Sunday, November 3, 2019


ANH HÙNG HAY TỘI ĐỒ?

ANH HÙNG HAY TỘI ĐỒ?

Bài này được viết khá lâu nhưng tính thời sự vẫn còn sôi nổi, còn đi theo người Việt qua nhiều thời gian nữa không biết tới bao giờ khi người ta còn mang nhiều định kiến lẫn thành kiến. Mặc cảm tự ti xen lẫn tự tôn. Ếch ngồi đáy giếng, chưa có cái nhìn trung thực, thành thật với chính mình chứ chưa nói tới tha nhân. Không loại trừ trình độ hiểu biết, sai lầm chính kiến của rất nhiều thế hệ bị tuyên truyền đầu độc.

Thật thế, thói thường người ta phù thịnh chứ mấy ai phù suy? Cũng vậy, chân lý và lịch sử thường ở trong tay kẻ chiến thắng. Sau ngày tang thương 30/4/1975 một quốc gia đã bị khai tử bởi sự phải bội đê hèn. Đứng trên bình diện nào người ta cũng sẽ có cách biện minh cho hành động đó bất chấp hậu quả xảy ra cho đối tượng hay đối phương.

Bên thắng cuộc hay còn được mệnh danh là kẻ chiến thắng tha hồ huênh hoang, một khoác lác đến giời. Muốn nói láo nói lếu cái gì thì cũng là kẻ chiến thắng. Có nói dóc người ta dù muốn dù không cũng phải tin. Nói trắng ra là 2 bên đối đầu : Bắc cộng và Việt Nam Cộng Hòa . Mà ác nghiệt thay kẻ thất trận hay thua cuộc là chính Việt Nam Cộng Hòa.
Bên thắng cuộc tha hồ thóa mạ, bêu riếu, hạ nhục, trả thù dưới bất cứ hình thức nào từ bản thân người từng trực tiếp hay gián tiếp tham chiến. Chẳng những chính bản thân họ bị trả thù mà cha mẹ, vợ con anh em họ cũng bị trả thù lây. Bởi thế mới có câu "học tài , thi lý lịch...." không dưng mà người ta lại chế ra.
Điều trái khoáy, éo le mà cũng thật lạ lùng, trớ trêu là chính kẻ chiến thắng bằng bạo lực chẳng có gì đáng đem ra khoe cả. Tất thảy mọi thứ của một đất nước có một nền văn minh dân chủ, khai phóng nhân bản. 
Họ thua kém về mọi mặt: Kiến thức, trình độ dân trí, khoa học kỹ thuật, cách đối nhân xử thế...từ khoa học kỹ thuật tới khoa học nhân văn. Tất cả mọi phương diện như Giáo Dục từ mẫu giáo đến Đại học. Hệ thống ngân hàng...Duy có một số điều họ, kẻ chiến thắng hơn hẳn bên thua cuộc là sự tàn bạo, nhẫn tâm, không còn lòng trắc ẩn, mưu mô lừa phỉnh, lật lường, tráo trở đổi trắng thay đen, tánh dã man kèm sự trả thù dai dẳng và đê hèn. 
Có lẽ đó cũng chính là yếu tố đưa đến chiến thắng sau cùng chăng.

Các thế hệ sinh sau đẻ muộn rất khó hiểu và cũng không mấy ai hiểu được tại sao có người lại gọi đó là cuộc chiến tranh ủy nhiệm. Người khác cho là nội chíến ( 20 năm nội chiến từng ngày....Trịnh công Sơn. Gia tài của Mẹ ). Chỗ khác gọi là chiến tranh Quốc - Cộng. Có chỗ đặt là chiến tranh giữa 2 khối Tư Bản - Cộng Sản. Việt cộng gọi là chiến tranh Giải Phóng.
Thực ra tùy thuộc vào nguyên nhân hay chủ đích cũng như chủ trương của những bên tham chiến trong cuộc chiến này.

Hơn 40 năm sau vẫn còn nhiều kẻ cho rằng vì thế này, vì thế nọ: những lý do người ta căn cứ vào những nhận định mơ hồ, ngồi bàn giấy đẻ xét đoán chiến trường.... để đưa ra những nguyên nhân vu vơ vơ căn cứ vô trách nhiệm thật là mơ hồ ấu trĩ. 

Những người đã từng tham chiến, những cấp chỉ huy những mặt trận then chốt thì sau nhiều thập niên trôi qua, người thì chết vì bệnh tật, đói khát trong các trại được mệnh danh một cách láo toét là trại học tập cải tạo do tính khoan hồng và lòng nhân đạo của bên thắng cuộc nhưng thực tế đó là những trại giam trả thù tàn bạo, tàn khốc đê hèn nhất mà con người ta có thể nghĩ ra hòng đày đọa con người từng là đối thủ trước đây sống ví bằng đã chết rồi. Tiểu nhân hay quân tử?

Có trực tiếp tham chiến, sống, ăn, ở chiến đấu bên những quân nhân chiến sĩ VNCH mới cảm nhận được sự hy sinh vô bờ sự chịu đựng gian khổ đến tận cùng cơ cực giữa cái sống và sự chết. Dĩ nhiên có nói bao nhiêu cũng vô nghĩa với những sự hy sinh quả cảm và lòng tận trung báo quốc anh dũng không bút mực nào có thể tả được.

Một người trẻ lại là con cái giới chức được ưu đãi trong chế độ toàn trị, mặc dù sanh ra lớn lên được nuôi dưỡng ưu đãi trong chế độ của bên thắng cuộc nhưng sau khi tìm hiểu, nghiên cứu đã nhìn ra vấn đề. Tìm hiểu cặn kẽ đâu là sự thật. Đã ghi lại suy nghĩ của anh ta qua bài nhận định dưới đây. Không phải đáng quý, đáng trân trọng lắm ru ?
MƯA NGUỒN.

No comments:

Post a Comment