoyama Yukio (鳩山 由紀夫, はとやま ゆきお) (sinh ngày 11 tháng 2 năm 1947) là Chủ
tịch Đảng Dân chủ (Nhật Bản) và là đại biểu của khu bầu cử số 9
ở Hokkaido trong Hạ viện Nhật Bản. Sau khi đảng của ông giành thắng lợi áp đảo
trong cuộc bầu cử Hạ viện vào cuối tháng 8 năm 2009, ông Hatoyama trở
thành Thủ tướng Nhật Bản từ ngày 16 tháng 9.
Kim hiện tại sống tại một địa điểm bí mật và vẫn đang được bảo
vệ liên tục vì sợ bị trả thù, bởi thân nhân của các nạn nhân và cả chính phủ
Bắc Triều Tiên, mà mô tả cô như một kẻ phản bội lý tưởng của họ.[5]
Căng thẳng tiếp diễn
Một trạm kiểm soát của Hàn Quốc tại Khu phi quân sự Triều Tiên vào tháng 8 năm 2005. Căng thẳng giữa Bắc Triều Tiên
và Hàn Quốc đã không được cải thiện kể từ khi ký hiệp ước đình chiến Chiến
tranh Triều Tiên năm 1953.[25]
Căng thẳng giữa Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc không hề giảm xuống
kể từ khi ký hiệp định đình chiến năm 1953, và không có hiệp ước hòa bình chính
thức vĩnh viễn kết thúc cuộc xung đột nào được ký kết.[25] Tuy
nhiên, năm 2000, cả hai nước tổ chức Hội
nghị thượng đỉnh liên Triều lần đầu tiên, trong đó các nhà lãnh
đạo của hai nước đã ký một Tuyên
bố chung, nói rằng họ sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh thứ hai vào
năm 2007. Hơn nữa, cả hai quốc gia đã tham gia vào các cuộc thảo luận về quân
sự và chính trị tại Bình Nhưỡng, Seoul và đảo
Jeju trong cùng năm. Ngày 2 tháng 10 năm 2007, Tổng thống Hàn
Quốc Roh Moo-hyun bước qua Khu phi quân sự Triều Tiên trong
chuyến thăm Bình Nhưỡng để hội đàm với Kim Jong-il.[26] Cả
hai nhà lãnh đạo tái khẳng định tinh thần của Tuyên bố chung năm 2000 và đã có
các cuộc thảo luận về các vấn đề khác nhau có liên quan để nhận thức rõ sự thúc
đẩy của quan hệ Nam-Bắc, hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, sự thịnh vượng chung của
người dân Triều Tiên, và sự thống nhất Triều Tiên. Ngày 4 tháng 10 năm 2007,
Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il đã ký tuyên
bố hòa bình.[27] Tài
liệu này kêu gọi các cuộc đàm phán quốc tế để thay thế hiệp định đình chiến kết
thúc chiến tranh Triều Tiên bằng một hiệp ước hòa bình vĩnh viễn.[27]
Xem
thêm
Triều Tiên
Sự cố tương tự
No comments:
Post a Comment